Phê phán những thế lực cường hào ác bá, bóc lột sức lao động

Một phần của tài liệu then kỳ yên của người tày ở bắc quang, hà giang - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 67 - 146)

những người dân nghèo

Nếu bóc đi lớp vỏ linh thiêng thần bí bao phủ trong Then, thì các vị thần linh ở trên cõi trời, cao nhất là Ngọc Hoàng thượng đế không còn được tôn kính, sùng bái nữa, lúc này lại trở thành thế lực cường hào, ác bá chuyên bóc lột sức lao động của người dân lao động nghèo. Cuộc hành trình dài đầy rẫy những hiểm nguy của đoàn quân Then mang lễ vật từ hạ giới lên thiên đình cống tiến cho Ngọc Hoàng - vua lớn, xin Ngọc Hoàng và các vị thần linh ban cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên. Hình ảnh đoàn quân Then chính là hình ảnh thu nhỏ của "cái xã hội " đầy rẫy những bất công ngang trái, người bóc lột người, "cái xã hội" ấy đã phá tan bao cảnh yên vui, lấy đi bao mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu của biết bao người dân nghèo.

Nhà nghiên cứu Vi Hồng nhận xét về hiện thực trong Then in trong cuốn Mấy vấn đề về Then Việt Bắc viết: "Then là sự "LỘN NGƯỢC" giữa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn cõi âm và cõi dương. Cái xã hội trong Then chính là một "phiên bản" của xã hội thực, là xã hội thực của người Tày, Nùng xa xưa. Có lẽ vì lí do lịch sử, lí do xã hội... mà các tác giả Then mượn màn khói hương để nhận xét, phê phán cái xã hội thực, đồng thời cất lên tiếng nói ước mơ, khát vọng của nhân dân lao động thời xưa. Cho nên cần phải trả lại cho Then đúng cái hiện thực xã hội mà Then đã phản ánh." [34, tr. 272]. Nhận xét trên đã phán ánh được phần nào diện mạo hiện thực xã hội đầy áp bức bất công, một xã hội mà tuyệt đa số người làm nô lệ cho một số ít người. Những người nô lệ đó bị lao động khổ sai, bị tước quyền làm chủ, bị bóc lột thậm tệ... Có thể nói, toàn bộ hệ thống lời hát Then là bức tranh chân thực về cuộc sống lao động đa dạng, sinh động của người Tày xưa: những nạn phu phen tạp dịch, những đoàn binh mã rầm rập vượt núi băng rừng mang lễ vật lên cúng tiến, những cuộc chia tay thẫm đẫm nước mắt... là hiện thực xã hội thời kì này.

Đoàn quân Then gồm đủ mọi hạng người, mọi loại người: vua chúa, quan tướng, quân binh, nàng hầu... Không ở đâu mà mối quan hệ giữa người với người trong một xã hội lại được thu gọn và bộc lộ trực tiếp, điển hình như đoàn quân Then này. Nào phu thuyền, phu gồng gánh, phu chặt cây làm cầu..., tất cả đều bị bóc lột nặng nề, lao động cực nhọc gian truân, đối mặt với nguy hiểm.

Xuyên suốt "đường Then" đi trong Then kỳ yên, chỗ nào cũng có thổ công, thổ địa, thần hoàng, thần ma, tới mỗi đoạn đường, mỗi vùng nhỏ hẹp đều phải cúng cầu yên mong từng vị ở nơi đó phù trợ cho đoàn. Đây chính là các tập đoàn thống trị trong từng vùng hoặc từng bản làng nhỏ bé, người dân đều phải cống nạp, phục dịch:

Đặt pay lệ nhàu mác thổ công Đặt pay pang nhàu làng thổ địa Các chúa kin nhàu mác tứn luông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Tạm dịch: Đặt lễ này vào thổ công/ Đặt lễ này vào thổ địa/ Các chúa ăn trầu, quả lên đường/ Nhà Then ăn trầu rồi lên ngựa)

Chỉ vì sống xa hoa tột độ của một tên "vua lớn" mà mọi vật đều bị bắt, giết để làm vật hy sinh để kính dâng, cống nạp cho "vua lớn" - Ngọc Hoàng. Trong quan niệm của dân gian lúc này không còn là đấng hư vô nữa mà là một tên vua tàn phá sức lực và sự cống của người và muôn vật. Một tên vua sống trên xương máu của nô lệ, "vua lớn" này cũng đòi hỏi mọi "vua nhỏ" hơn và mọi người khác phải cống nạp hàng năm đủ mọi của ngon vật lạ:

Nhăm khứn thâng pù tắm hóm quang Quá khứn thâng pù khà hóm nạn Hóm au nạn xu bang

Hóm au quang xu núm [8, tr. 39]

(Tạm dịch: Tiến lên đến đồi thấp đuổi nai/ Qua lên đến rừng xanh đuổi hoãng/ Đuổi băt hoãng lấy tai/ Đuổi bắt nai lấy sừng)

Rồi đến công việc trực thuyền ở bờ sông vất vả theo vòng quay của thời gian:

Cần dẳư loọng phắc bến lao xao Vằng vặc cằm sắư quay đon thác ... Cần dẳư pay chống lừa tàng tới

Bấu đáy dú chơi bời lín khua [8, tr. 43]

(Tạm dịch: Người nào gọi ngoài bến lao xao/ Vẳng nghe tiếng gần xa bờ biển/ ...Người này luôn trực thuyền suốt đời/ Không được rỗi một ngày vui chơi)

Các phu không chỉ biết chèo thuyền theo lệnh của quan trên mà phải có trách nhiệm trông coi đồ đạc cho các quan, nếu bị mất hoặc thất lạc sẽ bị trách tội:

Mì thuyền phải pay ngay cho chóng Khăm nạy mì chính tuần láu chay Nhược cần khẳu bấu pay pắt khiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ... Nhược là mằn bấu pay pên tội

Mất cúa đức lườn chúa bấu tha [8, tr. 44] (Tạm dịch: Có thuyền phải đi ngay cho chóng/ Tối nay chúa có lễ rượu cung/ Nhược sluông không đi bắt khiến/ ...Nếu là sluông không đi phải tội/ Nếu mất của nhà chúa không tha)

Qua một hành trình dài của Then, ta thấy ở đó tồn tại hai tầng lớp khác nhau: người lao động và kẻ bóc lột. Hình ảnh đoàn quân phu phen tạp dịch tiêu biểu cho những người lao động, còn những quan Then, Cốc Cường, Ngọc Hoàng thượng đế..., đại diện cho kẻ bóc lột. Trong tâm thức của người dân Tày những vị thần linh này đáng được tôn kính, sùng bái, nhưng ẩn đằng sau tầng lớp người này chính là những kẻ bóc lột thậm tệ, làm cho người dân nghèo không "ngóc đầu" lên được, suốt đời đi làm phu phen tạp dịch cho các "quan lớn". Đây chính là hiện thực lầm than của người Tày xưa.

Qua lời hát Then nói chung, tác giả dân gian không chỉ miêu tả một cuộc sống cực nhọc vất vả, đầy rẫy tai ương bất trắc của kiếp sống nô lệ mà sâu xa hơn còn ẩn chứa "Tư tưởng phản kháng, thái độ căm ghét của nhân dân lao động bị áp bức đối với giai cấp bóc lột được biểu hiện trong then khi mờ khi tỏ, khi trực tiếp phẫn nộ, khi bình tĩnh nhẹ nhàng...suốt khắp các chương đoạn của Then". [34, tr. 283]. Như vậy, nội dung Then kỳ yên giúp chúng ta thấy được bức tranh sinh động về hiện thực xã hội người Tày xưa. Tác giả dân gian đã miêu tả kín đáo, chân thực những nỗi vất vả, cơ cực những tai ương bất trắc mà đồng bào Tày phải gánh chịu trong quá trình lịch sử. Ẩn chứa trong nỗi vất vả, đắng cay ấy là một thái độ bất bình phản đối mạnh mẽ của những người lao động nghèo khổ đối với tầng lớp bóc lột.

2.3. Then kỳ yên phản ánh những truyền thống văn hoá tốt đẹp của ngƣời Tày

Then là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng văn hoá được người Tày yêu thích từ bao đời nay. Người Tày làm Then để cầu mùa, cầu an, cầu phúc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giải hạn, sinh con để cái..., nhưng nếu bỏ cái áo khoác ngoài của Then là lễ nghi, tín ngưỡng thì lời ca Then ẩn chứa bài học mang tính nhân văn sâu sắc, hướng con người tới cái đẹp, cái thiện. Giáo dục con người về đạo đức nhân nghĩa: yêu thương con người, lòng hiếu thảo, sự thuỷ chung....

2.3.1. Coi trọng đạo lí nhân cách, sống chan hoà tình nghĩa

Lời ca trong Then kỳ yên không chỉ đem đến cho con người niềm tin đối với cuộc sống, mà còn là bài ca ca ngợi cuộc sống tình nghĩa, trọng đạo lí nhân cách giữa con người với con người. Qua những chương đoạn của Then phần nào đã hé lộ được đời sống tâm hồn phong phú của người Tày trước hết là tình cảm đồng loại, tình nghĩa đồng bào.

Mặc dù sống trong cảnh phu phen tạp dịch cực nhọc, chịu những kiếp nô lệ lầm than, nhưng tình cảm gắn bó giữa người với người trong cuộc sống không hề nhạt đi mà càng "đậm đà" hơn bao giờ hết. Những ai đã từng đọc hay nghe ''khái lọng sluông'' đều nhận thấy: không quản ngại khó khăn, vợ sluông vẫn chăm lo mọi việc chu đáo để chồng yên tâm ra đi. Cảnh chia tay thật cảm động, người vợ dặn chồng bao điều thiết tha, sâu sắc:

Mìa sluông thắc cằm nạy đới sluông Pi oóc pay phụ hương thượng đính Xiên vạn dú trực minh thú thân Giá pây xâm mìa cần pên ní Giá tham tàng yêu tứ chơi xuân Hăn lùa nàng lương đông đẹp đẽ Nhất thiết bấu kết nghĩa nhân duyên

Lắm kháu tội mường bôn xấu ná [8, tr. 46] (Tạm dịch: Vợ sluông chỉ khuyên chồng mấy lời/ Anh ra đi phù hương thượng đính/ Ngàn vạn anh giữ mình phẩm chất/ Đừng nên xâm phạm vợ người thành tội/ Đừng tham đường ích kỉ hư thân/ Đừng thấy vợ người ta đẹp đẽ/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nhất thiết không được kết nghĩa nhân duyên/ Phạm vào tội mường trên xấu quá)

Người vợ lo lắng cho chồng không phải vì tình cảm ghen tuông bộc phát mà là sợ những điều không may xảy ra với chồng, nhất là chuyện "nguyệt hoa". Những lời mà vợ sluông nói ra một phần thể hiện sự hi sinh tầm lặng của người phụ nữ, mặc khác thể hiện rõ giá trị đạo đức của con người.

Đức hy sinh của người vợ đã làm sáng thêm tình nghĩa vợ chồng. Người ra đi cũng muốn người ở lại yên lòng nên đã cố giấu tình cảm thật của mình, và cũng có đôi lời an ủi, động viên hứa sẽ không phạm vào những điều trái với đạo lí vợ chồng:

Khuyên noọng giá pay thắng lăng lai Pi gả noọng chùa tai còi chứ

Dẳu bấu chắc kin dú là hai

Thắng thướn là au háp lồng láng [8, tr. 47] (Tạm dịch: Khuyên em đừng lo nghĩ về anh/ Anh đi anh luôn nhớ về em/ Anh không biết ăn ở là chết/ Nói xong lấy gánh gạo đi liền)

Khăm nạy lệnh vua luông thượng đáng Sluông bấu đáy tạp loạn mìa cần

Pó sluông cốm ná lồng bấu giăng Đát toọng lại phết đăng chẳu háy Lùa nàng dú ty nạy còi đai

...Thố thinh lồng lập tới kin chay [8, tr. 49] (Tạm dịch: Tối nay lệnh vua trên thượng đáng/ Sluông không được yêu đương vợ người/ Ông sluông cúi gầm mặt không nói/ Vừa bực lại vừa buồn muốn khóc/ Nàng dâu ở đây chỉ ngắm không/ ...Số sinh xuống phải chỗ ăn chay)

Sống trong xã hội phong kiến xưa, nhiều gia đình phải tan nát, vợ lìa chồng, cha con lìa nhau là vì cảnh bắt phu, bắt lính... Thấu hiểu được cảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoàn cảnh của mình và thương cho người, sluông giãi bày tình cảm của mình hết sức chân thực:

Tách thố thinh vất vả chắng thương

Au phua bấu pên lườn là khó [8, tr. 49] (Tạm dịch: Trách số lại trách mình thương/ Lấy chồng không ở nhà là khổ) Sống và lao động vất vả nhưng không vì lợi ích cá nhân mà quên đi nhiệm vụ cao cả đối với bề trên, sluông chèo thuyền phải bỏ đằng sau vợ trẻ, con thơ đi làm trọn nhiệm vụ được giao. Đi qua những nơi "hoa thơm cỏ lạ" đầy quyến rũ những họ tự dặn lòng phải từ bỏ ham muốn, ý thích của mình để trọn tình trọn nghĩa với gia đình và làm trọn trách nhiệm bề trên giao phó:

...Chúa tang pác khôn ngoan chắng gá Cau là tướng thiên hạ vàng trên

Khứn tiến lệ mường bôn thượng đế Sluông đừng nói mọi kế làm chi Mì thuyền phải pay ngay hẳư chóng

...Nhược là mằn bấu pay pên tội [8, tr. 44]

(Tạm dịch: Chúa tạng người khôn ngoan mới nói/ Tao là tướng thiên hạ hoàng cung/ Lên tiến lễ mường trên thượng đến/ Sluông đừng nói chống chế làm chi/ Có thuyền phải lo đi cho chóng/... Nếu là sluông không đi phải tội)

Người Tày sống đôn hậu giàu tình nghĩa và quan niệm sống của họ bởi thế rất đúng đắn. Mặc dù cuộc sống vất vả cơ cực theo suốt cuộc đời những người nô lệ, nhưng ẩn sâu trong tâm hồn họ là những ước muốn được làm chủ cuộc đời, lên án, phê phán những thế lực tàn bạo đã làm cho cuộc đời của người lao động nghèo thêm cực khổ. Đây chính là những động lực giúp họ vượt qua và làm tròn trách nhiệm của mình trong mọi hoàn cảnh sống, luôn tin tưởng ở ngày mai tươi sáng hơn. Qua các chương đoạn của Then kỳ yên, tâm hồn tình cảm của tộc người Tày bộc lộ khá chân thực rõ nét, "nhân sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn quan, đạo đức của người dân lao động thời nào cũng thế, không hề bị pha tạp, mai một đi mà trong sáng tươi mát như nước suối giữa rừng ban mai vậy" [34, tr. 149]

2.3.2. Khuyên con người chăm chỉ trong lao động, sản xuất

Lời ca trong Then kỳ yên không chỉ là ca ngợi cuộc sống tình nghĩa, coi trọng đạo lí nhân cách giữa người với người mà còn là bài học kinh nghiệm khuyên răn người nông dân chăm chỉ lao động sản suất, cày cấy theo đúng mùa vụ. Sống trong xã hội xưa khi khoa học, kĩ thuật chưa phát triển, con người không thể căn cứ vào lịch để làm theo mùa vụ như bây giờ, mà phải dựa vào kinh nghiệm của những người đi trước, dựa vào các con vật và hiện tượng thiên nhiên để làm cho đúng mùa vụ.

Người Việt đã đúc kết được kinh nghiệm về trồng trọt theo mùa vụ qua câu ca dao sau "Tháng chạp là tháng trồng khoai/ Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà/ Tháng ba cày vỡ ruộng ra/ Tháng tư làm mạ mưa sa đầy đồng....". Người Tày lại dựa vào tiếng chim kêu để cấy trồng đúng mùa vụ:

Quéng quý tạo bươn tham mùa chá Quéng quý tạo bươn há mùa nà ... Hệt việc theo quéng quý đáy kin

Hệt việc theo mèng lìn hai giác [8, tr. 15-16] (Tạm dịch: Quéng quý kêu tháng ba reo mạ/ Quéng quý kêu tháng năm vụ cấy/...Làm việc theo quéng quý đủ ăn/ Làm việc theo tiếng ve là đói)

Queng quý là một loại chim nhỏ có giọng hót hay, thường sống ở vùng núi phía Bắc. Khi nghe tiếng kêu vào tháng ba thì người nông dân phải xuống mạ, kêu vào tháng năm là cấy. Làm việc theo tiếng chim Queng quý đủ ăn, làm việc theo tiếng ve là chết đói. Tác giả dân gian đã lồng những lời khuyên làm việc đúng mùa vụ vào nội dung lời ca Then để con người không bị lời hát Then làm mê muội mà quên đi nhiệm vụ chính của mình là làm ra của cải vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chất. Việc làm này rất có ý nghĩa đối với người lao động vừa đầy đủ vất chất vừa phong phú về tinh thần.

Cả cuộc đời gắn với nền sản xuất nông nghiệp, mọi của cải vất chất làm ra đều phục vụ chính bản thân mình, câu tục ngữ Việt bao đời nay đã in sâu trong tiềm thức của người dân Tày "Tay làm hàm nhai...". Khuyên con người phải chăm chỉ trong lao động, biết cày cấy đúng theo mùa vụ thì mới đạt năng suất cao. Nếu làm việc đi muộn về sớm giống như người vợ trước e là không theo kịp được bà con xóm làng sẽ bị chê cười. Làm việc theo người vợ sau đi sớm về muộn, một nắng hai sương thì sẽ no đủ suốt đời:

Hệt việc theo mé cón mà vằn

Hệt việc theo mé lăng tam táy [8, tr. 16] (Tạm dịch: Làm việc theo vợ trước về sớm/ Làm việc theo vợ sau thắp đuốc)

Ngoài ra lời ca Then kỳ yên còn khuyên con người biết phải biết trân trọng thành quả lao động của mình làm ra:

Tơi xưa cúa tin mừng nặm bó Cúa po me nặm noòng

Một phần của tài liệu then kỳ yên của người tày ở bắc quang, hà giang - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 67 - 146)