1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

từ ngữ chỉ người trong tiếng tày nùng (có so sánh với tiếng việt)

103 2,9K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 905,5 KB

Nội dung

Vì vậy, từ trước đến nay, tuy người Tày và người Nùng được coi là hai dân tộc ethnic, song về ngôn ngữ thì hầu hết các nhà nghiên cứu đều coi tiếng Tày và tiếng Nùng là những phương ngữ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ THU HẰNG

TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI TRONG TIẾNG TÀY NÙNG

(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2010

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ THU HẰNG

TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI TRONG TIẾNG TÀY NÙNG

(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ

Mã số: 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS ĐOÀN VĂN PHÚC

THÁI NGUYÊN, 2010

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:

Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Trung tâm Thông tin Thư viện và các Thày, Cô trong khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; các Thày, Cô trong Viện Ngôn ngữ đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thày hướng dẫn

PGS.TS Đoàn Văn Phúc đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tác giả

rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này

Tác giả cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2010

Tác giả

Trần Thị Thu Hằng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai công bố trong bất kì một công trình nào khác

Tác giả

Trần Thị Thu Hằng

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1 Một số khái niệm cơ bản về hình vị, từ, ngữ, nghĩa……… 7

1.1.1 Khái niệm về hình vị……… 7

1.1.2 Khái niệm về từ……… 10

1.1.3 Khái niệm ngữ……… 11

1.1.4 Nghĩa……… 12

1.2 Vấn đề định danh và từ ngữ chỉ người……… 14

1.2.1 Định danh……… 14

1.2.2 Khái niệm từ, ngữ chỉ người……… 17

1.3 Người Tày Nùng……… 20

1.4 Tiếng Tày Nùng……… 20

1.4.1 Vấn đề các phương ngữ Tày Nùng……… 20

1.4.2 Vài nét về tiếng Tày Nùng ở Việt Nam……… 23

1.5 Mối quan hệ ngôn ngữ và văn hóa……… 33

1.6 Tiểu kết……… 38

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI TRONG TIẾNG TÀY NÙNG 2.1 Dẫn nhập……… 39

2.2 Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa từ chỉ người……… 40

2.2.1 Phân loại từ chỉ người trong tiếng Tày Nùng……… 40

2.2.2 Đặc điểm cấu trúc từ chỉ người……… 45

2.2.3 Đặc điểm ngữ nghĩa từ chỉ người……… 50

2.3 Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa ngữ chỉ người……… 54

Trang 6

2.3.1 Đặc điểm chung của ngữ chỉ người……… 54

2.3.2 Phân loại ngữ chỉ người……… ……… 55

2.4 Tiểu kết……… 58

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG VÀ VĂN HÓA TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI TRONG TIẾNG TÀY NÙNG 3.1 Dẫn nhập……… 60

3.2 Đặc điểm ngữ dụng và văn hóa của từ chỉ người……… 61

3.2.1 Đặc điểm ngữ dụng và văn hóa từ chỉ người theo quan hệ thân tộc 61

3.2.2 Đặc điểm ngữ dụng, văn hóa của từ chỉ người theo quan hệ xã hội 69

3.2.3 Đặc điểm ngữ dụng và văn hóa từ chỉ người theo chức nghiệp…… 72

3.2.4 Đặc điểm ngữ dụng và văn hóa từ chỉ người là ĐTNX……… 75

3.3 Đặc điểm ngữ dụng và văn hóa của ngữ chỉ người……… 79

3.3.1 Đặc điểm ngữ dụng và văn hóa ngữ chỉ người theo quan hệ xã hội 79

3.3.2 Đặc điểm ngữ dụng và văn hóa của ngữ chỉ người theochức nghiệp 81 3.4 Tiểu kết……… 82

KẾT LUẬN 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO… 87

PHỤ LỤC 1……… 92

PHỤ LỤC 2……… 96

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trên đất nước ta, cộng đồng dân tộc (nation) Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó có 53 dân tộc thiểu số (DTTS) Trong nền văn hoá đa dân tộc, đa ngôn ngữ đó, mỗi dân tộc anh em đều có bản sắc văn hoá riêng, tiếng nói riêng của mình Trong khi chăm lo xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải giữ gìn và phát huy bản sắc riêng của mỗi dân tộc để đảm bảo tính đa dạng phong phú của nền văn hoá Việt Nam trong thời đại ngày nay Đồng thời, chúng ta cũng cần bảo tồn ngôn ngữ dân tộc vì nó là yếu tố quan trọng hướng tới bảo tồn giá trị văn hoá, tri thức của dân tộc đó

Trong số 53 DTTS ở Việt Nam, dân tộc Tày và dân tộc Nùng là những cộng đồng có nhiều nét văn hóa tương đồng nhất, đặc biệt là về ngôn ngữ Vì vậy, từ trước đến nay, tuy người Tày và người Nùng được coi là hai dân tộc (ethnic), song về ngôn ngữ thì hầu hết các nhà nghiên cứu đều coi tiếng Tày

và tiếng Nùng là những phương ngữ khác nhau của cùng một ngôn ngữ chung Tày Nùng Theo số liệu chính thức của nhà nước, cộng đồng người Tày có dân số đông nhất trong số 53 dân tộc thiểu số, còn cộng đồng người Nùng là dân tộc có dân số đông thứ bảy Người Tày và người Nùng sống tập trung ở vùng đông bắc tại các tỉnh Lạng sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn và ở vùng Lao Cai

Việc nghiên cứu tìm hiểu từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng, thiết nghĩ, là việc làm cần thiết, góp phần gìn giữ và bảo vệ ngôn ngữ dân tộc và phát huy bản sắc văn hoá của người Tày và người Nùng Mặt khác nó giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về một nét văn hoá lâu đời

Trang 8

của đồng bào các cộng đồng dân tộc Tày và Nùng, góp phần làm phong phú thêm về mặt tư liệu văn hoá của người Tày Nùng và văn hoá của DTTS

Lâu nay, việc nghiên cứu một cách cụ thể về từ ngữ chỉ người để từ đó hiểu rõ hơn về một nét văn hoá của cộng đồng cư dân dân tộc Tày và Nùng,

do nhiều lí do, còn chưa được quan tâm một cách đúng mức và việc nghiên cứu cũng chưa có hệ thống

Với những lí do trên, người viết đã chọn vấn đề Từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng để làm đề tài nghiên cứu cho mình Hơn nữa, là người

con của dân tộc Nùng nên việc chọn vấn đề này còn mục đích giúp chính người viết hiểu rõ hơn về ngôn ngữ và văn hoá của dân tộc mình trong toàn

bộ tiến trình phát triển truyền thống văn hoá rất đỗi tự hào của dân tộc Mặt

khác, việc nghiên cứu Từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng còn nhằm

mục đích thiết thực là giúp cho dân tộc khác hiểu được hệ thống từ ngữ chỉ người, hiểu thêm văn hoá của đồng bào Tày Nùng

Nghiên cứu từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng là việc làm cần thiết không những có ý nghĩa về mặt khoa học thực tiễn mà nó còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ dân tộc Tày Nùng có ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy ngôn ngữ và bản sắc văn hóa của dân tộc mình trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Từ trước đến nay đã có một số công trình, bài viết của các tác giả nghiên cứu về từ vựng ngôn ngữ này từ nhiều phương diện khác nhau về cấu trúc (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), ngôn ngữ học xã hội, về lịch sử Trong số này, người ta phải kể đến hai tác giả tiêu biểu nhất người Tày là Hoàng Văn

Ma và Lục Văn Pảo Các ông đã có hàng loạt công trình, bài viết liên quan đến đặc điểm cấu trúc, ngôn ngữ học xã hội, lịch sử… của tiếng Tày - Nùng

Chẳng hạn, đó là các công trình: Ngữ pháp tiếng Tày Nùng (1971), Từ điển Tày Nùng - Việt (1974), Từ điển Việt - Tày Nùng (1984)… Bên cạnh đó còn

Trang 9

có hàng loạt công trình, bài viết khác của Hoàng Văn Ma, như: Một vài ý kiến

về các từ mượn trong tiếng Tày - Nùng, (1970), Vài nét về sự phát triển của tiếng Tày - Nùng sau cách mạng tháng Tám (1970), Vấn đề tiếng và chữ Tày Nùng (1983), Cách thức biểu hiện phương hướng của tiếng Tày Nùng và tiếng Việt (1994), Cảnh huống tiếng Nùng (2002), Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt nam: Một số vấn đề về quan hệ cội nguồn và loại hình học (2002), Tộc danh trong các nhóm dân tộc Thái - Kađai (2004), Vấn đề tiếng Thu Lao, tiếng Pa

Dí trong mối quan hệ với tiếng Tày (2005)… Bên cạnh đó, ta còn thấy có những bài của một số tác giả khác như: Nguyễn Hàm Dương với Xây dựng và phát triển hệ thống từ vựng Tày - Nùng (1969), hay Nguyễn Thiện Giáp với Cách làm giàu vốn từ vựng Tày - Nùng (1970), Đoàn Thiện Thuật với các bài

Hệ thống ngữ âm tiếng Tày Nùng (1972), Về kho từ vựng chung Việt - Tày, (1986) Năm 1998, có luận án của Phạm Ngọc Thưởng về Từ xưng hô trong tiếng Nùng Gần đây, trong luận án tiến sĩ của mình (2006), Lê Văn Trường

có đề cập đến một bảng từ đối chiếu các thổ ngữ, phương ngữ Nùng trong mối quan hệ với tiếng Nùng Dín để xác định vị của nó trong các ngôn ngữ Thái (Tai - Kađai) ở Việt Nam

Ở các công trình về từ vựng của những người đi trước, các tác giả thường chỉ nghiên cứu chung về vốn từ vựng trong tiếng Tày Nùng, chứ chưa

có một tác giả nào nghiên cứu về các từ ngữ chỉ những đối tượng cụ thể thuộc những trường từ vựng cụ thể Vì vậy, việc nghiên cứu từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng mà người viết thực hiện là hết sức cần thiết, hữu ích trong tình hình vấn đề dân tộc và tôn giáo hiện nay của thế giới và đất nước

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ

3.1 Mục đích

- Nghiên cứu về từ ngữ (về cấu trúc, ngữ nghĩa - ngữ dụng và văn hóa) chỉ người trong tiếng Tày Nùng

Trang 10

- Thông qua việc nghiên cứu về từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng giúp cho ta hiểu rõ hơn về văn hoá của cư dân Tày Nùng qua vốn từ

3.2 Nhiệm vụ

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có 3 nhiệm vụ:

- Tìm hiểu cơ sở lí luận (một số khái niệm ngôn ngữ học, đặc điểm của tiếng Tày Nùng, vấn đề đơn vị định danh, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa…) phục vụ cho việc nghiên cứu từ ngữ chỉ người

- Miêu tả đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa - ngữ dụng và văn hóa của các

từ chỉ người trong tiếng Tày Nùng

- Miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng và văn hóa của các ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng

4 TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

4.1.Tư liệu

- Nguồn tư liệu thành văn là một số công trình nghiên cứu Từ điển Tày Nùng Việt (1974), Ngữ pháp tiếng Tày Nùng (1971), Từ điển Việt - Tày Nùng (1984) của các tác giả Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Tiến tới xác lập vốn từ văn hoá Việt của Nguyễn Văn Chiến, Văn hoá Tày Nùng của Lã Văn Lô, Hà Văn Thư, Văn hoá truyền thống Tày Nùng của Hoàng Quyết, Ma Văn Bằng, Cảnh huống tiếng Nùng (2002), Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt nam: Một số vấn đề về quan hệ cội nguồn và loại hình học (2002) của Hoàng Văn Ma cũng

như nhiều công trình khác của những người đi trước…

- Nguồn tư liệu điền dã:

+ Thu thập tư liệu từ thực tiễn cuộc sống, thông qua các đợt điền dã tại một số bản làng nơi người Tày Nùng sinh sống ở Thái Nguyên và các vùng lân cận

+ Các tài liệu truyền miệng do các cụ cao niên kể lại, giải thích về cách gọi tên các từ ngữ chỉ người của người Tày Nùng

Trang 11

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ, mục đích của đề tài, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu dưới đây:

4.2.1 Phương pháp nghiên cứu điền dã ở một số vùng xung quanh Thái Nguyên để thu thập và bổ sung tư liệu, đặc biệt là về nghĩa của các từ ngữ và các đơn vị tham gia cấu thành chúng, cũng như việc sử dụng chúng để đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp

4.2.2 Trên cơ sở tư liệu được thu thập qua văn bản và nghiên cứu thực địa, người viết đã vận dụng phương pháp miêu tả với các thủ pháp được áp dụng là : Các thủ pháp luận giải bên trong và luận giải bên ngoài Với các thủ pháp luận giải bên trong chính là việc phân loại , hệ thống hóa các đơn vị ngôn ngữ thành các nhóm , các loại, các tiểu hệ thống phân cấp , các hệ thống con , thủ pháp phân tích , thủ pháp đối lập , thủ pháp vị trí, thủ pháp phân tích trường nghĩa được áp dụng để phân tích những đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa của các đơn vị cấu tạo nên từ, ngữ trong tiếng Tày Nùng Cùng với chúng là các thủ pháp luận giải bên ngoài: Văn hóa, tâm lí tộc người trong việc sử dụng từ ngữ chỉ người, đặc biệt là vấn đề nghĩa đối với các đơn vị ấy trong các hoàn cảnh giao tiếp cụ thể

4.2.3 Bên cạnh đó, một số phương pháp , thủ pháp nghiên cứu của các ngành khoa học khác: Qui nạp, diễn dịch, mô hình hóa… cũng được vận dụng trong quá trình phân tích, lí giải và viết luận văn

5 CÁI MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

5.1 Về lí luận

- Luận văn Từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng là công trình nghiên

cứu đầu tiên về vốn từ của ngôn ngữ này từ cách nhìn nhận, phân chia theo trường từ vựng từ các bình diện cấu trúc, ngữ nghĩa và văn hóa - tộc người

- Luận văn bổ sung tư liệu vào việc nghiên cứu văn hóa các dân tộc Tày Nùng và chỉ ra đặc điểm văn hóa tộc người này qua ngôn ngữ Mặt khác,

Trang 12

những tư liệu và lí giải của luận văn sẽ góp phần soi sáng thêm mối quan hệ Việt - Tày Nùng, nói riêng, và người Việt với các cư dân sử dụng các ngôn ngữ Thái - Kađai, nói chung, trong sự tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa

5.2 Về thực tiễn

- Luận văn giúp cho các dân tộc khá c hiểu được hệ thống từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng Mặt khác, trên cơ sở sưu tầm , tập hợp, hệ thống hóa tư liệu và phân tích về từ ngữ chỉ người , luận văn giúp người đọc hiểu thêm về một nét văn hóa của người Tày Nùng thể hiện qua ngôn ngữ

- Từ một phương diện khác, luận văn còn có thể góp phần giúp cho các công chức không phải người Tày Nùng có thêm những kiến thức mới khi học

và sử dụng tiếng Tày Nùng trong thực tiễn công tác ở vùng cư trú của người Tày Nùng Chính điều này góp phần thực hiện các chủ trương của Đảng và Chính phủ đối với ngôn ngữ và chữ viết các dân tộc thiểu số, nhất là việc thực

hiện Quyết định 53/CP cũng như việc thực hiện các Quyết định 253/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2003, và Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày 07 tháng

01 năm 2004, nhằm đưa việc học tiếng dân tộc thiểu số trở thành nhiệm vụ thường xuyên đối với cán bộ, công chức hay Chỉ thị 38/2004/CT-TTg về việc

đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi

6 KẾT CẤU LUẬN VĂN

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận , Danh mục tài liệu tham khảo , Phụ lục , nội dung của luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa từ chỉ người trong tiếng Tày Nùng

Chương 3: Đặc điểm ngữ dụng và văn hóa từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng

Trang 13

Theo quan niệm chung thì hình vị (morpheme) là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và để cấu tạo từ Đã có rất nhiều những định nghĩa khác nhau, trong các công trình nghiên cứu về từ vựng, và hình vị được gọi bằng các tên khác nhau: Từ tố (Nguyễn Văn Tu), nguyên vị (Hồ Lê), tiếng (Nguyễn Tài Cẩn), hình vị (Đỗ Hữu Châu, Đái Xuân Ninh) Dưới đây là một số những định nghĩa về hình vị như sau:

+ Tiếng (hình vị) là đơn vị có mang ý nghĩa, mang giá trị ngữ pháp nhưng không vận dụng độc lập được (Nguyễn Tài Cẩn - Ngữ pháp tiếng Việt)

+ Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/hoặc có giá trị (chức năng) về mặt ngữ pháp (Vũ Đức Nghệu)

+ Các yếu tố cấu tạo từ (hình vị) là những hình thức ngữ âm có nghĩa nhỏ nhất - tức là những yếu tố không thể nào phân chia thành những yếu tố nhỏ hơn nữa mà cũng có nghĩa - được dùng để cấu tạo ra các từ theo các phương thức cấu tạo của từ tiếng Việt (Đỗ Hữu Châu)

+ Hình vị là đơn vị nhỏ nhất, có nghĩa, được dùng để cấu tạo nên các từ (Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Thỉnh - Giáo trình tiếng Việt 2 - NXB GD HN,

1997, tr236)

Từ những định nghĩa trên, ta thấy “hình vị” có một số đặc điểm đáng lưu ý là:

Trang 14

- Là đơn vị có kích thước vật chất - âm thanh nhất định, là mặt biểu thị, hình thức

- Là đơn vị có ý nghĩa nhất định, là mặt được biểu thị, nội dung

- Là đơn vị có cấu trúc nội tại tương đối ổn định, vững chắc, không thể phân tách thành các đơn vị nhỏ hơn về nghĩa

- Là đơn vị có chức năng cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn nó, chủ yếu là dùng để cấu tạo nên từ

Tuy vậy hình vị trong các ngôn ngữ cụ thể (với tất cả các dạng thức của nó) không phải là đơn vị có thể nhận thức dễ dàng Hình vị là kết quả của sự phân tích và tổng hợp của nhà nghiên cứu, nhằm mục đích “mổ xẻ” để hiểu rõ bản chất, chức năng của các đơn vị lớn hơn nó hoặc chính nó trong các mối quan hệ với các đơn vị cùng loại và khác loại Cái đơn vị này thường không hiển nhiên đối với người bản ngữ

Tuy nhiên, ở đây cần có sự phân biệt giữa hai khái niệm nhiều khi không trùng khớp: “Hình vị” và “thành tố cấu tạo từ” Hình vị có thể trực tiếp cấu tạo nên từ (một mình nó hoặc kết hợp với các hình vị khác) hoặc không trực tiếp cấu tạo nên từ, mà gián tiếp, bằng cách kết hợp với các hình vị khác

để tạo thành một thành tố có nghĩa lớn hơn hình vị Thành tố này mới được dùng để trực tiếp cấu tạo nên từ Thành tố cấu tạo từ có thể trùng hoặc không trùng khớp với hình vị Cách nhìn nhận như vậy, giúp ta giải thích có logic đối với những trường hợp các hình vị kết hợp với nhau, nhưng sản phẩm của

sự kết hợp này không thể được đánh giá là từ (không tái hiện được tự do trong lời nói để tạo nên câu), mà chỉ nên xem là thành tố cấu tạo từ

“Thành tố cấu tạo từ” được hiểu là yếu tố bên trong từ, yếu tố hợp thành nên từ Như vậy, cách hiểu này còn giúp phân biệt nó với đơn vị được gọi là “đơn vị gốc”, đơn vị ở bên ngoài từ đang nói, đơn vị được lấy làm cơ sở

để tác động và chuyển hoá thành ra thành tố cấu tạo từ

Trang 15

Từ những cách nhìn nhận hình vị trong các tài liệu ngôn ngữ học, ta có

thể chấp nhận định nghĩa: Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ được sử dụng (trực tiếp hoặc gián tiếp) cấu tạo nên từ

Tuy nhiên tất cả những định nghĩa ấy đều cho ta thấy được ngoài đặc điểm chung của hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, nó còn có những đặc điểm riêng, phản ánh rõ ràng tính đơn lập của tiếng Việt:

+ Sự trùng nhau về hình thức giữa hịnh vị với âm tiết Trong tiếng Việt tuyệt đại bộ phận hình vị có ranh giới hình thức trùng với âm tiết

+ Sự gần gũi giữa hình vị và từ được thể hiện ở chỗ: Một số lớn hình vị đồng thời là từ đơn tức là vừa có nghĩa, vừa có khả năng dùng độc lập Ví dụ: Nhà, sẽ, đang…

Một số khác có nghĩa, có hình thức giống từ, tuy không có tính độc lập nhưng vẫn tiềm tàng khả năng dùng độc lập

Số còn lại tuy tự thân không có nghĩa và không có tính độc lập nhưng vẫn tiềm tàng khả năng mang nghĩa và vận dụng độc lập lâm thời

+ Sự vắng mặt của các loại hình vị - phụ tố: Trong ngôn ngữ biến hình, khi phân loại hình vị, người ta thường chia thành căn tố và phụ tố Sự vắng mặt của các phụ tố trong tiếng Việt chính là đặc điểm quan trọng qui định đặc tính “phi hình thái” tức là đặc tính không biến hình của từ tiếng Việt

Nhưng cũng cần lưu ý dùng thuật ngữ hình vị chỉ đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt chỉ là một giải pháp Trong các sách giáo khoa tiếng Việt ở phổ thông hiện nay, người ta dùng tuật ngữ “tiếng” để tiến hành phân loại cấu tạo từ tiếng Việt Những người theo quan điểm này cho rằng “tiếng” là đơn vị

mà người bản ngữ rất dễ nhận biết Theo quan điểm này “tiếng” có những đặc trưng cơ bản sau:

+ Tiếng là đơn vị phát âm nhỏ nhất

+ Tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa

Trang 16

Như vậy “tiếng” là đơn vị hai mặt (âm - nghĩa) phân biệt với âm tiết là đơn vị một mặt âm thanh, không có nghĩa)

Tóm lại để hình vị có thể tạo thành từ thì nó phải có nghĩa, một hình vị

có thể cấu tạo với nhiều phương thức khác nhau

Có nhiều cách để phân loại hình vị, nếu phân loại hình vị theo cách truyền thống ta có căn tố và phụ tố, nó đảm bảo được hai yếu tố là chức năng

và ngữ nghĩa

L Bloomfield thì lại phân loại hình vị thành hình vị tự do và hình vị hạn chế Với cách phân loại này ta phát hiện ra một đặc tính quan trọng của hình vị là tính chất hoạt động trên trục tuyến tính nhưng nó lại làm mất đi phương diện ngữ nghĩa, chức năng quyết định sự tồn tại của hình vị trong ngôn ngữ

Cách phân loại nữa về hình vị là người ta dựa vào các đặc tính thiên về hình thức Dựa vào vị trí ta có tiền tố, hậu tố, trung tố Dựa vào đặc tính âm vị học của các hình vị thì theo E.Nida ta có các hình vị gián cách và các hình vị

Tuy nhiên từ là đơn vị mà các nhà ngôn ngữ học rất khó để có được một định nghĩa chính xác, hoàn chỉnh, thỏa mãn nhu cầu được biết về từ L.V.Sherba cho rằng trong các ngôn ngữ khác nhau, từ sẽ khác nhau Các nhà ngôn ngữ học đã đưa rất nhiều định nghĩa khác nhau về từ, ta có thể chấp

Trang 17

nhận và sử dụng định nghĩa sau về từ: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng vận dụng độc lập tạo nên câu

Tính độc lập của từ được thể hiện:

+ Độc lập về vị trí: Mỗi từ đều có khả năng tách khỏi từ bên cạnh một cách dễ dàng Ví dụ: Nhà cửa…

+ Độc lập về chức năng: Từ có khả năng độc lập đảm nhiệm một chức năng cú pháp nào đó trong câu như chủ ngữ (Ví dụ: Tôi xây nhà), bổ ngữ (Ví dụ: nhà rất đẹp), định ngữ…

Trong hai mức độ độc lập trên thì tính độc lập về vị trí có ở cả thực từ

và hư từ, còn độc lập về chức năng chỉ có ở thực từ

Như vậy có thể nhận thấy từ có cấu trúc tương đối ổn định, hoàn chỉnh

về ngữ âm và ngữ nghĩa, là vị cơ bản để cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn nó như câu, cụm từ…

1.1.3 Khái niệm ngữ

Ngữ là cụm từ có sẵn trong ngôn ngữ, có giá trị tương đương với từ, có

nhiều đặc điểm giống với từ:

Chúng có thể tái hiện trong lời nói như từ

Về mặt ngữ pháp, chúng có thể làm thành phần câu, cũng có thể làm cơ

sở để cấu tạo các từ mới

Về mặt ngữ nghĩa, chúng cũng là những đơn vị định danh, biểu thị những hiện tượng của thực tại khách quan, gắn liền với những kiểu hoạt động khác nhau của con người

Ngữ mà ta thường hay nói tới nhiều nhất là ngữ cố định, nó có sẵn trong ngôn ngữ được hình thành trong quá trình phát triển của lịch sử, xã hội

Nó bao gồm tập hợp những từ đơn có kết cấu chặt chẽ, vững chắc ổn định, bất biến và có nghĩa hoàn chỉnh để gọi tên sự vật, hiện tượng, biểu thị khái niệm (Ví dụ: Cưỡi ngựa xem hoa, nước đổ lá khoai…) Tuy nhiên tính độc lập về

Trang 18

mặt từ vựng của một hoặc cả hai thành tố bị yếu đi hoặc bị mất và ý nghĩa từ vựng của ngữ trở nên giống như ý nghĩa của một từ riêng biệt

Bên cạnh đó còn có ngữ tự do nghĩa của nó là nghĩa của của các từ vựng độc lập tạo thành, ngữ tự do có khả năng sản sinh ra các từ mới một cách linh hoạt phụ thuộc vào điều kiện sử dụng của người phát ngôn

Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học định nghĩa:

“Ngữ: Kết hợp hai hoặc nhiều thực từ (không hoặc có cùng với các hư

từ có quan hệ với chúng gắn bó về ý nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt một khái niệm thống nhất, và là tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tượng của thực tại khách quan Đó là một kết cấu cú pháp được tạo thành bởi hai hoặc nhiều thực từ trên cơ sở liên hệ ngữ pháp phụ thuộc - theo quan hệ phù hợp, chi phối hay liên hợp Trong một số ngữ có từ đóng vai trò chủ yếu về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp gọi là thành tố chính, các từ phụ thuộc vào thành tố chính gọi là thành tố phụ Thành tố chính của ngữ có thể là danh từ (tạo nên danh ngữ), động từ (tạo nên động ngữ), tính từ tạo nên tính ngữ, ngữ còn được gọi

là cụm từ, từ tố

Ngữ là phương tiện định danh, biểu thị sự vật, hiện tượng quá trình, phẩm chất Ý nghĩa ngữ pháp của ngữ được tạo nên bằng quan hệ nảy sinh giữa các thực từ kết hợp lại trên cơ sở của một kiểu liên hệ nào đó giữa chúng

Hiện nay, có không ít định nghĩa về nghĩa vì khái niệm này rất trừu tượng (so với từ và các đơn vị ngôn ngữ khác) Về mặt lí thuyết, căn cứ để hiểu nghĩa, là: Các đơn vị đang xét (từ và hình vị) được sử dụng trong sự qui

Trang 19

chiếu về một sự vật hiện tượng nào đó, với yêu cầu người nói và người nghe đều phải cùng nghĩ về sự vật hiện tượng ấy, khi nhắc đến đơn vị đang xét Nhờ sự qui chiếu như vậy, sự sử dụng các đơn vị này trong cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn nó mới không gây nên sự lẫn lộn

Nghĩa các đơn vị đang xét mang tính qui ước là nhờ người nói và người nghe (bản ngữ) ước định với nhau: Âm thanh này thì biểu thị sự vật hiện tượng này, âm thanh kia thì biểu thị sự vật hiện tượng kia Như vậy, mặt vật chất và ý nghĩa có liên hệ mật thiết, qui định ràng buộc và là điều kiện tồn tại của nhau Đồng thời, cũng như các đơn vị ngôn ngữ, nghĩa của các đơn vị này (từ và hình vị) cũng chỉ tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ Tách ra khỏi hệ thống, chúng không tồn tại nữa

Vậy nghĩa là: Hiện thực được phản ánh vào trong nhận thức, tạo nên một mối liên hệ thường trực, liên tục với một hình thức âm thanh nhất định, nhờ đó sự phản ánh này được hiện thực hoá bằng ngôn ngữ Mối liên hệ này

được hiểu là “nghĩa”

Khi nói về nghĩa của từ (và hình vị), người ta phân biệt các thành phần

như: Nghĩa biểu vật (là liên hệ giữa “hình thức âm thanh” với sự vật hiện tượng cụ thể mà nó chỉ ra); nghĩa biểu niệm (là liên hệ giữa “hình thức âm

thanh” với ý niệm - cái biểu niệm, bao gồm các thuộc tính sự vật hiện tượng được phản ánh vào ý thức con người) Ngoài ra, người ta còn phân biệt

nghĩa cấu trúc - là mối liên hệ giữa các đơn vị khác nhau trong hệ thống,

nghĩa ngữ dụng - là mối liên hệ giữa các đơn vị đang xét với tình cảm, thái độ

của người sử dụng

Khi đi vào phân tích nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ đang nói ở trên, người ta đề xuất nhiều cách, trong đó thường được sử dụng hơn cả là làm cho

cái đơn vị này bộc lộ ý nghĩa của mình qua ngữ cảnh Ngữ cảnh được hiểu là

chuỗi các đơn vị ngôn ngữ kết hợp với đơn vị đang xét hoặc bao xung quanh

Trang 20

nó, làm cho nó được cụ thể hoá hơn và được xác định về nghĩa Ngữ cảnh, có thể là tối thiểu (đơn giản nhất) và tối đa (mở rộng đến mức có thể)

Mặt khác, khi tìm hiểu nghĩa của hình vị, từ, ngữ phải xem xét trong quá trình hành chức của nó Đối với từ cũng vậy, không thể tách rời nó khỏi hoạt động ngôn ngữ, trong đó nó có vai trò tái hiện tự do tạo thành câu Như vậy, chỉ trong sự hành chức, nghĩa mới được hiện thực hoá và xác định Hơn thế nữa, trong thực tế hoạt động của ngôn ngữ, nghĩa của đơn vị ngôn ngữ có thể bị giảm thiểu hoặc gia tăng so với các yếu tố cấu thành nó (các nét nghĩa), đồng thời người nói cũng có thể tạo nên hàng loạt các quan hệ về nghĩa khác trong hệ thống ngôn ngữ của mình: Đồng âm, đồng nghĩa và trái nghĩa

1.2 VẤN ĐỀ ĐỊNH DANH VÀ TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI

1.2.1 Định danh

Thuật ngữ “định danh” (nomination) có nguồn gốc từ tiếng La tinh nghĩa là “tên gọi” Thuật ngữ này biểu thị kết quả của quá trình gọi tên Đó là chức năng của đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ Như vậy định danh có thể hiểu một cách đơn giản là cách đặt tên gọi cho một sự vật, hiện tượng nào đó Sự hình thành những đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh nghĩa là dùng để gọi tên sự vật và chia tách những khúc đoạn của thực tại khách quan và tạo nên những khái niệm tương ứng về sự vật, hiện tượng dưới hình thức là các

từ, các tổ hợp từ, thành ngữ, câu Đối tượng của lí thuyết định danh là nghiên cứu mô tả những qui luật về cách cấu tạo những đơn vị ngữ nghĩa, về sự tác động qua lại giữa tư duy, ngôn ngữ - hiện thực khách quan trong quá trình định danh Tìm hiểu vai trò của nhân tố con người trong việc lựa chọn các dấu hiệu làm cơ sở cho sự định danh xuất phát từ mối quan hệ giữa hiện thực - khái niệm - tên gọi Lí thuyết định danh phải nghiên cứu và miêu tả cấu trúc của đơn vị định danh, từ đó xác định những tiêu chí hoặc những đặc trưng cần

và đủ để phân biệt đơn vị định danh này với đơn vị định danh khác Hiện thực khách quan được hình dung như là cái biểu vật của tên gọi, nghĩa là như toàn

Trang 21

bộ các thuộc tính được chia tách ra trong các hành vi định danh ở tất cả các lớp sự vật do tên gọi đó biểu thị khái niệm, khi lựa chọn những thuộc tính có tính chất phạm trù tham gia như là cái biểu nghĩa của tên gọi Còn tên gọi được nhận thức như là một dãy âm thanh được phân đoạn trong nhận thức ứng với một cấu trúc cụ thể của ngôn ngữ đó Chính mối tương quan giữa cái biểu nghĩa và biểu vật, và xu hướng của mối quan hệ này trong những hành vi định danh cụ thể sẽ tạo nên cấu trúc cơ sở của sự định danh

Theo G.V.Cônsansky, định danh là “Sự cố định (hay gắn) cho một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm - biểu niệm phản ánh những đặc trưng nhất định của một biểu vật - các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ” Theo ông thì bất kì kí hiệu ngôn ngữ nào cũng biểu thị những thuộc tính đã được trừu tượng hoá của các sự vật cụ thể, và do vậy, bao giờ cũng gắn với một lớp đối tượng hay một loạt hiện tượng

Qui trình định danh một sự vật, hiện tượng thông thường diễn ra là, khi có một đối tượng mới cần đặt tên, người ta phải tiến hành các thao tác:

Một là, qui loại đối tượng mới ấy vào loại đối tượng nào đó đã có tên trong ngôn ngữ

Hai là, con người tìm hiểu và vạch ra một bộ những đặc trưng nào đó vốn có của đối tượng mới này Để định danh, người ta sẽ chọn một đặc trưng nào đó là tiêu biểu, dễ khu biệt nó với những đối tượng khác và đặc trưng ấy phải đã có tên gọi trong ngôn ngữ

Ba là, người ta sử dụng biện pháp cấu tạo từ nào đó

Ví dụ: Để đặt tên cho một loài động vật sống ở biển, đẻ ra con và nuôi con bằng sữa, trước hết người Việt qui nó vào loài động vật đã có tên gọi là

“cá” Sau đó người ta chọn đặc trưng tiêu biểu là có kích thước rất to, hơn hẳn kích thước các loài cá khác và kích thước to này vốn được biểu thị bằng tên

gọi con vật có kích cỡ khổng lồ tương đương là “voi” Cuối cùng, người ta

Trang 22

dùng biện pháp cấu tạo từ của tiếng Việt theo cách ghép tên chỉ đặc trưng

“voi” vào tên gọi chỉ loại là “cá” để tạo ra tên gọi cho đối tượng này, khi đó

sẽ có tên gọi là cá voi

Từ đây có thể thấy rằng, đặc điểm định danh của dân tộc này so với dân tộc khác, hoặc địa phương này so với địa phương khác, có thể khác nhau ở ba điểm sau:

Thứ nhất, cách qui loại khái niệm của đối tượng được định danh Chẳng hạn, “củ lạc” thực chất là “quả lạc” nếu xét theo thực vật học, nhưng theo tư duy ngôn ngữ và sự hiểu biết của người Việt thì phàm những bộ phận nào của cây chứa chất bột, phình to, nằm ở dưới đất hay trong lòng đất thì đều được

qui vào khái niệm củ Do đó ta không gọi quả lạc mà gọi là củ lạc

Thứ hai, cách lựa chọn đặc trưng của đối tượng để làm cơ sở cho tên gọi của nó Ví dụ: Cây cảnh cỡ nhỏ, thân có gai, lá kép có răng, hoa màu

hồng, có hương thơm… người Việt đã qui nó vào loài hoa và chọn đặc trưng

“đập vào mắt” là màu hồng để gọi tên là “hoa hồng” Sau đó tên gọi hoa hồng

lại được sử dụng làm tên một loài hoa cho dù màu của hoa loài cây này là trắng, là vàng hay đỏ như nhung Khi đó tuỳ màu hoa cụ thể mà có các tên gọi

mới cho từng tiểu loại trong loài hoa hồng này, chẳng hạn, hoa hồng bạch,

hoa hồng nhung, hoa hồng vàng…

Khi bàn về lí do của tên gọi, tác giả Nguyễn Đức Tồn đã chỉ rõ: Tham

gia vào quá trình định danh gồm có hai tham tố: Chủ thể định danh và đối tượng được định danh Phụ thuộc vào hai tham tố này sẽ có hai loại lí do khác nhau:

Lí do chủ quan: Phụ thuộc vào chủ thể định danh Chỉ chủ thể định danh mới biết được lí do của tên gọi, chẳng hạn một người cha đặt tên con là Phú là vì mong ước một cuộc sống giàu có cho con sau này…

Lí do khách quan: Đây là loại lí do phụ thuộc vào đối tượng được định danh Nghĩa là một đặc trưng, một thuộc tính nào đó của bản thân sự vật được

Trang 23

chọn làm dấu hiệu khu biệt để gọi tên nó Đó cũng là loại lí do dễ thấy nhất

Ví dụ: Tên các loài động vật được đặt theo tiếng kêu như: bò, mèo, quạ, chim cuốc… hay tên các loài thực vật được đặt theo hình dáng, màu sắc… các bộ phận của nó: hoa loa kèn, hoa hồng,…

Tuy nhiên, còn rất nhiều sự vật mà chúng ta chưa biết, chưa nhận ra lí

do tên gọi của chúng, song như tác giả Nguyễn Đức Tồn đã chỉ rõ [sđd,

tr.172]: “chưa biết, không biết” không có nghĩa là “không có”

Thứ ba, Đặc trưng của định danh ngôn ngữ còn được biểu hiện ở vấn

đề “kĩ thuật ngôn ngữ” để cấu tạo các tên gọi Theo ý kiến của viện sĩ B.A.Sereprennhicôp, trong các ngôn ngữ có thể có những “kĩ thuật ngôn ngữ”

để tạo tên gọi sau đây:

1 Sử dụng tổ hợp ngữ âm biểu thị đặc trưng nào đó trong số các đặc trưng của đối tượng này

2 Mô phỏng âm thanh (tức là tượng thanh)

3 Phái sinh

4 Ghép từ

5 Cấu tạo các biểu thức đặc ngữ

6 Can ke (hay sao phỏng)

1.2.2 Khái niệm từ, ngữ chỉ người

Khi nói tới vốn từ vựng của một ngôn ngữ, người ta có thể nghiên cứu

nó từ rất nhiều góc độ khác nhau: Các lớp từ ngữ xét về nguồn gốc, về phạm

Trang 24

vi sử dụng, về nghĩa của các lớp từ, hay về các trường (trường từ vựng, trường từ vựng - ngữ nghĩa, hay còn gọi là trường nghĩa) Trong vốn từ ngữ của một ngôn ngữ bao gồm những lớp từ ngữ thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau, như: Trường từ vựng chỉ người, trường từ vựng chỉ hiện tượng tự nhiên, trường từ vựng chỉ động thực vật, trường từ vựng chỉ công cụ lao động, trường từ vựng chỉ đặc điểm tính chất

Tuy nhiên, trong luận văn này, người viết chỉ khảo sát về một trường từ vựng: Từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng mà không phải là khảo sát về trường nghĩa biểu vật chỉ người Sở dĩ như vậy bởi trường nghĩa biểu vật (chỉ người) là một tập hợp những từ ngữ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật sẽ rất rộng, bao gồm rất nhiều từ ngữ thuộc về các từ loại rất khác nhau: Danh từ, tính từ, đại từ có liên quan đến con người Chẳng hạn:

Những danh từ thuộc trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ người: Như các từ ngữ chỉ người cụ thể, như các từ chỉ từ thân tộc, từ chỉ người theo nghề nghiệp, theo quan hệ xã hội, các từ chỉ bệnh tật của người

Những hành động liên quan đến con người, bao gồm các động từ nội động và ngoại động thuộc trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ người: Các động từ chỉ sự tồn tại, chỉ hoạt động, vận động

Những tính từ thuộc trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ người: Chỉ đặc điểm, tính cách, hình dáng, nước da, khuôn mặt con người

Những đại từ thuộc trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ người

Ngoài ra, người ta có thể chỉ ra hàng loạt những từ thuộc các từ loại khác nữa cũng thuộc trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ người

Khái niệm trường từ vựng chỉ người được người viết dùng trong luận văn này hoàn toàn khác với khái niệm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ người

Từ ngữ chỉ người cũng là một kiểu đơn vị định danh trong tiếng Tày Nùng Qua thực tế khảo sát, các từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng thường bao

Trang 25

gồm: Từ ngữ chỉ người là danh từ (hay mang đặc điểm của danh từ) và đại từ nhân xưng (hay mang đặc điểm của đại từ nhân xưng) mà thôi

Từ quan niệm về định danh và từ ngữ chỉ người như trên, trong luận văn này, các đơn vị từ, ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng là những đơn vị định danh, được coi là đối tượng để xem xét, nghiên cứu về cấu trúc, ngữ nghĩa và văn hóa trong mối quan hệ với các đơn vị định danh khác Các yếu

tố, đơn vị (được người viết gọi là thành tố) tham gia cấu tạo nên những đơn vị định danh này (từ, ngữ) cũng thuộc phạm vi nghiên cứu các đơn vị định danh:

Từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng

Bất kì một dân tộc nào, dù văn minh hay lạc hậu trên thế giới cũng đều

có hệ thống từ ngữ chỉ người Hệ thống từ ngữ chỉ người trong mỗi ngôn ngữ xuất hiện khi xã hội loài người hình thành và số lượng tăng dần theo sự phát triển của xã hội Khi con người thoát khỏi thế giới động vật, do yêu cầu của

sự phân biệt ta với không phải là ta, đã làm xuất hiện các từ thường được gọi

là đại từ nhân xưng Nhưng khi chế độ quần hôn (thường chỉ có quan hệ thân tộc kiểu: mẹ - con, anh - em, chị - em chuyển sang hôn nhân đối ngẫu thì xuất hiện các cặp từ chỉ quan hệ họ hàng: bố - mẹ, ông - bà ) Và dần dần, từ hôn nhân đối ngẫu sang chế độ hôn nhân một vợ một chồng Tuy nhiên, do sự phát triển của xã hội, từ chế độ gia đình mẫu hệ chuyển sang chế độ phụ hệ làm phát triển hệ thống từ thân tộc theo hướng số lượng các từ ngữ chỉ quan

hệ thân tộc ngày càng tăng, đặc biệt là các từ ngữ chỉ người theo chức nghiệp Nếu xét theo thời gian xuất hiện, thì hệ thống từ ngữ chỉ người trong các ngôn ngữ thường bao gồm:

1 Từ ngữ chỉ người là các đại từ nhân xưng

2 Từ chỉ người trong gia đình, họ hàng thân thuộc mà chúng tôi gọi là các từ thân tộc (hay từ chỉ người theo quan hệ thân tộc)

3 Từ chỉ người chung (theo quan hệ xã hội)

4 Từ chỉ người theo chức nghiệp

Trang 26

Nếu lưu ý ta sẽ thấy: Các từ ngữ chỉ người từ số (1) là các đại từ nhân xưng, còn các từ ngữ chỉ người từ số (2) đến số (4) là các danh từ hay ngữ danh từ Vì vậy, để đơn giản hóa vấn đề, chúng tôi nghiên cứu từ ngữ chỉ người theo hướng: Từ ngữ chỉ người là danh từ, và từ ngữ chỉ người là đại từ nhân xưng

1.3 NGƯỜI TÀY NÙNG

Theo thống kê dân số công bố năm 1999, dân số dân tộc Tày là 1.477.514 người, dân tộc Nùng là 856.412 người Họ sống xen kẽ với nhau khắp các tỉnh thượng du và trung du Bắc bộ, nhưng sống tập trung nhiều nhất

ở các tỉnh vùng Đông Bắc như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang,

Hà Giang… Người Tày, người Nùng làm ruộng nên thường tụ cư ở các thung lũng, các cánh đồng thuộc các lưu vực sông Chảy, sông Gấm, sông Lô, sông

Kỳ Cùng, sông Thương…

Dân tộc Tày cư trú ở vùng Việt Bắc gồm các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái… Sau năm 1975, nhiều gia đình Tày chuyển vào vùng kinh tế mới làm ăn tại Tây Nguyên

Lạng Sơn là tỉnh có số lượng người Nùng đông nhất, chiếm tới 30% dân số Nùng của cả nước và 43% dân số toàn tỉnh Những huyện mà người Nùng chiếm đa số là: Văn Lãng, Bình Gia, Chi Lăng, Hữu Lũng… Ở Cao Bằng, nơi người Nùng đông đứng thứ hai toàn quốc, tỉ lệ dân tộc Nùng là 32% Quảng Hòa, Hà Quảng là hai huyện mà người Nùng sống tập trung nhiều nhất

Dân tộc Tày và dân tộc Nùng vốn dĩ là hai dân tộc riêng biệt xét ở góc

độ lịch sử - văn hóa dân tộc

1.4 TIẾNG TÀY NÙNG

1.4.1 Vấn đề các phương ngữ Tày Nùng

Tuy được coi là hai dân tộc riêng biệt, nhưng tiêu chuẩn ngôn ngữ, một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong việc xác định thành phần dân tộc lại

Trang 27

không cho những khác biệt rõ rệt Khi nói tới người Tày, người ta thường nói tới người Tày ở ở đa số các huyện thuộc tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là ở các huyện Trùng Khánh, Hòa An, Tràng Lĩnh, Quảng Hòa, hay Tày ở Tràng Định (Lạng Sơn) Cùng với người Tày, còn có một số nhóm tộc người khác cũng được coi thuộc dân tộc Tày như: Pa Dí, Thu Lao, Ngạn, Phén Còn nói tới người Nùng, người ta thường nói tới các nhóm địa phương Nùng khác nhau, như: Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng Phàn Slình, Nùng Dín, Nùng Lòi, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Quý Rỉn Những nét tương đồng, dị biệt giữa tiếng Tày và tiếng Nùng cũng tương tự như giữa các phương ngữ Nùng với nhau, lại cũng tương tự như sự khác nhau giữa các phương ngữ Tày Thậm chí, tiếng Nùng ở địa phương nào lại gần gũi với tiếng Tày ở địa phương đó và ngược lại Đây là hiện tượng do tiếp xúc hay nguồn gốc lịch sử

Tiếng Tày Nùng trước Cách mạng Tháng Tám chỉ được dùng dưới hình thức khẩu ngữ trong các vùng Tày Nùng Chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp cộng với yếu tố về giao thông đi lại là điều kiện tốt để các yếu tố khác biệt về ngôn ngữ được phát triển trong từng địa phương nhỏ Bởi vậy tiếng Tày Nùng ở những vùng khác nhau thường được phát triển tự nhiên theo hướng của mình Và cũng trong thời gian trước cách mạng tháng Tám, tiếng Tày Nùng không có chữ viết chính thức, tuy rằng người Tày Nùng vẫn sử dụng một thứ chữ là chữ Nôm, nhưng thứ chữ này ghi âm thiếu chính xác, cách ghi mỗi nơi khác nhau Người dân không thể dùng thứ chữ này để ghi đơn từ gửi các nhà chức trách Mặc dù vậy, văn học Tày Nùng vẫn khá phát triển với sự đóng góp của nhiều thể loại như: Pụt, then, sli, lượn, thơ, truyện nôm… nhưng những thể loại này chỉ được ghi bằng các phương ngôn

Cách mạng tháng Tám thành công đã không chỉ giải phóng con người

mà còn giải phóng cả chữ viết Tiếng Tày Nùng lúc này đã có điều kiện trở thành một ngôn ngữ văn học thống nhất Sự phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa là nhân tố quan trọng làm cho tiếng Tày Nùng biến đổi và phát triển Các

Trang 28

lớp từ vựng tăng trưởng nhiều, xuất hiện nhiều các từ mới để chỉ các khái niệm về quan hệ sản xuất, chế độ chính trị và khoa học kỹ thật Bên cạnh đó

là sự thay đổi một số từ cũ bằng một số từ mới như: Từ cũ ống (súng), khoong (của) nay được thay bằng slủng (súng), cúa (của) Nhiều từ kiểu cách cũ được thay bằng những từ thông dụng toàn dân, như: Noọng nhỉ (cô

em gái) được thay bằng noọng slao, khao bang (xinh đẹp) được thay bằng đây mjạc Bên cạnh sự phát triển về vốn từ, tiếng Tày Nùng còn có sự biến

đổi, phát triển về nghĩa và ngữ pháp, tuy nhiên sự thay đổi về ngữ pháp chủ yếu dùng trong văn tự viết, còn trong đời sống hằng ngày người dân vẫn sử dụng lối nói quen thuộc

Với sự phát triển mạnh mẽ như vậy của tiếng Tày Nùng đã tạo ra một không khí mới mẻ, một phong cách sử dụng ngôn ngữ đa dạng Ở những vùng khác nhau tiếng Tày Nùng lại có những cách sử dụng từ khác nhau Sự khác nhau ấy chủ yếu vẫn là về mặt ngữ âm Người Tày Nùng ở mỗi vùng khác nhau có những cách nói khác nhau, tuy nhiên thì họ vẫn sử dụng kho từ vựng chung Và người Tày Nùng dù ở vùng nào vẫn có thể nói chuyện và hiểu nhau Tuy nhiên, trong tình trạng sống xen kẽ và áp lực về dân số tộc người như hiện nay, đang xảy ra hiện tượng của quá trình hội tụ, sự xích lại gần nhau hơn giữa tiếng Tày và tiếng Nùng, thậm chí xảy ra hiện tượng “đồng hóa” Chẳng hạn, đó là tình trạng người Nùng ở Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng) đã và đang chuyển sang nói tiếng Tày Nhưng lại có nhiều người Tày ở Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) lại chuyển sang nói tiếng Nùng (Nùng Dín) Bên cạnh đó, tình trạng hôn nhân khác tộc giữa người Tày và người Nùng thì con cái của họ có thể nói cả hai thứ tiếng (mà thực chất là hai giọng) của bố

mẹ để giao tiếp với mỗi người

Trong luận văn này, do phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết

không bàn tới việc phân định đây là một hay hai ngôn ngữ, mà coi tiếng Tày Nùng là một ngôn ngữ chung cho cư dân Tày và Nùng, cho dù về mặt ngôn

Trang 29

ngữ học xã hội vẫn còn nhiều điều cần được tiếp tục nghiên cứu thêm, đặc biệt ý nguyện của người Nùng về ngôn ngữ và chữ viết của họ trong quan hệ

với tiếng Tày

1.4.2 Vài nét về tiếng Tày Nùng ở Việt Nam

1.4.2.1 Đặc điểm loại hình

Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, tất cả các ngôn ngữ ở Việt Nam (trong đó có tiếng Tày Nùng) đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, tuy mức

độ tính đơn lập biểu hiện ở các ngôn ngữ có khác nhau Có những ngôn ngữ

có thể được xem là “điển hình” của loại hình này, có những ngôn ngữ không thể coi như vậy Chúng thuộc về những tiểu loại hình khác nhau Ở những ngôn ngữ này, mối quan hệ giữa các từ được biểu thị không phải bằng các phụ

tố chứa trong bản thân từ, mà bằng những phương tiện nằm bên ngoài từ Chính tiếng Tày Nùng còn được coi là ngôn ngữ thuộc tiểu loại hình trung (trong sự đối lập với tiểu loại hình cổ và tiểu loại hình mới) và điển hình (giống như tiếng Việt, tiếng Thái…) Vì vậy, ở tiếng Tày Nùng có đặc điểm loại hình chung của các ngôn ngữ đơn lập và đặc điểm riêng của tiểu loại hình trung Những đặc trưng đơn lập ở tiếng Tày Nùng được thể hiện ở những điểm sau:

- Trong hoạt động ngôn ngữ, từ trong tiếng Tày Nùng không bị biến đổi hình thái Ví dụ với hai câu:

Vằn ngòa te mà rườn khỏi liêu (Hôm qua nó đến nhà tôi chơi)

Vằn ngòa khỏi pây rườn te liêu (Hôm qua tôi đến nhà nó chơi)

Ở hai câu trên, chúng ta thấy te (nó) và khỏi (tôi) có những chức năng ngữ pháp khác nhau (chủ ngữ, định ngữ) Tuy đảm nhận các nhiệm vụ ngữ pháp khác nhau và nằm ở vị trí khác nhau, dạng thức tekhỏi vẫn giữ

nguyên hình thức ngữ âm khi tham gia cấu tạo lời nói

- Về phương diện ngữ âm, âm tiết trong tiếng Tày Nùng có tính tổ chức chặt chẽ và có vị trí quan trọng trong hệ thống đơn vị ngôn ngữ Các thành tố

Trang 30

tham gia cấu tạo âm tiết có số lượng nhất định; các thành tố kết hợp với nhau theo qui tắc nhất định; số lượng âm tiết trong mỗi ngôn ngữ là con số hữu hạn Âm tiết thường là vỏ của hình vị, trong nhiều trường hợp, là vỏ của từ

- Các ý nghĩa ngữ pháp của từ (ý nghĩa khái quát về từ loại, số, giống, thời, so sánh, phái sinh, sở hữu, quan hệ các thành tố trong cụm từ và câu ) thường được biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ, bằng hư từ hoặc bằng ngữ điệu

(ở bên ngoài từ) Ví dụ, người Tày khi nói đến từ bút (bút), chúng ta rất khó

xác định đây là từ chỉ số ít hay số nhiều Muốn phân biệt được điều đó người

ta phải sử dụng hư từ nằm bên ngoài từ bút để thể hiện Chẳng hạn, mạc bút ((một) quản bút), bại mạc bút (những quản bút) Ở tiếng Anh, tự bản thân từ

pen (bút) đã cho chúng ta thấy đây là từ chỉ số ít Hay muốn thể hiện quan hệ

ngữ pháp, tiếng Tày Nùng dùng trật tự từ So sánh: tu lăng (cửa sau) và lăng

tu (sau cửa) Ở đây do vị trí của từ tu (cửa) thay đổi, ý nghĩa của nó cũng khác

Về phương diện ngữ âm, tiếng Tày Nùng có những đặc điểm sau:

* Hệ thống thanh điệu: Tiếng Tày gồm có sáu thanh (thanh bằng, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh nặng, thanh lửng) Trong sáu thanh điệu của tiếng Tày Nùng, thanh lửng là đáng chú ý nhất Thanh lửng thấp hơn thanh huyền Nó bắt đầu từ cao độ thấp, tuyền điệu bằng phẳng từ đầu đến cuối, kết thúc ở cao độ thấp Thanh này tồn tại ở rất nhiều địa phương tiếng Tày Nùng Ở những vùng không có thanh lửng, những âm tiết mang thanh lửng thường được thay bằng những âm tiết mang thanh hỏi Các thanh còn lại

Trang 31

nói chung có độ cao và tính chất gần như những thanh của tiếng Việt (Hoàng Văn Ma, 2002)

* Hệ thống âm đầu

Âm đầu trong tiếng Tày do phụ âm đảm nhiệm Trong tiếng Tày thường có từ 20 - 21 phụ âm có chức năng âm đầu (tùy theo từng vùng) Các phụ âm ở vị trí âm đầu đó là:

- Ở một vài phương ngữ Tày còn có số lượng các phụ âm đơn lớn hơn,

và có từ 25 - 27 phụ âm

* Hệ thống âm đệm

Trong tiếng Tày Nùng có 2 bán nguyên âm /w/ và /j/ ở vị trí âm đệm Hai âm đệm này có khả năng kết hợp rộng rãi với các phụ âm có chức năng

âm đầu, và với các nguyên âm có chức năng âm chính

Lưu ý: Riêng bán nguyên âm /j/ đi sau các phụ âm môi, vì vậy có

những ý kiến đề nghị nên coi /j/ là một yếu tố ngạc hóa (mềm hóa) của các phụ âm môi Song theo các tác giả “Ngữ pháp tiếng Tày - Nùng” (1971) của Viện Ngôn ngữ học thì nên coi /j/ là một bán nguyên âm có chức năng âm

Trang 32

đệm thì hợp lí hơn Về bán âm /w/ trong tiếng Nùng cũng có nhiều ý kiến nên coi là yếu tố tròn môi của một số phụ âm Tuy nhiên, tất cả chỉ là các giải pháp âm vị học mà thôi

Lưu ý: Ở một vài phương ngữ Nùng hiện không còn tồn tại âm cuối

// mà thay vào đó là âm cuối /j/

* Âm chính:

Trong tiếng Tày Nùng thường có 9 nguyên âm đơn: /i/, /e/, //, //, //, /a/, /u/, /o/, // và hai nguyên âm đơn ngắn /ă/ và // có khả năng giữ vai trò âm chính trong âm tiết Các nguyên âm đó được sắp xếp như sau:

âm xê dịch từ 10 - 18 âm vị, nhưng các nguyên âm cơ bản (9 NÂ) hầu như hoàn toàn đồng nhất (trừ phương ngữ Nùng Cháo) Sự khác nhau về số lượng trong hệ thống nguyên âm giữa các phương ngữ Tày Nùng là ở các cặp đối lập ngắn/dài và các nguyên âm đôi

Trang 33

Trong các phương ngữ Tày (trừ phương ngữ Tày ở Hoàng Su Phì) và các phương ngữ Nùng Lòi, Nùng Inh và Nùng Phàn Slình ở phía Tây (Bình Gia, Bắc Sơn Lạng Sơn) đều có 3 nguyên âm đôi Còn ở các phương ngữ khác của tiếng Nùng thì không có các nguyên âm đôi này (Hoàng Văn Ma,

Cảnh huống tiếng Nùng, trong , 2002, tr.277 - 321)

b Đặc điểm về vốn từ

Vốn từ vựng tiếng Tày Nùng khá phong phú, có khá đầy đủ các lớp từ thường dùng để chỉ những hiện tượng tự nhiên trong đời sống con người, những mối quan hệ thân tộc, xã hội, kể cả miêu tả tâm lí con người Xét về nguồn gốc và quá trình phát triển thì kho từ vựng tiếng Tày gồm hai bộ phận

Bộ phận thứ nhất và quan trọng nhất là các từ gốc Thái - Kađai, mà trực tiếp là các từ gốc của nhánh Thái trung tâm, là vốn từ của riêng dân tộc Tày Nùng Đây là các lớp từ biểu thị thực tại khách quan đều có trong các ngôn ngữ, là lớp từ cơ bản nhất chỉ các sự vật, hiện tượng gần gũi nhất trong cuộc sống, được sử dụng nhiều nhất trong đời sống hàng ngày

Bộ phận thứ hai là lớp từ vay mượn từ ngôn ngữ các dân tộc có tiếp xúc Khi so sánh vốn từ tiếng Tày với các ngôn ngữ có tiếp xúc trong khu vực Đông Nam Á, rõ ràng ở tiếng Tày Nùng có những từ chung gốc với các ngôn ngữ Nam Đảo, Nam Á, Hán Tạng, Mông Dao… Đây là kết quả của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ - văn hóa giữa các tộc người trong khu vực Nếu nghiên cứu sâu về từ vựng, người ta có thể chỉ ra các lớp từ có nguồn gốc khác nhau trong tiếng Tày Giao thoa vào lớp từ căn bản này là lớp từ mượn các dân tộc khác mà tiếng Tày Nùng chủ yếu vay mượn từ tiếng Việt và tiếng Hán

Do điều kiện cư trú liền kề, do nhu cầu lịch sử - xã hội, suốt mấy trăm năm Nhà nước phong kiến chủ trương học chữ Hán để phát triển dân trí, tiếng Tày đã mượn một bộ phận từ Hán khá quan trọng Ví dụ: Tảo lị (đạo lí), cang(cái chum), fằn thèo (phở)… Tuy nhiên, có một số từ ngày nay người ta khó

xác định được là từ Tày Nùng mượn tiếng Hán hay từ Hán mượn tiếng Tày

Trang 34

hoặc cùng một gốc chung cổ xưa Ví dụ: Pây tàng (tàng - đường), pây lỏ

(lỏ - lộ)…

Từ vay mượn từ tiếng Hán: Do sự tiếp xúc về văn hóa cũng như kiểu sống xen kẽ với đồng bào dân tộc trong quá trình di cư một thời gian tương đối dài, mà từ mượn Hán trong tiếng Tày Nùng khá phổ biến, đặc biệt được xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm văn học cổ Ví dụ:

Thị Xuân nàng thuc toọng khua vân

Thiểu nự slip pet xuân đang thì

(Nàng Thị xuân vừa ý mỉm cười

Nàng là thiếu nữ tuổi đôi mươi)

Hay:

Tua non nhằng pền pỉ mì khi

Nhân duyên ngộ cổ chi là rọng

(Con sâu còn có lúc biến thành con bướm

Duyên số cho gặp lại cố chi đã may)

Từ mượn của tiếng Hán ở những nơi khác nhau có sự khác nhau về số lượng, nơi mượn nhiều, nơi mượn ít, có nơi mượn của phương ngôn này, có nơi mượn của phương ngôn khác Người Tày Nùng ở vùng Tây bắc (của khu Việt Bắc) có khi mượn tiếng Quan Hỏa Tây nam, còn phần lớn những vùng khác thường mượn tiếng Lưỡng Quảng Ví dụ: Slúc sleng (súc vật), slinh minh (thanh minh), chảng (tượng = thợ), sleng (sinh = đẻ), slống (tống =

đưa), chá (giả) …

Tuy là những từ vay mượn từ tiếng Hán, song những từ này đã được Tày Nùng hóa về cấu tạo Có nhiều yếu tố vay mượn đã tham gia vào quá trình phái sinh ra những từ mới Ví dụ: Cheng (tranh = giành giật) + quây

(xa): cách xa, thua xa, chẻn (tiện = hèn, kém) + slướng (dạng = điệu bộ): chẻn slướng (thấp hèn)…

Trang 35

Một số từ nhiều âm tiết của tiếng Hán được tổ chức lại theo qui tắc tạo

từ của tiếng Tày Nùng Ví dụ: Sla chỉa (sa chỉ) thành chỉa sla (giấy bản), xảo hài (thảo hài) thành hài xảo (giầy cỏ)… nhưng vẫn giữ nguyên nét nghĩa cũ

Mặt khác, các dân tộc Kinh, Tày và Nùng đã có hàng trăm năm giao lưu văn hóa, hơn nữa là sự hòa nhập nhân chủng cho nên tiếng Việt ngày càng

có ảnh hưởng khá sâu đậm vào tiếng Tày Nùng Các từ tiếng Tày Nùng vay mượn tiếng Việt có thể chia làm hai loại: Những từ gốc Việt hoàn toàn, và những từ Việt gốc nước ngoài

Từ mượn gốc Việt thường là những hư từ, các từ công cụ chỉ các quan

hệ ngữ pháp trong câu, kiểu như: Đạ (đã), sẹ (sẽ), nhựng (những)… Ngoài ra

còn có một số từ thường dùng khác như: Bực (bực tức), khỏa (cái khóa), hòm

(cái hòm)…

Từ mượn Việt gốc tiếng nước ngoài thường là những từ thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật… mà gốc của những từ này phần lớn lại mượn của tiếng Hán Ví dụ: Xạ hội chủ ngịa (xã hội chủ nghĩa), năng suất,

sinh vật… Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển của khoa

học kĩ thuật, vốn từ tiếng Tày có nguồn gốc Việt sẽ không ngừng tăng lên

Hầu hết các từ Tày mượn của tiếng Việt đều giữ nguyên hình thức ngữ

âm vốn có trong tiếng Việt, có khi giữ nguyên cả những âm không có trong hệ thống âm vị tiếng Tày Ví dụ trường hợp giữ nguyên đặc điểm ngữ âm của // tiếng Việt trong từ rườn ga (nhà ga)

Ngay cả những từ vay mượn của tiếng Việt trong tiếng Tày Nùng chia làm hai loại: Từ Hán Việt và từ thuần Việt Có sự vay mượn này là do người Việt và người Tày Nùng đã cùng nhau đoàn kết để đấu tranh chống giai cấp phong kiến, chống quân xâm lăng, cùng nhau phát triển sản xuất, ổn định đời sống Trong tiếng Tày Nùng ngày nay, lớp từ này đang có xu hướng vay mượn ngày càng nhiều, bao gồm đủ mọi lớp từ thuộc nhiều lĩnh vực khác

Trang 36

nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuật… Ví dụ: Chế độ,

chính phủ, công, nông, tinh thần, nguyên tắc, chúc, tuyên truyền, vinh quang,

dân chủ…

- Từ mượn gốc thuần Việt:

Căn cứ vào hình thức, từ mượn gốc thuần Việt có thể chia thành hai

loại: Loại từ mượn có thay đổi về ngữ âm Ví dụ: Cúa (của), kẹt (ghét), lội

(lỗi), khẻo lẻo (khéo léo)… Loại từ mượn giữ nguyên hình thức ngữ âm tiếng

Việt Ví dụ: Việc, khôn ngoan, thạo, dờ (giờ)… Các từ vay mượn được sử

dụng một cách phổ biến trong đời sống hằng ngày của đồng bào Tày Nùng,

càng ở những vùng sống gần người Việt tình hình vay mượn càng phổ biến

c Đặc điểm ngữ pháp

Tiếng Tày Nùng có một đơn vị được gọi là tiểng Đây là đơn vị có

nghĩa, có vỏ ngữ âm trùng với âm tiết, có thể được dùng như một từ (khi được

từ hóa) và cũng có thể được dùng như một hình vị Ví dụ, đơn vị khẩu (lúa,

thóc, gạo, cơm) trong tiếng Tày Nùng có vỏ ngữ âm là một âm tiết, vừa là một

từ, vừa là một hình vị - một thành tố cấu tạo trong từ khẩu nua (lúa nếp, thóc

nếp, gạo nếp, cơm nếp) Đây là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất và không thể chia

thành đơn vị có nghĩa nhỏ hơn Ví dụ: Chả (mạ), khẩu chăm (gạo tẻ, lúa tẻ)

Cũng giống như nhiều ngôn ngữ trong khu vực thuộc loại hình đơn lập,

phương thức ghép, láy là các phương thức cấu tạo từ chủ yếu trong tiếng Tày

Nùng

Trật tự từ và hư từ là những phương thức chính để biểu hiện các ý

nghĩa ngữ pháp Thành phần câu trong tiếng Tày Nùng có trật tự: SVO, tức là:

Chủ ngữ (S) - Vị ngữ (V) - Bổ ngữ (O)

Những đặc điểm trên của tiếng Tày Nùng ở Việt Nam là kết quả của

các quá trình biến đổi Một số quá trình biến đổi đó tác động đến các ngôn

ngữ ở Việt Nam, trong đó có tiếng Tày Nùng, là:

+ Quá trình đơn tiết hoá: Từ loại hình đa tiết (Proto Nam Đảo) đến loại

Trang 37

hình cận đơn tiết (Nam Á - trừ tiểu chi Việt - Mường) và đơn tiết triệt để (Việt

- Mường, Hmông - Dao, Thái - Kađai, Hán - Tạng )

+ Quá trình hình thành và phát triển hệ thống thanh điệu: Từ loại hình ngôn ngữ không có thanh điệu đến loại hình ngôn ngữ thanh điệu (mà trong

đó có tiếng Tày Nùng)

+ Quá trình thay đổi hệ hình thái học kiếu chắp dính (tiền tố, trung tố) (ví dụ, ngôn ngữ Proto Nam Đảo, Proto Nam Á) bằng hệ hình thái loại hình đơn lập (ví dụ, các ngôn ngữ Việt - Mường hiện đại)

1.4.2.3 Đặc điểm về ngôn ngữ học - xã hội

Trạng thái song ngữ (song ngữ và đa ngữ) ở các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện nay là phổ biến Hầu như đồng bào các dân tộc (trừ người Hmông) đều có thể sử dụng tiếng Việt ở các mức độ khác nhau Từ lâu, tiếng Việt đã

được các dân tộc thiểu số anh em tự nguyện coi là ngôn ngữ chung, là phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc, và đến nay, tiếng Việt thực sự đã đi vào đời

sống các dân tộc Ở đa số các vùng, năng lực song ngữ Tày - Việt của người Tày Nùng khá tốt, đồng bào Tày Nùng có trình độ tiếng Việt khá thành thạo, thí dụ, ở huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, 87% người Tày Nùng sử dụng thông thạo tiếng Việt (trong đó có 19 % sử dụng tiếng Việt thông thạo hơn tiếng mẹ đẻ) Tuy nhiên, cũng có một cảnh báo rằng, hiện nay, vì nhiều lí do khác nhau

mà nhiều thanh niên Tày Nùng không biết sử dụng tiếng mẹ đẻ (HoàngVăn

Ma, Cảnh huống tiếng Nùng, trong , 2002, tr.277 - 321) Bên cạnh tiếng

Việt, cư dân Tày Nùng còn có thể sử dụng ngôn ngữ của một số dân tộc khác, như tiếng Hán (Quan Hỏa), tiếng Hmông

1.4.2.4 Chữ viết

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng: Người Tày và người Nùng đều dựa vào chữ Hán để sáng tạo ra chữ Nôm Tày Nùng chung, chứ không có riêng chữ Nôm Tày hay Nôm Nùng (Hoàng Văn Ma, 2002, tr.308) Chữ viết La tinh Tày (Tày - Nùng) xuất hiện từ thời kì kháng chiến chống

Trang 38

Pháp và đã được dùng trong cuộc vận động nhân dân Tày Nùng tham gia kháng chiến, giành độc lập Song đến năm 1961, với Nghị định 206/CP ngày

27 - 11 - 1961 của Hội đồng Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, phương

án chữ viết Tày Nùng được thông qua Từ đó, chữ viết Tày Nùng được sử dụng và phát triển mạnh vào những năm sáu mươi của thế kỉ XX Phong trào học, sử dụng tiếng nói, chữ viết Tày Nùng phát triển rầm rộ ở Khu tự trị Việt Bắc Đây là thời kì phát triển nhất của chữ Tày Nùng Đã có Tạp chí văn nghệ bằng chữ Tày Nùng, học sinh phổ thông được học chữ Tày Nùng, báo chí bằng chữ Tày Nùng… Chữ Tày Nùng lấy tiếng Tày vùng Thạch An (Cao Bằng) làm phương ngữ cơ sở Chữ viết này phản ánh tương đối chính xác các đặc điểm ngữ âm tiếng Tày vùng giữa gồm các khu vực như Thạch An, Tràng Định, Bạch Thông Chữ Tày Nùng khá gần chữ quốc ngữ, và thậm chí lặp lại nhiều bất hợp lí của chữ Quốc ngữ Chữ Tày Nùng có nhược điểm lớn nhất

là không phản ánh được thực tế đa dạng về phương ngữ Tày (tiếng Tày Bắc như vùng Hoà An, Trùng Khánh Cao Bằng), hay sự đa dạng của các thổ ngữ, phương ngữ Nùng Do vậy, chữ viết này không được những đại diện của đa

số cư dân các nhóm Nùng thừa nhận là chữ viết của mình (Hoàng Văn Ma,

2002, tr 310 - 311)

Sau khi được ban hành, chữ Tày Nùng đã phát huy được chức năng của mình trong một số lĩnh vực của đời sống - xã hội Trong giáo dục, chữ Tày Nùng được giảng dạy từ năm học 1962 - 1963 với hàng ngàn học sinh và hàng trăm lớp Vào những năm phong trào học chữ Tày Nùng lên cao (như các năm 1967 - 1968), có tới hơn 1.000 lớp học, với 37.240 học sinh cấp 1 và 25.000 học sinh vỡ lòng học chữ Tày Nùng Tuy nhiên, phong trào giảm dần, đến năm 1970, việc dạy, học chữ Tày Nùng còn duy trì ở một số trường như Cẩm Giàng (Thái Nguyên), Nguyễn Tri Phương (Lạng Sơn) Năm 1978 việc dạy chữ Tày trong trường phổ thông cho học sinh dân tộc này cũng chấm dứt

Trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ, tình trạng cũng như vậy Thời kì đầu,

Trang 39

chữ Tày - Nùng được dùng trong sáng tác văn học, in ấn trên các báo văn học,

nghệ thuật của địa phương như: Tiếng lượn Pắc Pó ở Cao Bằng, Văn nghệ Lạng Sơn ở Lạng Sơn Vào cuối những năm 70 của thế kỉ XX, phong trào

lắng dần

Hiện đang tồn tại một vấn đề cần giải quyết là quan hệ giữa Tày và Nùng về dân tộc, ngôn ngữ và chữ viết Trước năm 1979, về dân tộc, Tày và Nùng được xem như các bộ phận khác nhau của một dân tộc, về ngôn ngữ, là các biến thể khác nhau của một ngôn ngữ - ngôn ngữ Tày Nùng Chữ viết Tày Nùng là của cả các nhóm Tày và các nhóm Nùng Từ năm 1979, người Nùng tách ra như một dân tộc độc lập Trong thực tế, tiếng Tày có một số đặc điểm ngữ âm và từ vựng khác với một số ngành Nùng Và ngay cả các ngành Nùng nhưng cũng không có một thứ tiếng Nùng thống nhất Tiếng Nùng Cháo gần với tiếng Tày vùng giữa (Tràng Định, Thạch An ) hơn là tiếng một số ngành Nùng như Nùng Dín, Nùng An Trước những năm 1970, chữ Tày - Nùng chủ yếu được giảng dạy ở vùng đồng bào Tày Sau đó, vai trò của chữ Tày Nùng mất dần vị trí trong xã hội người Tày Nùng Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này

1.5 MỐI QUAN HỆ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA

Nói đến vấn đề văn hoá bộc lộ qua từ ngữ chỉ tên người là chúng ta đề cập đến mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ Đó cũng là vấn đề đã được rất nhiều nhà ngôn ngữ học, xã hội học, tâm lí ngôn ngữ học, văn hóa học quan tâm Để tìm hiểu mối quan hệ này chúng ta cần đề cập tới hai khái niệm ngôn ngữ và văn hoá

Theo quan niệm phổ biến và tồn tại từ lâu thì ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất, là công cụ của tư duy, là “linh hồn của dân tộc” Còn Edward Sapir thì nói: Con người không chỉ sống trong một thế giới khách quan của các sự vật, cũng không chỉ sống trong thế giới của các hoạt động xã hội như vẫn thường nghĩ mà còn phụ thuộc rất nhiều vào ngôn ngữ cụ thể vốn

Trang 40

là phương tiện giao tiếp trong xã hội của họ Dưới góc độ xã hội - ngôn ngữ học, ngôn ngữ đóng vai trò điều hành xã hội, liên kết các thành viên trong một cộng đồng dân tộc

Theo nghĩa rộng, thì văn hóa là trình độ phát triển lịch sử của xã hội và con người biểu hiện trong các kiểu và các hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người, cũng như trong các giá trị vật chất và tinh thần con người tạo ra Khái niệm văn hóa dùng để chỉ trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của những xã hội, dân tộc, bộ tộc cụ thể Còn theo nghĩa hẹp thì “văn hóa chỉ liên quan đến đời sống tinh thần của con người” Nhiều tác giả cho rằng văn hoá giống như một nền văn minh gồm có cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần Văn hoá là một hiện tượng, một phạm trù thuộc về con người,

do con người làm nên Văn hoá là tiêu chí phân biệt con người với con vật, làm cho con người tách khỏi thế giới động vật Chủ nhân duy nhất của văn hoá là con người Văn hoá là một sản phẩm đặc thù của xã hội loài người Nó phản ánh cách con người tiếp cận, chia cắt, nhận thức và hoạch định thế giới thực tại khách quan xung quanh mình theo hai thế giới khác nhau mà gắn bó với nhau Đó là thế giới thực tại được con người nhận thức, chia cắt và mô hình hoá nó Còn thế giới thứ hai là thế giới biểu tượng, thế giới ở bên cạnh, đằng sau cái thế giới thực tại, một thế giới hết sức đặc thù nơi con người có tư duy Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa được xem là mối quan hệ giữa bộ phận và tổng thể Đây là quan niệm của nhiều nhà nghiên cứu và của cả các nhà chính trị nữa Người ta thường cho rằng ngôn ngữ là một thành tố của văn hóa cùng với các thành tố khác như khoa học, kinh tế, xã hội, phong tục tập quán Nhưng trong đó, ngôn ngữ là bộ phận luôn được kể đến đầu tiên và có vai trò quan trọng nhất

Về phương diện chức năng thì ngôn ngữ và văn hóa lại gắn bó hữu cơ với nhau, như hai mặt của một tờ giấy Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của

Ngày đăng: 17/09/2014, 14:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. J.A. Aprexian (1995), Hình ảnh con người theo các cứ liệu ngôn ngữ: Thử miêu tả theo hệ thống, Moxkva, (Bản dịch của Thư viện Viện ngôn ngữ học) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình ảnh con người theo các cứ liệu ngôn ngữ: Thử miêu tả theo hệ thống
Tác giả: J.A. Aprexian
Năm: 1995
2. Diệp Quang Ban (1998), Ngữ pháp tiếng Việt tập I, II, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1998
3. Lương Bèn (1983), “Tình hình phát triển của chữ Tày Nùng”, trong Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, KHXH, Hà Nội, tr. 78 - 90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình phát triển của chữ Tày Nùng"”", trong "Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam
Tác giả: Lương Bèn
Năm: 1983
4. P.K. Benedict, Thai, Kadai and Indonesia, a new alignment in Southeastern Asia, Americal Anthropologist, N. 4, 1942, (Bản dịch tiếng Việt), Trung tâm thông tin - tư liệu thư viện Viện Ngôn ngữ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thai, Kadai and Indonesia, a new alignment in Southeastern Asia
5. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia
Năm: 1999
6. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bình diện của từ và từ tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia
Năm: 1999
7. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
8. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1999
9. Đỗ Hữu Châu , Bùi Minh Toán (2006), Đại cương ngôn ngữ học , tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu , Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
10. Nguyễn Văn Chiến (2004), Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2004
11. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng phiến (1998), Cơ sở ngôn ngữ học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng phiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
12. Mai Ngọc Chừ (chủ biên) (2007), Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn ngôn ngữ học
Tác giả: Mai Ngọc Chừ (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
13. Trần Trí Dõi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: Nxb ĐHQGHN
Năm: 1999
15. Nguyễn Hàm Dương (1969), Xây dựng và phát triển hệ thống từ vựng Tày Nùng, “VNĐL”, V.Bắc, 13, 16, 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát triển hệ thống từ "vựng Tày Nùng", “VNĐL
Tác giả: Nguyễn Hàm Dương
Năm: 1969
16. Phạm Đức Dương (2007), Bức tranh ngôn ngữ-văn hóa tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb ĐHQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bức tranh ngôn ngữ-văn hóa tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á
Tác giả: Phạm Đức Dương
Nhà XB: Nxb ĐHQG
Năm: 2007
17. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan (1998), Cơ sở tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở tiếng Việt
Tác giả: Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
18. Nguyễn Thiện Giáp (12/3/1970), Cách làm giàu vốn từ vựng Tày Nùng, “VNĐL”, V.B Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách làm giàu vốn từ vựng Tày Nùng", “VNĐL
19. Nguyễn Thiện Giáp , Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2005), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp , Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
20. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ và nhận diện từ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
21. Nguyễn Thiện Giáp (2004) (chủ biên), Lược sử Việt ngữ học, T.1,Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử Việt ngữ học
Nhà XB: Nxb KHXH

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w