Như chúng ta biết, Then là một loại hình sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của người Tày. Cụ thể là Then có từ bao giờ câu hỏi vẫn chưa có được một đáp án chính xác. Nhưng qua tìm hiểu thực tế ở địa phương và tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu, sưu tầm văn hoá dân gian, chúng tôi thấy có một số ý kiến khác nhau liên quan đến vấn đề nguồn gốc của Then.
- Thứ nhất theo Dương Kim Bội, trong dân gian, chủ yếu là các nghệ nhân trên dưới 80 tuổi giải thích Then bằng một số giai thoại khác nhau: [3, tr.11-13]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Then có từ thời vua Lê, trung tâm và nơi xuất xứ của Then là ở Cao Bằng. Vua Lê ngày xưa có một thời đem quan quân lên đóng ở Cao Bằng để dẹp loạn, quan quân hầu hết là người miền xuôi, do không hợp với thuỷ thổ, thời tiết khắc nghiệt ở vùng này, nên một số quan quân bị ốm và con số này tăng lên đến hàng ngàn người. Trước tình hình ấy, phần vì nhớ nhà, xa quê hương, phần vì oán trách lệnh trên. Trước tình hình bệnh tật ngày càng gia tăng, nên một số người đã bày ra cách làm Then bằng thể thơ song thất (thể thơ phổ biến trong dân ca, sli, lượn của dân tôc Tày - Nùng, với nhạc cụ đệm là cây đàn tính). Ngày đó họ sáng tác bằng con đường truyền khẩu, có thể coi bản Then đầu tiên gồm ba phần chính: Tứ quý (tả cảnh bốn mùa), Bách điểu (nói về trăm loài chim), Tình ca (nói về tình yêu trai gái). Từ khi nghe được những lời hát Then, quan quân tự nhiên khỏi bệnh, vua Lê ra lệnh cho nhóm người này truyền bá và phổ biến một cách rộng rãi trong đám quan quân này để chữa bệnh. Tại sao những lời ca trong Then lại xen rất nhiều câu, nhiều đoạn bằng tiếng Kinh. Điều này được các nghệ nhân giải thích ma Then là ma Kinh, ma Tày là ma Nồng (Trung Quốc)
+ Then có từ thời nhà Mạc (nội dung giống giai thoại kể trên)
+ Then có từ Cao Bằng, từ thời nước ta hàng năm phải cử người mang lễ vật sang cống nạp vua "Tàu". Lời ca trong Then là do một phường hát chuyên nghiệp của cung đình theo quan đi sứ sáng tác. Giai thoại này giải thích tương đối hợp lí một số chương đoạn trong nội dung lời ca như: khảm hải, bắt phu...
Cả ba giai thoại trên, qua cân nhắc kĩ nội dung các bản sưu tầm được, chúng tôi khó chấp nhận một trong ba giai thoại trên. Nhưng có một điều thống nhất cả 5 tỉnh trong khu Việt Bắc là: Then có từ Cao Bằng.
- Thứ hai là tác giả Nông Văn Hoàn trong cuốn Mấy vấn đề về Then Việt Bắc [34] cho rằng nguồn gốc của Then cần được tìm hiểu kĩ thêm. Then
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
có từ lâu đời, rất xa xưa. Song qua các giai thoại ở Cao Bằng thì nhiều ý kiến tập trung cho rằng Then có từ thời Lê, Mạc (cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII, khi Mạc Kính Cung lên chiếm cứ đất Cao Bằng đánh bại nhà Lê). Hiện nay có một tài liệu chép tay bằng văn vần tiếng Tày nói về chuyện hai ông là Bế Phùng người làng Đán Vạn (Hoà An) và ông Hoàng Quỳnh người Trùng Khách, Cao Bằng cả hai ông đều làm quan cho nhà Mạc và đặt ra Then. Vua thấy then múa hát làm cho vua được vui vẻ, khoẻ mạnh hơn, bèn truyền cho phổ biến trong dân. Dần biến thành thứ cúng lễ cầu khấn để khỏi bệnh và đạt được ước vọng. Tuy nhiên, ngoài những tài liệu trên hiện nay cũng chưa có một tài liệu cụ thể khác.
- Thứ ba ý kiến của tác giả Triều Ân và nhà văn Vi Hồng lại nhìn nhận về nguồn gốc của Then theo một cách hiểu khác. Trong cuốn Then Tày những khúc hát Triều Ân đưa ra kết luận " Cây đàn và lời hát Then của dân tộc Tày đã có từ rất lâu, từ khi tổ tiên ta có nhu cầu sinh hoạt văn hoá.", "Hát Then là loại hát thuộc về thờ cúng (chant cultuel) mà thờ cúng, với bất cứ dân tộc nào cũng có rất sớm, theo vũ trụ quan vạn vật hữu linh của họ." [2, tr. 9]. Nhà văn Vi Hồng cho rằng : Then có nguồn gốc rất xa xưa... từ khi người Tày cổ vẫn còn sử dụng "những khúc hát đưa linh" để đưa tiễn linh hồn người đã khuất về nơi an nghỉ. Các tác giả Dương Sách, Hoa Cương trong cuốn Văn hoá dân gian Cao Bằng đều cho rằng: Then và cây đàn tính của dân tộc Tày có từ rất lâu đời.
Trong quá trình điền dã, khi được hỏi về nguồn gốc của Then những người làm Then lâu năm ở Bắc Quang cho rằng: Then có nguồn gốc từ xa xưa, do trời phật ban phát cho con người, giúp con người cứu khổ cứu nạn. Những người được nhận trọng trách đó họ tự nhớ tự thuộc các lời hát Then, cũng có thể họ phải theo thầy để học.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng những tài liệu trên cũng chỉ có giá trị tham khảo, cần tìm hiểu thêm về nguồn gốc của Then. Nhưng theo thời gian
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Then được hoàn thiện dần và mang tính thẩm mĩ của nhiều thế hệ người Tày. Hình ảnh trong Then rất gần gũi với đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán của đồng bào Tày, vì thế Then luôn sống mãi trong tâm hồn, tình cảm của họ và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được trong những ngày quan trọng của gia đình, làng bản... Ngày nay, chúng ta được tiếp cận, thưởng thức những văn bản Then đã hoàn chỉnh và mang giá trị thẩm mĩ cao, nhưng vấn đề có liên quan đến nguồn gốc của Then vấn cần tiếp tục được nghiên cứu.