Truyền thuyết về Bà mẹ yêu nƣớc và tục cúng “Cơm hòm”

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng đất và con người phổ yên từ văn hóa đến văn học dân gian (Trang 96 - 144)

XVI. Cấu trúc luận văn

1. Văn học dân gian trong đời sống văn hóa phong tục tín ngƣỡng

1.3. Truyền thuyết về Bà mẹ yêu nƣớc và tục cúng “Cơm hòm”

Tục cúng “Cơm hòm” của nhân dân địa phƣơng xã Tiên Phong, Phổ Yên gắn liền với truyền thuyết Sự tích Cơm hòm đƣợc lƣu truyền tới ngày nay. Vùng đất Tiên Phong đƣợc biết đến chính là địa điểm đóng đồn của nghĩa quân vùng Đông Ngàn trong cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lƣợc nhà Minh, hồi đầu thế kỷ XV. Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa kết thúc, vị chỉ huy nghĩa quân đã cho ngƣời đi tìm Bà lão yêu nƣớc để khen thƣởng. Nhƣng tìm mãi, chẳng ai biết bà đã đi đâu. Ghi nhớ công ơn của Bà lão yêu nƣớc, vị chỉ huy nghĩa quân đã ra lệnh cho nhân dân địa phƣơng lập đình thờ bà và làm món “Cơm hòm” để nhắc nhở sự tích này.

Từ đó, tục lệ cúng “Cơm hòm” đƣợc duy trì cho đến ngày nay. Vào các dịp lễ hội đầu xuân (mùng 6 tháng Giêng âm lịch) và lễ hội kết thúc vụ mùa (mùng 10 tháng 10 âm lịch), nhân dân vùng Tiên Phong không quên làm món “Cơm hòm” để thể hiện tấm lòng tôn kính đối với Bà lão yêu nƣớc. Để làm món “Cơm hòm”, ngƣời dân thƣờng chuẩn bị những hòm gỗ nhỏ, có chiều dài khoảng 20 cm, chiều rộng khoảng 10 cm, chiều cao từ 10 cm đến 12 cm, có nắp đậy (gọi là nêm) để giữ cho cơm đƣợc nóng lâu. Sau đó, họ chọn loại gạo ngon (thƣờng la loại gạo tám thơm), nấu thành cơm thật dẻo. Cơm đƣợc xới và nêm chặt vào hòm gỗ, có nắp đậy. Bên cạnh lễ vật chính là món “Cơm hòm”, ngƣời dân còn chuẩn bị thêm một mâm cỗ mặn (có món muối vừng và thịt rang để làm thức ăn kèm với món “Cơm hòm”), hƣơng hoa, oản quả dâng lên tế lễ các vị thần linh. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, nhân dân thành kính dâng hƣơng hoa và lễ vật cúng tế các vị thần linh và cung thỉnh cầu phúc, cầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lộc, kính xin một vụ mùa tƣơi tốt, mƣa thuận gió hòa, cuộc sống no ấm. Các làng luân phiên nhau làm món “Cơm hòm” và sau buổi lễ, những mâm cơm nào ngon, đẹp còn đƣợc dân làng xét thƣởng.

Món “Cơm hòm” là một lễ vật quan trọng của buổi lễ và đây cũng chính là một phong tục tín ngƣỡng lâu đời của ngƣời dân vùng đất Tiên Phong này. Trong mỗi gia đình, món “Cơm hòm” còn đƣợc ngƣời dân bày trên bàn thờ để thờ cúng tổ tiên và cầu mong điều tốt lành cho con cháu.

Các lễ hội và phong tục tín ngƣỡng trên là những minh chứng tiêu biểu cho mối quan hệ giữa văn học dân gian với đời sống sinh hoạt văn hóa của ngƣời dân vùng Phổ Yên. Có thể nói, các tác phẩm truyền thuyết nói chung và các nhân vật truyền thuyết nói riêng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, mật thiết với đời sống tâm linh của nhân dân nơi đây. Đó là một biểu hiện cho bản chất cái thiêng đặc trƣng của thể loại truyền thuyết. Gắn kết với các phong tục và lễ hội dân gian truyền thống không chỉ là tấm lòng thành kính, biết ơn, sự tôn vinh của ngƣời dân hƣớng tới những nhân vật ngƣời anh hùng mà đó còn là niềm tin về tính thiêng cội nguồn, niềm tin về “sức sống” trƣờng tồn của ngƣời anh hùng - nhân vật đã thuộc về quá khứ mà dƣờng nhƣ vẫn sống trong hiện tại. Đồng thời, những lễ hội và phong tục tín ngƣỡng này cũng góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống lịch sử của ông cha cho muôn thế hệ.

2. Văn học dân gian trong đời sống sinh hoạt dân ca của nhân dân vùng Phổ Yên

Trong sinh hoạt văn học dân gian có một bộ phận quan trọng là sinh hoạt ca hát. Sinh hoạt ca hát dân gian có thể bao gồm cả việc diễn xƣớng những tác phẩm tự sự, nhƣ những tác phẩm thuộc thể loại sử thi, truyện cổ tích, vè. Tuy nhiên, khi nhắc đến sinh hoạt ca hát dân gian, ngƣời ta thƣờng hay nghĩ đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dân gian trong đó cả phần lời và phần giai điệu đều có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng hình tượng hoàn chỉnh của tác phẩm” [22, tr.411]. Chính mối quan hệ hữu cơ giữa lời ca và giai điệu là một trong những đặc điểm tạo nên tính chất phong phú về thể loại của dân ca.

Thái Nguyên nói chung và vùng Phổ Yên nói riêng là nơi cƣ trú của nhiều dân tộc, mỗi dân tộc mang một nét văn hóa đặc sắc, trong đó, dân ca là hình thức sinh hoạt ca hát dân gian thể hiện rõ nhất đặc trƣng văn hóa tinh thần của từng dân tộc. Các dân tộc ở Thái Nguyên có vốn dân ca cổ truyền hết sức phong phú, bao gồm ba bộ phận chính là dân ca nghi lễ, dân ca trữ tình và dân ca sinh hoạt. Tô điểm vào bức tranh muôn màu muôn vẻ của văn hóa dân gian Thái Nguyên, văn học dân gian vùng Phổ Yên - nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào tộc ngƣời Kinh (chiếm 92,42% dân số toàn huyện), nổi bật với làn điệu dân ca Hát ví và Hò gọi bạn. Đây là hai làn điệu dân ca gắn bó chặt chẽ với đời sống văn hóa tinh thần trong truyền thống của ngƣời dân Phổ Yên, thể hiện tính chất giao thoa và sự ảnh hƣởng văn hóa giữa hai miền xuôi ngƣợc.

Vùng đất Phổ Yên đƣợc biết đến là nơi tiếp xúc, giao thoa văn hóa giữa hai miền xuôi - ngƣợc. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và đặc điểm lịch sử của huyện, chúng ta biết đƣợc rằng mảnh đất Phổ Yên có vị trí tiếp giáp với vùng quê Kinh Bắc. Cho tới thời vua Đồng Khánh nhà Nguyễn (1886 - 1888), phần đất cực nam và đông nam của huyện Phổ Yên ngày nay đều thuộc về phủ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh. Hơn nữa, vùng đất nơi đây còn đƣợc đồng bào từ nhiều khu vực lân cận (nhƣ vùng Hà Bắc, Thái Bình, Hà Đông…) đến định cƣ và lập nghiệp. Phải chăng, đặc điểm trên chính là nguyên nhân lý giải sự giao thoa và ảnh hƣởng của văn hóa hai miền xuôi ngƣợc, đặc biệt là sự ảnh hƣởng văn hóa vùng Kinh Bắc trong văn hóa dân gian Phổ Yên nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1. Làn điệu dân ca hát ví

Hát ví thuộc loại dân ca trữ tình đối đáp nam nữ. Đây là một hình thức

sinh hoạt ca hát dân gian quen thuộc của ngƣời dân Phổ Yên. “Trong điều

kiện của cuộc sống bó hẹp trước đây, hát ví là một hình thức gặp gỡ, tâm tình và giao lưu văn nghệ hấp dẫn, cuốn hút được nhiều người tham gia và người nghe” [46, tr.776]. So với các làn điệu dân ca trữ tình đối đáp khác nhƣ hát Quan họ ở Bắc Ninh, hát Ghẹo ở Phú Thọ, hát Ghẹo ở Thanh Hóa…, hát Ví có thể thức và lề lối đơn giản và dân dã hơn rất nhiều. Mỗi buổi hát thƣờng đƣợc diễn ra ngay tại không gian lao động hàng ngày của nhân dân (nhƣ trên một vạt cỏ rộng), không cần phông màn, sân khấu, không cần nhạc cụ. Ngƣời dân có thể tổ chức hát ví ngay trong thời gian lao động hoặc trong khi giải lao, họ gặp cảnh gì hát nấy, có thể theo lời có sẵn, có thể ứng tác mà hát luôn. Tuy nhiên, phổ biến nhất, sôi động nhất vẫn là các cuộc hát ví đƣợc tổ chức vào những đêm sáng trăng, bên dòng sông Cầu thơ mộng. Cuộc hát thƣờng đƣợc sắp xếp trƣớc giữa một bên là nam và một bên là nữ, tại địa điểm mà cả hai bên đã biết (thƣờng là ở hai bên sông Cầu). Mỗi buổi hát có thể kéo dài từ 7, 8 giờ tối đến 11, 12 giờ đêm khuya. Hát ví có thể diễn ra vào bất cứ thời gian nào trong năm, tuy nhiên, thời điểm đẹp nhất và thuận lợi nhất để dân làng tổ chức hát ví đó là mùa thu, tiết trời mát mẻ, ít có gió bão (mùa hát từ đầu tháng tám âm lịch đến hết tháng mƣời âm lịch). Họ hát trên mảnh đất vùng quê (đối đáp giữa xóm này với xóm khác), hát trên cùng một dải ven sông (đối đáp giữa làng này với làng khác), nhiều khi ngƣời dân hai bên bờ sông Cầu còn hát ví với nhau, họ hát vọng từ bên này bờ sông (gồm các xã Tiên Phong, Đông Cao, Tân Phú, Thuận Thành, huyện Phổ Yên) sang bên kia bờ sông (gồm các xã Hoàng Vân, Hòa Sơn, Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mỗi tốp hát thƣờng do một ngƣời có kinh nghiệm điều khiển, gọi là “trùm hát” hoặc “trƣởng trò”. Ngƣời điều khiển này phải thuộc nhiều câu ví để giúp cho ngƣời của đội mình có thể ứng đối đƣợc nhanh hơn, tránh cho cuộc hát không bị “bí”, bị đứt đoạn. Hát ví thƣờng sử dụng ca dao, thơ lục bát theo trình tự gồm 3 bƣớc: chào hỏi, trao đổi tâm tình và giã biệt. Có thể nói,

“Trình tự của cuộc hát ví tiến triển theo sự diễn biến của tình cảm đôi lứa, hay nói đúng hơn là một cuộc tình duyên” [35, tr.301].

Bước một: Bƣớc hát chào hỏi thƣờng đƣợc bắt đầu bằng những câu hát làm quen với bạn hát. Mặc dù họ đã có thể biết mặt nhau, quen giọng hát của nhau, nhƣng theo “lề lối”, bao giờ cuộc hát cũng đƣợc bắt đầu bằng những câu hát làm quen đó. Trƣớc khi hát, ngƣời hát thƣờng ngân nga, dạo đầu bằng những tiếng đệm để làm đà cho lời hát và cũng để tạo sự chú ý từ phía đội bạn. Bên nam thƣờng có câu:

… Ơ này, cô cả, cô hai đó ơi… Bên nữ thƣờng có câu:

… Ơ này, ảnh cả, anh hai đó ơi…

Sau câu hát đệm, phía bên nam thƣờng bắt đầu với những câu hát làm quen, chào hỏi:

… Ơ này, cô cả, cô hai đó ơi… Ở nhà anh mới ra đây Lạ thung, lạ thổ, anh nay lạ nhà

Ba cô anh lạ cả ba

Bốn cô, anh lạ cả bốn biết là quen ai…?

Trong buổi đầu gặp mặt, tâm trạng lạ lẫm, bỡ ngỡ không chỉ của riêng các chàng trai mà đối với các cô gái, tâm trạng ấy cũng đƣợc họ cảm nhận rõ. Sau khi nghe tiếng hát của bên nam, bên nữ liền hát đáp lại:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở nhà em mới ra đây Lạ gốc chè mạn, lạ cây chè Tàu

Biết chàng quê quán nơi đâu Gia đình, cơ nghiệp khó, giàu ra sao?

Con chim xanh muốn đậu vƣờn đào Cũng cần tƣờng tỏ lối vào, đƣờng ra

Bây giờ tỏ mặt đôi ta

Xin chàng cho biết để mà làm quen…?

Sự thể hiện của các cô gái dƣờng nhƣ “mạnh bạo” hơn, cụ thể hơn. Họ không những bày tỏ tâm trạng lạ lẫm trong buổi đầu gặp mặt mà qua tiếng hát làm quen, họ còn hỏi thăm một cách “chu đáo” về quê quán, gia đình, cơ

nghiệp của các chàng trai. Có thể nói, “Chặng hát mở đầu này cho thấy

những chàng trai, cô gái đi hát ví chẳng những trân trọng nhau mà còn chú ý tới nhiều mặt để đảm bảo cho cuộc vui trọn vẹn, nghĩa tình” [35, tr.301].

Cũng có lúc, sau khi nghe bên nam cất tiếng hát làm quen, bên nữ hát đối lại rằng:

Anh đà có vợ con chƣa

Mà sao ăn nói đong đƣa ngọt ngào?

Trƣờng hợp này, bên nam đối lại với khẩu khí hơi có phần hiện đại: Nói năng thì do cha mẹ bẩm sinh

Vợ con thì chƣa có mảnh tình vắt vai.

Buổi hát ví cũng có khi đƣợc diễn ra ngay trong không gian lao động hàng ngày của ngƣời dân. Chỉ cần một vạt cỏ rộng chừng vài ba chiếc chiếu bên bờ sông, ở nơi cao ráo, đủ chỗ cho dăm bảy ngƣời ngồi là đƣợc. Họ gặp cảnh gì hát nấy, có thể theo lời ca có sẵn, có thể ứng tác mà hát luôn. Các chàng trai thƣờng cất tiếng hát trƣớc:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hỡi cô cắt cỏ bên sông

Có muốn ăn nhãn thì lồng sang chơi. Hỡi cô nón trắng hái dâu Nghỉ tay ta hát vài câu cho đỡ buồn Bên nữ liền đối lại rằng:

Cảm ơn chàng đã tỏ tình Em đang vội hái cho tằm ăn ở nhà.

Trƣớc lời từ chối vội vàng của các cô gái, bên nam lại cất tiếng hát nhƣ tỏ ý trêu đùa:

Hỡi cô cắt cỏ kia ơi Sao cô lại cắt lẻ loi một mình?

Hay là chƣa có bạn tình Để anh cắt với cho nhanh cùng về. Hoặc là:

Hỡi cô cắt cỏ kia ơi

Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng?

Nên các cô gái liền đáp lại bằng câu hát có phần “chua ngoa”, “mỉa mai” đầy sắc sảo:

Có cắt thì chị trả công

Mặt mày chẳng đáng làm chồng chị đâu Chồng chị có bảy thằng hầu

Ba thằng cắp tráp theo sau là mƣời.

Bước hai: đây là phần hay nhất, lý thú nhất của buổi hát, thƣờng kéo dài tới “một vài trống canh”, với nội dung chính là những câu hát giao lƣu, trao đổi tình cảm, tâm tình đôi lứa. Họ trổ tài hiểu biết bằng việc hát đố nhau về nhiều lĩnh vực (văn chƣơng, cuộc sống xung quanh). Trong đó, Truyện Kiều là một một đề tài đƣợc ƣa chuộng tại các cuộc hát ví. Bên nữ có thể hát đố rằng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Truyện Kiều chàng thuộc làu làu Đố chàng giải đƣợc một câu năm ngƣời? Bên nam hát liền đáp lại:

Này chồng, này mẹ, này cha Này là em ruột, này là em dâu. Trƣớc sự ứng đối nhanh của bên nam, bên nữ đố tiếp:

Truyện Kiều có mấy chữ “hoa” Chàng mà giải đƣợc em đà theo không? Các chàng trai không chịu thua mà đáp lại rằng:

Truyện Kiều có 29 chữ “hoa” Vì hoa, hoa nguyệt, hoa lê, hoa tàn…

Nội dung chính ở phần này là trao đổi, giãi bày nỗi niềm tâm sự của tình yêu đôi lứa. Bấy nhiêu cung bậc, sắc thái tình cảm là bấy nhiêu tâm trạng mà ngƣời nghe cảm nhận đƣợc từ những câu hát ví. Chàng trai thổ lộ tâm tình với cô gái rằng:

Áo anh sứt chỉ đƣờng tà

Vợ anh chƣa có, mẹ già chƣa khâu…

Tấm lòng tình cảm chân thành mà chàng dành cho cô gái đƣợc khắc sâu qua hình ảnh:

Thật vàng chẳng phải thau đâu Mà đem thử lửa cho đau lòng vàng!

Ngƣời con gái nhƣ ngƣợng ngùng, e thẹn mà hát đối lại nhƣ lời tâm sự về gia cảnh của mình:

Vì chƣng cha mẹ còn nghèo

Quanh năm em phải băm bèo, thái khoai Đẹp giàu đâu dám sánh ai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có trƣờng hợp, ngƣời con gái lại hát đối lại với giọng điệu mỉa mai rằng: Muốn lấy chồng mà không ai lấy

Biết họ nhà chồng lấy mấy mà mua Cầu trời năm nay đƣợc mùa Em đi làm mƣớn, em mua lấy chồng… Bên nam liền hát đối lại:

Tội gì vất vả làm thuê

Đẹp duyên tần Tấn, nàng về cùng anh Vợ chồng là cái nhân duyên Chẳng phải lắm tiền mà sắm đƣợc đâu. Rồi chàng trai lại hát “dỗ dành” cô gái:

Lấy anh, anh sắm sửa cho Cửa nhà, lƣng vốn sắm cho mà làm.

Xây cho nhà ngói năm gian Một gian dệt cửi, hai gian chăn tằm

Sắm cho chiếc sập em nằm Sắm cho chăn đắp, sắm chằm em đeo

Đừng chê anh khó, anh nghèo Vƣờn cau, ao cá chia theo cho nàng Chia thêm năm mẫu ruộng đầu làng Cho đôi trâu mộng đem sang cày bừa.

Tuy điều kiện vật chất đã đủ đầy, nhƣng ngƣời con gái vẫn đắn đo: Bây giờ tỏ mặt đôi ta

Nhƣng còn phải hỏi mẹ cha thế nào?

Tấm lòng chân tình của chàng trai dƣờng nhƣ chƣa tạo đƣợc niềm tin nơi cô gái. Biết bao sự nhớ thƣơng, buồn tủi khi phải xa cách đƣợc chàng khéo léo thể hiện qua lời ca:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cách nhau chỉ một dòng sông

Ngồi chờ cũng tội, đứng trông cũng buồn. Cho nên phải đợi phải trông

Thế này có cực lòng không hỡi nàng?

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng đất và con người phổ yên từ văn hóa đến văn học dân gian (Trang 96 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)