Thể thơ thất ngôn

Một phần của tài liệu then kỳ yên của người tày ở bắc quang, hà giang - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 79 - 83)

Thể thơ thất ngôn là thể thơ khá phổ biến của thơ ca dân gian các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có Then nói chung và Then kỳ yên nói riêng của người Tày. Lời ca trong Then kỳ yên chủ yếu được tổ chức dưới dạng 7 chữ, thể thơ này còn được gọi là "thất ngôn lưu thuỷ" của người Tày. Mỗi câu gồm bảy âm tiết, cách gieo vần thường là vần lưng, chữ thứ năm của câu dưới vần với chữ thứ bảy của câu trên và cứ như thế cho đến hết các chương đoạn của Then. Lượng câu thơ đều đặn lặp lại với số lượng không hạn định và cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không phối hợp với nhau thành các khổ thơ như thể song thất lục bát của tiếng Việt. Thể thất ngôn này tạo nên sự linh hoạt trong việc hát, kể, diễn..., tạo được nhịp điệu cho mỗi câu thơ và cả đoạn thơ khiến cho Then dễ nhớ dễ thuộc, chẳng hạn:

Bản Tày Tiếng Tạm dịch

Bởi thúc thi lưu lạc pay hâng

Vằn nạy lan khứn thâng đới giá

Gia Dinh hẳư kiếm ngà thần linh

Au mừa cấm phi tinh quý tà

Gia dunh giao kiếm ngà hẳư lan

[8, tr. 41]

Việc lườn chúa bấu liêu thắc pày

Khăm mà lung lại pay vằng vặc

Tá mìa lúc bấu chắc bướng lăng

Mìa lúc kin ca lăng dú thá

Lườn chào nhằng mì há mì tham

[8, tr. 47] 5 5,7 5,7 5,7 5 7 5,7 5,7 5,7 5

Từ ngày ấy lưu lạc đã lâu Hôm nay cháu mới lên tới bà Gia Dinh cho kiếm ngà thần linh Lấy lên cấm phi tinh quý tà Gia Dinh lấy kiếm ngà cho cháu Việc nhà chúa việc làm luôn tay Tối về ngày lại đi ngay biền biệt Bỏ vợ con không biết đằng sau Vợ con có thiếu gì ở đợi

Nhà người còn có năm có ba

Cách gieo vần này cũng thống nhất trong Then nói chung, nó quen thuộc với cấu trúc của một số thể dân ca khác như: lượn cọi, lương slương, phong slư... Điều đáng chú ý là vị trí thứ năm và thứ bảy trong cùng một câu thường trái nhau về thanh điệu bằng/trắc, giữa hai câu thơ liền nhau các âm tiết thứ 5 và thứ 7 cùng trái dấu thanh. Tiếng thứ 7 câu trên phải trái thanh với tiếng thứ 7 câu dưới, khi hát âm hưởng mới ngân dài, có độ dàn trải, xoáy sâu vào tâm trạng người nghe. Khi một từ đặt vào vị trí bắt buộc mà không có thanh điệu phù hợp, khi hát phải biến thanh cho phù hợp với giọng điệu của câu hát. Nhờ cách tổ chức về vần và thanh điệu như trên, câu hát trong Then có sự lặp lại, biến đổi nối tiếp nhau như một dòng chảy vô tận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên, không phải với 1.499/2.078 câu Then kỳ yên đều gieo vần thống nhất như vậy mà cách gieo vần cũng có sự linh hoạt, có khi thay đổi vị trí gieo vần, tạo ra sự đa dạng phù hợp với nội dung biểu đạt, tiêu biểu như đoạn Then sau:

Bản Tày Tiếng Tạm dịch

Quân ái nhò au háp khứn khò

Đô giang nhò au ham khứn bá Phất cờ chỉ bướng lăng tứn m

Chỉ ngọn cờ bướng ná tứn binh

Tổng cải giục liên thanh tham hồi

Quân quốc kéo bời bời khứn không

[8, tr. 10] 7 3 7 5,7 5,7 5

Quân ái nhấc lấy gánh lên cổ Đô giang nhấc lấy khiêng lên vai Phất cờ về đằng sau động ngựa Phất cờ chỉ đằng trước động binh Trống cái giục liên thanh ba hồi Quân quốc kéo bời bời lên non

Khảo sát đoạn Then trên ta thấy: cách gieo vần ở câu một và câu hai có sự thay đổi không tuân theo nguyên tắc truyền thống, đó là tiếng thứ ba câu dưới vần với tiếng thứ bảy câu trên, câu hai và câu ba không ăn vần với nhau, các câu còn lại rất linh động khi gieo vần. Các gieo vần này tương đối nhiều trong Then kỳ yên, lời ca Then là những câu hát có vần song không yêu cầu chặt chẽ về niêm luật, về cách gieo vần điều này trách được sự gò bó về câu từ. Chính nhờ sự linh hoạt này kết hợp cùng với điệu hát và nhạc đệm đã truyền tải được nội dung phong phú tạo được sự hấp dẫn.

Về nhịp thơ: cách ngắt nhịp thơ tạo ra những đoạn có độ dài ngắn khác nhau tạo nên nhịp điệu cho lời hát. Tuy nhiên, cách ngắt nhịp trong Then kỳ yên không hoàn toàn tuân theo quy tắc chung của thể thất ngôn mà có sự linh động, biến đổi cách ngắt nhịp. Trong cùng một đoạn hát Then nhưng có cách ngắt nhịp khác nhau như nhịp chẵn trước, nhịp lẻ sau và ngược lại, tiêu biểu là nhịp 2/5, 2/3/2, 4/3, 3/4..., ví dụ như đoạn Then cái cầu khám thông (bắc cầu qua sông):

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chèo khứn khái / mường nưa thuý phủ

Khái nạy / nàng kim nữ thần sinh Mèng tom bjoóc / lọng đinh phắng ta Các chúa mừa / kết khoá chơi xuân Luồng leo thiêng / mạ hí chang lừa Cờ pên thung/ quá mừa ná nặm Những đàn nhạc / lời hát tiếng thanh Lai cần / các thao eng pác khái Kim lan / nặm ha lai/ chang lừa Chắc pên nạy / là bấu mừa đới Lướt ha hăm / minh váng lương nga Mùa bjoóc / cũng bặng là thinh thế Đang thì nở bóng / nhị liều lương

Thứ điệp / bên tứ phương/ lập liều... [8, tr. 51] (Tạm dịch: Chèo lên chỗ mường trên thuỷ phủ/ Chỗ này nàng kim nữ sinh tân/ Ong bướm vờn mọi hoa bến nước/ Các chúa lên kết bạn chơi xuân/ Rồng, ngựa la hí giữa thuyền/ Cờ phất cao qua lên mặt nước/ Những đàn nhạc tiếng hát âm vang/ Những cô gái trẻ nói chuyện vui/ Kim lan lệ tràn ứa giữa thuyền/ Biết thế ta chẳng lên chuyến này/ Ngước nhìn thấy bóng hình lương nga/ Màu hoa cũng như là sinh thế/ Đường thì hoa nở nhị toả hương/ Ong bướm vờn bốn phương tấp nập...)

Trong Then kỳ yên cách ngắt nhịp linh động như vậy xuyên suốt từ đầu cho đến hết bài Then, cũng có khi ở những đoạn ngắn lại có cách ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau (3/4) xen kẽ với thể ngũ ngôn, nhưng nhìn chung vẫn là cách ngắt nhịp linh động phù hợp với tiết tấu của lời hát, lúc nhanh lúc chậm, lên bổng xuống trầm, khắc hoạ được sự khẩn trương, dồn dập của đoàn quân Then.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cách ngắt nhịp linh hoạt đã tạo được sự hấp dẫn trong từng lời ca Then, khi lời ca kết hợp với âm nhạc tạo nên bản trường ca lúc thì khoan thai, dìu dặt khi thì dồn dập như đoàn quân ra trận. Có thể khẳng định rằng với thể thơ thất ngôn, người Tày đã tạo một nét riêng cho mình trong nghệ thuật sáng tạo thơ ca của dân tộc. Thể thơ này vừa có thể dung nạp ngôn ngữ đời thường, mộc mạc, giản dị lại vừa diễn tả đầy đủ cung bậc cảm xúc của con người. Ngoài ra, thể thơ này còn rất đắc dụng ở những đoạn thơ có tính chất miêu tả, liệt kê làm cho lời Then thêm tha thiết bay bổng.

Một phần của tài liệu then kỳ yên của người tày ở bắc quang, hà giang - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 79 - 83)