Quan niệm con người có hồn vía, số mệnh

Một phần của tài liệu then kỳ yên của người tày ở bắc quang, hà giang - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 49 - 51)

Người Tày quan niệm, trong mỗi con người luôn tồn tại hai phần đó là linh hồn và thể xác. Phần linh hồn của con người gọi là khoăn. Khoăn gồm có phần hồn và vía. Khi người còn sống khoăn ở với thể xác, người khoẻ mạnh khi thể xác và khoăn hoà hợp, còn người ốm là biểu hiện của khoăn lìa khỏi xác. Cũng như các dân tộc thiểu số khác, người Tày cho rằng đàn ông có 7 vía, đàn bà có 9 vía, nên việc ốm nặng hay nhẹ là do vía đi nhiều hay ít. Nếu vía không tìm thấy đường về thì con người ốm nặng và khó mà qua khỏi. Do vậy, gia đình có người ốm phải đi mời ông, bà Then về làm lễ để đi tìm và đón vía về cho người ốm. Người Tày cho là Then có khả năng thương lượng với thần linh, có sức mạnh siêu phàm, sai được âm binh đi tìm khoăn nhập lại vào xác làm cho người ốm khỏi bệnh.

Đồng bào Tày còn quan niệm, con người sinh ra đã có số mệnh, được ông trời (pó phạ) định sẵn dựa trên slư mỉnh (ngày, tháng, năm sinh) của người đó. Số mệnh con người được giao hai vị thần Nam Tào, Bắc Đẩu cai quản, "Tiến lên vua Nam Tào chấm sổ tử/ Qua lên chỗ Bắc Đẩu chấm sổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn sinh". Nếu chấm nhầm một người nào đó về cửa tử thì người đó sẽ chết sớm. Vì thế con người khi đến 49, 53, 61, 73 tuổi, gia đình thường đón thầy Then về làm lễ pủ lường (lễ thêm gạo vào hũ hộ mệnh) và nối thêm cây cầu số mệnh để cho con người sống lâu hơn:

Ngần tiền tặt ty nạy còi đai Ngần tiền cắp phái lụa mì lai Mì cúa chuộc vằn hai bấu đảy Yếu thố mừa tăng thố hẳư lì

Yếu pi mừa tăng phi hẳư quáng [8, tr. 27]

(Tạm dịch: Tiền bạc để nơi này như không/ Tiền bạc và vải vóc có nhiều/ Có cửa chuộc ngày chết không nổi/ Số yếu nên tăng số cho dài/ Thiếu năm nên tăng năm cho rộng)

Có tiền nhiều của cũng không mua được số mệnh của mình, nên những người nào được dự đoán trước là đoản mệnh mới mời thầy Then về làm lễ nối số để được sống lâu hơn với con cháu. Trong các lễ nối số cho người đoản mệnh, lễ mừng thọ cho người già bao giờ cũng có một cây chuối, một cây tre non để cả rễ, sau buổi lễ gia đình mang cây này đi trồng và chăm sóc, cây tốt tươi thì số mệnh được bình an.

Cũng theo quan niệm của đồng bào Tày, con người sinh ra vào ngày, giờ tốt thì cuộc đời sẽ sung sướng, cả đời no đủ, những người sinh vào ngày, giờ không tốt, phạm phải điều cấm kị thì sẽ vất vả suốt đời:

Số chào đảy sang trọng pên nàng

Thân là khó vô vàn li liêu [8, tr. 46]

(Tạm dịch: Số người ta sang trọng nên nàng/ Số mình nghèo vô vàn bần túng)

Số phận con người sinh ra còn phụ thuộc vào các loài hoa, nếu người nào may mắn nhận được các loài hoa như: "Nàng nào được hoa Quế thơm ngon/ Ở thế được chồng quan sống đẹp"..., những người không may mắn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhận được loài hoa mang biểu trưng không may mắn, cả đời nghèo khó vất vả: "Nàng nào được hoa Vông đỏ tươi/ Ngày đêm khác than thân buồn thảm"

hoặc "Nàng nào được hoa Kèn nghèo khó/ Xin ăn cả xuân họ không no"...

Tuy nhiên, con người sinh ra không làm chủ được số phận của mình mà lại đổ lỗi cho số mệnh, do các vị thần chấm xuống trần gian không công bằng. Cho nên các chàng trai cô gái Tày xưa nhiều khi thụ động chờ đón số phận của mình qua những cuộc "pây ẻn, pây ương". Những con chim số phận ấy chính là hiện thực đa dạng của cuộc đời mà họ được tham gia, nhưng qua hương khói trước mâm Then, nó đã hoá thân thành bóng tối bao trùm lên trí tụê, khiến họ bất lực trong quan sát, sai lầm trong nhận thức.

Quan niệm con người có số mệnh còn thể hiện ở đội ngũ các thầy Tào, Mo, Then, Pụt..., tức là ngoài những người có dòng họ, phải kế thừa những người trong dòng họ làm nghề cúng bái truyền cho. Trong số những người làm nghề cúng bái này có người do họ có căn số, số mệnh sinh ra phải làm nghề này, nếu không làm trong người sẽ mệt mỏi, ăn không ngon ngủ không yên. Chỉ khi đi theo thầy để học làm Then thì họ mới khỏi được bệnh.

Người Tày xưa cho rằng mọi hạnh phúc hay khổ đau đều do các vị thần linh trên trời cao ban phát. Vì thế, khi ốm đau, bệnh tật đều phải nhờ đến Then giúp đỡ, do đó mà các lễ cầu yên, giải hạn, cầu mùa, cầu bjoóc (cầu hoa)... ra đời, giúp con người vững tin hơn trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu then kỳ yên của người tày ở bắc quang, hà giang - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 49 - 51)