Hình thức diễn xướng trong Then kỳ yên

Một phần của tài liệu then kỳ yên của người tày ở bắc quang, hà giang - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 35 - 39)

Then là một loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp, có nội dung chương, đoạn nhất định. Do vậy, cách hát, cách múa, cách đánh đàn ở đây cần phải có sự trình bày, diễn xướng mang tính sáng tạo nhất định thì mới biểu hiện được đầy đủ nội dung của một văn bản Then. Nghệ nhân Then phải có giọng hát tốt, đàn giỏi, ứng khẩu kịp thời trong khuôn khổ của một nghi lễ Then, lại phải biết cách diễn xướng sao cho phù hợp với khuôn khổ ấy. Có thể nói nghệ nhân Then phải kiêm nhiệm nhiều chức năng của người diễn viên như: ca, hát, kể truyện, đánh đàn, xóc nhạc, múa...

Trong hát Then còn có một đặc điểm là cùng một giai điệu nhạc "tàng nặm" (đường thuỷ) và "tàng bốc"(đường bộ) nhưng qua các chặng, đoạn lại có nội dung rất khác nhau. Vì vậy mà nghệ nhân phải có sự diễn cảm và sáng tạo, linh hoạt thì mới chuyển hoá được các làn điệu đã cố định kia cho phù hợp được với nội dung mới. Một yêu cầu lớn nữa của hát Then là để mọi người, kể cả người ốm nghe được phần lời ca, cảm thụ được làn điệu Then qua từng chương, đoạn. Do đó cách hát của nghệ nhân phải rõ lời và mạch lạc không bị tiếng đàn hay chùm nhạc xóc lấn át lời ca.

Như chúng ta đã biết, Then là một loại hình nghệ thuật biểu diễn tổng hợp, trong đó có nhiều hình thức diễn xướng. Cho nên, tìm hiểu Then phải đặt nó trong môi trường diễn xướng để tìm hiểu tất cả các hình thức biểu diễn thì mới thấy được sự sinh động, phong phú của Then. Chúng tôi xin giới thiệu một số hình thức diễn xướng tiêu biểu trong một đêm Then kỳ yên như sau:

Về âm nhạc Then: Trong các loại hình âm nhạc tín ngưỡng của đồng bào Tày, hát Then có nội dung chương, đoạn khác nhau, nên phần âm nhạc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cũng phong phú nhất và đạt giá trị nghệ thuật cao nhất. Âm nhạc trong Then có tính chất êm dịu, nhẹ nhàng ấm cúng và tâm tình, nó như một thứ ngôn ngữ giao tiếp đặc biệt trong đời sống thường nhật của người Tày. Dự một đêm Then mới thấy giọng hát và âm nhạc góp phần rất quan trọng vào viêc nâng cao giá trị của Then.

Nhạc cụ quan trọng trong trình diễn Then là cây đàn tính (tiếng Tày gọi là ăn tính, ăn nghĩa là cái, tính nghĩa là đàn). Cây đàn tính gồm ba phần: Cần đàn, bầu đàn và đầu đàn. Đàn được làm bằng nguyên liệu địa phương có sẵn, cần đàn làm bằng gỗ nhẹ, mịn thớ, ít cong vênh, bầu đàn làm bằng quả bầu già, phơi khô, dây đàn được xe nhỏ bằng sợi tơ tằm hoặc sợi ni lông (cước), lấy sáp ong vuốt nhẵn, trơn. Then ở Hà Giang phổ biến là dùng đàn 2 dây và 3 dây. Cây đàn tính và người hát Then luôn gắn bó với nhau.Với nghệ nhân tài hoa, kĩ thuật biểu diễn của cây đàn tính được vận dụng, khai thác một cách khá sinh động và phong phú. Khi đàn tính kết hợp với hát, nó được Then sử dụng biến hoá khôn lường để thể hiện nhiều giai điệu của bài hát. Có lẽ xuất phát từ khả năng đặc biệt của cây đàn mà người nghệ sĩ dân gian đã trình diễn khiến cho cây đàn tính trở nên có "tính linh thiêng".

Trong Then Tày, người hành lễ không thể thiếu được chùm nhạc xóc. Cấu tạo của chùm xóc đơn giản, thường gồm nhiều vòng tròn đúc bằng đồng hoặc bạc, lồng vào nhau thành từng chuỗi, xen vào đó ghép thêm những qủa nhạc nhỏ rồi ghép nhiều chuỗi này vào với nhau bằng một vòng tròn to hơn để cầm hoặc ngoắc vào ngón chân khi sử dụng. Ở nhiều chương, đoạn Then, ông Then, bà Then vừa đàn vừa xóc nhạc phụ hoạ cho nội dung lời ca. Khi hát, Then dập quả nhạc đều đều để thể hiện trạng thái thong dong của đoàn quân Then, còn lúc chùm nhạc xóc được lắc mạnh, dồn dập là tiếng ngựa phi nước đại...

Tiếng hát Then hoà cùng âm thanh của chùm nhạc xóc và cây đàn tính cất lên trong đêm khuya thanh vắng đã xua tan đi cái lạnh lẽo của núi rừng âm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

u, hoang vắng. Đánh thức được tiềm năng con người, giúp con người lớn lên, mạnh mẽ giữa đất trời và lòng tràn đầy niềm tin, hi vọng ở ngày mai. Đó chính là hiệu quả của nghệ thuật biểu diễn âm nhạc trong nghi lễ Then kỳ yên.

Về múa trong Then: Múa trong Then là một tiết mục "hấp dẫn", nó luôn cuốn hút được nhiều người chú ý, nhưng múa trong Then với tư cách là một thứ nghi lễ tôn giáo, cho nên nó phải tuân theo trình tự nhất định của buổi lễ. Hầu hết cuộc Then nào cũng có múa, có múa một người, múa nhiều người, múa với tên gọi khác nhau như: múa chầu, múa quạt, múa gậy... các động tác múa thường phù hợp với nội dung của từng đoạn Then. Trong Lẩu Then múa được sử dụng nhiều với những màn múa khá độc đáo của các Then mô tả từng nội dung của từng đoạn Then như: chèo thuyền, hái hoa, đánh nhau với mụ Gia Dinh... các điệu múa đều đẹp và uyển chuyển, phong cách biểu diễn vẫn mang đậm màu sắc của cách diễn xướng trong dân gian.

Trong Then kỳ yên, Then giải hạn..., động tác múa đơn giản hơn. Then tay phải cầm quạt, tay trái cầm chùm nhạc xóc, khi hành lễ quạt được xem là một thứ đạo cụ được xèo ra gấp vào rất linh hoạt, một thứ kí hiệu để chuyển làn điệu, một công cụ để thể hiện quyền uy... Khi Then thoát xác và nhập hồn, Then rung và xóc nhạc thật nhanh và lắc người rất mạnh rồi lấy quạt che mặt. Có lúc Then lại biểu diễn động tác gấp quạt, xoè quạt nhẹ nhàng uyển chuyển, có khi lại rất nhanh và mạnh là để phù hợp với nội dung của từng đoạn Then. Riêng múa trong Then ở vùng Hà Giang tương đối phong phú, ngoài những điệu múa phục vụ cho nghi lễ như múa chầu, múa sluông, múa tán hoa... còn có thêm nhiều điệu múa mang nội dung sinh hoạt nhẹ nhàng, linh hoạt với hình thức trình diễn đẹp mắt như múa "nộc sởi". múa "chiêng chát", "múa đòn"...

Về trang trí mĩ thuật: Then không chỉ phong phú về lời ca, âm nhạc, múa... mà còn rất đa dạng về mĩ thuật. Đó là sự phong phú về trang phục, những hoa văn trang trí trên nhạc cụ và đặc biệt là trang trí trên bàn thờ Then.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Áo lễ của Then (cả Then nam và Then nữ) là loại áo dài của phụ nữ Tày được cắt từ vải bông tự dệt, màu đỏ hoặc vàng. Cổ áo tròn thấp, cài khuy sang mép phải, áo dài quá đầu gối, áo có pha màu ở cổ tay, ở đường xẻ (áo rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào kích thước của người làm Then), thân áo thêu bằng những hoa tiết sặc sỡ chủ yếu là màu đen, vàng, đỏ, tím (ngày này áo Then đơn giản không trang trí cầu kì như trước)... Áo lễ được coi là vật linh thiêng được các Then giữ gìn cẩn thận.

Đối với Then nữ có thêm chiếc khăn đội đầu. Khăn được làm bằng vải gai thô đen hoặc vải nhung hoa hoặc màu, trang trí đường viền với nhiều màu sắc, xung quanh đường viền gắn thêm những quả chuông nhỏ. Khi Then nhảy, múa, lắc... những quả chuông nhỏ này cũng góp phần vào bản nhạc của chùm nhạc xóc. Khăn được làm bằng hai lượt vải bằng hai màu khác nhau, lượt ở dưới dài vắt ra sau lưng, lượt ngắn ở trên, có lúc Then hất lượt khăn ngắn che mặt khi hát ở từng đoạn Then có nội dung khác nhau.

Mũ Then làm bằng hai mảnh bìa cứng bọc bằng vải màu vàng hoăc đỏ được trang trí và thêu những hoạ tiết cầu kì. Phía trên của mũ là bốn điểm nhọn, trong đó phần nhọn ở giữa cao hơn một chút, phía trước mũ gắn một chiếc gương nhỏ. Hai bên mũ được gắn thêm hai tua dài chấm ngang vai bằng vải đỏ viền vải tối màu, còn phía sau mũ gắn tua dài đến ngang lưng bằng vải màu hoặc thổ cẩm, số tua trên mũ thể hiện số lần cấp sắc của Then. Qua tìm hiểu một số nghi lễ Then ở Bắc Quang, chúng tôi thấy Then mới "vào nghề" thì mặc áo đỏ, đội mũ đỏ, còn Then đã được cấp sắc mặc áo vàng, đội mũ trang trí chủ yếu là màu vàng (gọi là mũ thất phật).

Người diễn xướng ngoài hát những lời ca, phải sử dụng linh hoạt nhạc cụ là cây đàn tính, chùm xóc nhạc làm sao cho phù hợp với từng chương, đoạn của Then. Trong nghi lễ làm Then kỳ yên, người diễn xướng trở thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn độc diễn, nhưng đối với Then cấp sắc ngoài thầy chính ra còn có các Then khác cùng con hương, con sớ trợ giúp. Do đặc thù riêng của từng loại Then nhân vật diễn xướng diễn làm sao cho đúng và phù hợp từng chương đoạn của Then. Vì thế, Then là môn nghệ thuật tổng hợp mang đặc trưng riêng và tích hợp được những giá trị văn hoá nghệ thuật của dân tộc Tày.

Một phần của tài liệu then kỳ yên của người tày ở bắc quang, hà giang - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)