Dân tộc Tày cũng giống như một số dân tộc thiểu số khác rất chú trọng đến việc thờ cúng tổ tiên của gia đình mình, vừa để tỏ lòng nhớ tổ tiên, vừa để duy trì niềm tin linh thiêng tổ tiên phù hộ cho mình. Trong các gia đình người Tày, bàn thờ tổ tiên được coi là nơi linh thiêng tôn kính nhất, được bố trí ở gian giữa trong nhà. Tuỳ theo từng gia đình mà người ta đặt ba hoặc bốn bát hương, nhưng ở khu vực người Tày Bắc Quang bàn thờ tổ tiên phổ biến nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vẫn là ba bát hương: bát hương ở giữa là thờ đẳm (tổ tiên), bát này to hơn và đặt cao hơn các bát khác, thờ chung tổ tiên dòng họ, chủ yếu là ba đời trên mình: các cụ, ông bà, bố mẹ. Quan niệm của người Tày cho rằng các cụ, ông bà, bố mẹ là những người trực tiếp nuôi dưỡng, bảo vệ con cháu, họ sẽ phù hộ cho con cháu sức khoẻ, may mắn, bình an. Bát ở phía bên tay trái là thờ bác, chú và những người đã mất từ lâu trong dòng họ. Bát ở phía bên tay phải là thờ bà mụ tức là thờ Mẻ Bióoc (mẹ Hoa) với mong muốn con cái lớn nhanh, khoẻ mạnh. Tuỳ theo từng dòng họ mà bên dưới bàn thờ để thêm một bát hương để thờ vua bếp. Ngoài ra, một số gia đình người Tày có đặt thêm bát hương ở ngoài hiên nhà hoặc sau nhà để thờ thổ công nơi ở của gia đình. Ngoài thờ cúng tại gia đình, đồng bào còn có tục lệ thờ thần, thờ ma. Họ cho rằng thần lành, ma lành có quyền uy phù hộ, bảo vệ dân chúng trong việc giữ gìn sức khoẻ, chăn nuôi cấy trồng..., thần lành, ma lành này còn ngăn cản ma dữ, quỷ dữ ở bên ngoài xâm nhập vào bản làng quấy rầy dân chúng, xua tan thần trùng đạo ôn làm hại mùa màng cây trồng của dân.
Riêng đối với những gia đình có người làm Then, Tào, Pụt..., bàn thờ phải có thêm một bát hương để ở cao hơn bát hương thờ tổ tiên, thờ các vị tổ sư, pháp sư của dòng họ (nếu có) và tổ sư và pháp sư đã mất, và thờ binh mã..., (thực chất đây là việc thờ cúng binh lực của những người đỡ đầu cho Then khi hành lễ). Khi thầy Then, Tào, Pụt được mời đi hành lễ người trong gia đình nhà thầy phải thắp hương liên tục không được để hương tắt, nếu hương tắt khi thầy đang hành lễ sẽ buồn ngủ, mệt mỏi. Ngay trong mâm hương khi hành lễ cũng không được để hương tắt "...miễn là lúc nào khói hương cũng nghi ngút để đoàn người dễ đi. Vì đây là đang bước sang thế giới khác, đêm ngày đảo lộn trái nhau...khói hương là đuốc soi đường" [34, tr. 118]
Trong tâm thức của mỗi một người dân Tày, tổ tiên là đấng anh linh, lực lượng siêu nhiên và có khả năng "thông tam giới", xua đi cái xấu, đem
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đến mọi điều tốt lành cho con cháu. Vì thế, trước khi đi xa hoặc làm việc gì quan trọng đều phải thắp hương tổ tiên, trình báo cho tổ tiên được biết để còn phù hộ cho con cháu. Tổ tiên của gia chủ được mời chứng kiến và tham gia cùng với đoàn quân Then mang theo tâm nguyện của gia chủ và túi áo vía cùng lễ vật lên thiên đình gặp Ngọc Hoàng để Ngọc Hoàng và các vị thần linh giúp đỡ cho gia chủ toại nguyện mong ước của mình. Trước khi đoàn quân Then lên đường, thầy Then phải trình báo trước bàn thờ gia đình và nhờ cả thổ công, thổ địa dẫn lối:
- Đẳm táng khửn lân luông
- Tứn lố đẳm đạo lang
Mừa lố táng lườn cần Thổ địa khứn lân luông
Thổ công mừa pà mạ [8, tr. 9]
(Tạm dịch: Tổ tiên lên giúp đỡ/ ... Đi lên tổ tiên ta/ Đi lên tổ nhà người/Thổ địa lên chỉ đường/ Thổ công lên chỉ lối)
Trong một đêm Then kỳ yên, các chặng mà đoàn quân Then dừng chân nghỉ ngơi, trước khi đi tiếp thầy Then phải nhắc đến tổ tiên, thổ công thổ địa để dẫn đường, chỉ lối. Khi đã hoàn tất chặng đường đi, đoàn quân Then trở về "đại bản doanh" - nơi bàn thờ Then, thầy Then mở yến tiệc khao binh mã và tạ ơn tổ tiên gia chủ đã trợ giúp trong suốt quá trình hành lễ.
Trước bàn thờ thiêng liêng tôn kính, mỗi khi nén hương thắp lên, cái trần tục tự nhiên gác lại, sự thiêng liêng cao cả như dồn đến bao quanh, giữa người sống và người chết như không còn khoảng cách, quá khứ và hiện tại như hoà quyện vào nhau. Đằng sau khói hương nghi ngút ấy chứa đựng biết bao giá trị văn hoá truyền thống đáng quý, cứ một tháng hai kỳ vào ngày mùng một và ngày rằm hoặc lễ tết, giỗ chạp là dịp để cho con cháu tưởng nhớ về tổ tiên. Việc làm đó là để chứng tỏ lòng hiếu thảo, tưởng nhớ, kính trọng của con cháu đối với những người đã khuất trong gia đình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tìm hiểu lời hát Then kỳ yên ở Bắc Quang đã giúp chúng tôi hiểu một phần nào đó về bức tranh đời sống tâm linh của đồng bào Tày. Mặc dù phải lo toan trước bộn bề của cuộc sống nhưng trong tâm khảm của mỗi người đều có một khoảng lặng nhỏ để tìm về với thế giới tâm linh, nơi đây được coi là bến đỗ bình yên trong tâm hồn. Then đã giúp người Tày thực hiện được chức năng linh thiêng đó.
2.2. Then kỳ yên phản ánh xã hội của ngƣời Tày trong quá khứ
Đằng sau làn khói hương nghi ngút, Then chứa đựng trong nó những dấu ấn về lịch sử xã hội người Tày của một thời quá khứ. Trải qua những thăng trầm của thời gian, lời hát Then vẫn giữ được nội dung phản ánh ban đầu, mỗi khi Then được diễn xướng nó giống như một thước phim quay chậm về toàn cảnh cuộc sống của người dân miền núi xưa.
2.2.1. Phản ánh chân thực cuộc sống của người dân miền núi
Ra đời trong dân gian, gắn với đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của dân gian, nên lời hát Then là sự phản ánh chân thực cuộc sống của người dân miền núi mà trước hết là môi trường tự nhiên xã hội của người Tày. Đó môi trường miền núi với đặc trưng là nền kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc được phản ánh khá rõ trong hành trình Then mang lễ vật lên mường trời. Có thể nhận thấy bản làng và cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất của người Tày hiện lên rất quen thuộc trong Then:
Nhăm khứn khái nhá khắt vài luông Quá khứn pá nhả ón vài kin
Nhăm khứn khái piết cáy loạn lai Qúa khứn khái mò vài loạn tống
... Nhăm khứn khai phai nhắư hua mường Quá khứn khai phai luông hua bản
... Nhăm khứn nà kháu lẹ tan hua
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(Tạm dịch: Qua lên chỗ cỏ ké trâu qua/ Qua lên chỗ cỏ non trâu gặm/ Qua lên chỗ gà, vịt chơi nhiều/ Qua lên chỗ trâu, bò thả rông/... Tiến lên chỗ phai to đầu làng/Tiến lên chỗ phai to đầu xóm/... Tiến lên chỗ lúa sớm gặt đầu/ Qua lên chỗ nếp muộn gặt sau...)
Cuộc sống của người Tày xưa là gắn với sản xuất nông nghiệp, chặng đường đi đầu tiên của Then là kể đến những gì gần gũi, quen thuộc với người nông dân. Đó là những con trâu, bò, gà, vịt... thả rông trên những cánh đồng, đến những cái phai (đập) to ở đầu nguồn dẫn nước về tưới tiêu cho đồng ruộng, đến những cánh đồng lúa nếp trĩu bông... Đây cũng chính là những hình ảnh quen thuộc, gắn bó với đồng bào Tày ở miền núi.
Để có được "cái ăn", "cái mặc" con người phải lao động vất vả, chống chọi với thiên nhiên thú dữ để sinh tồn. Hình ảnh đoàn quân Then chính là những người nông dân nghèo phục dịch cho nhà quan, nhà tướng "Đàn ông chặt cây to đi trước/ Đàn bà phát cỏ non theo sau" [8, tr.1], chỗ nào đất cao thì cào xuống cho bằng, gặp khe suối bắc cầu..., không kể đàn ông hay đàn bà, già hay trẻ đều phải ngày đêm làm việc phục vụ cho quan lớn. Cả cuộc đời làm nô lệ phục dịch cho nhà quan có những lúc không có thóc gạo để ăn "Nơi này lấy đất đỏ thay bữa/ Nơi này lấy đất cát thay cơm". [8, tr.27]
Nội dung trong Then Kỳ yên là thuật lại hành trình của đoàn người lên cõi trời với bao vất vả khó nhọc, phải băng rừng vượt suối, phải chèo thuyền vượt thác, mỗi bước chân đi đều nguy hiểm đến tính mạng con người:
Nhăm khứn khái vuồng tắn phắng nà Quá khứn khái vuồng phia phắng bó Me nhình tốc vuồng tắn nàn mà
Bó chài tốc vuồng phia nàn téo [8, tr.12] (Tạm dịch: Tiến lên chỗ vùng thấp bên ruộng/ Tiến lên chỗ vùng sâu bờ giếng/ Nữ giới rơi vùng thấp khó về/ Nam giới rơi vùng sâu khó lại)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nhằm khứn ty nhá lạo khát kha
Quá khứn khái nhá đa khát khắu Tao mừa khát bướng khoa
Tao mà khát bướng thại... [8, tr.13]
(Tạm dịch: Tiến lên nơi cỏ "lạo" đứt chân/ Qua lên chỗ cỏ ''đa'' cưa gối/ Đi lên đứt bên trái/ Trở về cưa bên phải...)
Mặc dù với những chặng đường đi khó khăn vất vả như vậy, đoàn quân Then vẫn vượt qua và tiếp tục đi qua những nơi còn khắc nghiệt hơn thế nữa:
Nhăm khứn khái lồm thoóng vi vu Quá khứn khái lồm gió phong ba Lồm kháu xu kháu ha tằư boót
Lồm kháu tắp kháu poót tằư hai... [8, tr. 27]
(Tạm dịch: Tiến lên chỗ gió thổi vi vu/ Qua lên chỗ gió núi phong ba/ Gió thổi vào tai mắt sắp mù/ Gió thổi vao tim phổi gần chết...)
Đây mới chỉ là những khó khăn vất vả của đoàn quân Then đi đường bộ, đến nơi giáp ranh giữa cõi trần gian và cõi trời phải vượt qua những ghềnh, thác và mênh mông biển cả. Đoàn quân phải chia nhau ra đi đường thuỷ và đường bộ:
Cắt quân pay là mạ Chia quân pay là môn Tham xiên pay tàng bốc Sốc xiên pay tàng nặm
Thíp thoong kha nưa bôn các xứ Lao các nàng đạo lá kháu lừa
Thắm thứa tằu khắn mừa nặm khái [8, tr.42] (Tạm dịch: Cắt quân đi các phía/ Chia quân đi các nơi/ Ba ngàn đi đường đất/ Sáu ngàn đi đường thuỷ/ Mười hai ngả trên sông các sứ/ Rao các nàng đạo lá vào thuyền/ Sắm sửa sắp lên nước Ngân Hà)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Thí bưởng nặm hải tế mênh mông
Thíp thoong kha nặm thông các xứ Mông hăn nặm mằn đeng bằng lượt Mông hăn nặm mằn đướt bằng phày
Kha nhắm lồng là bay bấu đáy [8, tr.42] (Tạm dịch: Bốn phía nước biển lớn mênh mông/ Có mười hai dòng sông các xứ/ Trông thấy nước đỏ ngầu/ Nước này nóng như lửa/ Chân bước xuống là đi không được)
Với biển nước mênh mông như vậy bắt buộc đoàn quân Then phải vượt qua cùng với những con thuyền đầy ắp vật cống phẩm, qua những nơi nóng như thiêu như đốt, nếu chẳng may sơ sẩy thì không còn đường quay lại. Tiêu biểu nhất phải kể đến cuộc sống lao động vất vả của những phu chèo thuyền, những người vợ phu phải thay chồng lo toan cuộc sống thường nhật.
Những sluông (suông) chèo thuyền phải quanh năm trực ở bờ sông,"Bôn thinh lúc pó chài là khó/ Trời sinh ra con trai là khổ" [8, tr.45], sinh ra làm người đàn ông không phải là cầm súng đánh giặc để bảo vệ đất nước hay là để làm vua, làm quan được hưởng thụ mà làm người dân nghèo chuyên phục vụ các quan lớn. Đi quanh năm suốt tháng không biết vợ con sống ra sao:
Tham mìa lục mì kháu bấu đai
...Mì pó bặng lục piọa chặu nẳư [8, tr.46] (Tạm dịch: Hỏi vợ nhà còn gạo hay hết/ ...Có bố mà như con mồ côi)
Tá mìa lục bấu chắc bướng lăng Mì lục kin ca lăng dú thá
Lườn chào nằng mì há mì tham Lườn là khó thân đàn phu phụ Hệt lăng kin dú pặu liệng khò
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(Tạm dịch: Bỏ vợ con không biết đằng sau/ Vợ con có thiếu gì ở đợi/ Nhà người còn có năm có ba/ Nhà mình có thân đàn phu phụ/ Làm gì ăn để mà nuôi thân/ Thân đàn bà khác lo khó quá)
Cuộc đời của sluông lắm gian truân cực nhọc là thế, nhưng người vợ ở nhà cũng vất vả, thay chồng làm mọi việc, đêm nối đêm sống trong nỗi cô đơn chờ đợi chồng, chôn vùi niềm vui hạnh phúc theo những cơ cực của cuộc đời. Người phụ nữ trong xã hội xưa lấy chồng cũng như không có chồng, một mình vừa nuôi con, vừa lo toan cuộc sống, vừa sống trong sự mỏi mòn chờ đợi:
Mìa thuông tá the đai pên mái Khừn vằn dú cửa đại mông đai
... Au phua bấu dú lườn là khó [8, tr.49] (Tạm dịch: Vợ thuông là để không như hoá/ Ngày đêm ở nhà mãi nhìn không/...Lấy chồng không ở nhà là khổ)
Trên đường đến cửa Ngọc Hoàng, quân Then còn vượt qua nhiều trở lực hiểm nghèo, Then đi qua nơi mụ Gia Dinh bẩn thỉu, quái ác giữ gậy đầu sinh đầu tử phải chăng đây là hiện thân của kẻ thù bốn chân và hai chân luôn gây tai hoạ cho con người. Rồi đến những nơi quân binh trèo núi, leo vách đá để tìm của ngon vật lạ cống tiến, bị lá han châm đốt, gai móc chân tay, vắt bám hút máu, cỏ cứa chân... "Đi lên đứt bên phải/ Trở về đứt bên trái" [8]. Bức tranh Then phản ánh hiện thực của một xã hội có giai cấp. Mọi hoạt động của đoàn quân Then trên hành trình lên cõi trời vô cùng gian khổ ấy đều do các quan Then điều khiển, phu Then phải nai lưng lao động cực nhọc vất vả, hiểm nguy dưới sự chỉ huy của quan Then. Đó chính là hiện thực cuộc sống lầm than của nhân dân trước đây trong kiếp sống nô lệ.
Một đêm Then kỳ yên khi lời ca cất lên kết hợp với các trò diễn đã mô phỏng được đời sống lao động sản xuất của người Tày xưa, qua cảnh trèo đèo lội suối, vượt sông vượt biển là những cảnh khắc hoạ rõ nhất hiện thực cuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sống. Nghịch cảnh đắng cay ấy hầu hết diễn ra khắp các chương đoạn, tiểu biểu hơn cả là đoạn miêu tả cảnh các sluông tạm biệt vợ con chèo lái những con thuyền trở đầy ắp lễ vật lên mường trời. Mặc dù Then gắn liền với làn khói hương nghi ngút hư hư thực thực, nhưng qua lời Then "trong cái hư vô, trong cái xa xăm đã có cái gần gũi. Dù Then có nói về cái hư vô nhưng vẫn hướng về cuộc đời thực, vì cuộc đời thực" [34,tr.273-274]. Như vậy, nội dung lời Then kỳ yên chứa đựng trong nó những thông điệp về cuộc sống người Tày một thời trong quá khứ.
2.2.2. Phán ánh ước mơ về cuộc sống no đủ, yên vui của nhân dân lao động
Trải qua bao thăng trầm, Then vẫn luôn sống mãi trong lòng đồng bào Tày biết bao thế hệ, không chỉ vì âm thanh dìu dặt tha thiết của cây đàn tính và chùm nhạc xóc mà lời hát Then còn thấm vào người nghe bởi nội dung hiện thực sâu sắc. Khi những câu hát Then cất lên như đưa người xem ngược dòng thời gian trở về quá khứ, sống lại cuộc sống của người Tày xưa. Ở đó, ngoài cuộc sống chất phác, nguyên sơ còn ẩn chứa những ước mơ, khát vọng về cuộc sống bình đẳng, thoải mái về tinh thần.