Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu then kỳ yên của người tày ở bắc quang, hà giang - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 102 - 146)

Cũng giống như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại và triển khai thế giới nghệ thuật. Đó là không gian tinh thần của con người, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. Không gian nghệ thuật vừa là đại lượng chỉ địa điểm, vừa gắn với trường điểm nhìn, điểm nhìn, môi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trường hoạt động. "Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, đôi khi mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật. Là một hiện tượng nghệ thuật, không gian nghệ thuật là một hình tượng ước lệ mang ý nghĩa cảm xúc tư tưởng". [43, tr. 87]

Không gian nghệ thuật mang tính biểu trưng nên không thể qui nó về không gian địa lí hay không gian vật lí. Thông qua tìm hiểu không gian nghệ thuật có thể biết được quan niệm thẩm mĩ cũng như ý đồ sáng tạo hình tượng nghệ thuật của tác giả dân gian. Khảo sát Then kỳ yên ta thấy các hình thức không gian nghệ thuật nổi bật là: không gian siêu nhiên và không gian hiện thực.

3.3.2.1. Không gian siêu nhiên

Cảm nhận về không gian siêu nhiên trong Then kỳ yên trước hết là sự xuất hiện của những địa danh vốn đã in sâu trong tâm thức của người Tày như: Nam Kinh, Thượng Đế, Giáp Hạ, đất Nồng đất Hác, Thập Châu, Thiên Tiều, Quốc Mậu, nước Thứ, Đại Minh, Ngô Bang...

- Nhăm khứn đin Nam Kinh Quá thâng đin Thượng Đế [8]

- Năm nưng lồng âm cung thuý phủ Nặm nưng là khám xứ Thập Châu ...Nặm nưng là lồng lọt Ngô Bang Nặm nưng là mừa tàng nước Thứ Nặm nưng là khám xứ Đại Minh Nặm nưng là mừa đin Thiên Tiều

Năm nưng là luây lồng Quốc Mậu... [8, tr. 43] (Tạm dịch: Một dòng xuống âm cung thuỷ phủ/ Một dòng là sang xứ Thập Châu/ Một dòng là lọt xuống Ngô Bạng/ Một dòng là về nước Thứ/ Một dòng là sang xứ Đại Minh/ Một dòng là sang đất Thiên Tiều/ Một dòng là chảy về Quốc Mậu...)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đây là những địa danh (một phần mang tính biểu tượng) được Then nhắc tới, có lẽ có những địa danh là cội nguồn, là nơi hình thành những vật phẩm nổi tiếng, có khi là địa danh, tên nước của Trung Quốc xưa. Đây cũng có thể là nơi mà hàng năm nước ta phải cử người đem lễ vật sang cống nộp vua "Tàu", có khi là nơi phồn hoa đô hội, giầu sang sung túc... Sự xuất hiện của những địa danh trên không nhiều, nhưng đem lại cho không gian trong Then kỳ yên khoáng đạt, rộng mở, mang màu sắc khác thường đậm chất linh thiêng, phù hợp với một đêm Then khi lời ca hoà cùng màn khói hương nghi ngút.

Không gian siêu nhiên trong Then kỳ yên còn gắn với đời sống tâm linh và quan niệm tín ngưỡng của người Tày. Trước hết là quan niệm về số mệnh, con người sinh ra số mệnh đã được định sẵn, con người không làm chủ được số mệnh mà là số mệnh làm chủ con người. Đây cũng là nhận thức còn hạn chế của người Tày xưa. Số mệnh con người gửi gắm vào các loài hoa, mỗi loài hoa biểu trưng cho một số phận giầu sang và khổ đau bất hạnh bất hạnh:

- Nàng dăư đáy bjoóc bưa ná nặm Tu lườn cũng bấu đáy phong lưu - Nàng dăư đáy bjoóc phái quý xuân Dú thế bấu mì lục nọi liệng thân - Nàng dăư đáy bjoóc phá giầu sang Cúa đay hác mì lai hơn pặu

- Nàng dăư đáy bjoóc quê hom lai

Dú thế đảy phua quan ná moác [8, tr. 38] (Tạm dịch: Nàng nào được hoa Sen mặt nước/ Nhà cửa cũng không được phong lưu/ Nàng nào được hoa Bông quý xuân/ Ở thế không có con nuôi thân/ Nàng nào được hoa "Phá" giầu sang/ Của cải khác có nhiều hơn bạn/ Nàng nào được hoa Quế thơm ngon/ Ở thế được chồng quan sống đẹp)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hay Then lại đưa ta đến những nơi linh thiêng như bàn thờ tổ tiên hoặc nơi thờ các thổ công, thờ các vị thần bảo vệ mùa màng... với một mong muốn là cầu tổ tiên phù hộ, cầu các vị thần giúp con người bảo mùa màng tốt tươi.

Đắm táng khứn lân luông Thổ công mừa pà mạ [8] (Tạm dịch: Tổ tiên lên giúp đỡ/ Thổ công lên dẫn đường)

Ngoài ra người Tày cũng giống như một số dân tộc khác chia thế giới ra làm ba cõi. Không gian ở cõi trời là không gian cao, rộng mở với thời gian dài, còn không gian ở cõi dưới mặt đất được hình dung là nơi sâu thẳm, đáng sợ, còn không gian ở cõi trần là khoảng không gian gần gũi với cuộc sống của con người. Trong Then kỳ yên không gian cõi trời và cõi dưới mặt đất (cõi âm) là không gian siêu thực, là thế giới thần bí do con người tưởng tượng ra. Điều này cũng phù hợp với Then nói chung nó vừa mang đậm màu sắc linh thiêng thần bí, vừa phản ánh được xã hội của người Tày trong quá khứ.

Có thể nói, không gian siêu nhiên không phải là không gian chủ đạo trong Then kỳ yên nhưng nó đã góp phần đem lại cho Then màu sắc linh thiêng huyền thoại. Khi bước vào không gian này giúp ta hiểu rõ hơn thế giới tâm hồn và trí tưởng tượng phong phú của người Tày. Qua đó, giúp ta tiếp cận dễ dàng hơn với đời sống tâm linh và quan niệm tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức của đồng bào Tày.

3.3.2.2. Không gian hiện thực

Không gian này chính là cõi trần - theo quan niệm về thế giới ba cõi của người Tày. So với không gian siêu nhiên không gian trần thế, không gian đời thường bình dị chiếm tỉ lệ cao hơn và đóng vai trò chủ đạo trong không gian nghệ thuật của Then kỳ yên. Không gian hiện thực bao gồm không gian thiên nhiên và không gian sinh hoạt. Hai không gian này luôn gắn bó với nhau và gắn với những cung bậc tình cảm của con người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Không gian thiên nhiên: Con người dù sống ở bất cứ thời đại nào, ở bất kì nơi đâu đều phải gắn bó với thiên nhiên. Thiên nhiên rộng lớn gần gũi với cuộc sống của đồng bào miền núi là không gian của cảnh vật ven rừng, núi đồi, dòng suối, mương phai..., đến không gian sinh sống tự nhiên của cỏ cây hoa lá, muôn vật. Thiên nhiên đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó từ lâu và mang trong mình vẻ đẹp của tự nhiên phong phú đa dạng. Không gian thiên nhiên đã trở thành đối tượng để con người bộc lộ những cung bậc cảm xúc. Trong Then kỳ yên ở Bắc Quang, thiên nhiên ấy được phác hoạ qua hình ảnh của núi cao, rừng sâu, sông nước mênh mông, của cỏ cây hoa lá, của ong bướm bốn phương tấp nập..., nhiều nhất là hình ảnh bướm, ong, hoa, tạo nên một không gian sống của muôn loài đa dạng, sinh động:

Đang thì nở bóng tom liều lương Thứ điệp bêên tứ phương lập liều ... Ngư phú biến bên luồng ký giao Bách tùng kéo hỗn hào đô tranh

... Chèo khứn khái boóc mạ bươn tham

Mèng nhoi lọng lâm sơn chại chăng... [8, tr. 51] (Tạm dịch: Đương thì hoa nở nhị toả hương/ Ong bướm vờn bốn phương tấp nập/... Cá chép biến thành rồng mấy nội/ Trăm ong bướm kéo đến đô tranh/...Chèo lên chỗ hoa "mạ" tháng ba/ Ong ve kêu rừng xanh chấp chới...)

Từ hoa được nhắc đến 148 lần. Then kỳ yên mang tính chất là Then vui, hàng năm được tổ chức vào dịp xuân về nên hình ảnh ong bướm, hoa được nhắc đến nhiều mang một thông điệp vui tươi, nhộn nhịp tràn đầy sức sống. Xua tan đi khói hương nghi ngút, nhuốm màu sắc linh thiêng.

Không gian ấy còn là nơi heo hút không bóng người, không gian của bến nước mênh mông:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Nước sông vào ngập thuyền dưới trời/ Bốn phía không có người buồn lắm - Bốn phía nước biển ngập mênh mông/Mười hai nguồn nước sông các sứ

Qua lời ca Then không chỉ đưa ta đến với không gian thiên nhiên gần gũi có ong bướm, hoa lá cỏ cây mà còn đưa ta đến với một không gian của rừng núi trùng điệp, của bến nước mênh mông mà đoàn quân Then phải vượt qua. Có thể nói, không gian tổ chức hát Then là một không gian hẹp nhưng khi lời ca được cất lên là cả một không gian thiên nhiên rộng lớn hiện ra với muôn vật, muôn loài và cả sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Không gian thiên nhiên trong

Then kỳ yên chân thật, gần gũi gắn bó với đồng bào dân tộc miền núi.

Không gian sinh hoạt: được hiểu là nơi diễn ra mọi sinh hoạt của con người, không gian ấy gần gũi, gắn bó với cảnh vật và con người sinh sống. Đó có thể là bến đò, cây đa, mái đình, đồng ruộng...của người Kinh. Còn trong

Then kỳ yên không gian ấy hiện lên với tất cả những gì gần gũi thân thuộc với cuộc sống của đồng bào như: con suối đầu làng, mương phai dẫn nước về bản, ruộng bậc thang, con đường vào bản, là ngôi nhà sàn..., không gian sinh hoạt trong Then kỳ yên mang đậm dấu ấn của bản mường miền núi.

Trước hết là không gian sinh hoạt của những người dân lao động vất vả, họ phải xẻ núi, đắp đập để làm đường đi theo yêu cầu của bề trên:

Po chài hắm mạy cái pay cón Me nhìn phát nhá ón theo lăng ...Lằm mạy cơ bắng hút cụng thin Pón hin cơ me tin cụng ngạy Thíp po tó choòng pheéch Pét po tó choòng làu ...Ty dăư thung là nhăm Ty dăư tắm là mon

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ty dăư đon là sối

Ty dăư khuối cái càu ...Phiêng lít pên tấm ván

Quáng đãng pên nặm thông [8, tr.1-2]

(Tạm dịch: Đàn ông chặt cây to đi trước/ Đàn bà phát cỏ non theo sau/...Cây to bằng ống điếu vót trơn/ Hòn đá bằng ngón chân cũng lật/ Mười người lật cụm "pheéc"/ Tám người lật cụm lau/...Chỗ nào cao cuốc xuống/ Chỗ nào thấp bồi lên/ Chỗ nào trơn ta sối/ Chỗ có suối bắc cầu/...Bằng phảng như tấm ván/ Quang đãng như nước sông)

Ngoài những phu làm đường còn có những sluông chèo thuyền ở bờ sông với công việc rất vất vả, nặng nhọc:

- Cần dăư chắng tạo vá khi sơ Chắng pên nỗi trực lừa phắng tá - Bôn thinh lúc po chài là khó Khăm ngoà ngám đáy do mà thâng Thứa khát bấu lập phung

Hua bông bấu lập khuổi

Teo tao mà pắt tội tam tông [8, tr. 45]

(Tạm dịch: Người nào mới tạo hoá sinh ra/ Mới nên nỗi trực thuyền mãi mãi/...Trời sinh ra con trai là khổ/ tối qua vừa mới ló đến nhà/ Áo rách chưa kịp vá/ Đầu bù chưa kịp gội/ Bây giờ về bắt tội ba lần)

Con người sinh ra là sluông chèo thuyền quanh năm suốt tháng gắn với sông nước mênh mông, chỉ có thể lấy thuyền làm bạn, sông nước làm niềm vui. Tìm hiểu không gian sinh hoạt trong Then kỳ yên, chúng tôi nhận thấy không gian bản, mường của người Tày xuất hiện nhiều, rõ nét. Bản 15 lần,

mường 72 lần, đây là không gian gần gũi, thân thuộc gắn kết mỗi cá nhân với gia đình, mỗi gia đình với dòng họ, dòng họ với làng..., tạo nên khối đoàn kết giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Không gian bản, mường đi vào từng câu Then, phán ánh đậm nét bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào Tày. Bên cạnh không gian bản, mường thì không gian sinh hoạt chính và hẹp nhất là không gian trong phạm vi gia đình, trước bàn thờ tổ tiên, nơi diễn ra tất cả những nghi lễ của một đêm Then:

Các chúa kin nhàu mác tứn luông Lườn Then kin nhàu làng tứn mạ Đắm táng khứn lân luông

Thổ công mừa pà mạ [8, tr. 10]

( Tạm dịch: Các chúa nhận lễ vật lên đường/ Nhà Then nhận lễ làng lên ngựa/ Tổ tiên lên giúp đỡ/ Thổ công lên dẫn đường)

Trước bàn thờ tổ tiên của gia chủ và trước mâm riêng của Then, Then phải trình bày lí do của cuộc hành trình lên thiên đình và nhờ tổ tiên, thổ công giúp đỡ chứng giám, dẫn đường chỉ lối cho đoàn quân Then đi đến nơi về đến chốn. Khi lời ca hoà cùng tiếng nhạc đã gắn kết những tâm hồn đôn hậu, chất phác lại với nhau, tạo nên nét riêng biệt về phong tục tập quán và nét sinh hoạt văn hoá văn nghệ của đồng bào Tày. Chính không gian đặc thù này là nơi lưu giữ, nuôi dưỡng vốn văn hoá, văn học dân gian quý báu của dân tộc ở miền núi.

Khảo sát không gian nghệ thuật trong Then kỳ yên, chúng tôi thấy có sự kết hợp của nhiều kiểu không gian khác nhau: tiểu biểu là không gian tuyến

chính là con đường đi từ hạ giới lên thiên đình để gặp các vị thần linh. Dù không thật rõ nét nhưng con đường đi tới đích phải trải qua nhiều khó khăn, hao người tốn của. Nhưng chính nhờ vào kiểu không gian này, Then mang đậm màu sắc linh thiêng, thần bí. Còn một kiểu không gian không thể thiếu trong Then kỳ yên đó là không gian điểm - nơi diễn ra tất cả mọi thủ tục của một nghi lễ Then, không gian trên nếp nhà sàn, đây không chỉ là nơi sinh hoạt cá nhân mà con là không gian sinh hoạt tập thể. Chính nhờ hai tiểu không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gian này thống nhất, bổ sung cho nhau đã giúp con người bộc lộ hết mọi tâm tư, tình cảm của mình.

Tóm lại: Không gian nghệ thuật trong Then kỳ yên chủ yếu là không gian trần thế, đời thường bình dị, mang đậm chất miền núi. Đối lập với nó là không gian siêu nhiên linh thiêng huyền ảo. Cặp không gian này tưởng như đối lập song lại thống nhất với nhau, nâng đỡ nhau làm tôn thêm vẻ đẹp nơi trần thế. Mỗi không gian là một phương diện làm nên chỉnh thể không gian nghệ thuật trong Then kỳ yên. Chúng đều là không gian gắn với những quan niệm, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của đồng bào Tày. Không gian nghệ thuật đã góp phần xây dựng nên một thế giới nghệ thuật phong phú, đa dạng trong Then kỳ yên.

* Tiểu kết:

Qua việc nghiên cứu một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu trong Then kỳ yên như thể thơ, một số biện pháp tu từ nghệ thuật, thời gian và không gian nghệ thuật..., chúng ta có cái nhìn sâu sắc về giá trị hát Then của địa phương Bắc Quang, Hà giang cũng như đi sâu khám phá, tìm hiểu những nét độc đáo, mang màu sắc riêng trong văn hoá truyền thống của người Tày nơi đây.

Phần lớn các lời ca trong Then kỳ yên đều là thể thơ bảy chữ, bắt vần lưng, kế thừa thể thơ thất ngôn có khuôn phép của dân tộc. Nội dung trong Then không chỉ là một cuộc "hành trình lên trời" để thỉnh cầu một việc gì đó cho gia chủ, cho một cộng đồng làng bản mà nhiều chương đoạn trong Then miêu tả chân thật về cuộc sống trần thế và phản ánh được những tình cảm, nguyện vọng ước mơ của người Tày xưa. Để diễn tả được đầy đủ nội dung trong từng chương đoạn của Then, tác giả dân gian đã sử dụng thêm cả thể thơ năm chữ và xen lẫn số ít thể tự do, tạo cho lời ca Then có thể diễn đạt một cách sinh động và phong phú đời sống tâm tư tình cảm của đồng bào Tày nơi

Một phần của tài liệu then kỳ yên của người tày ở bắc quang, hà giang - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 102 - 146)