Khuyên con người chăm chỉ trong lao động, sản xuất

Một phần của tài liệu then kỳ yên của người tày ở bắc quang, hà giang - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 74 - 76)

Lời ca trong Then kỳ yên không chỉ là ca ngợi cuộc sống tình nghĩa, coi trọng đạo lí nhân cách giữa người với người mà còn là bài học kinh nghiệm khuyên răn người nông dân chăm chỉ lao động sản suất, cày cấy theo đúng mùa vụ. Sống trong xã hội xưa khi khoa học, kĩ thuật chưa phát triển, con người không thể căn cứ vào lịch để làm theo mùa vụ như bây giờ, mà phải dựa vào kinh nghiệm của những người đi trước, dựa vào các con vật và hiện tượng thiên nhiên để làm cho đúng mùa vụ.

Người Việt đã đúc kết được kinh nghiệm về trồng trọt theo mùa vụ qua câu ca dao sau "Tháng chạp là tháng trồng khoai/ Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà/ Tháng ba cày vỡ ruộng ra/ Tháng tư làm mạ mưa sa đầy đồng....". Người Tày lại dựa vào tiếng chim kêu để cấy trồng đúng mùa vụ:

Quéng quý tạo bươn tham mùa chá Quéng quý tạo bươn há mùa nà ... Hệt việc theo quéng quý đáy kin

Hệt việc theo mèng lìn hai giác [8, tr. 15-16] (Tạm dịch: Quéng quý kêu tháng ba reo mạ/ Quéng quý kêu tháng năm vụ cấy/...Làm việc theo quéng quý đủ ăn/ Làm việc theo tiếng ve là đói)

Queng quý là một loại chim nhỏ có giọng hót hay, thường sống ở vùng núi phía Bắc. Khi nghe tiếng kêu vào tháng ba thì người nông dân phải xuống mạ, kêu vào tháng năm là cấy. Làm việc theo tiếng chim Queng quý đủ ăn, làm việc theo tiếng ve là chết đói. Tác giả dân gian đã lồng những lời khuyên làm việc đúng mùa vụ vào nội dung lời ca Then để con người không bị lời hát Then làm mê muội mà quên đi nhiệm vụ chính của mình là làm ra của cải vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chất. Việc làm này rất có ý nghĩa đối với người lao động vừa đầy đủ vất chất vừa phong phú về tinh thần.

Cả cuộc đời gắn với nền sản xuất nông nghiệp, mọi của cải vất chất làm ra đều phục vụ chính bản thân mình, câu tục ngữ Việt bao đời nay đã in sâu trong tiềm thức của người dân Tày "Tay làm hàm nhai...". Khuyên con người phải chăm chỉ trong lao động, biết cày cấy đúng theo mùa vụ thì mới đạt năng suất cao. Nếu làm việc đi muộn về sớm giống như người vợ trước e là không theo kịp được bà con xóm làng sẽ bị chê cười. Làm việc theo người vợ sau đi sớm về muộn, một nắng hai sương thì sẽ no đủ suốt đời:

Hệt việc theo mé cón mà vằn

Hệt việc theo mé lăng tam táy [8, tr. 16] (Tạm dịch: Làm việc theo vợ trước về sớm/ Làm việc theo vợ sau thắp đuốc)

Ngoài ra lời ca Then kỳ yên còn khuyên con người biết phải biết trân trọng thành quả lao động của mình làm ra:

Tơi xưa cúa tin mừng nặm bó Cúa po me nặm noòng

Cúa phi nghĩa bấu dú ký hâng

Nghĩa bất nhân trung tâm phán oóc [8, tr. 29] (Tạm dịch: Từ xưa của tay mình làm ra là nước nguồn/ Của cha mẹ để lại là nước lũ/ Của phi nghĩa không ở bao lâu/ Bất nghĩa từ trong tâm bộc lộ)

Đây là những lời răn dạy có ý nghĩa đối với người dân Tày, của cải tự bàn tay mình làm ra giống như nguồn nước không bao giờ cạn. Nhưng ỉ lại vào thành quả lao động mà cha mẹ để lại giống như cơn lũ, khi cạn quét trôi đi tất cả chỉ còn lại hai bàn tay trắng. Ngoài ra, lời khuyên còn mang hàm ý nếu là thành quả lao động không phải tự tay mình làm ra sẽ là của bất nhân bất nghĩa, điều này sẽ không phù hợp với đạo lí con người.

Cùng với cây đàn tính, chùm nhạc xóc, lời ca Then cất lên không chỉ làm cho lòng người thanh thản tìm được bến đỗ bình yên trong tâm hồn mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

còn mang lại cho người nghe, người xem những giá trị về cuộc sống. Những lời răn dạy trong Then luôn theo sát đồng bào Tày đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

Một phần của tài liệu then kỳ yên của người tày ở bắc quang, hà giang - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)