1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

then kỳ yên của người tày ở bắc quang, hà giang - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian

146 843 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NÔNG THỊ NGỌC THEN KỲ YÊN CỦA NGƢỜI TÀY Ở BẮC QUANG, HÀ GIANG - TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HỌC DÂN GIAN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - NĂM 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NÔNG THỊ NGỌC THEN KỲ YÊN CỦA NGƢỜI TÀY Ở BẮC QUANG, HÀ GIANG - TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HỌC DÂN GIAN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS. Nguyễn Hằng Phƣơng THÁI NGUYÊN, NĂM 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Sau đại học, Ban chủ nhiệm, quý thầy, cô giáo khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và quý thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hằng Phương, cô đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới ông Hoàng Định, người đã cung cấp tư liệu và nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả để hoàn thành luận văn này Tác giả Nông Thị Ngọc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nông Thị Ngọc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục i MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 10 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TỘC NGƢỜI TÀY, THEN TÀY VÀ THEN KỲ YÊN Ở BẮC QUANG, HÀ GIANG 10 1.1. Tổng quan về tộc người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang 10 1.1.1. Vài nét về cộng đồng người Tày ở Hà Giang 10 1.1.2. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, diện mạo văn hoá của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang 11 1.2. Khái quát về Then Tày 17 1.2.1. Khái niệm Then 17 1.2.2. Nguồn gốc của Then 20 1.3. Then kỳ yên ở Bắc Quang, Hà Giang 23 1.3.1. Then trong đời sống văn hoá tín ngưỡng của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang 23 1.3.2. Khảo sát và phân loại 25 1.3.3. Hình thức diễn xướng trong Then kỳ yên 29 1.3.4. Các bước của một nghi lễ Then kỳ yên ở Bắc Quang, Hà Giang 33 Chƣơng 2. NỘI DUNG THEN KỲ YÊN CỦA NGƢỜI TÀY Ở BẮC QUANG, HÀ GIANG 40 2.1. Then kỳ yên phán ánh đời sống tâm linh của người Tày 40 2.1.1. Then là sự sinh động hoá quan niệm về thế giới ba tầng của người Tày 40 2.1.2. Quan niệm con người có hồn vía, số mệnh 43 2.1.3. Phản ánh tục thờ cúng tổ tiên của người Tày 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii 2.2. Then kỳ yên phản ánh xã hội của người Tày trong quá khứ 48 2.2.1. Phản ánh chân thực cuộc sống của người dân miền núi 48 2.2.2. Phán ánh ước mơ về cuộc sống no đủ, yên vui của nhân dân lao động . 53 2.2.3. Phê phán những thói tật của con người trong xã hội, đề cao phẩm chất tốt đẹp của người lao động 57 2.2.4. Phê phán những thế lực cường hào ác bá, bóc lột sức lao động của những người dân nghèo 61 2.3. Then kỳ yên phản ánh những truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Tày 64 2.3.1. Coi trọng đạo lí nhân cách, sống chan hoà tình nghĩa 65 2.3.2. Khuyên con người chăm chỉ trong lao động, sản xuất 68 2.3.3. Khuyên con người biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau 70 Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT THEN KỲ YÊN CỦA NGƢỜI TÀY Ở BẮC QUANG, HÀ GIANG 73 3.1. Thể thơ trong Then kỳ yên 73 3.1.1. Thể thơ thất ngôn 73 3.1.2. Thể thơ ngũ ngôn 77 3.2. Một số biện pháp tu từ nghệ thuật trong Then kỳ yên 80 3.2.1. Liệt kê 80 3.2.2. Điệp ngữ 84 3.2.3. Thủ pháp hư cấu kì ảo 89 3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật trong Then kỳ yên 93 3.3.1. Thời gian nghệ thuật 93 3.3.2. Không gian nghệ thuật 96 KẾT LUẬN 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 PHỤ LỤC 115 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc ở từng vùng, miền lại có những nét độc đáo riêng về văn hoá tinh thần và văn hoá vật chất. Chính những nét riêng độc đáo của mỗi dân tộc đó đã tạo nên một nền văn hoá Việt Nam đa dang, phong phú nhưng thống nhất. Cùng nằm trong vùng văn hoá Việt Bắc, nhắc đến Hà Giang người ta nghĩ ngay đến những làn điệu, câu hát trữ tình mượt mà như: Sli, Lượn, Coi, Iếu, Then, Quan làng , đã làm xao xuyến, đắp say biết bao tâm hồn bao chàng trai, cô gái dù chỉ một lần được nghe. Trong những làn điệu, câu hát mượt mà đó phải kể đến hát Then, không chỉ là loại hình sinh hoạt văn hoá - văn nghệ quần chúng mà Then còn là loại hình sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng. Do vậy, tìm hiểu văn học dân gian của dân tộc Tày nói chung và loại hình hát Then của người Tày là công việc hữu ích, góp phần phát huy và gìn giữ bản sắc văn hoá của dân tộc. Thực tế cho thấy, Then của người Tày ở Hà Giang chủ yếu là do những người làm nghề cúng bái sử dụng trong quá trình "hành nghề" của mình. Còn các nhà nghiên cứu dân gian và các nghệ nhân sưu tầm, dịch và biên soạn thành những công trình khoa học với số lượng còn hạn chế. Tuy nhiên, cho tới nay chúng tôi thấy chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách chuyên biệt, hệ thống về nội dung và nghệ thuật của loại hình dân ca nghi lễ phong tục này ở Bắc Quang. Vì thế, để bảo tồn, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc Tày, chúng ta cần quan tâm, khai thác, nghiên cứu Then một cách khoa học, có hệ thống nhằm phát huy những thế mạnh, hạn chế những mặt bảo thủ lạc hậu của Then trong đời sống hiện đại. Là người con của dân tộc Tày hiện nay đang sinh sống và giảng dạy Ngữ văn ở một huyện miền núi của tỉnh Hà Giang, nơi có nhiều người Tày Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 sinh sống. Việc tìm hiểu về Then ngay chính mảnh đất quê hương mình, là việc làm có ý nghĩa không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu mà còn góp phần khẳng định, gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc Tày nơi đây và các dân tộc thiểu số nói chung trên con đường tìm về với bản sắc dân tộc. Điều này phù hợp quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta khi chủ trương xây dựng một nền văn hoá Việt Nam "tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc". Hiện nay do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan đội ngũ những người làm Then ngày càng thưa vắng và đang có nguy cơ mất dần ở một số địa phương, những nghi lễ Then diễn ra cũng đã bị cắt bớt đi một số chặng, đoạn, các bước và cắt bớt đi một số thủ tục , nên không còn giữ được nguyên vẹn như trước nữa. Từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn “Then kỳ yên của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang - Tiếp cận từ góc độ văn học dân gian” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Với mong muốn khám phá những khía cạnh độc đáo của Then và cùng đồng bào Tày lưu giữ vốn văn hoá quý báu của dân tộc mình trước những biến thiên của lịch sử. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những công trình nghiên cứu về Then nói chung Then là một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian mang tính tổng hợp gồm lời ca, múa, nhạc và hội hoạ , ngoài ra Then còn gắn với văn hoá tín ngưỡng lâu đời của người Tày ở miền núi phía bắc Việt Nam. Vì lẽ đó mà Then đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu dân gian. Theo dòng thời gian một số công trình sưu tầm, khảo cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu xuất hiện: Công tác sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu văn hoá dân gian Việt Bắc đã được nhen nhóm từ sau khi cách mạng tháng Tám thành công, đặc biệt từ sau Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Hội nghị bàn về công tác sưu tầm văn hoá văn hoá dân gian ở miền Bắc được tổ chức vào tháng 2 năm 1964. Hưởng ứng phong trào này, các nhà sưu tầm, nghiên cứu đã đi điều tra, điền dã ở khu vực Việt Bắc, kết quả nhận được là những cuốn sách Then viết bằng chữ Nôm Tày - Nùng lưu truyền ở một số địa phương của các tỉnh. Cũng trong thời gian này có một số bài viết về Then được công bố trên sách, báo, tạp chí, nhưng ở khía cạnh nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu, qua làn sóng phát thanh truyền hình. Như vậy, Then đã được chú ý nhưng mới chỉ ở góc độ nghệ thuật biểu diễn. Sang thập niên 70 của thế kỉ XX việc nghiên cứu Then mới thực sự khởi sắc ở các địa phương Việt Bắc. Công trình đầu tiên sưu tầm và nghiên cứu về Then là cuốn Lời hát Then của Dương Kim Bội do Sở văn hoá thông tin Việt Bắc xuất bản năm 1975 [3] đã giới thiệu đôi nét về nguồn gốc của Then, mối quan hệ của Then với Mo, Tào, chức năng lề lối hát Then, nội dung một số lời Then ở Việt Bắc bằng nguyên văn tiếng Tày. Song vì mục đích chính của công trình là sưu tầm nên tác giả mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu lời của Then. Tiếp đến là cuốn Mấy vấn đề về Then Việt Bắc (Nxb Văn hoá dân tộc, 1978) [34], là kết quả của "Hội nghị sơ kết công tác sưu tầm, nghiên cứu về Then" được tổ chức tại Sở văn hoá thông tin khu tự trị Việt Bắc. Cuốn sách tập hợp những báo cáo, tham luận, nghiên cứu về Then của các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian. Là công trình nghiên cứu, khảo sát về Then trên phạm vi rộng và xem xét Then dưới góc độ là một hình thức diễn xướng dân gian mang tính tổng hợp. Nhiều vấn đề khác của Then đã được đề cập trong cuốn sách như: nguồn gốc, loại hình, nghệ thuật, giá trị văn hoá, vai trò của Then trong đời sống tinh thần của các dân tộc Việt Bắc. Tác giả Vi Hồng trong công trình nghiên cứu: Sli lượn dân ca trữ tình Tày Nùng xuất bản năm 1979 [9] cũng đã gián tiếp giới thiệu về Then, so sánh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Then với các hình thức tín ngưỡng dân gian khác và xem xét mối quan hệ giữa Then với Sli lượn. Tuy chủ yếu nghiên cứu về hình thức dân ca trữ tình song tác giả cũng có đôi điều gợi ý cho công trình nghiên cứu về Then. Từ năm 1980 đến năm 1990, tuy số lượng sách xuất bản và các bài viết, đề tài nghiên cứu về Then ở giai đoạn này không nhiều, nhưng các vấn đề về Then đã được đề cập tương đối có hệ thống, tập chung và mang tính gợi mở, bước đầu đã giúp cho người đọc hình dung được diện mạo của Then và hình thức diễn xướng Then. Từ sau năm 1990 trở lại đây nhiều công trình nghiên cứu về Then được giới thiệu ở dạng in ấn xuất bản và dạng bản thảo gửi dự xét thưởng Hội văn nghệ dân gian Việt Nam. Các công trình sưu tầm văn bản Then đã được xuất bản như: Khảm Hải - Vượt biển của Vi Hồng [10], Bộ Then tứ bách của Lục Văn Pảo [37], Then và những khúc hát [2] và Lễ hội Dàng Then [1] của tác giả Triều Ân , đây là các công trình tập hợp những khúc hát Then hành lễ có kèm theo những lời giới thiệu về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa và đặc điểm nghi lễ gắn với khúc hát Then, những công trình này rất hữu ích cho việc tìm hiểu các dòng Then. Cố tác giả Hoàng Đức Chung với Lẩu Then Bjoóc mạ của người Tày huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (1999) [5] đã nghiên cứu công phu với cái nhìn toàn diện về lễ cấp sắc trong Then ở Hà Giang, đây là công trình góp phần vào gìn giữ những đặc sắc trong Then ở Hà Giang nói chung. Tuy nhiên, tác giả chỉ nghiên cứu ở lĩnh vực mang tính văn hoá, chưa đi sâu vào tìm hiểu phần nội dung văn học. Các luận văn Nghệ thuật hát Then của người Tày ở Lạng Sơn của Dương Thị Lâm [24] và Khảo sát nghi lễ Then "Hắt khoăn" (giải hạn) của người Tày huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn của Nguyễn Thị Hoa bảo vệ năm 2002 [15], và Khảo sát phần lời ca trong Then cầu tự của người Tày Cao Bằng của Nguyễn Thanh Hiền bảo vệ năm 2007 [12] đã góp phần làm rõ sự [...]... dân tộc Tày ở Bắc Quang, Hà Giang 8 Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1: Tổng quan về tộc người Tày, Then Tày và Then kỳ yên ở Bắc Quang, Hà Giang Chương 2: Nội dung Then kỳ yên của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật Then kỳ yên của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang. .. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 NỘI DUNG Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TỘC NGƢỜI TÀY, THEN TÀY VÀ THEN KỲ YÊN Ở BẮC QUANG, HÀ GIANG 1.1 Tổng quan về tộc ngƣời Tày ở Bắc Quang, Hà Giang 1.1.1 Vài nét về cộng đồng người Tày ở Hà Giang Dân tộc Tày là một cộng đồng người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái Ở Việt Nam, người Tày có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu... nay, chúng ta được tiếp cận, thưởng thức những văn bản Then đã hoàn chỉnh và mang giá trị thẩm mĩ cao, nhưng vấn đề có liên quan đến nguồn gốc của Then vấn cần tiếp tục được nghiên cứu 1.3 Then kỳ yên ở Bắc Quang, Hà Giang 1.3.1 Then trong đời sống văn hoá tín ngưỡng của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang Quan niệm của người Tày cũng giống như một số dân tộc khác ở Bắc Quang thì con người sinh ra đều có... liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 tìm hiểu Then của người Tày ở địa phương Bắc Quang (từ góc độ văn học dân gian) là một việc làm thiết thực trong đời sống hiện nay, góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy nền văn học nghệ thuật vô cùng quý giá của cả dân tộc 3 Mục đích nghiên cứu - Mục tiêu bao trùm luận văn là tìm hiểu đặc điểm Then kỳ yên của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang trên... Hà Giang trên bình diện là tiếp cận từ góc độ văn học dân gian Qua đó phân tích, nhận diện được những nét độc đáo, mang đậm bản sắc của văn hoá Tày ở một địa phương cụ thể - Bước đầu tìm hiểu, lí giải cội nguồn của Then trên cơ sở tổng quan văn hóa của dân tộc Tày ở Bắc Quang - Hà Giang - Gợi ra hướng nhằm bảo tồn, phát huy những nét đẹp vốn có của Then 4 Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát, thống kê, phân... loại Then là một hệ thống những sinh hoạt văn hoá tinh thần phong phú của người Tày - Nùng Sự phong phú ấy còn tuỳ theo phong tục tập quán của từng địa phương, từng vùng mà có mức độ khác nhau Qua thực tế nghiên cứu, sưu tầm Then ở Bắc Quang nói riêng ở Hà Giang nói chung, chúng tôi nhận thấy hệ thống Then của người Tày ở Hà Giang không khác biệt mấy với hệ thống Then của cộng đồng người Tày ở các... biểu về nội dung và nghệ thuật trong Then kỳ yên của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 6 Phƣơng pháp nghiên cứu - Trên bình diện phương pháp luận là tiếp cận theo quan điểm Ngữ văn học, tức là dựa vào các thành tố ngôn từ, cụ thể là những lời ca trong Then kỳ yên để phân tích Tuy nhiên, Then là loại hình diễn xướng tổng hợp... trên là cơ sở gợi dẫn quý báu, bổ ích cho chúng tôi tiếp cận và triển khai đề tài 2.2 Những công trình sưu tầm, nghiên cứu Then ở Bắc Quang, Hà Giang Đối với dân tộc Tày ở Bắc Quang hát Then vừa là một loại hình sinh hoạt văn hoá, văn nghệ quần chúng vừa là loại hình sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng lâu đời của người Tày nơi đây Những bài hát Then cổ và những bài Then dùng trong nghi lễ được người dân lưu... mang tính chất vui vẻ đó Then kỳ yên Kỳ yên theo những người làm Then chuyên nghiệp, lâu năm cho rằng: kỳ yên là cầu an báo phúc, nghĩa là cầu mong "phước lộc" Làm Then kỳ yên theo khảo sát của chúng tôi ở khu vực Bắc Quang thường có ba loại: + Kỳ yên chỉ làm vào dịp đầu năm từ tháng giêng đến tháng ba âm lịch + Kỳ yên cáp hết khoăn + Kỳ yên cáp hết giải (giải hạn) Then kỳ yên cáp hết khoăn là vào lúc... lớn của thôn xóm, làng xã Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cùng với người Tày trên cả nước, người Tày ở Hà Giang chẳng những góp phần quan trọng vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước mà còn sớm hình thành một nền văn hoá đặc sắc, làm phong phú thêm cho nền văn hoá truyền thống của các dân tộc Việt Nam 1.1.2 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, diện mạo văn hoá của người Tày ở Bắc Quang, Hà . tộc người Tày, Then Tày và Then kỳ yên ở Bắc Quang, Hà Giang Chương 2: Nội dung Then kỳ yên của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật Then kỳ yên của người Tày ở Bắc. chọn Then kỳ yên của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang - Tiếp cận từ góc độ văn học dân gian làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Với mong muốn khám phá những khía cạnh độc đáo của Then. xướng trong Then kỳ yên 29 1.3.4. Các bước của một nghi lễ Then kỳ yên ở Bắc Quang, Hà Giang 33 Chƣơng 2. NỘI DUNG THEN KỲ YÊN CỦA NGƢỜI TÀY Ở BẮC QUANG, HÀ GIANG 40 2.1. Then kỳ yên phán ánh

Ngày đăng: 17/09/2014, 14:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Triều Ân (1997), Lễ hội Hằng Nga, sưu tầm, tuyển dịch, giới thiệu, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội Hằng Nga
Tác giả: Triều Ân
Nhà XB: Nxb Văn hoá Dân tộc
Năm: 1997
15. Nguyễn Thị Hoa (2002), Khảo sát Then hết khoăn (giải hạn) của người Tày ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, Luận văn cao học, khoa Ngữ văn, ĐHSPI, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát Then hết khoăn (giải hạn) của người Tày ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa
Năm: 2002
16. Nguyễn Xuân Kính (1998), Văn hoá dân gian những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb KHXH, Hà Nội.17.18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá dân gian những lĩnh vực nghiên cứu
Tác giả: Nguyễn Xuân Kính
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1998
30. Nông Thị Nhình (2004), Nét chung và riêng của âm nhạc trong diễn xướng Then Tày - Nùng, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nét chung và riêng của âm nhạc trong diễn xướng Then Tày - Nùng
Tác giả: Nông Thị Nhình
Nhà XB: Nxb Văn hoá dân tộc
Năm: 2004
31. Vi Hồng Nhân (2004), Văn hoá các dân tộc thiểu số từ một góc nhìn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá các dân tộc thiểu số từ một góc nhìn
Tác giả: Vi Hồng Nhân
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2004
32. Nhiều tác giả (1974), Từ điển Tày - Nùng - Việt, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tày - Nùng - Việt
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1974
33. Nhiều tác giả (1974), Bước đầu tìm hiểu vốn văn nghệ Việt Bắc, Sở văn hoá thông tin Việt Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu vốn văn nghệ Việt Bắc
Tác giả: Nhiều tác giả
Năm: 1974
34. Nhiều tác giả (1978), Mấy vấn đề về Then Việt Bắc, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về Then Việt Bắc
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Văn hoá dân tộc
Năm: 1978
35. Nhiều tác giả (1989), Văn hóa dân gian, những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian, những lĩnh vực nghiên cứu
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1989
36. Nhiều tác giả (1992), Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam, Viện dân tộc học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam
Tác giả: Nhiều tác giả
Năm: 1992
37. Lục Văn Pảo (1996), Bộ Then Tứ Bách, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Then Tứ Bách
Tác giả: Lục Văn Pảo
Nhà XB: Nxb Văn hoá dân tộc
Năm: 1996
38. Hoàng Phê chủ biên (2001), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: chủ biên" (2001), "Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê chủ biên
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2001
39. Nguyễn Hằng Phương (2009), "Diễn xướng ca dao theo dòng thời gian", Tạp chí văn học số 6, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn xướng ca dao theo dòng thời gian
Tác giả: Nguyễn Hằng Phương
Năm: 2009
40. Vũ Ngọc Phan chủ biên (1997), Văn hoá tín ngưỡng Tày - Nùng, Viện nghiên cứu văn hoá dân gian, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: chủ biên" (1997), "Văn hoá tín ngưỡng Tày - Nùng
Tác giả: Vũ Ngọc Phan chủ biên
Năm: 1997
41. Hoàng Quyết - Tuấn Dũng (1994), Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc
Tác giả: Hoàng Quyết - Tuấn Dũng
Nhà XB: Nxb Văn hoá dân tộc
Năm: 1994
42. Hoàng Quyết, Triều Ân, Hoàng Đức Toàn (1996), Từ điển văn hoá cổ truyền dân tộc Tày, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn hoá cổ truyền dân tộc Tày
Tác giả: Hoàng Quyết, Triều Ân, Hoàng Đức Toàn
Nhà XB: Nxb Văn hoá dân tộc
Năm: 1996
43. Trần Đình Sử (1978), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận thi pháp học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1978
44. Trần Đình sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi (1998), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Trần Đình sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
45. Sở văn hoá thông tin Việt Bắc (1974), Bước đầu tìm hiểu vốn văn nghệ Việt Bắc, Nxb Việt Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu vốn văn nghệ Việt Bắc
Tác giả: Sở văn hoá thông tin Việt Bắc
Nhà XB: Nxb Việt Bắc
Năm: 1974
46. Hà Đình Thành chủ biên (1999), Văn hoá tín ngường Then, Tào, Mo của người Tày - Nùng ở miền núi phía Bắc Việt Nam, Viện văn hoá dân gian Sách, tạp chí
Tiêu đề: chủ biên" (1999), "Văn hoá tín ngường Then, Tào, Mo của người Tày - Nùng ở miền núi phía Bắc Việt Nam
Tác giả: Hà Đình Thành chủ biên
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN