XVI. Cấu trúc luận văn
1. Văn học dân gian trong đời sống văn hóa phong tục tín ngƣỡng
1.1. Truyền thuyết về Mạnh Điền Quốc vƣơng và lễ hội đền Giá
Gắn liền với câu truyện Truyền thuyết về Phù Đổng Thiên Vƣơng và
Mạnh Điền Quốc Vƣơng, đền Giá thuộc xã Đông Cao (huyện Phổ Yên) là ngôi đền đƣợc nhân dân xây dựng từ lâu đời để phụng thờ hai vị anh hùng Thánh Gióng và ngƣời nông dân yêu nƣớc Mạnh Điền Quốc Vƣơng. Làng Giá đƣợc biết đến chính là nơi dừng chân của đội quân Thánh Gióng trên đƣờng đánh đuổi giặc Ân xâm lƣợc. Đây cũng chính là nơi ghi nhận sự xuất hiện và đóng góp to lớn của ngƣời nông dân địa phƣơng đã tận tình giúp đỡ đội quân Ông Gióng đánh thắng giặc Ân xâm lƣợc. Ghi nhớ công ơn của hai vị, nhà Vua đã cho nhân dân lập đền thờ ngay tại đó. Trong nhà hậu cung, sàn cao ở giữa thờ tƣợng Phù Đổng Thiên Vƣơng, phía dƣới bên trái thờ tƣợng Mạnh Điền Quốc Vƣơng, phía dƣới bên phải thờ tƣợng Thổ Địa Long Vƣơng. Ngày nay, hai bản sắc phong thời vua Khải Định (nhân dịp nhà Vua tổ chức
đại lễ “Tứ tuần Đại Khánh” ) đƣợc lƣu giữ tại đền còn ghi rõ: “Phù Đổng
Thiên Vương đã có công giúp nước giúp dân, vô cùng linh ứng; được phong là “Trác vĩ Dực bảo Trung hưng Thượng đẳng thần”, và sắc phong cho người nông dân yêu nước ở địa phương đã có công giúp cánh quân Phù Đổng là “Mạnh Điền Quốc Vương”. Trên cổng chính phía bên ngoài có bốn chữ lớn “Đệ nhất vĩ nhân”, phía bên trong có tám chữ “Hữu hảo nhân tâm” và
“Hoành từ truyền lộc”. Đặc biệt, trƣớc cửa nhà hậu cung có đôi câu đối chữ nổi thể hiện rõ sự ngợi ca phẩm chất, tài năng và những công lao to lớn của vị anh hùng dân tộc:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“Sắc phong kiếm mã lƣu kỳ sự. Nam quốc sơn hà độc dị nhân”.
Dịch nghĩa:
Còn sắc phong, cung kiếm còn lƣu giữ thờ phụng. Sông núi nƣớc Nam có một bậc anh hùng.
Hàng năm lễ hội tại đền Giá đƣợc tổ chức hai lần. Lễ hội lần thứ nhất là lễ hội chính, diễn ra từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Ngay từ sáng sớm ngày mùng 4, dân làng đã nô nức kéo về đền Giá. Họ chuẩn bị lễ vật bao gồm hƣơng hoa, trà tửu… cúng tế các vị thánh thần. Tấm lòng thành kính của ngƣời dân hƣớng tới các vị thần linh đƣợc thể hiện qua sự tôn nghiêm của buổi tế lễ, sự linh thiêng với những lời cầu mong về một năm mới vạn sự tốt lành, cuộc sống thịnh vƣợng. Lễ hội đền Giá còn gắn liền với phong tục rƣớc “dò” tre - lễ vật tƣợng trƣng cho chiếc roi sắt của Thánh Gióng ngày xƣa ra trận. Những chiếc “dò” này đƣợc làm bằng tre tƣơi, bào mỏng thành tua, nhuộm màu vàng, màu đỏ. Sau khi tham gia buổi tế lễ, các làng đều rƣớc về những chiếc “dò” tre, phân phát cho dân làm lộc thánh. Lễ vật này rất đƣợc coi trọng, ai đi dự hội cũng muốn tìm cho mình một chiếc “dò” tre đem về cắm lên bàn thờ tổ tiên nhà mình để làm khƣớc.
Giống nhƣ nhiều lễ hội khác, ngƣời dân đến với lễ hội đền Giá, ngoài việc tham gia vào hoạt động tế lễ còn đƣợc thƣởng thức nhiều hình thức văn nghệ dân gian nhƣ hát ví, hát trống quân; chơi một số trò chơi dân gian nhƣ kéo co, đấu vật, chọi gà, đánh đu… Tiếng trống hội đƣợc kéo dài đến hết ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội đền Giá thu hút đông đảo nhân dân tham gia, không chỉ dân làng Đông Cao mà du khách thập phƣơng, đặc biệt là bà con dân làng Phù Hƣơng (xã Tân Hƣơng) và dân làng Thanh Thù (xã Đồng Tiến) cũng tới dự hội đền Giá. Bao lâu nay, lễ hội đền Giá, lễ hội đình Phù Hƣơng và lễ hội đình làng Thanh Thù đã có mối quan hệ gắn bó với nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vào sáng ngày mùng 6, tại đình làng Phù Hƣơng (xã Tân Hƣơng) diễn ra lễ hội khai xuân. Sau khi làm lễ dâng hƣơng tế lễ ở đình và nghè Phù Hƣơng, dân làng cử một đoàn rƣớc kiệu và lễ vật (gồm các vật phẩm xôi gà, trầu cau, rƣợu…) xuống đền Giá cúng Phù Đổng Thiên Vƣơng và Mạnh Điền Quốc Vƣơng. Họ vái tạ các vị thần linh, cầu mong mọi điều tốt lành trong năm mới. Đã trở thành phong tục, ngƣời dân làng Phù Hƣơng sau khi làm lễ cúng tế cũng đều nhớ xin chiếc “dò” tre về cho làng mình làm “lộc thánh”. Còn tại đình làng Thanh Thù (xã Đồng Tiến), vào sáng ngày mùng 6 tháng Giêng, dân làng chuẩn bị lễ vật bao gồm xôi, gà, oản chuối… rƣớc xuống đền Giá làm lễ cúng Phù Đổng Thiên Vƣơng và Mạnh Điền Quốc Vƣơng. Lễ xong, dân làng rƣớc lễ vật và một bát hƣơng thật to, có khói bay nghi ngút về làm “lộc”.
Lễ hội lần thứ hai đƣợc tổ chức vào ngày mùng 9 tháng tƣ âm lịch. Theo câu ca dân gian truyền thống:
“Mồng bảy hội Khám Mồng tám hội dâu Mồng chín đâu đâu Cũng về hội Gióng…”
Bên cạnh lễ hội tƣởng niệm ngƣời anh hùng Thánh Gióng vào ngày mùng 6 tháng Giêng, ngƣời dân nơi đây còn tổ chức lễ tƣởng niệm vào ngày mùng 9 tháng tƣ âm lịch, cùng ngày với lễ hội tại làng Gióng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Nhân dân địa phƣơng chuẩn bị lễ vật gồm: hƣơng hoa, oản quả, xôi gà… dâng lên cúng tế các bậc thần linh, cầu mong vụ mùa tƣơi tốt, mƣa thuận gió hòa, cuộc sống no ấm. Trƣớc đây, trong số lễ vật cúng tế, ngƣời dân còn chuẩn bị một mâm cơm nắm, cà nén, muối
vừng (dựa theo lời kể truyền thuyết “Ông Đổng ăn hết bẩy nong cơm, ba
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngày nay, khi mà đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã có nhiều thay đổi khác trƣớc, một số hình thức văn nghệ dân gian, trò chơi dân gian trƣớc kia đã không còn duy trì đƣợc (thay bằng các hình thức thể thao hiện đại nhƣ cầu lông, bóng chuyền...). Nhƣng tấm lòng thành kính của ngƣời dân, tính chất thiêng liêng của lễ hội tƣởng niệm ngƣời anh hùng vẫn luôn luôn đƣợc lƣu giữ và phát huy. Hình tƣợng hai nhân vật Thánh Gióng và Mạnh Điền Quốc Vƣơng đã khắc sâu vào tâm thức của ngƣời dân nơi đây. Việc thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân đến tham gia lễ hội tƣởng niệm hai vị anh hùng Thánh Gióng và Mạnh Điền Quốc Vƣơng đã cho thấy tính chất linh thiêng của lễ hội; tấm lòng biết ơn, ngợi ca và tôn kính của nhân dân trƣớc công lao to lớn của hai vị anh hùng. Chính lễ hội tƣởng niệm đã làm cho “Nhân vật lịch sử đã thuộc về quá khứ mà dường như vẫn sống trong hiện tại” [34, tr.23].