Trong Then kỳ yên, thể thơ ngũ ngôn được sử dụng khá nhiều với 533/2.078, chiếm 25,7%. Ở thể ngũ ngôn thường là chữ thứ năm của câu trên vần với tiếng thứ ba câu dưới. Thể thơ này giống với thể Phuối phác trong hát Lượn của người Tày:
Tứn lố đắm đạo lang
Mừa lố táng lườn cần [8]
Lườn dẳư lung là pay
Lườn dẳư đay là dú [8]
(Tạm dịch: Đi lên tổ tiên nhà/ Đi lên tổ nhà người... Nhà nào sáng là đi/ Nhà nào tốt thì ở)
Tuy nhiên, cách gieo vần trong thể thơ này cũng giống như thể thất ngôn, không tuân theo quy tắc chung mà cách gieo vần cũng rất linh động, có khi thay đổi cả vị trí gieo vần để phù hợp với nội dung cần biểu đạt:
Mu kin nặm bó làng Quang kin nà bó lịa
Bó lịa khát khò quang
Bó làng khát khò hát [8, tr.13]
(Tạm dịch: Lợn uống nước giếng làng/ Nai ăn ruộng giếng nứa/ Giếng nứa đứt cổ nai/ Giếng làng cưa cổ ngỗng)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Điều đáng chú ý ở đây là thể thơ này ít đứng độc lập, mà xen kẽ với thể thơ thất ngôn theo lối tự do tuỳ thuộc vào nội dung của từng chương đoạn, cũng không tuân theo trật tự nhất định nào. Hầu hết từ đầu cho đến cuối lời hát cứ 1 đến 2 câu có khi đến 8, 9 câu 5 chữ xem với những câu 7 chữ hoặc thể tự do:
- Nhăm khứn tống kén va Nhăm khứn nà kháu tháo Mơ cón mằn dú đạo kin chay Tơi xưa mằn dú ngay lọ láng Nhăm khứn tông bách va Quá khứn nà bách cốc
Bách cốc lồng tu thế liệng thân
Bách cốc lồng thế đông liệng minh [8, tr. 32]
- Khiến hương óc háng mạ hắư quan
Khiến hương óc vườn hoa háng loàn hắư chúa Háng mạ háng po thuông [8, tr.7] (Tạm dịch: Tiến lên chỗ chọn hoa/ Qua lên ruộng lúa sáo/ Ngày xưa nó ở đạo ăn chay/ Đời xưa nó ở ngay thật thà/ Tiến lên chỗ trăm hoa/ Qua lên ruộng bách cốc/ Trăm lúa xuống hạ giới nuôi thân/ Trăm lúa xuống thế đông nuôi mình/...Khiến người ra sắp ngựa cho quan/ Khiến người ra vườn hoa sắp rồng cho chúa/ Sắp ngựa sắp con to)
Ngoài ra, những đoạn Then dùng thể ngũ ngôn liên tiếp thường là thể văn kể với dụng ý liệt kê sự việc hay phong cảnh:
Tham xiên bay tàng bốc
Sốc xiên pay tàng nặm [8, tr. 42] (Tạm dịch: Ba ngàn đi đường đất/ Sáu ngàn đi đường thuỷ)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khi đến nơi giáp ranh giữa cõi trời đoàn quân Then chia nhau thành hai đường đi khác nhau, một đường bộ, một đường thuỷ. Tác giả dân gian sử dụng thể thơ này mới có thể diễn tả được đoàn quân Then rất hùng mạnh như khi ra chiến trận.
Về nhịp thơ: thể thơ ngũ ngôn thường là ngắt nhịp 2/3, cũng có thể ngắt nhịp 3/2 nhưng trong Then kỳ yên chủ yếu là ngắt nhịp 2/3. Cách ngắt nhịp này tạo cho âm hưởng lời ca mạnh mẽ, dứt khoát:
- Bóng nguyệt/ lúng tàng mường Ha vằn/ lương tàng bản
Nhăm khứn/ đin Nam Kinh Nhăm khứn/ đin thượng đế [8]
- Bấu khắc mạ/ lườn quan
Bấu khăc loàn/ lườn tướng [8]
(Tạm dịch: Mặt trăng sáng cả mườmg/ Mặt trời sáng thiên hạ/ Tiến lên đất Nam Kinh/ Qua lên đất thượng đế... Không khắc đến nhà quan/ Không vướng vào nhà tướng)
Thể thơ ngữ ngôn không đứng độc lập mà xen kẽ với các thể khác, kết hợp với cách ngắt nhịp linh động đã tạo cho lời ca Then lúc trầm lúc bổng, lúc nhanh lúc chậm phù hợp với từng đoạn Then. Đây là nét riêng độc đáo trong
Then kỳ yên của người Tày.
Ngoài hai thể chủ yếu là thất ngôn và ngũ ngôn được sử dụng trong
Then kỳ yên, chúng tôi còn nhận thấy Then sử dụng thêm thể thơ tự do xen lẫn cùng hai thể này nhưng với số lượng rất ít (4 chữ:1 câu, 6 chữ: 10 câu, 8 chữ, 9 chữ: 13 câu, 10 chữ: 2 câu). Sự chuyển đổi linh động về số lượng tiếng (từ) và cách gieo vần, ngắt nhịp trong từng thể thơ có ưu điểm: diễn đạt được nhiều ý trong cùng một lúc, cũng do thể thơ linh động này chi phối buộc người diễn xướng phải thay đổi làn điệu cho phù hợp với nội dung lời ca. Một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
điều khá độc đáo nữa là thể thơ trong hát Then không gò bó về niêm luật, câu thơ được hát tuỳ vào nội dung và tiết tấu từng chương đoạn sao cho có vần điệu. Thực tế khi diễn xướng, người hát có thể chuyển vần trắc sang vần bằng và ngược lại để lời ca luyến láy theo nhạc điệu, làm cho Then càng trở nên hấp dẫn, không bị đơn điệu, người nghe luôn chú ý.
Tóm lại: hát Then nói chung và Then kỳ yên ở Bắc Quang nói riêng chủ yếu sử dụng thể thơ thất ngôn và thể ngũ ngôn, hai thể này khi đứng độc lập, khi lại xen kẽ nhau, có khi điểm thêm vài câu thơ thể tự do, tạo thành những câu ngắn dài khác nhau. Nếu như thể ngũ ngôn ngắn gọn, cô đọng, chân chất như tục ngữ, thì câu thơ 7 chữ lại mượt mà giàu cảm xúc như dân ca. Tất cả những giá trị đó hợp thành bản trường ca Then dài đến vô tận. Qua lời ca
Then kỳ yên cho thấy khả năng sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của người Tày, họ đã tạo ra cho mình những giá trị riêng góp phần làm đẹp thêm cho kho tàng thơ ca của dân tộc miền núi.