Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu then kỳ yên của người tày ở bắc quang, hà giang - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 99 - 102)

Theo Giáo sư Trần Đình Sử thì: "Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian và hiện tại, quá khứ hay tương lai" [43, tr.61]. Và do đó: thời gian nghệ thuật là thời gian được cảm nhận bằng tâm lí, qua chuỗi liên tục các biến đổi (biến cố) có ý nghĩa thẩm mĩ xảy ra trong thế giới nghệ thuật.

D.X Likhachốp trong cuốn Thi pháp văn học Nga cổ đã rất có lí khi cho rằng trong thơ ca dân gian, tác giả với tư cách là một cá thể, là "cái tôi" trữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tình không được biểu lộ ra. Đây chính là tính chất độc đáo của việc thơ ca dân gian thể hiện thời gian. Trong thơ ca dân gian không chỉ có việc sáng tạo, sáng tác văn bản tác phẩm mà còn có cả khâu diễn xướng tác phẩm. Người diễn xướng ở đây giữ một vai trò quan trọng, do sự vắng mặt của tác giả với tư cách là người đầu tiên sáng tạo nên văn bản lời ca. Ở đây, không có khoảng cách giữa thời gian của tác giả với thời gian của người đọc, người thưởng thức như trong văn học viết. Hay nói cách khác "Thời gian của tác giả và thời gian của người đọc (người thưởng thức) hoà lẫn với thời gian của người diễn xướng. Thời gian ở đây là thời gian hiện tại" [17, tr. 290]

Các cuộc hát Then của người Tày - Nùng nói chung trong đó có Then kỳ yên của đồng bào Tày ở Bắc Quang đều lấy thời gian hiện tại làm thời gian nghệ thuật của mình. Trước hết là vì lời ca Then được sáng tác là để diễn xướng trong một môi trường nhất định, đó là thời gian, không gian của một nghi lễ hát Then giữa đêm khuya thanh vắng trên nếp nhà sàn.

Dấu hiệu để nhận ra thời gian hiện tại trong Then kỳ yên là ở những từ chỉ thời gian xuất hiện như: "giờ nạy"(giờ này), "mự nạy" (buổi này), "vằn nạy" (hôm nay), "khăm nạy" (tối nay), "khăm ngoà" (tối qua), "vằn chục"

(ngày mai)... Thời gian khăm nạy (tối nay) là khoảng thời gian hiện thực của một đêm Then, được bắt đầu từ 7 - 8 giờ tối hôm trước kéo dài đến sáng hôm sau. Giờ này, buổi này, ngày này, tối nay... là thời gian hiện tại, là bây giờ nhưng cũng không cụ thể là ngày, giờ nào, đêm nào. Trạng từ đêm nay có thể là thời điểm của một đêm Then bất kì. Ngoài ra trong Then kỳ yên không chỉ biểu hiện thời gian nghệ thuật bằng những từ chỉ thời hiện tại mà còn có nhiều từ chỉ ước chừng thời gian như: ty nạy (nơi này), tơi xưa (thời xưa), khuốp pi

(một năm)...

Những trạng từ chỉ thời gian hiện tại xuất hiện không nhiều trong Then kỳ yên nhưng cho ta thấy thời gian hiện thực nói trên vừa là thời gian xác định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lại vừa là thời gian mang tính ước lệ. Trong trường hợp này, theo GS Nguyễn Xuân Kính thì "người bình dân hát (hoặc ngâm, đọc) vào lúc nào (sáng, trưa, chiều , tối...) thì lúc đó chính là thời gian bộc lộ tâm trạng của người diễn xướng" [17, tr.293].

Trong suốt hành trình dài của "đường Then" chủ yếu là thời gian hiện tại, đó là thời gian hiện thực gắn với những con người lao động vất vả, nặng nhọc để có được cái ăn, cái mặc. Tuy nhiên, ngoài thời gian hiện tại ra còn một kiểu thời gian nghệ thuật nữa cũng được nhắc đến trong Then kỳ yên

thời gian hồi tưởng, thời gian quá khứ. Kiểu thời gian này được biểu hiện qua các từ như: "Vằn cón", "mơ cón" (ngày xưa), "tơi xưa" (thời xưa, đời xưa)... dòng thời gian này cũng mang đậm dấu ấn phiếm định. Thời gian hồi tưởng đan xen với thời gian hiện tại, từ hiện tại nhớ đến quá khứ, nhớ về các điển tích, sự tích lịch sử hoặc huyền thoại xa xưa như: sự tích cây mía đen, sự tích cây "thanh thảo" (thanh táo)... Vì thế, trước khi ngồi vào mâm Then làm lễ, các ông, bà Then đều phải trình và nhờ đến cây mía đen và cây thanh thảo để giải vế, tẩy uế tạp để cho "đường Then" trong sạch. Chính thời gian hồi tưởng này có sự liên kết mật thiết với thời gian hiện tại và làm thành cặp đôi đối lập giữa quá khứ - hiện tại, hiện tại - quá khứ: vằn cón - vằn nạy (ngày xưa - hôm nay), tới cón - mự nạy (đời xưa - hôm nay)...

So với thời gian hiện tại, thời gian hồi tưởng quá khứ có tính chất kể lể và thường được đặt trong điểm nhìn hiện tại. Do đó, sự có mặt của thời gian hồi tưởng không nhiều (xuất hiện 33 lần) và chỉ là một phương tiện có tác dụng làm nổi bật thời gian hiện tại, tức là thời gian diễn xướng của đồng bào. Trong hành trình "đường Then" đi nhắc đến quá khứ là giúp con người biết trân trọng những gì đã qua, những gì đang có, biết hướng đến tương lai tốt đẹp. Còn thời gian tương lai trong Then kỳ yên không được diễn tả bằng những từ ngữ cụ thể mà được ẩn dấu sau những lời cầu tổ tiên phù hộ, những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lời giải xung giải khắc, và những lời cầu bình an cho gia chủ của những ông Then, bà Then. Điều mong muốn lớn nhất của gia đình là hiện tại và tương lai mọi người sẽ bình an, đón nhiều điều may mắn. Cặp đôi đối lập giữa hiện tại - tương lai tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với con người, giúp con người bình an trong tâm hồn, vững tin bước tiếp con đường đầy chông gai trước mắt, đặt niềm tin hi vọng vào một tương lai tốt đẹp.

Hai sự đối lập về thời gian: hiện tại/ quá khứ, hiện tại/ tương lai ấy đều có tác dụng làm nổi bật thời gian hiện tại, tức là thời gian của người diễn xướng. Thời gian ấy không những giúp con người thể hiện mọi điều mong ước của mình, đồng thời có tác dụng tạo ra cảm giác về sự vận động, thay đổi của thời gian, vừa nhấn mạnh được độ dài của thời gian. Nhờ cặp đôi đối về thời gian đã giúp con người biết trân trọng những giá trị của cuộc sống, luôn lạc quan tin tưởng ở ngày mai.

Như vậy, thời gian nghệ thuật trong Then kỳ yên của người Tày ở Bắc Quang là thời gian hiện tại, trong thời gian hiện tại này lại mở ra hai chiều là thời gian hồi tưởng và thời gian hướng tới tương lai. Rất có thể tác giả của bản trường ca Then chưa có ý thức xem thời gian như một yếu tố trong cấu trúc nội tại của tác phẩm. Nhưng qua những lời ca, chúng ta vẫn nhận thấy những tín hiệu nghệ thuật về thời gian cứ trở đi, trở lại "nó thể hiện thực chất sáng tạo của người nghệ sĩ" [43, tr. 63]

Một phần của tài liệu then kỳ yên của người tày ở bắc quang, hà giang - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)