1.3.1. Then trong đời sống văn hoá tín ngưỡng của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang Quang, Hà Giang
Quan niệm của người Tày cũng giống như một số dân tộc khác ở Bắc Quang thì con người sinh ra đều có hồn, vía. Vía là trung tâm của đời sống tinh thần gắn chặt gắn chặt với cơ thể con người. Họ cho rằng ốm đau, bệnh tật là do một hay nhiều vía bị mất hoặc tách rời khỏi cơ thể con người đi lang thang đâu đó trong thế giới vô hình. Vì thế, người làm Then phải trình diễn các điệu hát, múa qua các cửa Then để xin, tìm vía về và làm các thủ tục lễ nghi để đuổi ma tà, mở đường cho vía về đoàn tụ với cơ thể con người, phục hồi lại sức khoẻ cho người bệnh và mang lại cuộc sống bình yên, may mắn cho gia đình. Người Tày quan niệm rằng đầu năm phải mời Then về làm lễ thứ nhất là để tẩy uế, xua đuổi những tà ma còn sót lại của năm cũ, thứ hai là để cầu mong, cầu chúc một năm mới được bình an, mạnh khoẻ, còn lễ Lẩu Then là lúc ông Then, bà Then được tăng thêm thứ bậc, các lễ làm Then này ở các làng bản của Bắc Quang thường được tổ chức hàng năm.
Mỗi khi trong bản, làng có một gia đình nào đó làm Then, cho dù bận đến mấy người ta cũng thu xếp công việc để tối đến xem (thường một nghi lễ Then trong phạm vi gia đình thường diễn ra từ khoảng 20h tối hôm trước kéo dài cho đến 8 - 9h sáng hôm sau, riêng lễ Lẩu Then thời gian kéo dài hơn từ 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đến 2 ngày tuỳ vào gia chủ). Chủ nhà hôm ấy phải trải chiếu trong nhà, ngoài sàn để đón tiếp những vị khách hàng xóm, láng giềng. Nếu là lễ cấp sắc (Lẩu Then) thì đó lại là ngày hội lớn của cả bản, cả làng.
Ngày nay, sống trong xã hội văn minh hiện đại, các hình thức sinh hoạt văn hoá nghệ thuật phong phú hơn với nhiều loại hình khác nhau, nhưng Then vẫn tồn tại trong niềm say mê của quần chúng nhân dân và giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của người Tày ở Bắc Quang. Không chỉ ở làng quê, mà ngay cả những người sống ở trung tâm thị trấn, thị xã vào những dịp lễ tết, xuân về nhiều gia đình vẫn mời Then về nhà làm. Có khi để cầu an, giải hạn, nhưng có khi chỉ là sinh hoạt đầu năm để thoả mãn một nhu cầu, một sở thích, một thói quen đã ăn sâu vào tâm linh họ. Nhiều người nói, đầu năm mà chưa tổ chức được nghi lễ Then họ cứ thấy thiếu một thứ gì đó, không yên tâm, làm được lễ Then rồi họ mới thấy tinh thần thoải mái, phấn chấn.
Tuỳ theo từng vùng, từng địa phương khác nhau. Then lại được phân hoá thành nhiều bộ phận khác nhau. Ở Bắc Quang Then được phân hoá thành hai bộ phận khá rõ rệt: Thứ nhất là loại hát Then phục vụ sinh hoạt văn hoá văn nghệ, nhiều bài hát Then cổ mang nội dung ca ngợi lao động, sản xuất, hoặc phê phán những thói hư tật xấu của con người đã được các nghệ nhân khôi phục lại và được biểu diễn trên sân khấu, kết hợp với cây đàn tính tạo nên những bản nhạc Then mang tính giáo dục, có giá trị thẩm mĩ cao, dễ đi vào lòng người, làm cho mọi người dễ nhớ dễ thuộc. Thứ hai là loại hát Then phục vụ các nghi lễ cúng bái, thường do dòng dõi đã có người làm Then hay nhưng người có "lục mệnh" tin ở con "ma then" (phi ham) bắt làm, hoặc do những người yêu thích Then đến học thầy để làm.
Ở khu vực Bắc Quang loại Then được làm phổ biến nhất là Then kỳ yên, Then giải hạn (hết khoăn) và Lẩu Then (Then cấp sắc), vẫn còn được tổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chức khá nhiều. Qua khảo sát thực tế ở một số xã thì Then kỳ yên được các gia đình đón đi làm nhiều hơn cả. Họ quan niệm rằng muốn một năm mới làm ăn phát đạt, mọi người được bình an, họ phải mời thầy Then về làm trước hết là để tẩy uế những gì còn vương lại của một năm cũ và cầu chúc cho một năm mới an khang thịnh vượng. Hình thức làm Then kỳ yên này cho đến nay vẫn luôn tồn tại trong đời sống tinh thần và tâm linh của người Tày nơi đây.
Trải qua năm tháng, Then vẫn tồn tại trong cuộc sống sinh hoạt của người Tày ở Bắc Quang như một minh chứng cho sức sống trường tồn của tinh thần dân tộc và bản sắc dân tộc. Người ta mê Then vì nhiều lí do, nhưng trước hết là ở sức lôi cuốn đầy linh thiêng của lễ nghi, hơn nữa nó phù hợp với phong tục tập quán và cuộc sống của người dân miền núi. Hình ảnh mọi người quây quần nghe hát trong đêm khuya thanh vắng là hình ảnh đẹp về cuộc sống bình dị mà ấm áp tình cảm gia đình. Thông qua đó Then là cầu nối, gắn kết mối quan hệ cộng đồng làng bản, dòng họ. Nhiều thuần phong mĩ tục của dân tộc được phát huy như lòng hiếu khách, tinh thần tương thân tương ái... trong quan hệ anh em, bè bạn, hàng xóm láng giềng.