Vài nét về tiếng Tày Nùng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ người trong tiếng tày nùng (có so sánh với tiếng việt) (Trang 29)

1.4.2.1. Đặc điểm loại hình

Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, tất cả các ngôn ngữ ở Việt Nam (trong đó có tiếng Tày Nùng) đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, tuy mức độ tính đơn lập biểu hiện ở các ngôn ngữ có khác nhau. Có những ngôn ngữ có thể được xem là “điển hình” của loại hình này, có những ngôn ngữ không thể coi như vậy. Chúng thuộc về những tiểu loại hình khác nhau. Ở những ngôn ngữ này, mối quan hệ giữa các từ được biểu thị không phải bằng các phụ tố chứa trong bản thân từ, mà bằng những phương tiện nằm bên ngoài từ. Chính tiếng Tày Nùng còn được coi là ngôn ngữ thuộc tiểu loại hình trung (trong sự đối lập với tiểu loại hình cổ và tiểu loại hình mới) và điển hình (giống như tiếng Việt, tiếng Thái…). Vì vậy, ở tiếng Tày Nùng có đặc điểm loại hình chung của các ngôn ngữ đơn lập và đặc điểm riêng của tiểu loại hình trung. Những đặc trưng đơn lập ở tiếng Tày Nùng được thể hiện ở những điểm sau:

- Trong hoạt động ngôn ngữ, từ trong tiếng Tày Nùng không bị biến đổi hình thái. Ví dụ với hai câu:

Vằn ngòa te mà rườn khỏi liêu (Hôm qua nó đến nhà tôi chơi).

Vằn ngòa khỏi pây rườn te liêu (Hôm qua tôi đến nhà nó chơi).

Ở hai câu trên, chúng ta thấy te (nó) và khỏi (tôi) có những chức năng ngữ pháp khác nhau (chủ ngữ, định ngữ). Tuy đảm nhận các nhiệm vụ ngữ pháp khác nhau và nằm ở vị trí khác nhau, dạng thức tekhỏi vẫn giữ

nguyên hình thức ngữ âm khi tham gia cấu tạo lời nói.

- Về phương diện ngữ âm, âm tiết trong tiếng Tày Nùng có tính tổ chức chặt chẽ và có vị trí quan trọng trong hệ thống đơn vị ngôn ngữ. Các thành tố

tham gia cấu tạo âm tiết có số lượng nhất định; các thành tố kết hợp với nhau theo qui tắc nhất định; số lượng âm tiết trong mỗi ngôn ngữ là con số hữu hạn. Âm tiết thường là vỏ của hình vị, trong nhiều trường hợp, là vỏ của từ.

- Các ý nghĩa ngữ pháp của từ (ý nghĩa khái quát về từ loại, số, giống, thời, so sánh, phái sinh, sở hữu, quan hệ các thành tố trong cụm từ và câu...) thường được biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ, bằng hư từ hoặc bằng ngữ điệu (ở bên ngoài từ). Ví dụ, người Tày khi nói đến từ bút (bút), chúng ta rất khó xác định đây là từ chỉ số ít hay số nhiều. Muốn phân biệt được điều đó người ta phải sử dụng hư từ nằm bên ngoài từ bút để thể hiện. Chẳng hạn, mạc bút ((một) quản bút), bại mạc bút (những quản bút). Ở tiếng Anh, tự bản thân từ pen (bút) đã cho chúng ta thấy đây là từ chỉ số ít. Hay muốn thể hiện quan hệ ngữ pháp, tiếng Tày Nùng dùng trật tự từ. So sánh: tu lăng (cửa sau) và lăng tu (sau cửa). Ở đây do vị trí của từ tu(cửa) thay đổi, ý nghĩa của nó cũng khác đi.

Với những đặc điểm cơ bản trên, tiếng Tày Nùng là một ngôn ngữ điển hình cho ngôn ngữ đơn lập.

1.4.2.2. Đặc điểm cấu trúc

Đặc điểm về loại hình tiếng Tày Nùng có mối liên hệ khá chặt chẽ với các đặc điểm về cấu trúc (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) của chúng.

a. Đặc điểm ngữ âm

Về phương diện ngữ âm, tiếng Tày Nùng có những đặc điểm sau:

* Hệ thống thanh điệu: Tiếng Tày gồm có sáu thanh (thanh bằng, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh nặng, thanh lửng). Trong sáu thanh điệu của tiếng Tày Nùng, thanh lửng là đáng chú ý nhất. Thanh lửng thấp hơn thanh huyền. Nó bắt đầu từ cao độ thấp, tuyền điệu bằng phẳng từ đầu đến cuối, kết thúc ở cao độ thấp. Thanh này tồn tại ở rất nhiều địa phương tiếng Tày Nùng. Ở những vùng không có thanh lửng, những âm tiết mang thanh lửng thường được thay bằng những âm tiết mang thanh hỏi. Các thanh còn lại

nói chung có độ cao và tính chất gần như những thanh của tiếng Việt (Hoàng Văn Ma, 2002).

* Hệ thống âm đầu

Âm đầu trong tiếng Tày do phụ âm đảm nhiệm. Trong tiếng Tày thường có từ 20 - 21 phụ âm có chức năng âm đầu (tùy theo từng vùng). Các phụ âm ở vị trí âm đầu đó là:

p t k  p t c k b d f  s h v l z m n   Lƣu ý:

- Hiện trong tiếng Tày vùng Cao Bằng đang tồn tại một vài phụ âm tắc, hữu thanh, thở (breathy voiced stoped consonant) là /b/, /d/. Các phụ âm này đã từng được A.G.Haudricourt nhắc đến năm 1967 (mà ông gọi là phụ âm tắc, hữu thanh).

- Ở một vài phương ngữ Tày còn có số lượng các phụ âm đơn lớn hơn, và có từ 25 - 27 phụ âm.

* Hệ thống âm đệm

Trong tiếng Tày Nùng có 2 bán nguyên âm /w/ và /j/ ở vị trí âm đệm. Hai âm đệm này có khả năng kết hợp rộng rãi với các phụ âm có chức năng âm đầu, và với các nguyên âm có chức năng âm chính.

Lƣu ý: Riêng bán nguyên âm /j/ đi sau các phụ âm môi, vì vậy có

những ý kiến đề nghị nên coi /j/ là một yếu tố ngạc hóa (mềm hóa) của các phụ âm môi. Song theo các tác giả “Ngữ pháp tiếng Tày - Nùng” (1971) của Viện Ngôn ngữ học thì nên coi /j/ là một bán nguyên âm có chức năng âm

đệm thì hợp lí hơn. Về bán âm /w/ trong tiếng Nùng cũng có nhiều ý kiến nên coi là yếu tố tròn môi của một số phụ âm. Tuy nhiên, tất cả chỉ là các giải pháp âm vị học mà thôi.

* Hệ thống âm cuối

Trong tiếng Tày Nùng có 9 âm cuối, gồm 6 phụ âm, và 3 bán nguyên âm là:

p t k m n  w j 

Lƣu ý: Ở một vài phương ngữ Nùng hiện không còn tồn tại âm cuối

// mà thay vào đó là âm cuối /j/. * Âm chính:

Trong tiếng Tày Nùng thường có 9 nguyên âm đơn: /i/, /e/, //, //, //, /a/, /u/, /o/, // và hai nguyên âm đơn ngắn /ă/ và // có khả năng giữ vai trò âm chính trong âm tiết. Các nguyên âm đó được sắp xếp như sau:

i  u e o     a ă

Tuy nhiên, khi đi vào từng phương ngữ cụ thể của các thứ tiếng Nùng Cháo, Nùng Giang, Nùng Phàn Slình... thì có một vài sự tương ứng hay khác biệt nhất định. Trong các phương ngữ Tày Nùng khác nhau, số lượng nguyên âm xê dịch từ 10 - 18 âm vị, nhưng các nguyên âm cơ bản (9 NÂ) hầu như hoàn toàn đồng nhất (trừ phương ngữ Nùng Cháo). Sự khác nhau về số lượng trong hệ thống nguyên âm giữa các phương ngữ Tày Nùng là ở các cặp đối lập ngắn/dài và các nguyên âm đôi.

Trong các phương ngữ Tày (trừ phương ngữ Tày ở Hoàng Su Phì) và các phương ngữ Nùng Lòi, Nùng Inh và Nùng Phàn Slình ở phía Tây (Bình Gia, Bắc Sơn Lạng Sơn) đều có 3 nguyên âm đôi. Còn ở các phương ngữ khác của tiếng Nùng thì không có các nguyên âm đôi này (Hoàng Văn Ma,

Cảnh huống tiếng Nùng, trong..., 2002, tr.277 - 321).

b. Đặc điểm về vốn từ

Vốn từ vựng tiếng Tày Nùng khá phong phú, có khá đầy đủ các lớp từ thường dùng để chỉ những hiện tượng tự nhiên trong đời sống con người, những mối quan hệ thân tộc, xã hội, kể cả miêu tả tâm lí con người. Xét về nguồn gốc và quá trình phát triển thì kho từ vựng tiếng Tày gồm hai bộ phận.

Bộ phận thứ nhất và quan trọng nhất là các từ gốc Thái - Kađai, mà trực tiếp là các từ gốc của nhánh Thái trung tâm, là vốn từ của riêng dân tộc Tày Nùng. Đây là các lớp từ biểu thị thực tại khách quan đều có trong các ngôn ngữ, là lớp từ cơ bản nhất chỉ các sự vật, hiện tượng gần gũi nhất trong cuộc sống, được sử dụng nhiều nhất trong đời sống hàng ngày.

Bộ phận thứ hai là lớp từ vay mượn từ ngôn ngữ các dân tộc có tiếp xúc. Khi so sánh vốn từ tiếng Tày với các ngôn ngữ có tiếp xúc trong khu vực Đông Nam Á, rõ ràng ở tiếng Tày Nùng có những từ chung gốc với các ngôn ngữ Nam Đảo, Nam Á, Hán Tạng, Mông Dao… Đây là kết quả của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ - văn hóa giữa các tộc người trong khu vực. Nếu nghiên cứu sâu về từ vựng, người ta có thể chỉ ra các lớp từ có nguồn gốc khác nhau trong tiếng Tày. Giao thoa vào lớp từ căn bản này là lớp từ mượn các dân tộc khác mà tiếng Tày Nùng chủ yếu vay mượn từ tiếng Việt và tiếng Hán.

Do điều kiện cư trú liền kề, do nhu cầu lịch sử - xã hội, suốt mấy trăm năm Nhà nước phong kiến chủ trương học chữ Hán để phát triển dân trí, tiếng Tày đã mượn một bộ phận từ Hán khá quan trọng. Ví dụ: Tảo lị (đạo lí), cang

(cái chum), fằn thèo (phở)… Tuy nhiên, có một số từ ngày nay người ta khó xác định được là từ Tày Nùng mượn tiếng Hán hay từ Hán mượn tiếng Tày

hoặc cùng một gốc chung cổ xưa. Ví dụ: Pây tàng (tàng - đường), pây lỏ (lỏ - lộ)…

Từ vay mượn từ tiếng Hán: Do sự tiếp xúc về văn hóa cũng như kiểu sống xen kẽ với đồng bào dân tộc trong quá trình di cư một thời gian tương đối dài, mà từ mượn Hán trong tiếng Tày Nùng khá phổ biến, đặc biệt được xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm văn học cổ. Ví dụ:

Thị Xuân nàng thuc toọng khua vân Thiểu nự slip pet xuân đang thì

(Nàng Thị xuân vừa ý mỉm cười Nàng là thiếu nữ tuổi đôi mươi). Hay:

Tua non nhằng pền pỉ mì khi

Nhân duyên ngộ cổ chirọng.

(Con sâu còn có lúc biến thành con bướm Duyên số cho gặp lại cố chi đã may).

Từ mượn của tiếng Hán ở những nơi khác nhau có sự khác nhau về số lượng, nơi mượn nhiều, nơi mượn ít, có nơi mượn của phương ngôn này, có nơi mượn của phương ngôn khác. Người Tày Nùng ở vùng Tây bắc (của khu Việt Bắc) có khi mượn tiếng Quan Hỏa Tây nam, còn phần lớn những vùng khác thường mượn tiếng Lưỡng Quảng. Ví dụ: Slúc sleng (súc vật), slinh minh (thanh minh), chảng (tượng = thợ), sleng (sinh = đẻ), slống (tống = đưa), chá(giả) …

Tuy là những từ vay mượn từ tiếng Hán, song những từ này đã được Tày Nùng hóa về cấu tạo. Có nhiều yếu tố vay mượn đã tham gia vào quá trình phái sinh ra những từ mới. Ví dụ: Cheng (tranh = giành giật) + quây

(xa): cách xa, thua xa, chẻn (tiện = hèn, kém) + slướng (dạng = điệu bộ):

Một số từ nhiều âm tiết của tiếng Hán được tổ chức lại theo qui tắc tạo từ của tiếng Tày Nùng. Ví dụ: Sla chỉa (sa chỉ) thành chỉa sla (giấy bản), xảo hài (thảo hài) thành hài xảo (giầy cỏ)… nhưng vẫn giữ nguyên nét nghĩa cũ.

Mặt khác, các dân tộc Kinh, Tày và Nùng đã có hàng trăm năm giao lưu văn hóa, hơn nữa là sự hòa nhập nhân chủng cho nên tiếng Việt ngày càng có ảnh hưởng khá sâu đậm vào tiếng Tày Nùng. Các từ tiếng Tày Nùng vay mượn tiếng Việt có thể chia làm hai loại: Những từ gốc Việt hoàn toàn, và những từ Việt gốc nước ngoài.

Từ mượn gốc Việt thường là những hư từ, các từ công cụ chỉ các quan hệ ngữ pháp trong câu, kiểu như: Đạ (đã), sẹ (sẽ), nhựng (những)… Ngoài ra còn có một số từ thường dùng khác như: Bực (bực tức), khỏa (cái khóa), hòm

(cái hòm)…

Từ mượn Việt gốc tiếng nước ngoài thường là những từ thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật… mà gốc của những từ này phần lớn lại mượn của tiếng Hán. Ví dụ: Xạ hội chủ ngịa (xã hội chủ nghĩa), năng suất,

sinh vật… Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển của khoa học kĩ thuật, vốn từ tiếng Tày có nguồn gốc Việt sẽ không ngừng tăng lên.

Hầu hết các từ Tày mượn của tiếng Việt đều giữ nguyên hình thức ngữ âm vốn có trong tiếng Việt, có khi giữ nguyên cả những âm không có trong hệ thống âm vị tiếng Tày. Ví dụ trường hợp giữ nguyên đặc điểm ngữ âm của // tiếng Việt trong từ rườn ga (nhà ga).

Ngay cả những từ vay mượn của tiếng Việt trong tiếng Tày Nùng chia làm hai loại: Từ Hán Việt và từ thuần Việt. Có sự vay mượn này là do người Việt và người Tày Nùng đã cùng nhau đoàn kết để đấu tranh chống giai cấp phong kiến, chống quân xâm lăng, cùng nhau phát triển sản xuất, ổn định đời sống. Trong tiếng Tày Nùng ngày nay, lớp từ này đang có xu hướng vay mượn ngày càng nhiều, bao gồm đủ mọi lớp từ thuộc nhiều lĩnh vực khác

nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuật… Ví dụ: Chế độ, chính phủ, công, nông, tinh thần, nguyên tắc, chúc, tuyên truyền, vinh quang, dân chủ…

- Từ mượn gốc thuần Việt:

Căn cứ vào hình thức, từ mượn gốc thuần Việt có thể chia thành hai loại: Loại từ mượn có thay đổi về ngữ âm. Ví dụ: Cúa (của), kẹt (ghét), lội

(lỗi), khẻo lẻo (khéo léo)… Loại từ mượn giữ nguyên hình thức ngữ âm tiếng Việt. Ví dụ: Việc, khôn ngoan, thạo, dờ (giờ)… Các từ vay mượn được sử dụng một cách phổ biến trong đời sống hằng ngày của đồng bào Tày Nùng,

càng ở những vùng sống gần người Việt tình hình vay mượn càng phổ biến.

c. Đặc điểm ngữ pháp

Tiếng Tày Nùng có một đơn vị được gọi là tiểng. Đây là đơn vị có nghĩa, có vỏ ngữ âm trùng với âm tiết, có thể được dùng như một từ (khi được từ hóa) và cũng có thể được dùng như một hình vị. Ví dụ, đơn vị khẩu (lúa, thóc, gạo, cơm) trong tiếng Tày Nùng có vỏ ngữ âm là một âm tiết, vừa là một từ, vừa là một hình vị - một thành tố cấu tạo trong từ khẩu nua (lúa nếp, thóc nếp, gạo nếp, cơm nếp). Đây là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất và không thể chia thành đơn vị có nghĩa nhỏ hơn. Ví dụ: Chả (mạ), khẩu chăm (gạo tẻ, lúa tẻ)... Cũng giống như nhiều ngôn ngữ trong khu vực thuộc loại hình đơn lập, phương thức ghép, láy là các phương thức cấu tạo từ chủ yếu trong tiếng Tày Nùng.

Trật tự từ và hư từ là những phương thức chính để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp. Thành phần câu trong tiếng Tày Nùng có trật tự: SVO, tức là: Chủ ngữ (S) - Vị ngữ (V) - Bổ ngữ (O).

Những đặc điểm trên của tiếng Tày Nùng ở Việt Nam là kết quả của các quá trình biến đổi. Một số quá trình biến đổi đó tác động đến các ngôn ngữ ở Việt Nam, trong đó có tiếng Tày Nùng, là:

hình cận đơn tiết (Nam Á - trừ tiểu chi Việt - Mường) và đơn tiết triệt để (Việt - Mường, Hmông - Dao, Thái - Kađai, Hán - Tạng...).

+ Quá trình hình thành và phát triển hệ thống thanh điệu: Từ loại hình ngôn ngữ không có thanh điệu đến loại hình ngôn ngữ thanh điệu (mà trong đó có tiếng Tày Nùng).

+ Quá trình thay đổi hệ hình thái học kiếu chắp dính (tiền tố, trung tố) (ví dụ, ngôn ngữ Proto Nam Đảo, Proto Nam Á) bằng hệ hình thái loại hình đơn lập (ví dụ, các ngôn ngữ Việt - Mường hiện đại).

1.4.2.3. Đặc điểm về ngôn ngữ học - xã hội

Trạng thái song ngữ (song ngữ và đa ngữ) ở các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện nay là phổ biến. Hầu như đồng bào các dân tộc (trừ người Hmông) đều có thể sử dụng tiếng Việt ở các mức độ khác nhau. Từ lâu, tiếng Việt đã được các dân tộc thiểu số anh em tự nguyện coi là ngôn ngữ chung, là phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc, và đến nay, tiếng Việt thực sự đã đi vào đời sống các dân tộc. Ở đa số các vùng, năng lực song ngữ Tày - Việt của người Tày Nùng khá tốt, đồng bào Tày Nùng có trình độ tiếng Việt khá thành thạo, thí dụ, ở huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, 87% người Tày Nùng sử dụng thông thạo tiếng Việt (trong đó có 19 % sử dụng tiếng Việt thông thạo hơn tiếng mẹ đẻ). Tuy nhiên, cũng có một cảnh báo rằng, hiện nay, vì nhiều lí do khác nhau mà nhiều thanh niên Tày Nùng không biết sử dụng tiếng mẹ đẻ (HoàngVăn Ma, Cảnh huống tiếng Nùng, trong..., 2002, tr.277 - 321). Bên cạnh tiếng Việt, cư dân Tày Nùng còn có thể sử dụng ngôn ngữ của một số dân tộc khác, như tiếng Hán (Quan Hỏa), tiếng Hmông...

1.4.2.4. Chữ viết

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng: Người Tày và người Nùng đều dựa vào chữ Hán để sáng tạo ra chữ Nôm Tày Nùng chung, chứ

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ người trong tiếng tày nùng (có so sánh với tiếng việt) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)