Đình Phúc Duyên

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng đất và con người phổ yên từ văn hóa đến văn học dân gian (Trang 34 - 36)

XVI. Cấu trúc luận văn

4. Các địa danh văn hóa lịch sử

4.2.1. Đình Phúc Duyên

Theo các cụ già kể lại, đình Phúc Duyên đƣợc xây dựng vào đầu triều vua Gia Long (1802 - 1819), cách nay khoảng 200 năm. Đình thờ Thành hoàng là Thánh Tam Giang (tức Trƣơng Hống, Trƣơng Hát) đã có công giúp

Triệu Quang Phục chống giặc Lƣơng và về sau có công “âm phù”, Phò Mã

Đô úy Dƣơng Tự Minh.

Đình đƣợc dựng trên một khuôn viên thoáng mát, gồm 3 gian, 2 dĩ. Hậu cung của đình khá rộng, có sàn cao để thờ, cửa võng bằng gỗ sơn son thiếp vàng, đƣợc chạm trổ hình rồng bay phƣợng múa rất tôn nghiêm. Cửa hậu cung có ghi câu đối:

“Nhƣ nguyệt giang tâm linh khí tiết Bán thiên nhân mạnh địch sơn hà”. Có nghĩa là:

Nhƣ lòng sông Nhƣ nguyệt còn linh thiêng khí tiết Cũng nhƣ nửa trời kia còn nổi tiếng với núi sông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tại đình còn giữ đƣợc hai bản sắc phong của vua Khải Định nhân dịp nhà vua tổ chức “Tứ tuần Đại Khánh” (1924), cho các làng trong xã Tiểu Lễ đƣợc thờ phụng các vị thành hoàng nhƣ đã kể trên. Trong thời kì trƣớc 1945, đình Phúc Duyên còn là địa điểm liên lạc bí mật của các cán bộ của Đảng và Mặt trận Việt Minh. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp rồi kháng chiến chống Mĩ, đình là nơi tổ chức các cuộc hội họp, bầu cử tuyển quân, làm nơi chứa vũ khí cho bộ đội…

Mỗi năm, đình Phúc Duyên tổ chức ba lần lễ hội.

Lần thứ nhất là lễ khai xuân. Lễ khai xuân đƣợc tổ chức vào các ngày mùng 5, 6 tháng Giêng hàng năm. Dân làng dâng xôi, gà, cau, rƣợu tế Thành hoàng. Bên cạnh hoạt động chính là tế lễ, tƣởng nhớ công đức của các vị Thành hoàng làng, lễ hội còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian đƣợc nhân dân ƣa thích nhƣ đấu vật, chọi gà, đánh cờ… Sáng ngày mùng 6 tháng Giêng, dân làng cử ngƣời rƣớc lễ vật (xôi, gà, oản, chuối…) xuống đền Giá tế Thánh Gióng (xã Đông Cao). Sau đó, xin chân nhang và những chiếc “dò” rƣớc về, chia cho dân làm “lộc thánh”.

Lần thứ hai là lễ cầu mùa (xuống đồng) đƣợc tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Tƣ âm lịch hàng năm. Dân làng dâng lễ vật nhƣ hoa quả, xôi gà… cúng Thành hoàng và Thần Nông để cầu mong mƣa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân làng no ấm, cây cối tƣơi tốt…

Lần thứ ba là lễ hội chính diễn ra trong 3 ngày (từ mùng 9 đến 11 tháng mƣời âm lịch hàng năm). Ngƣời dân dâng các vật phẩm cúng lễ Thành hoàng và lễ tạ Thần Nông sau một năm cày cấy. Ngoài ra, họ còn đƣợc tham gia và thƣởng thức nhiều hình thức văn nghệ dân gian và trò chơi dân gian, nếu đƣợc mùa thì tổ chức hát chèo, hát ca trù; bình thƣờng thì chọi gà, hát ví, cờ tƣớng, đấu vật. Riêng ngày 11 là ngày hội cuối, dân làng sẽ tổ chức rƣớc sắc chuyển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giao cho làng khác. Cứ ba năm, hòm sắc đƣợc luân chuyển qua ba làng (Phúc Duyên, Trà Thị, Đông Hạ) trong xã.

Năm 2006, đình Phúc Duyên đã đƣợc xếp hạng “Di tích lịch sử văn hóa” của tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng đất và con người phổ yên từ văn hóa đến văn học dân gian (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)