Phán ánh ước mơ về cuộc sống no đủ, yên vui của nhân dân lao động

Một phần của tài liệu then kỳ yên của người tày ở bắc quang, hà giang - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 59 - 67)

Trải qua bao thăng trầm, Then vẫn luôn sống mãi trong lòng đồng bào Tày biết bao thế hệ, không chỉ vì âm thanh dìu dặt tha thiết của cây đàn tính và chùm nhạc xóc mà lời hát Then còn thấm vào người nghe bởi nội dung hiện thực sâu sắc. Khi những câu hát Then cất lên như đưa người xem ngược dòng thời gian trở về quá khứ, sống lại cuộc sống của người Tày xưa. Ở đó, ngoài cuộc sống chất phác, nguyên sơ còn ẩn chứa những ước mơ, khát vọng về cuộc sống bình đẳng, thoải mái về tinh thần.

Cuộc sống hạnh phúc, yên vui là niềm mong ước của con người từ ngàn đời nay. Để thực hiện được niềm mong ước ấy, Then kỳ yên không giống như trong truyện cổ tích phải mượn đến vật thần kì như viên ngọc ước, tấm thảm biết bay, đôi giày thần... để giúp đạt điều ước mà người Tày mượn màn khói hương cùng với lời ca, tiếng nhạc đem niềm mong ước của gia chủ gửi tới các vị thần linh, mong các vị thần giúp cho gia chủ giải những xung khắc, oan trái và đạt được những điều mà mình mong muốn:

Khắc nạy pay mường đai Khắc nạy pay mường ứn Đin lườn thó hẳư an

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bấu khắc mạ lườn quan

Bấu khắc loàn lườn tướng [8, tr.22-23]

(Tạm dịch: Khắc này đi nơi khác/ Khắc này đi mọi nơi/ Họ nhà này mọi việc đều bình an/ Không khắc đến nhà quan/ Không vướng vào nhà tướng)

Phải chăng là cuộc sống quá khắc nghiệt, "vật lộn" với bao hiểm nguy để tồn tại, con người không tìm được niềm an ủi hay có được một cuộc sống no đủ ở ngay chính cuộc sống thực của họ. Vì thế, họ luôn có một niềm tin ở các vị thần linh ở cõi trời sẽ ra tay cứu với họ khi họ rơi vào bước đường cùng. Họ đã nhờ đến màn khói hương và nhờ đến các ông Then, bà Then sẽ giúp họ làm việc này. Với mong muốn là mọi khổ đau sẽ xua tan và một cuộc sống tốt đẹp sẽ đến với họ, ở đó không có người bóc lột người, họ sẽ được hưởng trọn vẹn thành quả lao động mà họ làm ra.

Qua lời ca trong Then kỳ yên, chúng ta thấy hiện lên những đoạn miêu tả cuộc sống buôn bán sầm uất ở cảnh chợ Tam Kí, Tam Quang:

... Hàng nưng là khai bát, khai địa Hàng nưng khai phải tháy hệt khăn

Hàng nưng khai phải đăm hệt thứa ... Hàng nưng khai chúp dứa quai thao Hàng nưng khai long đao chim khéo Hàng nưng khai túi thét a

Hàng nưng khai túi lài va thét bạn

Hàng nưng khai vọng, loọng péng cao... [8, tr. 59] (Tạm dịch:... Có hàng là bán bát, bán đĩa / Có hàng bán vải sợi làm khăn/ Có hàng bán vải đen may áo ... Có hàng bán nón dứa quai thao/ Có hàng bán long đao đẹp mắt/ Có hàng bán túi nhỏ làm quà/ Có hàng bán túi vải hoa tặng bạn/ Có hàng bán võng, ô, quà bánh...)

Cảnh chợ Tam Kí, Tam Quang hiện ra với đầy đủ những vật phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày như: bát, đĩa, vải nhung lụa, chiêng trống,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

long đao đến quà bánh..., chợ tập nập kẻ mua người bán với đủ các hạng người ở ba mường khác nhau đều tụ họp ở đây. Cảnh chợ này không khác gì chợ ở cõi trần gần gũi với đời sống của nhân dân lao động. Cũng có khi cảnh chợ sầm uất chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người, nhưng dù sao đây cũng là mơ ước về một cuộc sống đầy đủ, sung túc của người dân lao động.

Hay nhà cửa ở cõi trời cũng khác với những mái nhà thấp bé của người dân nghèo ở trần gian, nhà ở cõi trời to, rộng được trang hoàng đẹp đẽ:

Phắc tu mì kỳ lân án ngự Thí bưởng vẽ câu đối lung li

Tứ chi mì luồng chằu thoong bưởng

Nà táng chúc thanh táo li liều... [8, tr.59]

(Tạm dịch: Cửa vào có kỳ lân phục chầu/ Bốn bên có câu đối sinh tân/ xung quanh có rồng chầu đều khắp/ Trước nhà trồng thanh táo vườn xanh...)

Người dân nghèo không có gì hạnh phúc hơn khi có được cuộc sống như thế, nhưng điều này chỉ có được trong những giấc mơ của họ. "...Then với tư cách là sáng tạo nghệ thuật, nó vừa mang tính hiện thực lại vừa có tính lãng mạn" [34, tr. 263]

Trong lời ca Then kỳ yên, chúng ta còn thấy hành trình của Then đi từ mặt đất lên đến mường trời, đâu chỉ đi qua những nơi vất vả gian nan, mà quân Then còn đi qua những nơi có cuộc sống thanh bình, ấm no, hạnh phúc:

Nhăm khứn bán phong lưu Quá khứn mường phú quý Ty nạy mằn phú quý tàng pi Mường này là phong đu tàng tới Mường này chắng dú nắc

Quắc nạy chắng dú đay

... Soóc táp tốc lồng nặm pên pia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Tạm dịch: Tiến lên bản phong lưu/ Qua lên mường phú quý/ Chốn này là phú quý cả năm/ Mường này là phong đủ suốt đời/ Mường này mới ở yên/ Nơi này mới ở tốt/... Lạt buộc rơi xuống nước thành cá/ Lau, sậy rơi vào ruộng nên lúa...)

Mường phú quý, no đủ này là mơ ước của biết bao người lao động nghèo. Mong ước của họ chắc hẳn không phải quá cao sang, được sống trong nhung lụa, đầy ắp vàng bạc châu báu, mâm cao cỗ đầy..., mà chỉ mong một cuộc sống có đầy đủ cái ăn, cái mặc. Sống trong một xã hội đầy rẫy những bất công thì điều đó là quá xa vời với họ.

Những người dân nghèo không chỉ có mong ước "ăn no mặc ấm" mà còn có một khát vọng chính đáng nữa là những đôi lứa, những cặp vợ chồng được sống bên nhau, cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng chăm lo cho con cái. Điều đó họ đâu được toại nguyện, người vợ sluông chèo thuyền mòn mỏi chờ chồng trong đêm khuya thanh vắng, một thân một mình lo toan mọi việc thay chồng:

Khăm ngoà ngám đáy do mà thâng Thửa khát páy lập phung

Hua bông bấu lập khuổi Teo tao mà pắt tội tam tông ...Bươn há bấu đáy dú phừn lua Bương thíp bấu đảy hưa tăm choóng

... Phua là pay tằng tơi lưu niên [8, tr. 45-46]

(Tạm dịch: Tối qua vừa mới ló đến nhà/ Áo rách chưa kịp vá/ Đầu bù chưa kịp gội/ Bây giờ về bắt tội ba lần/ ... Tháng năm không được giúp cày bừa/ Tháng mười không được giúp gặt hái/...Chồng là đi suốt đời quanh năm)

Chồng là phu chèo thuyền quanh năm suốt tháng gắn với chiếc thuyền nơi bến nước mênh mông, bỏ lại đằng sau người vợ trẻ, con thơ. Họ cũng giống như biết bao đôi vợ chồng khác mong có những ngày tháng ở bên nhau, những đó cũng chỉ là mơ ước, hiện thực khắc nghiệt đã chia lìa tình cảm thiêng liêng giữa họ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngay trong "cái xã hội thu nhỏ ấy", người với người đối xử với nhau không công bằng. Người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất là những phu chèo thuyền và các quân lính "thấp cổ bé họng". Ẩn chứa trong cam chịu, oán trách đó là những ước mơ về một cuộc sống con người được làm chủ đời mình. Then không chỉ mô tả tỉ mỉ các phong tục lễ nghi tín ngưỡng mà còn là lời ca thể hiện tình cảm, ước mơ của nhân dân. Vì thực tại con người không tìm thấy hạnh phúc và niềm vui, nên con người phải tượng tượng ra một thế giới mới:

thế giới thần tiên. Tuy không đem lại cho họ cơm ăn nước uống, nhưng lại tạo cho họ một cái bóng để họ hy vọng và tự xoa dịu những nỗi khổ hiện tại, để họ gửi gắm những ước mơ khát vọng. Là liều thuốc bổ trợ giúp con người vượt qua khó khăn đời thường, yêu đời, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng. Ngoài ra "đường Then" đi còn mượn các tích xưa, các câu truyện thần thoại để nói lên ước mơ táo bạo của con người: muốn làm chủ thiên nhiên, xoá bỏ mọi xiềng xích áp bức của xã hội dành lấy tự do. Vì vậy, một đêm

Then kỳ yên diễn ra ở trong phạm vi gia đình vừa mang màu sắc linh thiêng thần bí vừa gần gũi với cuộc sống sinh hoạt của đồng bào Tày Bắc Quang.

Tuy nhiên, qua những lời ca của Then kỳ yên, chúng ta thấy người dân lao động đã mường tượng ra một thế giới tốt đẹp và mong ước được sở hữu. Nhưng trong cuộc sống thực, con người lại chưa biết biến những ước mơ đó thành hiện thực. Đây cũng là những hạn chế nhất định trong nhận thức của người Tày xưa.

2.2.3. Phê phán những thói tật của con người trong xã hội, đề cao phẩm chất tốt đẹp của người lao động

Người xưa có câu "nhân vô thập toàn" - nghĩa là con người ta, dù ít hay nhiều (tuỳ theo mức độ cá nhân) đều có những phần chưa được "trọn vẹn". Chỉ một chữ "vô" ấy thôi, là một khoảng cách mênh mông của thế giới thói hư tật xấu. Con người cho dù sống ở thời đại nào nếu không làm chủ và chế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngự được những thói hư tất xấu của mình thì sẽ bị người đời phê phán, chê trách. Đặc biệt sống trong xã hội xưa với nền sản xuất tự cung tự cấp con người càng phải chăm chỉ, chịu khó mới có thể đủ ăn, nếu lười biếng không biết lo toan cho cuộc sống thì sẽ mãi rơi vào đói, nghèo.

Qua một số chương, đoạn trong Then kỳ yên chủ yếu là phê phán những người phụ nữ và những người đàn ông - trụ cột gia đình vụng về, lười biếng. Trước tiên là phê phán người phụ nữ không biết vun vén, chăm lo cho gia đình:

Quá khứn choọc thao tăn

Mường này phoóc là phoóc mọi ăn Tăn là tăn mọi dương

Thửa khát bấu lụ phung Hung hang bấu lụ hệt

Mường này nhặp thứa pú thứa gia thúc vàn Mường nạy nhặp thứa phua thúc mướn Thứa khát bấu lụ phung

Au nhá nhùng mà lọi Lọi ca tắp ca tép

Khâm chắng duýt kháu mừ

Va phung noọng vá quái [8, tr. 23]

(Tạm dịch: Tiến lên mường gái dốt/ Qua lên bọn gái ác/ Dốt là dốt mọi thứ/ Ác là ác mọi điều/ Áo rách không biết vá/ Thổi nấu không biết làm/ Mường này vá áo ông bà phải nhờ/ Mường này vá áo cho chồng phải mướn/ Áo rách không biết vá/ Lấy sợi cỏ về sâu/ Sâu ca nhúc ca nhắc/ Cầm kim chọc vào tay/ Vừa vá vừa rủa nguyền)

Trong xã hội xưa, người con gái Tày trước khi về nhà chồng phải thông thạo việc khâu vá, nội trợ. Các chàng trai Tày chọn vợ căn cứ vào đường kim

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mũi chỉ của cô gái thêu những hoạ tiết trên khăn, gối để nhận ra có phải là người chăm chỉ, chịu khó hay không. Khi về nhà chồng người con gái đó phải tự khâu gối, chăn..., và thêu những hoa tiết đẹp trên chăn, gối để tặng bố mẹ chồng. Nhưng trái lại, người con gái, người vợ được nói đến ở trên về nhà chồng với đôi tay vụng về, không biết nấu nướng, áo rách không biết vá, khâu quần áo cho chồng, bố mẹ chồng còn phải đi nhờ. Hơn thế nữa trong tâm hồn của họ không còn trong trẻo, tinh khiết như bông hoa rừng mà vẫn quẩn quanh đâu đó những ý nghĩ chưa tốt. Tuy những người phụ nữ còn có những thói hư tật xấu như thế không có nhiều nhưng họ vẫn đáng được phê phán, chê trách.

Không chỉ có người phụ nữ mới có những thói hư tật xấu, mà người đàn ông - trụ cột trong gia đình cũng mang trong mình những thói tật như: cờ bạc, rượu chè cũng vụng về, lười biếng:

Nhăm khứn mường báo phoóc Quá khứn choọc báo tăn Phoóc là phoóc mọi ăn Tăn là tăn mọi dướng

Mường nạy toóc đẳm pịoa thúc vàn Mường nạy lau đẳm khoan thúc mướn ... Choòng mạy đáy ăn cuôi

Choòng mười đáy khađám [8, tr. 23]

(Tạm dịch: Tiến lên mường trai dốt/ Qua lên bọn trai tục/ Dốt là dốt mọi thứ/ Tục là tục mọi điều/ Mường này đóng chuôi dao phải nhờ/ Mường này lau chuôi rìu phải mướn/... Khóm nứa được cái sọt/ Khóm "mười" được đũa cả)

Mường này mường của những trai dốt, đóng chuôi dao, lau chuôi rìu phải đi nhờ người khác làm hộ, cả khóm nứa, khóm mai mới là được cái sọt, đũa cả. Lẽ ra người đàn ông sống trong xã hội phải xứng đáng "Làm trai cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn đáng nên trai/ Xuống đông đông tĩnh lên đoài đoàn an", nhưng đằng này người đàn ông chỉ quanh quẩn sau lũy tre làng lại mang trong mình "dòng máu" lười biếng, vụng về quả thật là đáng chê trách.

Bên cạnh những con người đáng phê phán về thói tật, còn có những con người giỏi giang, khéo léo đáng được ca ngợi. Đó là những người con gái, người vợ chăm chỉ, khéo léo, đảm đang trong gia đình:

Nhằm khứn tông thao khôn Quá thâng mường thao khéo Mường nạy khéo là khéo mọi ăn ... Khái nạy mừng vẽ chía pên luồng Bát khâm pên tua én

Tắm au phái lài va thét bạn [8, tr.24]

(Tạm dịch: Tiến lên mường gái khôn/ Quá lên mường gái khéo/ Mường này khéo là khéo mọi điều/...Nội này tay vẽ giấy nên rồng/ Lối kim thành con én/ Nhát kéo thành con ương/ Dệt nên tấm lụa vàng biếu bạn)

Ca ngợi người con trai, người đàn ông khéo léo, giỏi giang:

Nhăm khứn tống báo khôn Quá khứn mường báo khéo Mường nạy khéo là khéo mọi ăn Mường nạy khôn là khôn mọi dướng Mường nạy toóc đắm piọa bấu vàn Mường nạy lau đắm khoan bấu mướn Cốc mạy hết lìn nà

Poai mằn hết phắc piạo vẽ luồng [8, tr.24] (Tạm dịch: Tiến lên làng trai khôn/ Qua lên mường trai khéo/ Mường này giỏi là giỏi mọi thứ/ Khôn là khôn mọi điều/ Mường này đóng chuôi dao không nhờ/ Mường này đóng chuôi rừu không mướn/ Cây nứa làm máng nước/ Ngọn cây làm vỏ dao vẽ rồng)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nếu ở trên những đoạn Then nói về những con người lười biếng, vụng về thì ở đây chúng ta lại thấy những con người chăm chỉ, khéo léo ở mọi khía cạnh. Người phụ nữ không chỉ giỏi giang về nội trợ mà còn rất khéo về khâu vá, tay vẽ giấy thành rồng, đường kim thành chim én. Còn đàn ông thì tự làm mọi việc phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt cũng như trong lao động sản xuất, không còn là một khóm nứa được cái sọt nữa mà là một cây nứa thôi cũng đủ để làm được khá nhiều việc như thân làm máng nước dẫn về đồng ruộng, ngọn nứa làm vỏ dao vẽ rồng. Đây là những con người hội tụ được những phẩm chất đáng quý như chịu thương chịu khó, khéo léo, đảm đang mọi việc. Có ý chí vươn lên làm chủ cuộc đời.

Nội dung lời ca trong Then kỳ yên đã khắc hoạ nên hình tượng nhân vật tương phản giữa vụng về, lười biếng và khéo léo chăm chỉ với thái độ phê phán và ca ngợi. Đó là bức thông điệp mang ý nghĩa sâu sắc gửi đến người đời.

Một phần của tài liệu then kỳ yên của người tày ở bắc quang, hà giang - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 59 - 67)