XVI. Cấu trúc luận văn
4. Các địa danh văn hóa lịch sử
4.2.2. Đình làng Thanh Thù
Làng Thanh Thù thuộc tổng Tiểu lễ (nay là xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên). Từ lâu đời, đình Thanh Thù đƣợc nhân dân dựng ở giữa làng để phụng thờ Thành hoàng và các vị có công với nƣớc nhƣ Cao Sơn, Quý Minh, Tiến sĩ Nguyễn Cấu. Qua nhiều đời, ngôi đình bị đổ nát nên vào năm Cảnh Hƣng thứ 41 (1780), nhân dân đã xây dựng lại đình tại vị một trí cao ráo thoáng mát hơn - ở phía đông bắc của làng. Đình có 3 gian 2 trái, hai bên tả, hữu có nhà tảo mạc. Phía trƣớc sân có cổng lớn, cột trụ cao, uy nghi, trang trí với nhiều câu đối. Trong đình, gian giữa thờ Cao Sơn Quý Minh, gian phải thờ Tiến sĩ Nguyễn Cấu, gian trái thờ Thổ địa Long Vƣơng. Đình còn giữ đƣợc sắc phong của vua Khải Định và khá nhiều nghi tƣợng: long đao, giáo, mác, cờ, quạt để rƣớc thần khi lễ hội. Dƣới cửa đình có bãi cỏ rộng, đây là nơi để tổ chức vui chơi trong các ngày lễ hội. Mỗi năm, lẽ hội đình làng Thanh Thù đƣợc tổ chức 3 lần.
Lần thứ nhất là lễ khai xuân. Lễ khai xuân đƣợc tổ chức vào các ngày mùng 5, 6 tháng Giêng. Ngày mùng 5 “mở cửa đình”, dân làng mở hội cầu may, cầu mong cho mƣa thuận gió hòa. Đến sáng mùng 6, họ rƣớc các lễ vật (xôi, gà, oản, chuối…) về đền Giá để làm lễ Phù Đổng Thiên Vƣơng. Sau khi lễ xong, họ lại rƣớc lễ vật và một bát hƣơng thật to, có khói bay nghi ngút từ đền Giá về làm “lộc”, rồi đem chia cho dân làng “hƣởng lộc”. Tại sân đình, nhân dân đƣợc xem các tiết mục văn nghệ dân gian nhƣ hát chèo, hát tuồng và tham gia các trò chơi dân gian.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lần thứ hai là hội vào hè. Hội đƣợc tổ chức vào các ngày mùng 9 và 10 tháng 4 âm lịch). Dân làng làm lễ cúng tế Thần Nông, cầu mong đƣợc mùa. Họ còn rƣớc kiệu đi “giao lƣu” với các làng khác (nhƣ đình Thanh Quang, đình Phúc Duyên…), tham gia các trò chơi (nhƣ đánh cờ, đấu vật, chọi gà) và tổ chức hát dân ca…
Lần thứ ba là lễ hội chính. Đây là lễ hội tổng kết vụ mùa cày cấy, đƣợc diễn ra vào hai ngày mùng 9 và 10 tháng 10 âm lịch. Dân làng làm lễ cúng tế Thành Hoàng, Thần Nông và các vị có công với nƣớc đƣợc thờ tại đình. Năm nào đƣợc mùa lớn thì ngƣời dân tổ chức hội linh đình, có hát chèo, hát tuồng, rƣớc kiệu; nếu mất mùa thì họ chỉ tế lễ bình thƣờng, không tổ chức rƣớc kiệu và hát chèo, hát tuồng nữa.
Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, việc tổ chức lễ hội đã bị giảm bớt đi nhiều, nghi thức rƣớc kiệu cũng đã mai một. Nhƣng vào các ngày lễ trong năm của đình làng Thanh Thù, nhân dân vẫn giữ gìn và bảo về sự tôn nghiêm, lƣu giữ những nét đẹp truyền thống của quê hƣơng mình.
5. Văn học dân gian vùng Phổ Yên
Nghiên cứu về văn hóa Thái Nguyên, G.S Trần Quốc Vƣợng đã từng
nhận xét: “Thái Nguyên có tảng nền địa - văn hóa dân tộc - dân gian từ rất
lâu đời và là một tiểu vùng văn hóa mở, có sự tiếp xúc - giao lưu - giao thoa văn hóa và tộc người từ nghìn xưa” [53, tr.30]. Những đặc điểm này chính là các nhân tố tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển của văn học dân
gian Thái Nguyên. Bởi “Quá trình giao thoa văn hóa trong phạm vi một vùng
hay một bộ tộc hoặc giữa các dân tộc đan xen quần tụ đã tạo dựng tích hợp thành vốn văn học dân gian của một địa phương” [46, tr.731]. Chỉnh thể văn học dân gian nơi đây phong phú về nội dung phản ánh, đa dạng về hình thức nghệ thuật và chứa đựng bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh. Với đầy đủ các thể loại nhƣ thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tích, truyện ngụ ngôn, truyện cƣời, ca dao, dân ca, phƣơng ngôn, tục ngữ, có thể nói văn học dân gian Thái Nguyên là một di sản đa thể loại hợp thành. Văn học dân gian vùng Phổ Yên là một bộ phận cấu thành nên chỉnh thể văn học ấy nên nó cũng mang đậm những tính chất đặc trƣng trên. Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về văn học dân gian vùng Phổ Yên đã giúp chúng tôi nhận thấy: Văn học dân gian vùng Phổ Yên đa dạng về mặt thể loại.
Các tác phẩm tự sự dân gian ở vùng Phổ Yên nổi bật với các thể loại nhƣ truyền thuyết, truyện cƣời, vè. Do có sự đan xen và giao lƣu văn học dân gian giữa các cộng đồng dân cƣ trong tỉnh nên ngƣời dân Phổ Yên thƣờng lƣu
truyền một số tác phẩm trong “nguồn mạch chung” - văn học dân gian Thái
Nguyên. Truyện cổ tích Sự tích chim bắt cô trói cột, Sự tích chiếc nón, Sự
tích Thác Đao…; Truyện cƣời Sang cửa này mà ở, Lạy khoai, Mua dâu chăn tằm, Đâu là vợ cả ...; Bài “Vè Đội Cấn”, “Vè anh Thắng” là các tác phẩm tự sự dân gian đƣợc lƣu hành tại vùng này. Tuy nhiên, trong quá trình điền dã và tổng hợp tƣ liệu, chúng tôi nhận thấy rằng truyền thuyết là thể loại tiêu biểu nhất trong loại hình tự sự của văn học dân gian vùng Phổ Yên.
Những truyền thuyết nổi bật nhƣ: Truyền thuyết về Cao Sơn, Quý Minh;
Truyền thuyết về bà Đỗ Thị Mỹ Mai, Sự tích “Cơm hòm”… là các tác phẩm tự sự dân gian thể hiện rõ nhất những giá trị truyền thống, lịch sử của mảnh đất và con ngƣời nơi đây.
Đến với loại hình trung gian (hay còn gọi là “lời ăn tiếng nói của nhân dân”) bao gồm hai thể loại tục ngữ và câu đố. Những thể loại này gần với tiếng nói hàng ngày của ngƣời dân về cả chức năng lẫn cấu tạo ngôn ngữ nghệ thuật. Khảo sát văn học dân gian ở vùng Phổ Yên - Thái Nguyên, bên cạnh thể loại tiêu biểu nhƣ truyền thuyết, ca dao, chúng tôi nhận thấy ngƣời dân nơi đây còn sử dụng rất nhiều câu tục ngữ. Tục ngữ là tài sản chung của nhân dân lao động, tiêu biểu cho ngôn ngữ dân tộc. Những câu tục ngữ đƣợc sử dụng ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vùng Phổ Yên đều thuộc kho tàng chung của dân tộc. Nên trong quá trình nghiên cứu thể loại này, chúng tôi luôn nhấn mạnh tới thuộc tính “lƣu hành”. Với số lƣợng sƣu tầm đƣợc khoảng 60 câu, những câu tục ngữ lƣu hành phổ biến ở vùng đất này chủ yếu có nội dung gắn với đời sống lao động sản xuất (kinh nghiệm sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi) và truyền thống tƣ tƣởng đạo đức của nhân dân ta.
Thể loại bao trùm loại hình trữ tình dân gian là ca dao. Ca dao gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần, đặc biệt là đời sống sinh hoạt dân ca của nhân dân địa phƣơng. Việc sử dụng những vần thơ trữ tình dân gian này cùng với các làn điệu dân ca tiêu biểu nhƣ Hát ví, Hò gọi bạn, Hát trống quân đã giúp họ bày tỏ tâm tƣ tình cảm của mình một cách sâu sắc và tinh tế. Bên cạnh một số câu ca dao của vùng Phổ Yên, phần lớn những câu ca dao mà ngƣời dân nơi đây sử dụng phổ biến đều thuộc kho tàng chung - kho tàng ca dao Việt Nam. Chính vì vậy, khi nghiên cứu ca dao với tƣ cách là một thể loại trong chỉnh thể văn học dân gian vùng Phổ Yên, chúng tôi luôn nhấn mạnh tới
thuộc tính “lưu hành”.
Nhƣ vậy, qua quá trình khảo sát và tổng hợp tƣ liệu, chúng ta có thể nhận thấy rõ rằng bên cạnh các thể loại truyền thuyết, truyện cƣời, vè, tục ngữ, câu đố, ca dao xuất hiện với số lƣợng tác phẩm khá nhiều là sự xuất hiện ít các tác phẩm thần thoại, truyện thơ, truyện Nôm khuyết danh, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn. Nhìn nhận và lý giải vấn đề từ hai phƣơng diện, một là những nét đặc trƣng của bản thân các thể loại văn học dân gian; hai là những yếu tố thuộc về môi trƣờng - hoàn cảnh văn hóa xã hội tác động và ảnh hƣởng đến sự nảy sinh và lƣu truyền các tác phẩm văn học dân gian đó, chúng ta sẽ thấy rõ đƣợc nguyên nhân tại sao lại có sự xuất hiện nhiều hoặc ít tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau nhƣ vậy. Những thể loại nào mang tính địa phƣơng cao, gắn liền với những sự kiện và nhân vật tiêu biểu của vùng sẽ “bám chặt”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vào mảnh đất và con ngƣời nơi đây, sẽ đƣợc lƣu giữ, truyền tụng qua các thế hệ.
Thể loại truyền thuyết là một minh chứng tiêu biểu. Nhƣ chúng ta đã biết, Thái Nguyên nói chung và Phổ Yên nói riêng có vị chiến lƣợc quan yếu, “án ngữ con đường không xa từ phía bắc xuống nam mà còn là cánh cửa trung tâm lớn nhất mở ra để đi lên miền Việt Bắc bao la” [53, tr.37]. Chính bởi vị trí là “phên giậu” phía Bắc của kinh thành Thăng Long mà mảnh đất nơi đây, trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc cùng dân tộc - đã phải chịu nhiều binh hỏa. Ngƣời dân nơi đây đã tham gia và ủng hộ hết sức mình cho các phong trào đấu tranh chống giặc, bảo vệ bờ cõi đất nƣớc. Nên sự xuất hiện và lƣu truyền nhiều tác phẩm truyền thuyết, đặc biệt là truyền thuyết về các nhân vật ngƣời anh hùng là một điều dễ hiểu. Khác với truyền thuyết - một thể loại vừa có tính địa phƣơng vừa có tính phổ quát, thể loại thần thoại lại chỉ mang tính phổ quát. Phải chăng, yếu tố môi trƣờng văn hóa xã hội có sự biến động và vận động liên tục, độ ổn định không cao nhƣ vùng Phổ Yên, - là một trong những nguyên nhân lý giải tại sao thể loại thần thoại với đặc trƣng nhƣ đã nói ở trên không đƣợc lƣu truyền nhiều tại mảnh đất này.
Tuy có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thƣơng, buôn bán hàng hóa, nhƣng điều kiện tự nhiên, khí hậu… lại gây khó khăn rất lớn cho ngƣời dân cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Với bàn tay lao động cần cù và cực nhọc, họ mới biến Phổ Yên từ một vùng trung du - với đất bạc màu, kém độ phì nhiêu thành một miền đồng bằng nhỏ. Thêm nữa, hàng nghìn năm của chế độ phong kiến rồi thực dân nửa phong kiến đã đè nặng lên đầu ngƣời nông dân Phổ Yên. Có thể nói, mảnh đất Phổ Yên xƣa thật nghèo nàn và lạc hậu. Cái tên mỉa mai xƣa “dân con củ” đã đeo đuổi theo ngƣời dân Phổ Yên cơ cực hàng trăm năm. Dƣờng nhƣ, đời sống nghèo nàn cơ cực chính là một nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhân khiến cho trình độ học vấn của ngƣời dân nơi đây có phần thấp kém, kéo theo đó là sự xuất hiện hiếm hoi của các bậc nho sĩ. Phải chăng, yếu tố này đã một phần lý giải tại sao trong văn học dân gian vùng Phổ Yên không có sự xuất hiện và lƣu truyền các Truyện Nôm khuyết danh - vốn là những tác phẩm gắn liền với các bậc nho sĩ. Cũng dựa trên cơ sở về đặc điểm dân cƣ của vùng - đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ rất ít (chƣa tới 10% dân số toàn huyện) so với tộc ngƣời Kinh chiếm đa số (tới hơn 90% dân số toàn huyện), chúng ta có thể lý giải đƣợc nguyên nhân tại sao trong văn học dân gian nơi đây không có sự lƣu truyền các tác phẩm truyện thơ - vốn có đặc trƣng gắn liền với tiếng nói tâm tƣ tình cảm của ngƣời dân tộc.
Nhƣ vậy, với quá trình khảo sát và tổng hợp tƣ liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng văn học dân gian vùng Phổ Yên có sự đa dạng về thể loại, trong đó, truyền thuyết, tục ngữ, ca dao là ba thể loại tiêu biểu hơn cả. Cơ sở cho sự xác định này không chỉ là đặc điểm về số lƣợng tác phẩm mà chủ yếu là giá trị nội dung, thẩm mĩ của các sáng tác dân gian đó. Nảy sinh, lƣu truyền và gắn bó với đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân Phổ Yên bao đời nay, các tác phẩm văn học dân gian nói chung, đặc biệt là các câu tác phẩm truyền thuyết, tục ngữ, ca dao đã phản ánh sâu sắc những giá trị truyền thống văn hóa lịch sử của vùng đất và con ngƣời nơi đây.
* Tiểu kết chƣơng một
Phổ Yên là mảnh đất đƣợc hình thành từ lâu đời. Đây là nơi sinh sống của đồng bào nhiều dân tộc, trong đó chiếm đa số là tộc ngƣời Kinh (chiếm 92,42% dân số toàn huyện). Với vị trí địa lý thuận lợi, Phổ Yên đã thu hút đƣợc nhiều tầng lớp dân cƣ từ các vùng miền khác nhau đến sinh sống và lập nghiệp. Cuộc sống quần cƣ gắn liền với tính chất đan xen và giao lƣu góp phần tạo nên bức tranh văn học dân gian Phổ Yên đậm màu sắc tiếp biến, hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tụ ngƣợc xuôi. Sự ảnh hƣởng và giao thoa văn hóa đã tạo nên một đời sống văn hóa tinh thần phong phú và đa dạng cho ngƣời dân nơi đây.
Thêm nữa, Phổ Yên còn là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử. Trong suốt bốn ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc cùng lịch sử dân tộc, vùng đất mà ngày nay chúng ta gọi là Phổ Yên là nơi diễn ra nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nƣớc, ghi nhận sự có mặt của nhiều vị anh hùng nhƣ: Thánh Gióng, Hai Bà Trƣng, Đỗ Thị Mỹ Mai, Lý Thƣờng Kiệt, Dƣơng Tự Minh… Nhân dân nơi đây giàu truyền thống yêu nƣớc, dũng cảm, kiên cƣờng trong đấu tranh. Họ đã nhiệt tình tham gia và đóng góp vào chiến thắng chung của toàn dân tộc. Qua các giai đoạn lịch sử, nét đẹp đó lại càng đƣợc phát huy và khẳng định hơn nữa.
Tìm hiểu về truyền thống văn hóa lịch sử của vùng đất và con ngƣời Phổ Yên là một nội dung cần thiết và quan trọng trong quá trình nghiên cứu về văn học dân gian nơi đây. Bởi đó chính là “môi trƣờng” văn hóa, xã hội - một yếu tố ảnh hƣởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển của văn học dân gian. Kết hợp với quá trình khảo sát và tổng hợp tƣ liệu, bƣớc đầu chúng ta có thể nhận thấy rằng văn học dân gian vùng Phổ Yên đa dạng về thể loại. Bên cạnh sự xuất hiện ít các tác phẩm truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện thơ là sự lƣu truyền phổ biến của các tác phẩm truyền thuyết, tục ngữ, ca dao - những sáng tác dân gian gắn bó chặt chẽ với đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân nơi đây.
Dựa trên nền tảng tri thức này, chúng ta sẽ hiểu biết và lý giải đúng hơn, sâu hơn về những đặc điểm của văn học dân gian vùng Phổ Yên, Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng hai
PHỔ YÊN - MỘT VÙNG VĂN HỌC DÂN GIAN ĐA THỂ LOẠI