1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu

131 688 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 912,05 KB

Nội dung

Bên cạnh việc đạt đến đỉnh cao về giá trị tư tưởng với những trang thơ thấm đẫm tinh thần nhiệt thành cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, những câu thơ nóng hổi về tình đồng chí, tình

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ LỆ TUYẾT

TỪ NGỮ XƯNG GỌI TRONG THƠ TỐ HỮU

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thái Nguyên – 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN HẢO

Thái Nguyên – 2012

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 4

3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 7

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

6 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN 8

7 BỐ CỤC LUẬN VĂN 9

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN 10

1.1 GIỚI THUYẾT VỀ PHẠM TRÙ XƯNG GỌI 10

1.1.1 Khái niệm xưng gọi 10

1.1.2 Các phương tiện dùng để xưng gọi 13

1.1.3 Đặc điểm của từ ngữ xưng gọi 18

1.2 LÝ THUYẾT GIAO TIẾP 20

1.2.1 Khái niệm giao tiếp 20

1.2.2 Các nhân tố cấu thành hoạt động giao tiếp 22

1.3 LÝ THUYẾT HỘI THOẠI 27

1.3.1 Khái niệm hội thoại 27

1.3.2 Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân 30

1.4 VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA TỐ HỮU 33

1.4.1 Cuộc đời nhà thơ Tố Hữu 33

1.4.2 Sự nghiệp sáng tác 35

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ XƯNG GỌI TRONG THƠ TỐ HỮU 41

2.1 HỆ THỐNG TỪ NGỮ XƯNG GỌI TRONG THƠ TỐ HỮU 41

2.2 TỪ NGỮ XƯNG GỌI XÉT VỀ MẶT CẤU TẠO 48

Trang 4

2.3 TỪ NGỮ XƯNG GỌI XÉT VỀ MẶT CHỨC NĂNG 52

2.4 TỪ NGỮ XƯNG GỌI XÉT VỀ CÁC VAI GIAO TIẾP 74

2.5 TỪ NGỮ XƯNG GỌI XÉT THEO PHẠM VI SỬ DỤNG 76

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ XƯNG GỌI TRONG THƠ TỐ HỮU 79

3.1 XU HƯỚNG GIA ĐÌNH HÓA 79

3.2 XU HƯỚNG ĐỊA PHƯƠNG HÓA 84

3.3 XU HƯỚNG TỪ RIÊNG ĐẾN CHUNG HÓA 89

3.4 XU HƯỚNG NHÂN HÓA MỞ RỘNG 97

KẾT LUẬN 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO 125 PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Từ ngữ xưng gọi của ngôn ngữ tạo thành một hệ thống riêng và có vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp xã hội Đó là hệ thống mở, gồm nhiều nhóm nhỏ, có chức năng chỉ người theo từng vai quan hệ giao tiếp Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng gọi lớn và tùy thuộc vào đối tượng giao tiếp cũng như hoàn cảnh giao tiếp mà người Việt sử dụng những từ ngữ xưng gọi khác nhau nhằm thực hiện những mục đích giao tiếp riêng Các từ ngữ này đóng góp lớn vào vốn từ vựng của ngôn ngữ dân tộc và tạo nên đặc trưng tâm lý - văn hóa Việt

1.2 Hệ thống các từ ngữ xưng gọi không chỉ được sử dụng trong giao tiếp đời sống hàng ngày mà còn được các nhà văn, nhà thơ sử dụng hết sức tinh tế trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là ngôn ngữ thơ Dưới bàn tay tài hoa và khéo léo của người nghệ sĩ, các lớp từ ngữ xưng gọi bước vào ngôn ngữ thơ đã làm rung lên những âm điệu trầm bổng khác nhau, thể hiện những cung bậc cảm xúc, những tình điệu thẩm mĩ hết sức thú vị Đồng thời, những

từ ngữ này từ đó trở thành những tín hiệu thẩm mĩ có giá trị “chuyên chở”, gói ghém những tâm tình của người thi nhân Một trong những nhà thơ vận dụng hệ thống từ ngữ xưng gọi đạt đến trình độ nhuần nhuyễn và tinh luyện trên thi đàn văn học Việt Nam chính là Tố Hữu

1.3 Tố Hữu - một nhà thơ trữ tình, chính trị đã để lại cho đời bảy tập thơ đầy giá trị và mang hơi thở của thời đại - thời đại Hồ Chí Minh Bên cạnh việc đạt đến đỉnh cao về giá trị tư tưởng với những trang thơ thấm đẫm tinh thần nhiệt thành cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, những câu thơ nóng hổi về tình đồng chí, tình quân dân và tình đồng loại, Tố Hữu còn thành công trong việc vận dụng hệ thống ngôn ngữ, đặc biệt là các từ ngữ xưng gọi

Từ ngữ xưng gọi được nhà thơ Tố Hữu sử dụng đa dạng, phong phú và sáng tạo nhằm thể hiện những tư tưởng, tình cảm một cách hiệu quả Mỗi một cách xưng gọi là một ý nghĩa, một mục đích thẩm mĩ khác nhau Bởi, từ ngữ

Trang 6

xưng gọi trong thơ Tố Hữu không còn là ngôn ngữ xưng gọi giao tiếp đơn thuần mà là tiếng đời, là tiếng cõi lòng của thi nhân

1.4 Vì vậy, việc tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ xưng gọi trong thơ Tố Hữu vừa có ý nghĩa khoa học lại vừa có ý nghĩa thực tiễn Khảo sát, thống kê các từ ngữ xưng gọi trong thơ Tố Hữu sẽ cung cấp, bổ sung thêm cái nhìn cụ thể, chi tiết về hệ thống từ xưng gọi của tiếng Việt Đồng thời, trên cơ sở phân tích hệ thống các từ ngữ xưng gọi trong thơ Tố Hữu, một lần nữa khẳng định tài năng của nhà thơ trong việc vận dụng sáng tạo ngôn ngữ dân tộc Mặt khác, tìm hiểu cách sử dụng lớp từ ngữ này sẽ góp phần quan trọng trong công việc giảng dạy, nghiên cứu thơ Tố Hữu một cách có hiệu quả và sâu sắc

hơn Bởi những lẽ đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Từ ngữ xưng gọi trong thơ

Tố Hữu” để làm công trình nghiên cứu khoa học tốt nghiệp với mong muốn

khám phá sâu hơn một góc còn chưa được khảo sát kĩ của một tâm hồn thơ

“đi về phía cuộc đời” – Tố Hữu

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

Xưng gọi nói chung từ lâu đã được các nhà Việt ngữ học quan tâm nghiên cứu và trở thành vấn đề bàn luận khá thú vị Trong số các công trình

nghiên cứu cần phải kể đến các công trình của Phạm Ngọc Thưởng với “Về

đại từ nhân xưng ngôi thứ 3”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 10 (1994);

“Cách xưng hô trong tiếng Nùng”, Luận án tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội (1998); “Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người Tày – Nùng”, Tạp chí Dân tộc học, số 1 (1995); Bùi Minh Yến với “Từ xưng hô trong gia đình

đến xưng hô ngoài xã hội của người Việt”, Luận án tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ

học, Hà Nội (2001); “Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3 (1990); Phạm Văn Tình với “Nhân xem Bảy sắc cầu

vồng bàn thêm về cách xưng hô trong nhà trường”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời

sống, số 9 (1997); Lê Thanh Kim với “Từ xưng hô và cách xưng hô trong các

phương ngữ tiếng Việ từ góc nhìn của lý thuyết xã hội ngôn ngữ học”, Luận

Trang 7

án tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội (2000); Như Ý với “Vai xã hội và ứng

xử ngôn ngữ trong giao tiếp”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3 (1990); Phạm Văn Hảo

với “Từ xưng gọi trong phương ngữ Bắc”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số

1+2 (2011)… Điểm qua các công trình nghiên cứu của những tác giả trên, chúng tôi thấy rằng, các tác giả đã chủ yếu tập trung nghiên cứu từ xưng gọi dưới góc nhìn ngữ pháp học nhất là vấn đề từ loại Có thể nói, ở những công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt đều đề cập đến từ xưng gọi Các tác giả tập trung theo ba hướng:

- Bàn về xưng gọi ở góc độ lí luận chung về ngữ pháp học

- Bàn về xưng gọi được sử dụng trong các phạm vi: gia đình và ngoài

xã hội

- Từ xưng gọi được nghiên cứu từ góc độ đối chiếu

Theo hướng thứ nhất, vấn đề nghiên cứu, miêu tả trong tiếng Việt đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm từ rất sớm Tuy dưới những tên gọi khác nhau: đại danh từ, đại từ nhân xưng, đại từ chỉ ngôi, đại danh từ nhân xưng… nhưng các nhà nghiên cứu đều chỉ ra đặc điểm cấu tạo, số lượng các

từ xưng gọi, trong đó có đại từ nhân xưng (từ xưng gọi chuyên dụng) và các

từ xưng gọi khác (từ xưng gọi không chuyên dụng)

Nhiều nhà Việt ngữ cũng đã có những công trình nghiên cứu ít nhiều bàn đến đại từ nhân xưng và rộng hơn là từ xưng gọi Các tác giả Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Minh Thuyết, Diệp

Quang Ban… đã nhấn mạnh vào chức năng trỏ và thay thế của đại từ nhân

xưng Nguyễn Tài Cẩn đã quan tâm đến khả năng được dùng lâm thời như đại

từ để thay thế cho đại từ ở cả ba ngôi của các danh từ chỉ quan hệ thân tộc và danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp Đỗ Hữu Châu đã chú ý đến chức năng chiếu vật của các từ xưng gọi trong hội thoại Nguyễn Văn Chiến, qua các công trình nghiên cứu của mình, đã xác nhận: từ xưng gọi tiếng Việt được nghiên cứu bằng phương pháp tiếp cận hệ thống, tất cả các từ xưng gọi tiếng Việt

Trang 8

được nghiên cứu như một chỉnh thể nguyên vẹn, đó là hệ thống cấu trúc các yếu tố trỏ người trong sinh hoạt giao tiếp, đối thoại

Theo hướng thứ hai, hướng tiếp cận từ xưng gọi dưới ánh sáng của lí thuyết ngữ dụng học và dân tộc học giao tiếp đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam tiến hành Các tác giả không dừng lại ở việc nghiên cứu chung chung về từ xưng gọi mà đi sâu vào nghiên cứu các phạm vi nhỏ của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ Bùi Minh Yến đã khảo sát khá đầy đủ tất cả những phương tiện ngôn ngữ mà các cặp giao tiếp cá thể sử dụng trong những tình huống giao tiếp khác nhau Mai Xuân Huy lại đi sâu hơn trong việc tìm hiểu

sự biến thiên của cách dùng ngôn ngữ theo sự thay đổi của các cung bậc tình cảm khác nhau giữa hai thành viên chồng, vợ trong phạm vi gia đình người Việt Trương Thị Diễm đã miêu tả, phân tích, khảo sát một cách công phu và khá đầy đủ, toàn diện sự hoạt động của các từ xưng gọi có nguồn gốc từ thân tộc trong giao tiếp của người Việt

Theo hướng thứ ba, một số tác giả đã tiến hành nghiên cứu đối chiếu từ xưng gọi tiếng Việt với các ngôn ngữ cùng và khác loại hình với hàng loạt các luận văn, luận án nghiên cứu đối chiếu các từ xưng gọi tiếng nước ngoài/ tiếng dân tộc thiểu số với từ xưng hô tiếng Việt Đó là các công trình của Nguyễn Văn Chiến, Hoàng Anh Thi, Dương Thị Nụ, Nguyễn Minh Hoạt…

Tuy nhiên, hướng nghiên cứu từ xưng gọi trong các tác phẩm văn học – một hướng tiếp cận mang tính trường hợp về từ xưng gọi chưa được quan tâm, nghiên cứu nhiều Gần đây, một số các công trình đã tập trung vào nghiên cứu từ xưng gọi trong văn học Song, theo chúng tôi được biết, đến nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu từ xưng gọi trong các tác phẩm của

Tố Hữu

Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền văn học dân tộc Khi thế kỉ XX chuyển giao lại những giá trị đích thực về thơ ca cho thế kỉ XXI, thì trong danh sách không hẳn là nhiều này chắc chắn sẽ có Tố Hữu Nghiên cứu về thơ ông, dù ở

Trang 9

bình diện nào cũng tìm thấy không ít những điều mới mẻ Bởi thơ ông không chỉ đặc sắc ở nội dung tư tưởng mà còn có giá trị lớn trên các phương diện về phong cách và ngôn ngữ thơ Có lẽ bởi vậy mà trong suốt thời gian qua đã có không ít những công trình biên khảo chuyên sâu về thơ Tố Hữu Trong các công trình ấy, đặc sắc hơn cả có lẽ phải kể đến các công trình của các tác giả:

Lê Đình Kị với “Thơ Tố Hữu” (1979); Nguyễn Văn Hạnh với “Thơ Tố Hữu,

tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí” (1985); Trần Đình Sử với

“Thi pháp thơ Tố Hữu” (1987), “Tính dân tộc hiện đại của ngôn từ thơ Tố

Hữu”, Báo Văn nghệ, số 36 (1985); Nguyễn Trung Thu, “Nhạc điệu thơ Tố Hữu”, Tạp chí Văn học, số 6 (1968); Phạm Văn Hảo, “Hiệu quả của việc sự dụng từ ngữ địa phương trong văn chương, nhân đọc thơ Tố Hữu”, Tạp chí

Ngôn ngữ và đời sống, số 3 (1998)…

Nhìn chung thơ Tố Hữu đã được nghiên cứu trên nhiều góc độ với những phát hiện lý thú Các công trình lớn nhỏ hoặc chưa, hoặc có nhưng ít, dành cho lớp từ này một sự quan tâm đích đáng Công trình này mong muốn góp một tiếng nói vào quá trình nghiên cứu, khám phá thơ Tố Hữu

3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Tiến hành khảo sát các từ ngữ xưng gọi trong thơ Tố Hữu, luận văn nhằm tới mục đích:

- Đưa ra một bức tranh về việc sử dụng từ ngữ xưng gọi trong thơ Tố Hữu

- Qua những đặc sắc về lớp từ ngữ xưng gọi, tìm hiểu phong cách của nhà thơ Đồng thời, khẳng định được vị trí của nhà thơ trong nền văn học dân tộc

Từ mục đích trên, luận văn xác định các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Xác lập hệ thống cơ sở lí luận chung được sử dụng để nghiên cứu các

từ ngữ dùng để xưng gọi

Trang 10

- Khảo sát, thống kê, phân loại… các từ ngữ được dùng làm phương tiện xưng gọi trong thơ Tố Hữu

- Miêu tả, phân tích, nhận xét những nét đặc sắc trong việc sử dụng từ ngữ xưng gọi trong thơ Tố Hữu Qua đó, cho thấy vẻ đẹp phong cách cũng như giá trị nghệ thuật qua các sáng tác của nhà thơ

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là, hệ thống từ ngữ xưng gọi trong thơ Tố Hữu Tư liệu khảo sát là “Tuyển tập thơ Tố Hữu” gồm 7 tập thơ, có

285 bài thơ, luận văn khảo sát 231 bài có từ xưng gọi

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là, các từ ngữ xưng gọi, cách sử dụng

và hiệu quả của chúng trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp khảo sát, thống kê: Trên cơ sở tuyển tập thơ Tố Hữu,

khảo sát các từ ngữ xưng gọi, sau đó đưa vào bảng thống kê theo sự phân nhóm các lớp từ

- Phương pháp so sánh đối chiếu: Trên cơ sở tìm hiểu hệ thống từ ngữ

xưng gọi trong thơ Tố Hữu, so sánh với một số nhà thơ cùng thời để thấy được nét đặc sắc độc đáo, riêng của nhà thơ

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp và các thủ pháp bổ trợ khác như phương pháp khái quát tổng hợp, mô hình hóa…

6 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

Ý nghĩa lý luận:

Khảo sát, miêu tả lớp từ ngữ xưng gọi, luận văn đưa ra một góc nhìn có tính hệ thống trong nghiên cứu thơ Tố Hữu Đó là việc nghiên cứu các từ ngữ xưng gọi trên phương diện hệ thống hóa Hướng nghiên cứu này, sẽ góp phần quan trọng trong việc tiếp cận thơ Tố Hữu trên bình diện ngôn ngữ học

Trang 11

Ý nghĩa thực tiễn:

Nghiên cứu từ ngữ xưng gọi trên phương diện đi sâu tìm hiểu các lớp

từ sẽ thấy được cách ứng xử của Tố Hữu vào thơ Bên cạnh đó, đề tài cũng có thể đóng góp nhất định trong việc giảng dạy tác phẩm văn học trong nhà trường nhất là ở bậc phổ thông

7 BỐ CỤC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận và những vấn đề có liên quan

Chương 2 Đặc điểm từ ngữ xưng gọi trong thơ Tố Hữu

Chương 3 Đặc điểm sử dụng từ ngữ xưng gọi trong thơ Tố Hữu

Trang 12

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN

1.1 GIỚI THUYẾT VỀ PHẠM TRÙ XƯNG GỌI

1.1.1 Khái niệm xưng gọi

Lựa chọn phương thức xưng gọi phù hợp trong giao tiếp xã hội là thể hiện lối ứng xử văn hóa của con người Trong mỗi cuộc thoại, việc sử dụng từ ngữ xưng gọi luôn được đánh giá là một chiến lược quan trọng để đạt hiệu quả giao tiếp cao Bởi, các từ ngữ này, khi được sử dụng có ảnh hưởng lớn đến việc thiết lập quan hệ liên cá nhân và xác định thái độ tình cảm giữa các vai giao tiếp trong cuộc thoại Khái niệm phạm trù xưng gọi từ lâu đã được các nhà Việt ngữ học quan tâm và lí giải theo nhiều cách khác nhau

Có nhiều quan niệm cho rằng, xưng gọi và xưng hô là hai khái niệm khác nhau Theo đó, xưng hô chỉ mối quan hệ tương hỗ giữa người nói và người nghe trong giao tiếp trực diện, nghĩa là chỉ bao gồm tự xưng và đối xưng Còn xưng gọi ngoài tự xưng và đối xưng còn có đối tượng thứ ba (tha xưng) Trong sự tiếp cận của luận văn, chúng tôi sử dụng khái niệm xưng gọi nhưng đối tượng khảo sát là các từ ngữ xưng gọi ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai mà ít chú ý hoặc không xét các từ ngữ xưng gọi ở ngôi thứ ba

Về khái niệm xưng gọi, có thể hiểu:

(1) Xưng gọi là tên gọi biểu thị quan hệ qua lại giữa người nói và người nghe trong giao tiếp trực diện Xưng gọi là những từ xưng hô mà con người dùng nó để biểu thị mối quan hệ tương hỗ nào đó hoặc biểu thị sự khác biệt về

vai vế, địa vị, chức vụ, nghề nghiệp… như: đồng chí, anh em…

(2) “Phạm trù xưng gọi hay phạm trù ngôi bao gồm những phương tiện chiếu vật, nhờ đó người nói tự quy chiếu, nghĩa là tự đưa mình vào diễn ngôn (tự xưng) và đưa người giao tiếp với mình (đối xưng) vào diễn ngôn” [6;73]

Trang 13

(3) Xưng gọi có nghĩa rộng và nghĩa hẹp Nghĩa rộng bao gồm tên gọi của người và sự vật Nghĩa hẹp chuyên dùng để chỉ người, nghĩa là chỉ các từ xưng gọi dùng trong giao tiếp xã hội của con người

Xưng gọi là thuật ngữ dùng để “tự gọi tên mình” (xưng) và “gọi tên người khác” (gọi) Trong một cuộc thoại, xưng gọi là hai mặt tồn tại đồng thời Có thể nói, “xưng” và “gọi” xuất hiện ở hầu hết các cuộc thoại bao gồm xưng gọi ít nhất hai đối tượng trực tiếp tham gia cuộc thoại và các đối tượng tham gia gián tiếp (không hiện diện hoặc đối tượng thứ ba) “Ngay cả khi trong trường hợp vắng mặt (zero), cũng có thể coi là một sự có mặt không hiện hữu mang tải một ý nghĩa nhất định” [22;204] Thực tế, từ ngữ xưng gọi

“không chỉ là công cụ để người nói thực hiện cái việc không thể không làm là đưa mình và người đối thoại với mình vào diễn ngôn, mà còn là công cụ để người nói tự mình câu thúc (bó buộc) mình và câu thúc người trong khuôn khổ một kiểu quan hệ liên cá nhân nhất định Muốn chuyển sang kiểu quan hệ liên cá nhân khác, người giao tiếp trước hết phải từ xưng hô để thương lượng”[6;75]

Theo Bùi Minh Yến, “khái niệm xưng hô được ý thức như là một hành

vi ngôn ngữ có chức năng xác lập vị thế xã hội của những người tham gia giao tiếp và tương quan tâm thế giữa họ với nhau trong quá trình giao tiếp Khi thực hiện chức năng này, hành vi ngôn ngữ xưng hô đồng thời đảm nhận nhiệm vụ khởi sự tạo sự tương tác ngôn ngữ cho cuộc thoại, điều chỉnh cuộc thoại theo đích đã định, bảo đảm hiệu lực hành vi” [38;17]

Tác giả Phạm Ngọc Thưởng đã cắt nghĩa và xác định vai trò của từng yếu tố trong khái niệm “xưng hô” như sau:

“Xưng là hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa mình vào trong lời nói, để người nghe biết rằng mình đang nói và mình chịu trách nhiệm về lời nói của mình Đó là hành động tự quy chiếu của người nói

Trang 14

(ngôi 1) Hô là hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa người nghe vào trong lời nói (ngôi 2)” [36;12]

Trong giao tiếp, ngoài cái cốt lõi là vai giao tiếp, các từ ngữ xưng gọi còn đồng thời thể hiện vị thế xã hội, mức độ thân sơ, tính lịch sự của người nói đối với những người tham gia cuộc thoại và phải phù hợp với ngữ vực của người giao tiếp Bằng việc lựa chọn từ ngữ để “xưng” và “gọi” người tham gia cuộc thoại, người nói định một khung quan hệ liên cá nhân cho mình và cho người đối thoại với mình

Các từ ngữ xưng gọi sử dụng trong giao tiếp chịu sự chi phối của các yếu tố như: vai giao tiếp, vị thế xã hội, mực độ thân sơ… Cụ thể:

- Xưng gọi phải thể hiện vai giao tiếp Như đã nói, trong giao tiếp, cốt lõi của xưng gọi là vai giao tiếp Vai giao tiếp thể hiện mối quan hệ giữa người nói và người nghe Dựa vào việc dùng từ xưng gọi mà người nghe biết được người nói đặt mình trong quan hệ và vị thế xã hội như thế nào

- Xưng gọi phải thể hiện quan hệ quyền uy Đó cũng là cách thể hiện sự tôn trọng đối với vai có địa vị cao hơn mình hoặc thể hiện vai trò, ảnh hưởng đối với vai thấp hơn mình trong giao tiếp

- Xưng gọi phải thể hiện cho được quan hệ thân cận Cách xưng gọi này

sử dụng chủ yếu trong giao tiếp gia đình hay những giao tiếp ngoài xã hội đã được “thương lượng” hoặc dùng những xưng gọi mang xu hướng “gia đình hóa”

- Xưng gọi phải phù hợp với ngữ vực Mỗi một từ ngữ dùng ở đây nếu

có một ngữ điệu thể hiện cho phù hợp sẽ làm tăng hiệu lực giao tiếp

- Xưng gọi phải thích hợp với thoại trường Trong giao tiếp, sử dụng các từ ngữ xưng gọi khác nhau sẽ mang đến những hiệu quả khác nhau Bởi, cùng một từ ngữ xưng gọi nhưng tùy từng hoàn cảnh mà mang nghĩa khác nhau Do đó, sử dụng các từ ngữ xưng gọi phải linh hoạt, biến đổi phù hợp để thích nghi được với những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể

Trang 15

- Xưng gọi phải thể hiện tình cảm của người nói đối với người nghe Trong giao tiếp, những người tham gia cuộc thoại luôn có thiên hướng lựa chọn chiến lược giao tiếp nhằm đạt hiệu quả Việc lựa chọn các từ ngữ xưng gọi thường tương ứng với thái độ của người nói đối với người đối thoại Nó

có thể là lịch sự hoặc không lịch sự; có thể thân hoặc sơ…

Trong một cuộc giao tiếp, xưng gọi không cố định bất biến mà biến đổi linh hoạt tùy vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể Do xưng gọi là một hành vi ngôn ngữ nên tùy theo sự thay đổi của các nhân tố trên mà các đối tượng tham gia giao tiếp sẽ lựa chọn những từ ngữ xưng gọi thích hợp để đạt được mục đích giao tiếp

Tóm lại, xưng gọi là một hành vi ngôn ngữ mà ở đó các nhân vật giao tiếp dùng biểu thức quy chiếu để đưa mình và người đối thoại vào trong lời nói, thể hiện cách ứng xử của con người trong giao tiếp : ứng xử với người tham gia giao tiếp và ứng xử với chính bản thân mình (người nói)

1.1.2 Các phương tiện dùng để xưng gọi

1.1.2.1 Đại từ nhân xưng

Trong giao tiếp, đại từ nhân xưng là phương tiện dùng để xưng gọi quan trọng Nhìn chung trong tiếng Việt, lớp từ ngữ này phức tạp hơn so với nhiều ngôn ngữ khác Từ trước đến nay đại từ nhân xưng là đối tượng thu hút

sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ trong và ngoài nước Về khái niệm đại

từ nhân xưng Diệp Quang Ban cho rằng: Đại từ nhân xưng “là từ dùng để chỉ

ra (quy chiếu đến) người hay vật tham gia quá trình giao tiếp (bằng lời nói)”[2;520] Theo ông, đối tượng tham gia quá trình giao tiếp (người, vật) được chỉ ra một cách chung nhất ở cương vị ngôi (đại từ xưng hô ở một ngôi xác định: ngôi 1, ngôi 2, ngôi 3 và đại từ xưng hô dùng ở nhiều ngôi linh hoạt)

Hữu Quỳnh trong “Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại” đã cho rằng: “đại từ xưng hô là đại từ được dùng để xưng hô hoặc thay thế và trỏ người Đại từ

Trang 16

xưng hô trong tiếng Việt gồm các đại từ chuyên dùng để xưng hô và các từ xưng hô lâm thời, mượn các danh từ biểu thị quan hệ thân thuộc hay quan hệ

xã hội”[dẫn theo, 17;72]

Hệ thống đại từ nhân xưng trong tiếng Việt rất hạn chế về số lượng Do

“ý nghĩa liên cá nhân và ý nghĩa biểu cảm trong các đại từ xưng hô của tiếng Việt quá đậm…nên chúng chỉ được dùng trong ngữ vực thân tình với thái độ

từ thân mật đến suồng sã hoặc khinh rẻ”[6;76] Điều này đã gây không ít khó khăn, phức tạp cho người nước ngoài trong việc lựa chọn và sử dụng từ xưng gọi tiếng Việt khi giao tiếp

Trong hệ thống từ ngữ xưng gọi tiếng Việt, có từ ngữ xưng gọi chuyên ngôi và kiêm ngôi Những từ ngữ chuyên ngôi là những từ chỉ được dùng cho

một ngôi nhất định (ví dụ: tôi, tao, mày, tớ….) Còn những từ ngữ kiêm ngôi

là những từ ngữ được dùng ở nhiều ngôi (ví dụ: mình, người ta…) Vì vậy,

tùy từng hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn các phương tiện xưng gọi phù hợp, đảm bảo việc đảm nhiệm các ngôi khác nhau

Như một số ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Việt còn có đại từ xưng gọi ngôi thứ nhất số nhiều bao gộp và không bao gộp Đại từ xưng gọi ngôi thứ nhất số nhiều bao gộp là đại từ chỉ một nhóm người (cả người nói và

người nghe) cùng hướng tới một hành vi (ví dụ: chúng ta…) Đại từ xưng gọi

ngôi thứ nhất số nhiều không bao gộp là đại từ chỉ một nhóm người cùng

hướng tới một hành vi nhưng không bao gồm người nghe (ví dụ: chúng tao,

chúng tôi…) Đại từ xưng gọi chúng mình được dùng ở ngôi thứ nhất số nhiều

bao gộp và không bao gộp

Như vậy, đại từ nhân xưng là những từ dùng để thay thế cho người, có chức năng quy chiếu và định vị vai giao tiếp Trong mỗi ngôn ngữ có sự khác nhau về sắc thái biểu cảm và mức độ đa dạng của các đại từ nhân xưng Do vậy, phạm vi sử dụng của nó cũng khác nhau Tuy nhiên, trong tiếng Việt việc

sử dụng đại từ nhân xưng trong xưng gọi không thật phổ biến vì chúng mang

Trang 17

nhiều tính thân mật hoặc suồng sã, thiếu sắc thái kính trọng Thực tế, trong xưng gọi đại từ nhân xưng lại thường xuyên được thay thế bằng các danh từ chỉ quan hệ thân tộc khi giao tiếp trực diện

1.1.2.2 Danh từ thân tộc

Trong tiếng Việt hầu hết các danh từ chỉ quan hệ thân tộc đều được dùng để xưng gọi Đối với người Việt Nam, việc dùng các từ ngữ này để xưng gọi không gây bất kì một trở ngại nào Trong xưng gọi, danh từ thân tộc được hiểu với nhiều nghĩa Với nghĩa rộng, từ xưng gọi thân tộc được dùng để chỉ

hệ thống ngôn ngữ văn hóa được hình thành từ các kiểu xưng gọi thân tộc trong xã hội loài người Với nghĩa hẹp, lớp từ này chỉ hệ thống ngôn ngữ văn hóa được hình thành từ cách xưng gọi thân tộc trong xã hội hiện đại Theo Đỗ Hữu Châu, các danh từ thân tộc có thể được chia thành ba nhóm:

Trong đó, các danh từ nhóm 1 và nhóm 2 được dùng để xưng hô, nhóm

3 dường như chỉ có chức năng miêu tả quan hệ là chính

Trong tiếng Việt, đại từ nhân xưng có số lượng không nhiều và hạn chế

về phạm vi hoạt động, nên chúng thường chỉ được dùng với sắc thái biểu cảm (thân mật hay thô tục, khinh thường…) Trong khi đó, danh từ thân tộc lại được sử dụng khá phổ biến với nhiều sắc thái như: lịch sự (khi các nhân vật giao tiếp làm quen với nhau…); trung hòa, vừa phải (chủ yếu dùng với chức danh miêu tả); thân mật, suồng sã (khi các nhân vật đã có mối quan hệ thân thiết hoặc phục vụ chiến lược giao tiếp cá nhân, cũng có khi kèm theo ngữ điệu lời nói được sử dụng với sắc thái thô tục, khinh thường, mỉa mai…)

Trang 18

Nhìn chung, các danh từ thân tộc có mối quan hệ mật thiết với các vấn đề về hôn nhân, gia đình, vị thế, quyền lợi… nhất là vấn đề tuổi tác của con người

Danh từ thân tộc trong tiếng Việt là phương tiện xưng gọi không chỉ được dùng trong gia đình mà còn được sử dụng rộng rãi và chiếm ưu thế trong các mối quan hệ xã hội Xu hướng sử dụng danh từ thân tộc trong xưng gọi ngoài xã hội được các nhà Việt ngữ học gọi là xu hướng “gia đình hóa”

1.1.2.3 Danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ

Ngoài lớp danh từ thân tộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp cũng được dùng làm từ ngữ xưng gọi và dùng ở ngôi thứ hai Danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ được dùng làm phương tiện để xưng gọi thường trong hoàn cảnh giao tiếp có tính quy thức để miêu tả đối tượng giao tiếp Đặc điểm của lớp từ ngữ này là có khả năng chiếu vật lớn và ít chịu ràng buộc bởi một quy định cụ thể nào Tuy vậy, lớp từ ngữ này không cố định mà có nhiều thay đổi qua các thời đại do ảnh hưởng của tình hình chính trị, hình thái ý thức, thể

chế…ở mỗi thời kì

Trong Tiếng Việt, khi giao tiếp, lớp từ chỉ nghề nghiệp (như: giáo viên,

bộ đội, công nhân, học sinh…) thường không đứng một mình Người ta ít sử

dụng các phát ngôn kiểu như: học sinh ơi, công nhân kia… mà phải có các danh từ thân tộc đi kèm, như: em học sinh ơi, bác công nhân ạ…Việc kết hợp

này không chỉ tạo sự thân mật, mà còn mang ý nghĩa miêu tả, chỉ thị đối tượng

Khác với từ ngữ chỉ nghề nghiệp, những từ ngữ chỉ chức vụ có thể được dùng để xưng gọi mà không phải thêm yếu tố hay điều kiện nào Chúng

ta có thể nói: Giám đốc đi đâu đấy, Tổ trưởng khỏe không ạ, Thầy giáo cho

em hỏi một câu… Tuy nhiên, những từ ngữ chỉ chức vụ thấp thường ít khi

được dùng để xưng gọi, nhất là ở ngữ cảnh giao tiếp không quy thức, khi người đối thoại có chức vụ thấp hơn mình Đây là chiến lược hội thoại nhằm tránh xúc phạm tới thể diện của người đối thoại

Trang 19

Trong giao tiếp, các từ ngữ xưng gọi chỉ quan hệ thân tộc và các đại từ

xưng gọi thường kết hợp với nhau theo từng cặp tương ứng như cha – con,

ông – bà, tao – mày, anh - chị… Còn những từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp được

lâm thời dùng để xưng gọi lại không được kết hợp theo những cặp tương ứng

Chẳng hạn, với các từ: chủ tịch - , giáo sư -, giám đốc - …chúng ta khó có thể

tìm được một từ ngữ nào có tính tương ứng để tạo thành cặp với các từ này Trong hội thoại, khi sử dụng các từ ngữ chỉ chức vụ, nghề nghiệp để xưng gọi thì những chỗ trống được các nhân vật hội thoại tự lựa chọn sao cho từ ngữ đó phù hợp với quan hệ giữa những người tham gia cuộc thoại

1.1.2.4 Họ và tên riêng

Trong giao tiếp hội thoại, họ và tên riêng cũng là phương tiện được sử dụng để xưng gọi Cấu trúc đầy đủ của họ tên người Việt gồm ba yếu tố: họ + tên đệm (lót) + tên riêng Tuy nhiên, do vai trò của tên lót không có tính bắt buộc nên nhiều khi có thể vắng mặt Bởi vậy, trong nhiều trường hợp chúng ta

bắt gặp những tên gọi khá đơn giản của người Việt như: Nguyễn Hoàng,

Nguyễn Trãi, Nguyễn Bính… Việc sử dụng họ tên riêng để xưng gọi của

người Việt mang dấu ấn văn hóa – xã hội

Ở tiếng Việt, ba yếu tố (họ + tên đệm + tên riêng) có thể độc lập làm từ xưng gọi Tuy nhiên, mức độ và phạm vi sử dụng của chúng khác nhau:

- Trong xã hội phong kiến, xưng gọi chủ yếu bằng họ Hiện nay, cách xưng gọi này chỉ tồn tại trong giao tiếp giữa người nước ngoài với người Việt

- Yếu tố đệm thường chỉ mang tính chất “trang trí” hay phân biệt giữa những người trùng họ, trùng tên nhưng khác tên đệm Cách gọi “tên đệm + tên riêng” thường dùng chủ yếu trong môi trường giáo dục, giúp phân biệt đối

tượng học sinh Chẳng hạn: giáo viên điểm danh học sinh: “Cẩm Anh, Lan

Anh, Tú Anh, Vân Anh”…

- Dùng tên riêng để xưng gọi là một hiện tượng khá phổ biến trong giao tiếp của người Việt Tuy nhiên, việc sử dụng nó như thế nào lại phụ thuộc vào

Trang 20

nhiều yếu tố như: mối quan hệ giữa các cá nhân, hoàn cảnh giao tiếp… Xưng gọi bằng tên riêng giúp tạo sự thân mật và đạt hiệu quả giao tiếp cao Mặc dù vậy, trong hoàn cảnh giao tiếp có tính quy thức và đối với những người có vị thế xã hội cao hơn mình hay căn cứ vào chức vị trong gia đình… mà chủ thể giao tiếp thường có sự kết hợp “danh từ thân tộc, danh từ quan hệ xã hội + tên

riêng” Ví dụ: cô Hoa, cậu Hà, bác Hải…; đồng chí Hùng, bạn Nga, bạn

Hương…; bố cái Mai, mẹ Vân…

1.1.2.5 Những cách xưng hô khác

Ngoài các từ ngữ kể trên, trong tiếng Việt còn sử dụng một số kiểu loại

từ ngữ khác lâm thời làm phương tiện xưng gọi Tính lâm thời thể hiện ở nhóm này khá rõ nét: nếu tách các yếu tố này khỏi ngữ cảnh thì ta khó xác định được vai trò của yếu tố đó (nhất là đối với các cụm từ lâm thời làm phương tiện xưng hô)

Một số từ ngữ thuộc kiểu loại xưng hô khác được chủ thể giao tiếp sử dụng khá rộng rãi, đó là:

-Từ ngữ chỉ định (hoặc có yếu tố chỉ định): đây, ấy, đằng ấy, đằng

này,…

- Từ ngữ chỉ quan hệ xã hội ngoài gia đình: bạn, đồng chí, đồng bào,…

- Từ ngữ chỉ nhóm xã hội: ủy ban, hội nghị, nhà nước…

- Từ ngữ chỉ trạng thái, tính chất (hoặc có yếu tố chỉ trạng thái, tính

chất): anh lính trẻ, người yêu, chàng trai quý …

- Từ vay mượn: Min, moa, toa …

1.1.3 Đặc điểm của từ ngữ xưng gọi

Trong giao tiếp hội thoại, như đã nói, các từ ngữ xưng gọi có vai trò quan trọng trong việc thiết lập quan hệ giữa người nói với người nghe Ở tiếng Việt lớp từ này có những đặc điểm cụ thể sau:

- Có số lượng rất lớn và hầu như không hạn chế, rất “mở”, gồm nhiều

Trang 21

nhân xưng (tôi, ta, mình, nó…), trong tiếng Việt còn có một số lượng lớn các

từ ngữ xưng gọi khác như các danh từ thân tộc (ông, bà, con, bác…); từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp (anh vệ quốc quân, anh lính,…); họ và tên riêng (Bác

Hồ, Nguyễn Văn Trỗi, Chế…) và các từ ngữ xưng gọi lâm thời khác (gió mây, sao, đồng chí….)

- Từ ngữ xưng gọi trong tiếng Việt không có tính thuần nhất về cách sử dụng Đặc điểm này được thể hiện rõ nét ở chỗ, cùng một từ xưng gọi nhưng

có thể tham gia vào các vai giao tiếp khác nhau Chẳng hạn, từ ta có khi là số

ít, có khi lại là số nhiều; từ “mình” có khi được dùng ở ngôi thứ nhất có lúc

lại được dùng ở ngôi thứ hai Đây là hiện tượng kiêm ngôi của các từ ngữ xưng gọi

- Trong tiếng Việt có sự lấn át của các từ ngữ xưng gọi vốn xuất xứ từ

các danh từ chỉ quan hệ thân tộc, họ hàng Các danh từ thân tộc như: anh, em,

ông, bà, con, cháu… được dùng để xưng gọi trong gia đình, biểu thị mối quan

hệ huyết thống, hôn nhân… đồng thời cũng được vận dụng để biểu thị mối quan hệ giao tiếp ngoài xã hội Sở sĩ có sự “lấn sân” này là do trong giao tiếp người Việt luôn có thiên hướng lấy gia đình làm nơi khởi phát cho cộng đồng

xã hội hay xu hướng “gia đình hóa”

- Các từ ngữ xưng gọi thường giàu tính biểu cảm mà ít mang sắc thái trung hòa Trong tiếng Việt, số lượng các từ ngữ xưng gọi được sử dụng với sắc thái biểu cảm tương đối nhiều Chẳng hạn, biểu thị sắc thái trung hòa

trong xưng gọi, ở nhóm đại từ nhân xưng có rất ít như: tôi… trong khi đó,

nhóm các đại từ nhân xưng biểu thị ý nghĩa tình thái lại khá nhiều như: biểu

thị sắc thái thân mật, suồng sã: mày, tao, tớ…; biểu thị sự trịnh thượng, ngạo mạn: ta… Còn các danh từ thân tộc lại được sử dụng phổ biến với sắc thái

biểu cảm: lịch sự (khi các nhân vật giao tiếp làm quen với nhau…); thân mật, suồng sã (khi các nhân vật đã có mối quan hệ thân thiết hoặc phục vụ chiến

Trang 22

lược giao tiếp cá nhân, cũng có khi kèm theo ngữ điệu lời nói được dùng ở sắc thái thô tục, khinh thường, mỉa mai, châm biếm…)

- Hệ thống từ ngữ xưng gọi tiếng Việt có nhiều hiện tượng đồng âm,

đồng nghĩa Chẳng hạn: tôi – tui; mẹ - má - mé - bầm; chúng bay - tụi bay –

bọn bay; tao – choa – bọn choa…

Các từ ngữ xưng gọi khi được sử dụng trong giao tiếp thường mang đậm dấu ấn văn hóa vùng, văn hóa dân tộc Bởi vậy, các đặc điểm trên đã làm cho lớp từ này trong tiếng Việt có những nét khác biệt cơ bản với các ngôn ngữ khác Cụ thể:

- Trong các ngôn ngữ châu Âu, đại từ nhân xưng chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống các từ ngữ xưng gọi và là yếu tố trung tâm, thường mang sắc thái trung hòa nên tính biểu cảm thường do các yếu tố khác đảm nhận Trong khi đó, ở tiếng Việt, đại từ nhân xưng chiếm một vị trí không đáng kể trong hệ thống các từ ngữ xưng gọi Nó không phải là yếu tố trung tâm và khi sử dụng thường gắn với một tình thái nhất định, ít mang sắc thái trung hòa

- Ở các ngôn ngữ châu Âu, ít có hiện tượng các danh từ thân tộc được chuyển sang làm từ xưng gọi Tiếng Việt lại khác, hiện tượng chuyển từ danh

từ thân tộc sang làm từ xưng gọi lại diễn ra thường xuyên và phổ biến Bởi vậy, trong tiếng Việt có hiện tượng các danh từ thân tộc được dùng để xưng gọi có xu hướng “gia đình hóa” các quan hệ xã hội Chẳng hạn, thay vì dùng các đại từ nhân xưng và các từ chỉ chức vụ, trong cơ quan công sở thường sử

dụng các danh từ thân tộc như: chú, bác, anh, em, cháu… Điều này, thuận lợi

khi thể hiện tình cảm nhưng cũng gây nhiều bất tiện

1.2 LÝ THUYẾT GIAO TIẾP

1.2.1 Khái niệm giao tiếp

Giao tiếp là hoạt quan trọng của con người trong xã hội Để giao tiếp, trao đổi thông tin, con người có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau

Trang 23

Trong đó có ba loại phương tiện chủ yếu: bằng âm thanh, bằng ánh sáng, bằng

cử chỉ Trong các phương tiện kể trên thì ngôn ngữ âm thanh tự nhiên của con người là phương tiện giao tiếp xã hội quan trọng và hiệu quả nhất, giúp con người có thể bày tỏ và trao đổi với nhau về nhận thức, tư tưởng, tình cảm Cùng với lao động, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quyết định quá trình phát triển của lịch sử loài người

Giao tiếp là một hiện tượng đặc trưng của con người và của xã hội loài người Đó là nhu cầu và cũng là điều kiện tất yếu của cuộc sống con người Bởi vậy, nghiên cứu vấn đề giao tiếp đã trở thành đề tài thu hút sự chú

ý của nhiều nhà Việt ngữ học Các tác giả khi nghiên cứu về giao tiếp đã đưa

ra những cách định nghĩa khác nhau

Trong cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”, Nguyễn Như

Ý đã đưa ra định nghĩa: “Giao tiếp là sự thông báo hay truyền đạt thông báo

nhờ một hệ thống mã nào đó” [39;101]

GS Diệp Quang Ban định nghĩa cụ thể hơn “Giao tiếp là một hiện

tượng phổ biến trong các kiểu xã hội, đó là sự tiếp xúc giữa các cá thể trong một cộng đồng để truyền đạt một nội dung nào đó Giao tiếp là một trong những đặc trưng của xã hội, giúp phân biệt xã hội với các quần thể khác không phải là xã hội…” [3;17]

Thực tế có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về giao tiếp Trong đề tài này, chúng tôi chấp nhận cách định nghĩa của Đỗ Hữu Châu Theo Đỗ Hữu

Châu thì “giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin (bao gồm cả tri thức, tình

cảm, thái độ, ước muốn, hành động…) giữa ít nhất hai chủ thể giao tiếp (kể

cả trường hợp một người giao tiếp với chính mình) diễn ra trong một ngữ cảnh nhất định và một tình huống nhất định, bằng một hệ thống tín hiệu nhất định”[6;8] Giao tiếp, theo cách hiểu này đã khẳng định vai trò quan trọng đối

với đời sống con người và cả xã hội loài người Giao tiếp là điều kiện tồn tại,

là nhu cầu đặc trưng và sớm nhất ở con người Như C.Mac đã nói: sự phát

Trang 24

triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao lưu một cách trực tiếp

1.2.2 Các nhân tố cấu thành hoạt động giao tiếp

Hoạt động giao tiếp được cấu thành bởi nhiều yếu tố Các yếu tố này có vai trò quyết định đối với thành công của cuộc hội thoại Trong số các yếu tố cấu thành hoạt động giao tiếp đáng chú ý là: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp Đây là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến đích của cuộc giao tiếp hội thoại

1.2.2.1 Nhân vật giao tiếp

Bất kì một cuộc hội thoại nào diễn ra cũng bắt buộc phải có các nhân

vật giao tiếp “Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc giao

tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua

đó mà tác động vào nhau Đó là những người tương tác bằng ngôn ngữ”

[6;15]

Nhân vật giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao tiếp, có thể thúc đẩy hoặc tự kết thúc cuộc thoại Do đó, đây chính là linh hồn của cuộc thoại Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân – xã hội Cụ thể là:

a Vai giao tiếp

Để tiến hành giao tiếp, mỗi thành viên tham gia giao tiếp phải thiết lập được quan hệ giao tiếp, tức là phải xác định và thực hiện vai giao tiếp của mình Vai giao tiếp là cương vị xã hội của cá nhân nào đó giữ trong một hệ thống các quan hệ xã hội Nó được hình thành trong quá trình xã hội hóa cá nhân

Khi giao tiếp, các thành viên tham gia giao tiếp phải xác lập vị thế giao tiếp của mình, tức là đóng một vai trong hệ thống giao tiếp Ví dụ: khi đi học

là sinh viên; khi đi xem phim là khán giả; khi ở nhà là con đối với bố mẹ, là

Trang 25

anh đối với các em, là cháu đối với ông bà… Sự phong phú trong các vai giao tiếp từ đó cũng tạo nên sự phong phú trong cách xưng gọi của mỗi cá nhân

Trong một cuộc giao tiếp các nhân vật tham gia thường có sự phân vai khá rõ ràng: vai phát tức vai nói (viết) và vai vai nhận tức vai nghe (đọc) Khi giao tiếp trực tiếp, các vai này thường có sự luân chuyển, các nhân vật tham gia thường đổi vai cho nhau Nghĩa là, người phát cũng đồng thời là người nhận và ngược lại, người nhận cũng đồng thời là người phát ngôn Việc đổi vai không chỉ thúc đẩy quá trình giao tiếp phát triển mà đôi khi còn kết thúc

quá trình giao tiếp “Trong quá trình giao tiếp, người nhận có thể đóng vai trò

tích cực hay tiêu cực Người nhận tích cực khi anh ta luôn thay đổi vai trò người nhận – người phát, khi giao tiếp diễn ra ở hai chiều Người nhận tiêu cực khi anh ta luôn giữ vai trò người nhận trong suốt quá trình giao tiếp, nghĩa là khi giao tiếp chỉ diễn ra một chiều”[6;43]

Trong giao tiếp luôn có sự hiện diện của các từ xưng gọi Vì vậy, trên

cơ sở nhận thức được đầy đủ về đối tượng tham gia giao tiếp (về tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội, vốn sống…) và về chính bản thân mình, các nhân vật giao tiếp lựa chọn từ ngữ xưng gọi thích hợp Nếu mới chỉ là cuộc gặp gỡ tiếp xúc lần đầu thì các nhân vật tham gia giao tiếp bao giờ cũng có bước thăm dò đối phương thông qua cách giao tiếp, ứng xử Tuy nhiên, việc xác định vai giao tiếp không phải dựa vào ý muốn chủ quan của các nhân vật Trong nhiều trường hợp, tùy thuộc vào hoàn cảnh mà cùng một nhân vật giao tiếp lại giữ các vị thế giao tiếp khác nhau Trong cuộc giao tiếp, các nhân vật phải xác định được yêu cầu nào là nổi bật, giá trị nào được ưu tiên để từ đó lựa chọn các phương tiện xưng gọi thích hợp Không phải cứ người nhiều tuổi, có địa vị xã hội, có bằng cấp,… thì sẽ giữ vị thế giao tiếp cao hơn đối tượng còn lại Trong các cách xưng gọi thì xưng gọi trong quan hệ gia đình, thân tộc khác cách xưng gọi ngoài xã hội Vì vậy, khi giao tiếp các nhân vật

Trang 26

phải xác định đúng vị thế của mình, từ đó xây dựng được chiến lược, xác định được động cơ, mục đích để đạt được hiệu quả giao tiếp cao

Theo một nhà nghiên cứu thì “trong phần lớn những tương tác xã hội,

những người tham dự không có một khó khăn nào để quyết định họ có cùng hay không cùng vị thế xã hội” Bởi trong quan hệ vai, căn cứ vào quy tắc và

thiết chế xã hội, qua các từ xưng hô (cùng những yếu tố từ vựng khác) chúng

ta có thể nhận biết được vai nào ở vị thế trên, vai nào ở vị thế dưới

b Quan hệ liên cá nhân

Khi giao tiếp hội thoại, các nhân vật tham gia phải có một mối quan hệ qua lại nhất định, đó được gọi là quan hệ giao tiếp Thực chất, mối quan hệ này rất đa dạng và phức tạp Tuy nhiên, có thể quy về các loại quan hệ chính: quan hệ quyền thế và quan hệ liên kết

Quan hệ quyền thế là quan hệ trên – dưới, sang – hèn, tôn – khinh… Đây là quan hệ ứng xử xã hội, tạo thành các vị thế xếp theo trục dọc Quan hệ này được đặc trưng bởi yếu tố quyền lực và khoảng cách

Xét về quan hệ quyền thế, giữa các nhân vật giao tiếp có thể có: quan

hệ ngang vai và quan hệ không ngang vai Quan hệ ngang vai là mỗi quan hệ giữa những người có tuổi tác, vị thế trong gia đình, xã hội bình đẳng với nhau

Ví dụ như quan hệ bạn bè, quan hệ đồng nghiệp… Quan hệ không ngang vai

là quan hệ giữa những người có tuổi tác, vị thế trong gia đình, xã hội không bình đẳng với nhau Quan hệ không ngang vai có thể được phân biệt tiếp thành: quan hệ trên vai và quan hệ dưới vai

Quan hệ trên vai là quan hệ giữa những người phát có tuổi tác, vị thế trong gia đình, xã hội thấp hơn người nhận Chẳng hạn như: quan hệ giữa con cái với bố mẹ, ông bà… hoặc học sinh, sinh viên với thầy cô giáo; nhân viên với thủ trưởng…

Trang 27

Quan hệ dưới vai là quan hệ giữa người phát có tuổi tác, vị thế trong gia đình, xã hội cao hơn người nhận Chẳng hạn, quan hệ giữa ông bà với các cháu, quan hệ giữa chỉ huy và binh lính…

Cùng với quan hệ quyền thế, quan hệ liên kết hay quan hệ thân sơ là quan hệ ứng xử giữa các cá nhân trong xã hội Nếu quan hệ quyền thế được đặc trưng bởi yếu tố quyền uy và khoảng cách, rời xa theo mức độ vị thế xã hội thì quan hệ liên kết lại đặc trưng bởi yếu tố cận kề gần gũi; theo mức độ tình cảm thì quan hệ quyền thế luôn tạo ra khoảng cách giữa những người tham gia giao tiếp còn quan hệ liên kết lại luôn có xu hướng hướng tới một sự gần gũi, đồng đẳng Thực tế, trong giao tiếp, các nhân vật tham gia có thể có quan hệ thân thiết hoặc xa lạ Mức độ thân cận có thể tỉ lệ thuận với mức độ hiểu biết về nhau của những nhân vật tham gia giao tiếp Tuy nhiên, không nhất thiết là đã hiểu nhau thì sẽ thân nhau Có khi những kẻ thù lại hiểu nhau rất kĩ Quan hệ thân sơ là quan hệ đối xứng, trong cuộc giao tiếp các nhân vật (người nói và người nghe) luôn có nhu cầu nhích lại gần nhau, tiến đến quan

hệ thân (trừ trường hợp những người không cộng tác, từ chối nối gần mối quan hệ) Thực chất, qua thương lượng có thể thay đổi khoảng cách

Quan hệ liên cá nhân chi phối cả quá trình giao tiếp, nội dung và hình thức của diễn ngôn Do đó, xưng gọi chịu áp lực rất mạnh từ quan hệ này Nhờ việc sử dụng từ ngữ xưng gọi mà vai nghe biết được vai nói xác định quan hệ vị thế và quan hệ xã hội với mình như thế nào Việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ xưng gọi trong tiếng Việt được coi như là một chiến lược quan trọng chi phối việc thiết lập quan hệ liên cá nhân trong hội thoại

Trong những cơ quan, công sở thì nghi thức giao tiếp là điều mọi người phải tuân theo Do đó, quan hệ quyền uy ở đây được xác lập vững vàng và ít

bị thay đổi Nhân viên và thủ trưởng đã có những cách xưng gọi giúp định vị chỗ đứng trong đơn vị một cách rõ ràng Sự đổi ngôi giữa các vai giao tiếp chỉ xuất hiện khi có các vấn đề tình cảm, mục đích riêng…chi phối giao tiếp

Trang 28

Trong đời sống thường ngày, đặc biệt là trong giao tiếp gia đình, quan

hệ thân sơ và quan hệ quyền uy đồng thời được biểu hiện Điều này được thể hiện ở việc lựa chọn các từ ngữ xưng gọi của các nhân vật giao tiếp nhằm tạo

ra không khí vừa tôn nghiêm, vừa thân mật Chẳng hạn, thay bằng cách gọi bố

(mẹ) thì người con (đã có con) chọn cách xưng con thông thường, nhưng

chuyển cách gọi, đứng ở vị trí con mình thì lại gọi bố mẹ là ông (bà)… Thay bằng cách xưng ông (bà) và gọi cháu thì các nhân vật giao tiếp chuyển thành cách xưng ông (bà) và gọi con, em…

1.2.2.2 Hoàn cảnh giao tiếp

Hoàn cảnh giao tiếp là một trong những yếu tố chủ đạo chi phối hoạt động giao tiếp của con người Đó là thế giới thực tại mà con người đang sống với tất cả các nhân tố xã hội – ngôn ngữ ảnh hưởng đến việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ như: hiểu biết về thế giới xã hội, văn hóa, tôn giáo, lịch sử ; phong tục, tập quán; trình độ học vấn; kinh nghiệm xã hội; thói quen sử dụng ngôn ngữ; phạm vi giao tiếp (công sở, gia đình, ngoài xã hội, trong các vùng lãnh thổ riêng…); đề tài, chủ đề hay hình thức giao tiếp…

Hoạt động giao tiếp bao giờ cũng diễn ra trong những hoàn cảnh và tình huống cụ thể Trong hoàn cảnh giao tiếp người ta đặc biệt chú ý đến sự tồn tại của tính quy thức và phi quy thức qua những biểu hiện ngôn ngữ của các vai giao tiếp

Tính quy thức được hiểu là những yêu cầu, những quy tắc, những nghi

lễ… trong những hoàn cảnh giao tiếp hẹp (không gian, thời gian cụ thể để cuộc giao tiếp diễn ra như trong các nghi lễ ngoại giao, tôn giáo, trong công

sở, nhà trường…) Đây là các nghi thức mang tính quy phạm, có chuẩn mực chung mà các thành viên tham gia giao tiếp ngầm hiểu và tôn trọng thực hiện chúng

Ngược lại, tính phi quy thức là những hành vi giao tiếp ngoài xã hội,

nơi mà những hoạt động giao tiếp diễn ra không chịu sự ảnh hưởng chi phối

Trang 29

của quy tắc, luật lệ nào Các vai giao tiếp được tự do, thoải mái bộc lộ theo cách của riêng mình

Thông thường, ở đâu có giao tiếp thì ở đó có xưng gọi Tuy nhiên, việc lựa chọn và sử dụng các từ ngữ xưng gọi trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể lại chịu ảnh hưởng lớn từ tính quy thức và phi quy thức Tính quy thức/ phi quy thức có mối quan hệ rất chặt chẽ với các chức năng của từ ngữ xưng gọi cũng như vị thế xã hội và quyền uy của nhân vật giao tiếp Do đó, có thể nói trong hệ thống các từ ngữ xưng gọi có thể xét đến các từ ngữ xưng gọi có tính quy thức và các từ ngữ xưng gọi không có tính quy thức

Ở những người có vị thế ngang bằng nhau như bạn bè, việc sử dụng từ ngữ xưng gọi ít tính quy thức hơn Còn xưng gọi ở vị thế không ngang bằng thì vai giao tiếp (nhất là vai thấp hơn) thường hướng tới lối xưng gọi quy thức, chuẩn mực, “xưng khiêm hô tôn”

Các đại từ xưng gọi thực thụ trong tiếng Việt (trừ đại từ tôi) phần lớn ít

có tính quy thức Các danh từ thân tộc (ông, bà, cô, chú, anh,…) đang chiếm

ưu thế trong các giao tiếp xã hội cùng các danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp

(giáo sư, bác sĩ, thầy giáo,…)… mang tính quy thức cao trong hoạt động giao

tiếp Trong khi đó, danh từ chỉ tên riêng lại mang tính chất trung gian và thường phải căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể mà xác định tính quy thức/ phi quy thức

1.3 LÝ THUYẾT HỘI THOẠI

1.3.1 Khái niệm hội thoại

Ở Việt Nam, những vấn đề về hội thoại đã được đề cập nghiên cứu trong nhiều công trình của các nhà Việt ngữ Các tác giả, dưới mỗi góc độ nghiên cứu của mình đã đưa ra những định nghĩa hội thoại

Theo “Từ điển Hán Việt” của Đào Duy Anh, “hội” có nghĩa là họp lại với nhau, gặp nhau; “thoại” là lời nói, nói chuyện Như vậy, theo cách hiểu

Trang 30

thông thường, hội thoại là hai hay nhiều người nói chuyện với nhau, tác động đến nhau bằng lời nói

Trong “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”, Nguyễn Như Ý (chủ biên) định nghĩa: “Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời, ở dạng nói,

giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo đích được đặt ra” [39;122]

Nguyễn Thiện Giáp: “Giao tiếp hội thoại là hoạt động cơ bản của ngôn

ngữ Trong giao tiếp hội thoại luôn luôn có sự hồi đáp giữa người nói và người nghe, chẳng những người nói và người nghe tác động lẫn nhau mà lời nói của từng người cũng tác động lẫn nhau” [15;63]

Nhà ngôn ngữ học Xô Viết M.Bakhtin khi nghiên cứu về hội thoại nhấn

mạnh: “Đối thoại là bản chất của ý thức, bản chất của cuộc sống con người…

Sống tức là tham gia và đối thoại: hỏi, nghe, trả lời, đồng ý… Con người tham gia vào cuộc đối thoại ấy bằng toàn bộ con người mình và toàn bộ cuộc đời mình, bằng mắt, tay, tâm hồn, tinh thần và hành vi Nó trút hết con người

nó vào lời nói và tiếng nói của nó gia nhập dàn đối thoại của cuộc sống con người, gia nhập cuộc hội thảo thế giới… Bản ngã không chết, cái chết chỉ là

sự ra đi Con người ra đi khi đã nói lời của mình, nhưng bản thân lời nói ấy còn lại mãi mãi trong cuộc thoại không bao giờ kết thúc… Đối thoại là một phương diện tồn tại con người, nó cho thấy có cả bộ mặt tự nhiên sinh động của hiện thực” [dẫn theo, 13;9]

Trong hướng nghiên cứu của đề tài, tác giả luận văn lựa chọn cách định

nghĩa của Đỗ Hữu Châu trong “Đại cương ngôn ngữ học – tập 2 – Ngữ dụng

học”: “hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ,

nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác” [6;201]

Như vậy, có thể thấy rằng, hội thoại là hoạt động giao tiếp thường xuyên và căn bản nhất của con người Một cuộc thoại sẽ chịu sự chi phối của các yếu tố:

Trang 31

Thoại trường là khoảng thời gian, không gian diễn ra cuộc hội thoại

Thoại trường có thể mang tính công cộng như trong hội nghị, hội thảo, trên giảng đường, trong lớp học, ngoài chợ, trong quán ăn… Thoại trường cũng có thể mang tính riêng tư như trong phòng ngủ giữa vợ và chồng, trong nhà giữa

bố và con… Trong thoại trường, thời gian, không gian không mang nghĩa tuyệt đối mà ngoài hai yếu tố này, đặc điểm của thoại trường còn gắn với khả

năng can thiệp của “người thứ ba” Sự hiện diện của “người thứ ba” sẽ có ảnh

hưởng nhiều ít đến nội dung và hình thức của một cuộc hội thoại Chẳng hạn, trong cuộc thoại của đôi nam nữ yêu nhau trong công viên là một cuộc thoại riêng tư, nhưng khi có sự xuất hiện của người thứ ba (những người trong công viên) thì nội dung và hình thức của cuộc thoại sẽ thay đổi, dù những người này không hề tham gia vào cuộc thoại của đôi nam nữ đó

Người tham gia hội thoại: trong mỗi một cuộc thoại, số lượng người

tham gia không giống nhau Có cuộc thoại chỉ có một người tham gia (độc thoại); có cuộc thoại có hai người tham gia (song thoại); có cuộc thoại có ba người tham gia (tam thoại); có cuộc thoại có từ ba người tham gia trở lên (đa thoại)… Trong đó, song thoại là hình thức hội thoại cơ bản và phổ biến nhất Trong hội thoại, số lượng người tham gia có ảnh hưởng lớn đến nội dung cuộc thoại Bởi, cùng với số lượng sẽ kéo theo cương vị và tư cách của người tham gia hội thoại Có cuộc thoại chủ động khi cả hai vai (vai nói và vai nghe) đều giữ quyền chủ động tham gia hội thoại; có cuộc thoại thụ động khi chỉ một người giữ cương vị vai nói, còn người kia (những người kia), không tham gia hoặc tham gia rất hạn chế vào cuộc thoại; có người ở vị thế giao tiếp mạnh, có những người giữ vị thế giao tiếp yếu…

Đích giao tiếp: bất kì một cuộc giao tiếp nào cũng mang một đích nhất

định và trong hội thoại, đích giao tiếp là mục tiêu hướng tới và là điều quan trọng nhất Thực tế, nói đến đích của hội thoại là nói đến đặc tính nội dung của cuộc hội thoại Đích giao tiếp của hội thoại có thể được định trước với

Trang 32

những nội dung xác định rõ ràng hoặc tự phát, không được định trước nảy sinh trong quá trình hội thoại Trong hội thoại có những cuộc hội thoại ngẫu hứng tự do như: đôi bạn nói chuyện với nhau, cuộc nói chuyện của các bà bán hàng ngoài chợ… Có những cuộc hội thoại có nội dung nghiêm túc như cuộc hội thảo, mít tinh Có những cuộc hội thoại nói những chuyện tào lao như cuộc tán gẫu của bạn bè Có những cuộc hội thoại về những nỗi niềm riêng tư như cuộc thoại của đôi nam nữ yêu nhau…

Hình thức cuộc thoại: Một cuộc thoại bao giờ cũng được tiến hành theo

những hình thức nhất định Trong hội thoại, hình thức cuộc thoại không giống nhau Ở các cuộc hội thảo, mít tinh, đại hội… thường có hình thức cố định, chặt chẽ mang tính nghi thức và diễn ra theo những tuần tự quy định Ở những cuộc thoại trong giao tiếp đời thường thì ngược lại không có tính quy thức, không bị bó buộc trong các nghi thức bắt buộc và nhìn chung những cuộc thoại này thường diễn ra tự do không theo hình thức nào

1.3.2 Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân

Giao tiếp hội thoại là hoạt động thường xuyên và cơ bản của con người trong xã hội Tuy nhiên, các cuộc thoại không diễn ra một cách tùy tiện mà tuân theo những quy tắc quy định như: quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời, quy tắc điều hành nội dung cuộc thoại, quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại và quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự Trong các quy tắc hội thoại thì quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân hay phép lịch sự có ảnh hưởng lớn đến nội dung cuộc thoại và việc lựa chọn các phương tiện xưng hô của các nhân vật hội thoại

Trong giao tiếp xã hội, lịch sự là một nhân tố quan trọng Nó là “hệ

thống những phương thức mà người nói đưa vào hoạt động nhằm điều hòa và gia tăng giá trị của đối tác với mình” [6;280]

Lịch sự là những nguyên tắc chung trong tương tác xã hội của mỗi nền văn hóa Khi nói đến phép lịch sự cần quan tâm đến các khái niệm: thể diện,

Trang 33

hành vi đe dọa thể diện, chiến lược lịch sự… vì đây là những yếu tố quan

trọng có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc hội thoại

1.3.2.1 Thể diện

Trong giao tiếp, phép lịch sự có thể được định nghĩa là phương tiện

được dùng để thể hiện hiểu biết về thể diện của người khác Thể diện (face) là

hình ảnh bản thân trước công chúng của một cá nhân, nó liên quan đến ý thức xã hội và tình cảm mà mỗi cá nhân có và mong muốn người khác tri nhận [15;104]

Khi đề cập đến vấn đề thể diện các nhà nghiên cứu thường chú ý đến

thể diện âm tính và thể hiện dương tính

Thể diện âm tính là “ mong muốn không bị can thiệp , mong muốn được

hành động tự do theo như cách mình đã lựa chọn là nhu cầu được độc lập , tự do trong hành động , không bị người khác áp đặt ” Thể diện âm tính tương

ứng với “lãnh địa của cái tôi” [dẫn theo 6;264] Nói đơn giản thể diện âm tính

là nhu cầu được độc lập

Thể diện dương tính là “cái nhu cầu được chấp nhận, thậm chí được

yêu thích bởi người khác, được đối xử như là thành viên của cùng một nhóm

xã hội và nhu cầu được biết rằng mong muốn của mình cũng được người khác chia sẻ” Thể diện dương tính “tương ứng với tính quá tự mê,… tự đề cao giá trị của mình… và cố gắng áp đặt cho người khác trong tương tác” [dẫn theo

6; 264] Hay nói cách khác, thể diện dương tính là nhu cầu được liên thông

với người khác

Như vậy, hành động giữ thể diện hướng vào thể diện âm tính sẽ phải thể hiện sự tôn trọng, nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian và quan hệ của người khác Hành động này được gọi là phép lịch sự âm tính Một hành động giữ thể diện hướng vào thể diện dương tính sẽ phải thể hiện tính đoàn kết, nhấn mạnh nguyện vọng chung, mục đích chung của những người tham gia hội thoại Đây được gọi là phép lịch sự dương tính

Trang 34

1.3.2.2 Hành vi đe dọa thể diện

Trong giao tiếp hàng ngày, con người cư xử y như mong muốn của họ

về nhu cầu thể diện sẽ được tôn trọng Nếu một người nói cái gì đó có biểu

hiện đe dọa sự mong đời của người khác về mặt thể diện thì đó là hành động

đe dọa thể diện (face threatening act) Đại bộ phận các hành vi ngôn ngữ đều

tiềm ẩn khả năng làm tổn hại đến thể diện Tương ứng với các thể diện sẽ xuất hiện các hành vi đe dọa thể diện như sau:

- Hành vi đe dọa thể diện âm tính của người thực hiện như: biếu, tặng

- Hành vi đe dọa thể diện dương tính của người thực hiện như: cảm ơn, xin lỗi…

- Hành vi đe dọa thể diện âm tính của người tiếp nhận như: khuyên nhủ, dặn dò…

- Hành vi đe dọa thể diện dương tính của người tiếp nhận như: phê bình, mắng mỏ…

Trong hội thoại, những người tham gia cuộc thoại đều mong muốn được giữ thể diện Mong muốn giữ thể diện là thể hiện cách xử sự sao cho

“hình ảnh - về - ta” công cộng được tôn trọng Hoạt động giữ thể diện là hoạt động của người tham gia hội thoại nhằm không làm mất thể diện của ai kể cả

Trang 35

Khi giao tiếp hội thoại, đại đa số các hành vi ngôn ngữ đều tiềm ẩn khả năng đe dọa thể diện Tránh hành động đe dọa thể diện bằng cách sử dụng hành động giữ thể diện Để giữ thể diện, người tham gia hội thoại thường sử dụng chiến lược lịch sự dương tính và chiến lược lịch sự âm tính

Chiến lược lịch sự dương tính hướng vào mục đích chung, đến tình thân hữu Còn chiến lược lịch sự âm tính nhấn mạnh quyền tự do của người nghe, có thể coi là chiến lược tôn trọng

Như vậy, nói đến lịch sự là nói đến vấn đề văn hóa, là mang tính đặc thù của từng nền văn hóa Tuy nhiên, mức độ biểu hiện của phép lịch sự trong giao tiếp không phải khi nào cũng nhất quán mặc dù phép lịch sự là một quy tắc quan trọng trong giao tiếp hội thoại Tuy vậy, trong hội thoại, phép lịch sự vẫn là lựa chọn tối ưu của người tham gia hội thoại nhằm hướng tới những

đích giao tiếp nhất định đáp ứng những nhu cầu của cá nhân người hội thoại 1.4 VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA TỐ HỮU

1.4.1 Cuộc đời nhà thơ Tố Hữu

Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 04 tháng 10 năm 1920 tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, trong một gia đình nhà nho nghèo

Cha Tố Hữu là một nhà nho “thất cơ lỡ vận” nhưng lại có cái thú sưu tầm ca dao, tục ngữ Mẹ là con gái một cụ Tú ở nhà quê nên thuộc rất nhiều câu hát dân ca Từ thủa nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy cho những “phép tắc” làm thơ, được mẹ truyền cho một nguồn ca dao, tục ngữ phong phú qua tiếng hát ru ngọt êm của người đàn bà xứ Huế

Cuộc đời kém may mắn, Tố Hữu sớm phải chịu thiệt thòi, thiếu thồn về tình cảm Năm 12 tuổi mồ côi mẹ và một năm sau (năm 13 tuổi) lại rời gia đình vào học trường Quốc học Huế Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Ilyich Lenin, Maxim Gorky, qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng

Trang 36

Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản

Xứ Huế mộng mơ tuy là đất kinh kì nhưng phong cảnh lại nên thơ hữu tình, nổi tiếng là một vùng văn hóa độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc, không chỉ có nền văn hóa dân gian với những điệu hát, câu hò mà còn có nền văn hóa cung đình đặc sắc

Có thể nói, truyền thống gia đình cùng với bản sắc quê hương đã góp phần quan trọng trong sự hình thành hồn thơ Tố Hữu

Tố Hữu vào đời giữa một thời kì lịch sử đen tối và sục sôi cách mạng của dân tộc, của xã hội Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX, khi phong trào Mặt trận Dân chủ do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo đang phát triển trong cả nước và Huế cũng là một tâm điểm Ông sớm được giác ngộ cách mạng rồi trong niềm say mê lí tưởng, ông đã trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế

Năm 1937, ông đã bắt đầu có thơ đăng trên các báo cách mạng ở Huế

và Sài Gòn Năm 1938, Tố Hữu đón nhận vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng cộng sản Đông Dương Từ đó, ông nguyện hiến dâng trọn vẹn cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng giai cấp cần lao, giải phóng dân tộc

Đầu năm 1939, thực dân Pháp trở lại xâm lược Đông Dương và đàn áp

dã man các phong trào cách mạng Cùng năm ấy (tháng 04 năm 1939), Tố Hữu bị bắt giam tại nhà lao Thừa Thiên, rồi lần lượt bị giam giữ trong nhiều nhà lao ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Tháng 03 năm 1942, Tố Hữu vượt ngục Đắc Lay (Kom Tum), trải qua bao nhiêu hiểm nguy, tìm bắt liên lạc với tổ chức, gây dựng lại cơ sở và hoạt động bí mật tại Thanh Hóa Trong khoảng thời gian bị tù đày, ông đã được rèn rũa ý chí, tinh thần của người chiến sĩ cộng sản Đồng thời đây cũng là thời gian ông sáng tác nhiều thơ ca cách mạng

Trang 37

Trong cách mạng tháng Tám năm 1945, Tố Hữu là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa ở Huế, cùng với quần chúng đứng lên giành chính quyền cho quê hương

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (năm 1946), Tố Hữu trở lại Thanh Hóa hoạt động Sau đó, vào năm 1947, ông được Trung ương Đảng điều động lên Việt Bắc phụ trách công tác văn hóa, văn nghệ

Trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc và cho đến năm

1986, Tố Hữu đã giữ nhiều cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Ông từng là Bí thư Trung ương Đảng (1960), Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng (1960-1980), Trưởng Ban Thống nhất Trung ương (1974-1975), Ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương (1980), Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng…

Năm 1996, Tố Hữu được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật Ông mất ngày 09/12/2002 tại Hà Nội sau một thời gian lâm bệnh nặng

Cả cuộc đời hiến dâng trọn vẹn cho sự nghiệp cách mạng, ở Tố Hữu con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ Sự nghiệp thơ

ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng

Và như một lẽ dĩ nhiên, Tố Hữu là một trong muôn người được lịch sử lựa chọn để gánh vác sứ mệnh: làm một nhà thơ – chiến sĩ, đem đời mình, thơ mình “đốt lửa lên cho sáng lối đời”, để ghi lại, hát lên bản hùng ca bi tráng của thời đại và của dân tộc Và Tố Hữu đã xuất sắc hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh ấy “Ông đã là người đốt lửa và người gieo hạt trên cánh đồng thơ ca cách mạng của dân tộc mình, với một lòng yêu và lòng tin không bao giờ vơi cạn” [24;42]

1.4.2 Sự nghiệp sáng tác

Trên bầu trời của nền văn học Việt Nam hiện đại, Tố Hữu luôn được đánh giá là người mở đường tiêu biểu cho nên thơ ca cách mạng Chặng

Trang 38

đường sáng tác của ông gắn liền với chặng đường phát triển của lịch sử dân tộc Với Tố Hữu, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, chúng ta có một kiểu nhà

thơ hoàn toàn mới – nhà thơ – chiến sĩ, nhà thơ của giai cấp vô sản, dâng hiến

đời mình và thơ mình cho sự nghiệp đấu tranh vĩ đại của dân tộc Hơn nửa thế

kỉ nay, thơ Tố Hữu đã trở thành tấm gương lớn của những lẽ sống lớn của thời đại, “mang cánh lửa” “đốt cháy trái tim con người vào ngọn lửa thần của Đại Nghĩa” (Xuân Diệu)

Suốt cuộc đời sáng tạo nghệ thuật, Tố Hữu đã hiến dâng trọn vẹn đời mình Trong men say lí tưởng, ông đã sáng tạo hết mình và để lại cho đời một

sự nghiệp thơ ca đồ sộ với 7 tập thơ, ghi lại trung thực chặng đường cách mạng đầy gian khổ hi sinh nhưng cũng đầy vinh quang của dân tộc

Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946) là tập thơ đầu lòng, là mười năm thơ của

mười năm hoạt động cách mạng, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên khi bắt gặp lí tưởng cộng sản Tập thơ gồm bảy mươi mốt bài và

được chia làm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng, là công trình sáng tác kết tinh quá trình đấu tranh, hoạt động cách mạng của nhà thơ Máu lửa,

viết vào khoảng cuối năm 1937 đến đầu năm 1939, trong thời kì đấu tranh

công khai theo cương lĩnh Mặt trận Dân chủ Máu lửa là tiếng ca reo vui, là

lòng nhiệt thành, hăm hở của người thanh niên khi bắt gặp lí tưởng cách mạng, là niềm xót thương cho những kiếp người, kiếp đời cơ cực (em bé mồ côi, lão đầy tớ, người đi ở, cô gái giang hồ…), đồng thời là niềm tin bền chặt

vào tương lai của cách mạng, của dân tộc Xiềng xích, viết khoảng từ những

năm 1939 đến năm 1942, thời gian nhà thơ bị giam giữ ở các nhà lao, là phần thơ ghi lại bước đường lưu ly của người đảng viên kiên trung trên bước đường thử thách gian khổ, giữa mũi súng, lưỡi lê, xiềng xích của kẻ thù Là thơ của người chiến sĩ lòng dặn lòng quyết không bao giờ nản chí, khuất phục trước quân thù Là khát khao tự do, khát khao trở về với tổ chức, hòa mình

vào cuộc tranh đấu sinh tử cùng với đồng chí mình, dân tộc mình Giải phóng,

Trang 39

viết vào khoảng những năm từ 1942 đến 1946 khi nhà thơ vượt ngục trở lại với hoạt động và phong trào, sống trong không khí sục sôi cách mạng, chuẩn

bị tổng khởi nghĩa Thơ trong giai đoạn này của Tố Hữu là tiếng thét căm thù

đối với sự áp bức của hai đế quốc Pháp - Nhật (bài Tiếng hát trên đê, Đói!

Đói! Đói!); là sự dự cảm tin lành chiến thắng (bài Xuân đến); là niềm say sưa

ca hát, niềm vui bất tuyệt trước độc lập, tự do (bài Huế tháng Tám, Vui bất

tuyệt) …

Tập thơ Việt Bắc (1947 – 1954) là tập hùng ca của kháng chiến toàn

dân tám năm ròng rã chống bọn xâm lăng Tập thơ gồm hai mươi tư bài, phản ánh đầy đủ con đường chiến đấu gian lao và sự trưởng thành của dân tộc Việt Nam qua những dấu ấn, hình ảnh về cuộc kháng chiến Với tình yêu nước thiết tha, tiếng thơ là tiếng lòng của thi sĩ hướng về quần chúng – những con người anh dũng đã làm nên lịch sử (anh bộ đội cụ Hồ, bà mẹ nông dân, chị phụ nữ, em bé liên lạc…), về Đảng quang vinh, về Bác Hồ kính yêu… Nhiều tình cảm lớn được thể hiện sâu đậm trong suốt chặng đường thơ như: tình quân dân “cá nước”, cán bộ với quần chúng, tiền tuyến với hậu phương, miền xuôi với miền ngược, tình yêu thiên nhiên đất nước, kính yêu lãnh tụ, tình cảm quốc tế vô sản… Tổng kết những năm kháng chiến trường kì gian khổ, tập thơ cũng là tiếng nói tổng kết một chặng đường với tiếng hát mở đường

(bài Phá đường); tiếng hò kéo pháo lên chiến dịch (bài Voi); nỗi lòng bà mẹ nhớ con (bài Bầm ơi); niềm thao thức nơi anh bộ đội nhớ mẹ ở làng quê (bài

Bà bủ); chiến thắng Việt Bắc (bài Cá nước); nguồn sáng nơi căn nhà của cụ

Hồ (bài Sáng tháng năm); bước chân người chiến sĩ vào trận tuyến nơi núi rừng Tây Bắc (bài Lên Tây Bắc); niềm hân hoan trước chiến công lừng lẫy tại Điện Biên Phủ (bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên); niềm vui chiến thắng và hòa bình trên bước đường đi tới (bài Ta đi tới); nỗi nhớ nhung và lời hẹn ước giã

từ thủ đô gió ngàn (bài Việt Bắc)… Đồng thời là tiếng ca vang hùng tráng,

cảm xúc bồi hồi trước những phút giây làm nên lịch sử của dân tộc

Trang 40

Tập thơ Gió lộng (1955- 1961) gồm hai mươi lăm bài thơ, khai thác

những nguồn cảm hứng lớn, cũng là những tình cảm bao trùm trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam đương thời Trong dòng hồi tưởng ngược

về quá khứ để như thấm sâu hơn những hi sinh gian khổ của ông cha, ghi nhận những công lao của những người lớp trước, nhận cảm sâu sắc ân tình

của cách mạng Gió lộng vừa chứa đựng một niềm vui lớn, một niềm vui tràn

đầy, trong trẻo trước sự đổi thay mạnh mẽ của miền Bắc trong công cuộc xây dựng đất nước vừa là nỗi đau, niềm day dứt đối với khúc ruột miền Nam đang

rên xiết dưới gót giày của quân xâm lược và bè lũ tay sai Đồng thời Gió lộng

còn chứa đựng tiếng thét căm hờn, lòng yêu quý, kính trọng đối với những người con trung kiên của đất nước, những người đã, đang chiến đấu vì nền độc lập của dân tộc, là niềm tin chắc thắng vào thắng lợi cuối cùng của Tổ quốc, Bắc – Nam sum họp một nhà

Hai tập Ra trận (1962-1971) gồm bai mươi mốt bài, Máu và Hoa

(1972-1977) gồm mười ba bài, là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ quyết liệt và hào hùng của cả dân tộc cho tới ngày

toàn thắng Ra trận là tiếng kèn xung trận, thúc giục cả dân tộc đứng lên chiến

đấu trên cả hai miền đất nước, là khúc quân ca ngợi ca những con người đã làm nên lịch sử, dẫu hi sinh ngã xuống nhưng cuộc đời họ là bản tráng ca ghi mãi vào lòng dân tộc Đó là những anh giải phóng quân, những bà má “một tay lái chiếc đò ngang”, những anh công nhân, những cô dân quân “vai súng,

vai cày”… Máu và hoa ghi lại chặng đường đấu tranh hi sinh gian khổ của

dân tộc, khẳng định niềm tin sâu sắc vào con đường đi tới của đất nước, niềm tin vào những con người trong thời đại mới Đồng thời, biểu hiện niềm tự hào

to lớn vào sự toàn thắng của Tổ quốc trên những con đường “ta đi tới”…

Tập thơ Một tiếng đờn (1992) gồm bảy mươi ba bài và tập thơ Ta với

ta (1999) gồm ba mươi chín bài, là chặng thơ cuối cùng của Tố Hữu Vẫn

Ngày đăng: 17/09/2014, 14:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việt
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2003
2. Diệp Quang Ban (2002), Ngữ Pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ Pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
3. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tậo văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp diễn ngôn và cấu tậo văn bản
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
4. Nguyễn Huy Cẩn (2005), Việt ngữ học dưới ánh sáng các lý thuyết hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt ngữ học dưới ánh sáng các lý thuyết hiện đại
Tác giả: Nguyễn Huy Cẩn
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2005
5. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb ĐH&THCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb ĐH&THCN
Năm: 1987
6. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
7. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
8. Nguyễn Văn Chiến (1993), Từ xưng hô trong tiếng Việt. Việt Nam những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Trường ĐHNN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ xưng hô trong tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Năm: 1993
9. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1996), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
10. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan (1998), Cơ sở tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở tiếng Việt
Tác giả: Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
11. Hữu Đạt (2009), Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng Việt
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
12. Hữu Đạt (2000), Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, Nxb Văn hóa – thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Văn hóa – thông tin
Năm: 2000
12. Hà Minh Đức (1995), Tố Hữu – thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tố Hữu – thơ
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
13. Nguyễn Thị Gấm (2009), Hội thoại trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thoại trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh
Tác giả: Nguyễn Thị Gấm
Năm: 2009
14. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2006), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
15. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dụng học Việt ngữ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
16. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1985
17. Phạm Ngọc Hàm (2008), Từ xưng hô trong tiếng Hán so sánh với tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ xưng hô trong tiếng Hán so sánh với tiếng Việt
Tác giả: Phạm Ngọc Hàm
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
18. Nguyễn Thị Hạnh, Thạch Thị Toàn, Nguyễn Anh Vũ (2003), Tố Hữu - thơ và đời, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tố Hữu - thơ và đời
Tác giả: Nguyễn Thị Hạnh, Thạch Thị Toàn, Nguyễn Anh Vũ
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2003
19. Phạm Văn Hảo (2011), Từ xưng gọi trong phương ngữ Bắc, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1+2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ xưng gọi trong phương ngữ Bắc
Tác giả: Phạm Văn Hảo
Năm: 2011

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Từ ngữ xưng gọi được sử dụng trong các tập thơ - từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu
Bảng 2.1. Từ ngữ xưng gọi được sử dụng trong các tập thơ (Trang 43)
Bảng 2.3. Các từ xưng gọi - từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu
Bảng 2.3. Các từ xưng gọi (Trang 51)
Bảng 2.5. Các từ ngữ xưng gọi xét về mặt chức năng - từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu
Bảng 2.5. Các từ ngữ xưng gọi xét về mặt chức năng (Trang 55)
Bảng khảo sát cho thấy , việc sƣ̉ dụng tƣ̀ ngƣ̃ xƣng gọi chuyên biệt và - từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu
Bảng kh ảo sát cho thấy , việc sƣ̉ dụng tƣ̀ ngƣ̃ xƣng gọi chuyên biệt và (Trang 55)
Bảng 2.7. Các từ ngữ xưng gọi chuyên biệt - từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu
Bảng 2.7. Các từ ngữ xưng gọi chuyên biệt (Trang 57)
Bảng 2.8. Các từ ngữ xưng gọi lâm thời - từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu
Bảng 2.8. Các từ ngữ xưng gọi lâm thời (Trang 59)
Bảng 2.10. Các từ ngữ chỉ quan hệ xã hội ngoài gia đình - từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu
Bảng 2.10. Các từ ngữ chỉ quan hệ xã hội ngoài gia đình (Trang 64)
Bảng 2.11. Các tên riêng dùng để xưng gọi - từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu
Bảng 2.11. Các tên riêng dùng để xưng gọi (Trang 67)
Bảng 2.12. Các từ ngữ chỉ chức vụ, nghề nghiệp dùng để xưng gọi - từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu
Bảng 2.12. Các từ ngữ chỉ chức vụ, nghề nghiệp dùng để xưng gọi (Trang 69)
Bảng 2.13. Các ngữ chỉ trạng thái, tính chất (hoặc có yếu tố chỉ trạng thái,  tính chất) dùng để xưng gọi - từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu
Bảng 2.13. Các ngữ chỉ trạng thái, tính chất (hoặc có yếu tố chỉ trạng thái, tính chất) dùng để xưng gọi (Trang 71)
Bảng 2.15. Từ ngữ xưng gọi xét về các vai giao tiếp - từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu
Bảng 2.15. Từ ngữ xưng gọi xét về các vai giao tiếp (Trang 76)
Bảng 2.16. Từ ngữ xưng gọi xét về các vai giao tiếp trong các tập thơ - từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu
Bảng 2.16. Từ ngữ xưng gọi xét về các vai giao tiếp trong các tập thơ (Trang 77)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w