Then là sự sinh động hoá quan niệm về thế giới ba tầng của người Tày

Một phần của tài liệu then kỳ yên của người tày ở bắc quang, hà giang - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 46 - 49)

Qua các chương đoạn Then nói chung và Then kỳ yên nói riêng, nhận thức về thế giới của người Tày được phản ánh khá sinh động và rõ nét. Người Tày đã hình dung về thế giới chỉ gồm ba cõi: trời, đất và dưới mặt đất, với cách gọi theo thứ tự là cõi trên, cõi giữa và cõi dưới. Ở cả ba cõi đều có điểm chung là có: sông núi, cỏ cây, đồng ruộng, trăm vật, trăm loài và đều hoạt động như nhau.

Bằng trí tưởng tượng bay bổng của mình, người Tày cho rằng cõi trời là nơi các vị thần tối cao - đấng linh thiêng ở, nơi không có khổ đau, bất hạnh mà là một thế giới tốt lành, sung sướng, hạnh phúc. Ở mường trời phố, xá, con người cũng tập nập như cuộc sống ở trần gian:

Tông hăn phố Tam Kí lung lường

Muông hăn chợ Tam Quang lúng thoóng Nhăm khứn thâng hua phố thoong bưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Tạm dịch: Nhìn thấy phố Tam Kí sáng quắc/ Nhìn thấy phố Tam Quang sáng trong/ Tiến lên đến hàng phố hai bên/ Đại lộ đi thênh thang chính giữa.)

...Nhăm khứn đình Tam Kí lung lường Quá khứn đình Tam Quang lung thoóng Pắc tu mì kỳ lân án ngự

Tứ chi vẽ câu đối lung ly

Xung quanh mì luồng chằu thoong bướng [8, tr. 59] (Tạm dịch: ... Tiến lên đình Tam Kí sáng chưng/ Qua lên đình Tam Quang sáng chói/ Cửa vào có kì lân phục chầu/ Bốn bên có câu đối sinh tân/ Xung quanh có rồng chầu đều khắp/ Trước nhà trồng thanh táo vườn xanh)

Qua lời giới thiệu của Then khi đặt chân lên đất cõi trời, một cuộc sống khác với cõi trần hiện ra với những dãy phố, đường xá đông vui nhộn nhịp, nhà cửa được trang trí, trạm khắc trang hoàng, lộng lẫy. Cuộc sống đầy đủ, sung túc ở mường trời là mơ ước của biết bao người dân nghèo. "cõi Trên mới trở thành "niềm mơ ước" của người ở cõi giữa. Vì trở thành "mơ ước", cõi Trên trở thành xứ sở của tất cả những gì to hơn, đẹp hơn, bền vững hơn so với cõi Giữa" [25, tr. 145]

Ty nặy mằn phú quý tằng pi

Mường nặy là phong đủ tằng tơi) [8, tr.30]

(Tạm dịch: Chốn này là phú quý cả năm/ Mường này là phong đủ suốt đời)

Trong các chương, đoạn của Then kỳ yên có nhiều từ nhắc đến thế giới của cõi trời như mường trên, mường, trời, đất thượng đế, đất vua vàng...,với một thái độ trân trọng, tin tưởng. Có lẽ do xuất phát của cuộc sông vất vả, khổ cực với những ách áp bức, bóc lột nặng nề nên người dân tưởng tượng, hư cấu ra một thế giới ở trên cao, nơi đó có các vị thần linh thiêng sẵn sàng ra tay trợ giúp con người trong mọi khó khăn hoạn nạn. Vì thế người Tày đã đưa toàn bộ thế giới trần gian lên thế giới mường trời và lí tưởng hoá nó, mường trời có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cảnh vật, con người, cuộc sống chan hoà, sung túc. Với quan niệm có cõi trời linh thiêng nên càng giúp con người có niềm tin vào cuộc sống, họ tin rằng với tấm lòng thành kính họ sẽ được các vị thần linh giúp đỡ.

Tầng thứ hai là mặt đất, nơi con người sinh sống. Cuộc sống của con người ở dưới mặt đất có cái tốt lành và cũng có những khổ ải. Sống trong xã hội người bóc lột người điều tốt lành có ít, khổ ải có nhiều. Khi con người gặp khổ đau, vận hạn thường nhờ Then lên cõi trời kêu với Ngọc Hoàng và các vị thần linh giúp đỡ. "Khắc này đi nơi khác...Họ nhà này được bình an", họ đặt hi vọng vào Then vì Then mới có khả năng giúp họ xua đi được những khổ đau bất hạnh, tạo được lòng tin ở những người dân nghèo.

Tầng dưới mặt đất là nơi cai quản của Diêm Vương, nếu cõi trời ở trên cao quyền uy thì cõi dưới mặt đất thẳm sâu đáng sợ. Ngoài ra, tầng dưới cùng này cũng là chỗ để đầy đoạ và xử phạt con người phạm những tội lớn. Do đó, thuỷ phủ có biển rộng, sông dài với ghềnh thác nguy hiểm và ma quái hung dữ. Trên chặng đường lên mường trời, đoàn quân Then phải vượt qua thử thách, gian nan, đứng trước nơi biển cả mênh mông, quân Then chia nhau đi các phía:

Tham xiên pay tàng bốc Sốc xiên pay tàng nặm

Thí bưởng nặm hải tế mênh mông ... Năm nưng lồng âm cung thuý phủ

... Diêm Vương khăm nạy lệnh mênh mông [8, tr.42-43)

(Tạm dịch: Ba ngàn đi đường đất/ Sáu ngàn đi đường thuỷ/ Bốn phía nước biển ngập mênh mông/... Một dòng xuống âm cung thuý phủ/... Diêm Vương đêm nay hội mênh mông)

Trong hành trình của Then, tầng dưới mặt đất ít được nhắc đến, có lẽ nơi này được hình dung là nơi đáng sợ, nơi xử phạt con người mang tội lớn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

là nơi không giúp gì nhiều cho con người. Nên cõi dưới cùng Then ít nhắc tới chăng.

Theo quan niệm của người Tày xưa thì có ba thế giới khác nhau nhưng giữa ba thế giới này đều có sự qua lại với nhau. Các chương đoạn trong Then kỳ yên chủ yếu nói đến mường trời và thế giới con người. Do xuất phát từ tín ngưỡng đa thần nhưng lại được phủ bằng một lớp vỏ thần linh Tam giáo nên người Tày cho rằng Then giữ vai trò trung gian giữa thực và hư, giữa thế giới thần linh với thế giới con người. Vì thế, nội dung lời hát Then là để chỉ về chặng đường đi của Then lên gặp gỡ các vị thần linh trên cõi trời. Đây cũng là kết quả sự nhận thức "sai lệch" về thế giới của người xưa trong tình trạng kinh tế lạc hậu, tri thức hiểu biết còn non kém.

Một phần của tài liệu then kỳ yên của người tày ở bắc quang, hà giang - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 46 - 49)