Như chúng tôi đã nói ở trên, nếu bóc đi lớp vỏ mê tín, bỏ qua những nhận thức sai lệch khó tránh của người Tày xưa, thì nội dung lời ca Then là bài học mang giá trị nhân văn sâu sắc. Then không chỉ phê phán những người lười biếng, vụng về mà còn khuyên răn con người biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Tinh thần tương thân tương ái đã xuyên thấm bao thế hệ người Tày, trở thành một truyền thống tốt đẹp không thể thiếu trong từng gia đình, làng bản:
Pó sắc bấu đáy đá po chạn Pó sắc mằn pay bán
Pó chạn mằn dú lườn Phày máy bán mằn hưa
Thưa kin mu hưa vát [8, tr. 24]
(Tạm dịch: Người chăm không được mắng người lười/ Người chăm hay đi làng/ Người lười thường ở nhà/ Lửa cháy bản ra giúp/ Hổ bắt lợn giúp kêu)
Những người có tính siêng năng, cần cù chăm chỉ phải bao dung hơn nữa đối với những người lười biếng. Họ không được chăm chỉ cho lắm, nhưng họ vẫn có thể làm được việc lớn nếu biết khơi gợi ý thức trách nhiệm của họ. Như lửa cháy nhà có thể hộ dập lửa, hổ đến bắt lợn hộ kêu... và làm được nhiều việc khác nữa khi có sự chỉ bảo tận tình của những người thân trong gia đình. Rồi chúng ta cảm thông hơn nữa với những người kém may mắn, không được khôn ngoan bằng anh bằng em, bằng bạn bằng bè "Trời mưa mới lấy thóc ra phơi/ Trời nắng lại cất thóc vào nhà".
Sống trong xã hội xưa những người con sinh ra không có bố, số phận đã khổ, lại còn chịu bao dị nghị dèm pha của người đời. Không vì số phận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kém may mắn mà họ phó mặc cho cuộc đời, họ luôn có ý thức vươn lên trở thành một người giỏi giang, khôn khéo. Đây cũng là tấm gương để cho những người lười biếng học tập, thức tỉnh chính bản thân mình:
Nhăm khứn lục cáy cúm bấu hang Quá khứn lục màn tàng bấu po Lục cáy cúm cái nhanh
Lục màn tàng khôn khéo [8, tr. 26]
(Tạm dịch: Tiến lên con gà cộc không đuôi/ Qua lên con chửa hoang không bố/ Con gà cộc lớn nhanh/ Con chửa hoang khôn khéo)
Mặc dù đều là thân phân nô lệ, làm việc không mệt mỏi để phục vụ bề trên, nhưng những người lao động nghèo không vì thế "giẫm đạp" lên nhau để sống, mà ở họ luôn thương, giúp đỡ lẫn nhau cùng vượt lên số phận. Tuy cuộc sống còn vất vả, đầy rẫy những tai ương bất trắc nhưng đồng bào Tày luôn đối xử với nhau trọn vẹn nghĩa tình, yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.
* Tiểu kết:
Với 2.080 câu hát Then được sưu tầm, chúng tôi nhận thấy: Về cơ bản, nội dung Then kỳ yên là một hành trình dài lên cõi trời của đoàn quân Then. Hoà quyện với khói hương nghi ngút mờ ảo, lúc thực lúc hư, phần nào đã hé lộ được nhận thức ban đầu của người Tày về thế giới thế giới tâm linh qua Then rất phong phú, đa dạng như: quan niệm về thế giới, con người và những phong tục tốt đẹp của người Tày. Tâm linh chính là nơi lưu giữ và củng cố niềm tin tốt nhất, giúp con người tìm được bến đỗ bình yên trong tâm hồn. Tuy nhiên tâm linh trong Then Tày còn có những mặt hạn chế nhất định, nhưng nó lại đem đến cho con người sự động viên, an ủi, là động lực vượt qua mọi trở ngại, bồi đắp đời sống tâm hồn con người sâu sắc, giàu có. Nếu bóc đi vỏ linh thiêng bị làn khói hương bao phủ thì nội dung lời ca Then là một bức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tranh tương đối đầy đủ về hiện thực cuộc sống của người Tày xưa. Đó là một cuộc sống vất vả, khổ cực với đầy rẫy những tai ương bất trắc nhưng ấm áp tình người. Khi lời ca Then cất lên còn mang theo niềm mong ước về một cuộc sống tốt đẹp, no đủ hạnh phúc của người Tày thuở xưa. Then kỳ yên đến với từng gia đình là để thoả mãn về mặt tinh thần nhưng ngoài mục đích cầu bình an còn mang một ý nghĩa khác đó giáo dục, khuyên răn con người chăm chỉ trong lao động sản xuất, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, coi trọng đạo đức luận lí. Đây là truyền thống văn hoá tốt đẹp đồng bào Tày được bảo lưu qua nhiều thế hệ.
Ngoài những yếu tố tích cực, Then nói chung và Then kỳ yên nói riêng còn có những hạn chế nhất định. Trước những khó khăn của cuộc sống không có cách để vượt qua, những ước vọng của con người chưa có cách để đạt được, họ cảm thấy bất lực. Nên họ tin ở sức mạnh siêu hình là ma quỷ thần thánh, trời phật mà cao nhất là Ngọc Hoàng. Họ tin sức mạnh siêu hình đó có thể giúp họ vượt qua khó khăn, đạt được nguyện vọng nên đã sinh ra các tục lệ mê tín, cầu khấn trời, phật và những tàn dư đó còn rơi rớt cho đến ngày nay. Đây chính là những yếu tố mê tín dị đoan cần được loại dần đi và chúng ta chỉ giữ lại những yếu tố lành mạnh, có giá trị nghệ thuật.
Với nội dung mang tính nhân văn sâu sắc ấy, Then kỳ yên của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang sẽ mãi toả hương sắc, góp phần làm giàu thêm nền văn hoá - văn nghệ dân gian của các dân tộc thiểu số vùng cao Việt Bắc nói chung và kho tàng văn học dân tộc ở Hà Giang nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
NGHỆ THUẬT THEN KỲ YÊN CỦA NGƢỜI TÀY
Ở BẮC QUANG, HÀ GIANG
Sức hấp dẫn của hát Then kỳ yên ở Bắc Quang, Hà Giang không chỉ ở nội dung của những lời ca mà còn ở giá trị nghệ thuật độc đáo. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sẽ tìm hiểu nghệ thuật Then kỳ yên ở những đặc điểm tiêu biểu sau: