MỞ ĐẦU 1. LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Trong đời sống hằng ngày của con người, khen cùng với chê làm thành một trong những cặp phổ biến về ứng xử giao tiếp. Truyền thống văn hoá của người Việt thường thấy, khen và chê hay đi liền với nhau “đã có khen thì phải có chê” thậm chí, người ta còn khuyên phải chê nhiều hơn khen để giúp cho con người tiến bộ: “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Mặc dù vậy, nhưng tâm lí chung của con người thì ai cũng thích khen, nhất là khi người ta luôn hướng tới sự thân thiện, động viên nhau cũng là để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp thì khen càng trở nên phổ biến. Đối với khen, điều quan trọng là hiệu quả của chúng trong mối tương tác giữa người khen và người tiếp nhận lời khen: từ phía người khen, đó là khen ai, khen ở đâu, khen lúc nào, khen cái gì và khen như thế nào; từ phía người được khen, đó là thái độ tiếp nhận và cách tiếp nhận lời khen. Tất cả sự tương tác ấy được biểu thị chủ yếu bằng ngôn từ. Từ góc độ cấu trúc hệ thống, khen trong tiếng Việt là động từ và từ lâu trở thành đối tượng nghiên cứu của Việt ngữ học nói chung, của động từ tiếng Việt nói riêng. Từ góc độ ngữ dụng học, với lí thuyết hành vi ngôn ngữ (speech acts), hành vi khen thuộc vào phạm trù ứng xử (behabitives, comportementaux). Theo hướng này, nghiên cứu khen phải chỉ ra được các biểu thức ngôn từ của hành vi khen và tiếp nhận khen (hồi đáp khen) ở các bối cảnh giao tiếp khác nhau. Từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, hành vi khen được nghiên cứu theo quan hệ tương tác giao tiếp có sự phân tầng về xã hội. Theo hướng này, với tư cách là biến thể, khen và tiếp nhận lời khen được xem xét dưới tác động của các biến xã hội như tuổi, giới, nghề nghiệp, thu nhập, địa vị, học vấn,... của người khen và người tiếp nhận lời khen. 1.2. Như đã biết, giới theo cách nhìn của ngôn ngữ học xã hội là một trong những biến xã hội quan trọng tác động vào hoạt động giao tiếp của con người. Theo đó, giới tác động vào hành vi khen và tiếp nhận lời khen. Nói cách khác, nếu như trong ngôn ngữ học xã hội có “phong cách ngôn ngữ của mỗi giới” thì tất sẽ có phong cách ngôn ngữ của mỗi giới ở hành vi khen và tiếp nhận lời khen. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù hành vi khen được nghiên cứu nhiều, nhưng ở Việt Nam lại chưa có một đề tài, luận án nào nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống về tác động của nhân tố giới đối với hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong tiếng Việt. Đây là lí do để chúng tôi lựa chọn vấn đề Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng Việt qua hành vi khen và cách tiếp nhận lời khen làm đề tài luận án. Cũng cần nhấn mạnh là, tách giới ra thành một nhân tố riêng để nghiên cứu, luận án hoàn toàn không có ý định cô lập nhân tố này mà đây chỉ là một thủ pháp làm việc, bởi, các nhân tố xã hội luôn tương tác, nhân tố này kéo theo nhân tố kia làm nên một chùm tác động vào hoạt động giao tiếp của con người. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI KHEN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về hành vi khen và tiếp nhận lời khen từ góc độ giới Cho đến nay, một trong những thành công lớn nhất của ngôn ngữ học xã hội ở phương Tây là nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới (còn được gọi là phương ngữ giớigiới tính). Theo đó, hành vi khen và tiếp nhận lời khen là một trong những nội dung rất được quan tâm. Tuy nhiên, theo hiểu biết của chúng tôi, ở phương Tây chỉ có những công trình nghiên cứu về hành vi khen và hồi đáp khen nói chung; nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới, trong đó có đề cập đến hành vi khen và hồi đáp khentiếp nhận lời khen mà chưa có công trình riêng nào chuyên nghiên cứu về hành vi khen, hồi đáp khen từ góc độ giới. Vì thế, dưới đây, chúng tôi điểm theo cách hệ thống hóa một số nội dung liên quan. Thứ nhất, về mức độ sử dụng hành vi khen của mỗi giới Có một câu hỏi đặt ra là đối với hành vi khen, ưu thế thuộc về giới nào, tức là giới nào sử dụng nhiều hơn giới nào? Cho đến nay chưa thể có được những câu trả lời toàn diện về vấn đề này, nhưng cũng đã có được một số nhận định như sau:
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THỊ HÀ
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT (QUA HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI KHEN)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Hà Nội, năm 2013
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THỊ HÀ
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT (QUA HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI KHEN)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ
Mã số: 62 22 01 01
Người hướng dẫn khoa học: 1 GS.TS Nguyễn Văn Khang
2 PGS.TS Nguyễn Thị Lương
Hà Nội, năm 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những tư liệu và số liệu trong luận
án là trung thực do tôi thực hiện Đề tài nghiên cứu và các kết luận chưa được aicông bố
Tác giả luận án
Phạm Thị Hà
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Văn Khang và
PGS.TS Nguyễn Thị Lương đã dành thời gian cùng tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn
thành luận án trong suốt 4 năm qua.
Tôi xin cảm ơn Viện Ngôn ngữ học, Khoa Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học
xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện để tôi có
được môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi nhất.
Tôi xin cảm ơn tạp chí Ngôn ngữ, tạp chí Ngôn ngữ và đời sống đã tạo điều kiện
cho tôi công bố những kết quả nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn Thư viện Viện Ngôn ngữ học, Thư viện quốc gia, Thư viện
Khoa học xã hội đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận với nguồn tư liệu phục vụ cho
luận án của tôi.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Khoa Việt Nam học, Trường Đại học
Sư Phạm Hà Nội - nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các
sinh viên của tôi đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tác giả luận án
Phạm Thị Hà
Trang 5Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 17
1.1.2 Giới với tư cách là biến xã hội trong nghiên cứu ngôn ngữ 19
1.2.4 Nghiên cứu hành vi khen và tiếp nhận lời khen ở Việt Nam 41
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI
2.1 ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI KHEN TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 45
2.1.2 Mục đích, chức năng của hành vi khen trong tiếng Việt từ góc độ giới 47
2.1.5 Cấu trúc lời khen trong tiếng Việt từ góc độ giới 54
2.2.1 Khái niệm “tiếp nhận lời khen” trong tiếng Việt 59
2.2.2 Mức độ tiếp nhận lời khen giữa các giới trong tiếng Việt 59
2.2.3 Cấu trúc tiếp nhận lời khen trong tiếng Việt từ góc độ giới 66
Trang 6Chương 3 ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI
KHEN TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI : TRƯỜNG
HỢP NGƯỜI HÂM MỘ VỚI NGHỆ SĨ
80
3.3.1 Đặc điểm chung về biểu thức tiếp nhận lời khen của nghệ sĩ đối
3.3.2 Đặc điểm cụ thể về biểu thức tiếp nhận lời khen của nghệ sĩ đối
Chương 4 ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI
KHEN TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI: TRƯỜNG HỢP
ĐỐI VỚI HÌNH THỨC BÊN NGOÀI CỦA CON NGƯỜI
115
4.2.1 Đặc điểm chung về nội dung khen hình thức bên ngoài của con
4.2.2 Đặc điểm những nội dung khen cụ thể về hình thức bên ngoài
4.2.3 Đặc điểm về cách thức khen hình thức bên ngoài của con người
4.3.1 Đặc điểm chung về cách thức tiếp nhận lời khen đối với hình
4.3.2 Đặc điểm cụ thể về cách thức tiếp nhận lời khen đối với hình
Trang 74.4 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 145
IV PHỤ LỤC 4: Tư liệu giao lưu trực tuyến giữa người của công
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Chương 2:
Bảng 2.1 Tổng quát về hành vi khen với biểu thức khen trong tiếng Việt Tr 46
Bảng 2.2 Mục đích, chức năng của hành vi khen trong tiếng Việt từ góc độ giới Phụ lục 1
Bảng 2.3: 2.3a Những chủ đề về phẩm chất dùng để khen người cùng giới
2.3b Những chủ đề về phẩm chất dùng để khen người khác giới Phụ lục 1Bảng 2.4 Mức độ sử dụng lời khen trực tiếp và gián tiếp giữa hai giới Phụ lục 1
Bảng 2.5: 2.5a Mức độ nhận được lời khen từ bạn cùng giới
2.5b Mức độ nhận được lời khen từ bạn khác giới Phụ lục 1Bảng 2.6: 2.6a Mức độ nhận được lời khen của học sinh nam, nữ từ Thầy giáo
2.6b Mức độ nhận được lời khen của học sinh nam, nữ từ Cô giáo Phụ lục 1Bảng 2.7: 2.7a Mức độ nhận được lời khen của con trai, con gái từ Bố
2.7b Mức độ nhận được lời khen của con trai, con gái từ Mẹ Phụ lục 1Bảng 2.8: 2.8a Mức độ nhận được lời khen của em trai, em gái từ Anh
2.8b Mức độ nhận được lời khen của em trai, em gái từ Chị Phụ lục 1Bảng 2.9: 2.9a Mức độ nhận được lời khen từ vợ, chồng
2.9b Mức độ nhận được lời khen từ người yêu Phụ lục 1Bảng 2.10: 2.10a Cách tiếp nhận lời khen từ bạn cùng giới
2.10b Cách tiếp nhận lời khen từ bạn khác giới Phụ lục 1Bảng 2.11: 2.11a Cách tiếp nhận lời khen của học sinh nam, nữ từ Thầy giáo
2.11b Cách tiếp nhận lời khen của học sinh nam, nữ từ Cô giáo Phụ lục 1Bảng 2.12: 2.12a Cách tiếp nhận lời khen của con trai, con gái từ Bố
2.12b Cách tiếp nhận lời khen của con trai, con gái từ Mẹ Phụ lục 1Bảng 2.13: 2.13a Cách tiếp nhận lời khen của em từ anh, chị cùng giới
2.13b Cách tiếp nhận lời khen của em từ anh, chị khác giới Phụ lục 1Bảng 2.14: 2.14a Cách tiếp nhận lời khen từ vợ, chồng
Chương 3:
Bảng 3.1 Nội dung khen của người hâm mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới Phụ lục 1
Bảng 3.2 Mức độ sử dụng biểu thức khen trực tiếp và gián tiếp của người hâm
Bảng 3.3 Các biểu thức khen trực tiếp của người hâm mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới Phụ lục 1
Bảng 3.4 Mức độ sử dụng động từ trong biểu thức khen trực tiếp của người
Bảng 3.5 Mức độ sử dụng biểu thức khen gián tiếp của người hâm mộ đối với
nghệ sĩ từ góc độ giới
Bảng 3.6 Các kiểu hô (gọi) trong biểu thức khen của người hâm mộ đối với
Phụ lục 1Phụ lục 1
Trang 9nghệ sĩ từ góc độ giới
Bảng 3.7 Tình thái từ được sử dụng trong biểu thức khen của người hâm mộ
Bảng 3.8 Cách tiếp nhận lời khen của nghệ sĩ đối với lời khen của người hâm
Bảng 3.9 Các kiểu xưng đáp trong hành vi tiếp nhận khen của nghệ sĩ đối với
Bảng 3.10 Xưng – hô xứng vai và lệch vai trong tiếp nhận lời khen của nghệ sĩ
đối với lời khen của người hâm mộ từ góc độ giới Phụ lục 1
Chương 4:
Bảng 4.1 Những nội dung khen về hình thức bên ngoài của con người từ góc độ giới Tr 116
Bảng 4.2 Tỉ lệ khen trực tiếp và gián tiếp về hình thức bề ngoài của con người
Bảng 4.3 Biểu thức khen trực tiếp về hình thức bên ngoài của con người từ góc độ giới Phụ lục 1
Bảng 4.4 Biểu thức khen gián tiếp về hình thức bên ngoài của con người từ góc độ
Bảng 4.5 Yếu tố tình thái trong biểu thức khen về hình thức bên ngoài của con
Bảng 4.6 Mức độ tiếp nhận lời khen bằng ngôn từ về hình thức bên ngoài của
Bảng 4.7 Biểu thức tiếp nhận lời khen về hình thức bề ngoài của con người từ
Trang 10
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Chương 2:
Biểu đồ 2.1: Mục đích, chức năng của hành vi khen trong tiếng Việt từ góc độ giới 50
Biểu đồ 2.2: 2.2a Những chủ đề dùng để khen người cùng giới
2.2b Những chủ đề dùng để khen người khác giới
5252
Biểu đồ 2.4 Mức độ sử dụng lời khen trực tiếp và gián tiếp giữa hai giới 55
Biểu đồ 2.5: 2.5a Mức độ nhận được lời khen từ bạn cùng giới
2.5b Mức độ nhận được lời khen từ bạn khác giới
6060
Biểu đồ 2.6: 2.6a Mức độ nhận được lời khen của học sinh nam, nữ từ Thầy giáo
2.6b Mức độ nhận được lời khen của học sinh nam, nữ từ Cô giáo
6161
Biểu đồ 2.7: 2.7a Mức độ nhận được lời khen của con trai, con gái từ Bố
2.7b Mức độ nhận được lời khen của con trai, con gái từ Mẹ
6464
Biểu đồ 2.8: 2.8a Mức độ nhận được lời khen của em trai, em gái từ Anh
2.8b Mức độ nhận được lời khen của em trai, em gái từ Chị
6565
Biểu đồ 2.9: 2.9a Mức độ nhận được lời khen từ vợ, chồng
2.9b Mức độ nhận được lời khen từ người yêu
6666
Biểu đồ 2.10: 2.10a Cách tiếp nhận lời khen từ bạn cùng giới
2.10b Cách tiếp nhận lời khen từ bạn khác giới
7070
Biểu đồ 2.11: 2.11a Cách tiếp nhận lời khen của học sinh nam, nữ từ Thầy giáo
2.11b Cách tiếp nhận lời khen của học sinh nam, nữ từ Cô giáo
7171
Biểu đồ 2.12: 2.12a Cách tiếp nhận lời khen của con trai, con gái từ Bố
2.12b Cách tiếp nhận lời khen của con trai, con gái từ Mẹ
7373
Biểu đồ 2.13: 2.13a Cách tiếp nhận lời khen của em từ anh chị cùng giới 74
74
2.13b Cách tiếp nhận lời khen của em từ anh chị khác giới
2.14b Cách tiếp nhận lời khen từ người yêu 75
Chương 3:
Biểu đồ 3.1 Nội dung khen của người hâm mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới. 82
Biểu đồ 3.2 Mức độ sử dụng hình thức khen trực tiếp và gián tiếp của người hâm mộ
Biểu đồ 3.3 Các biểu thức khen trực tiếp của người hâm mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới 87
Biểu đồ 3.4 Mức độ sử dụng động từ trong biểu thức khen trực tiếp của người hâm
Biểu đồ 3.5 Mức độ sử dụng biểu thức khen gián tiếp của người hâm mộ đối với
Biểu đồ 3.6 Các kiểu hô (gọi) trong biểu thức khen của người hâm mộ đối với nghệ
Trang 11Biểu đồ 3.7 Tình thái từ được sử dụng trong biểu thức khen của người hâm mộ đối
Biểu đồ 3.8 Cách tiếp nhận lời khen của nghệ sĩ đối với lời khen của người hâm mộ
Biểu đồ 3.9 Các kiểu xưng - đáp trong hành vi tiếp nhận khen của nghệ sĩ đối với lời
Biểu đồ 3.10 Xưng – hô xứng vai và lệch vai trong tiếp nhận lời khen của nghệ sĩ đối
Chương 4:
Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ khen trực tiếp và gián tiếp về hình thức bên ngoài của con người từ
Biểu đồ 4.2 Biểu thức khen trực tiếp về hình thức bên ngoài của con người từ góc độ giới 128
Biểu đồ 4.3 Biểu thức khen gián tiếp về hình thức bên ngoài của con người từ góc độ giới 133
Biểu đồ 4.4 Yếu tố tình thái trong biểu thức khen về hình thức bên ngoài của con
Biểu đồ 4.5 Biểu thức tiếp nhận lời khen về hình thức bên ngoài của con người từ
Trang 12
MỞ ĐẦU
1 LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Trong đời sống hằng ngày của con người, khen cùng với chê làm thành
một trong những cặp phổ biến về ứng xử giao tiếp Truyền thống văn hoá của
người Việt thường thấy, khen và chê hay đi liền với nhau “đã có khen thì phải có
chê” thậm chí, người ta còn khuyên phải chê nhiều hơn khen để giúp cho con
người tiến bộ: “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” Mặc dù vậy, nhưng
tâm lí chung của con người thì ai cũng thích khen, nhất là khi người ta luôn hướngtới sự thân thiện, động viên nhau cũng là để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp thì khencàng trở nên phổ biến
Đối với khen, điều quan trọng là hiệu quả của chúng trong mối tương tácgiữa người khen và người tiếp nhận lời khen: từ phía người khen, đó là khen ai,khen ở đâu, khen lúc nào, khen cái gì và khen như thế nào; từ phía người đượckhen, đó là thái độ tiếp nhận và cách tiếp nhận lời khen Tất cả sự tương tác ấyđược biểu thị chủ yếu bằng ngôn từ
Từ góc độ cấu trúc hệ thống, khen trong tiếng Việt là động từ và từ lâu trở thành
đối tượng nghiên cứu của Việt ngữ học nói chung, của động từ tiếng Việt nói riêng
Từ góc độ ngữ dụng học, với lí thuyết hành vi ngôn ngữ (speech acts), hành vikhen thuộc vào phạm trù ứng xử (behabitives, comportementaux) Theo hướng này,nghiên cứu khen phải chỉ ra được các biểu thức ngôn từ của hành vi khen và tiếpnhận khen (hồi đáp khen) ở các bối cảnh giao tiếp khác nhau
Từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, hành vi khen được nghiên cứu theo quan hệtương tác giao tiếp có sự phân tầng về xã hội Theo hướng này, với tư cách là biếnthể, khen và tiếp nhận lời khen được xem xét dưới tác động của các biến xã hội nhưtuổi, giới, nghề nghiệp, thu nhập, địa vị, học vấn, của người khen và người tiếpnhận lời khen
1.2 Như đã biết, giới theo cách nhìn của ngôn ngữ học xã hội là một trong
những biến xã hội quan trọng tác động vào hoạt động giao tiếp của con người
Trang 13Theo đó, giới tác động vào hành vi khen và tiếp nhận lời khen Nói cách khác, nếunhư trong ngôn ngữ học xã hội có “phong cách ngôn ngữ của mỗi giới” thì tất sẽ cóphong cách ngôn ngữ của mỗi giới ở hành vi khen và tiếp nhận lời khen Tuy nhiên,cho đến nay, mặc dù hành vi khen được nghiên cứu nhiều, nhưng ở Việt Nam lạichưa có một đề tài, luận án nào nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống về tác động củanhân tố giới đối với hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong tiếng Việt Đây là lí do
để chúng tôi lựa chọn vấn đề Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng Việt qua
hành vi khen và cách tiếp nhận lời khen làm đề tài luận án.
Cũng cần nhấn mạnh là, tách giới ra thành một nhân tố riêng để nghiên cứu,luận án hoàn toàn không có ý định cô lập nhân tố này mà đây chỉ là một thủ pháplàm việc, bởi, các nhân tố xã hội luôn tương tác, nhân tố này kéo theo nhân tố kialàm nên một chùm tác động vào hoạt động giao tiếp của con người
2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI KHEN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI
2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới về hành vi khen và tiếp nhận lời khen từ góc độ giới
Cho đến nay, một trong những thành công lớn nhất của ngôn ngữ học xã hội ởphương Tây là nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới (còn được gọi làphương ngữ giới/giới tính) Theo đó, hành vi khen và tiếp nhận lời khen là mộttrong những nội dung rất được quan tâm Tuy nhiên, theo hiểu biết của chúng tôi, ởphương Tây chỉ có những công trình nghiên cứu về hành vi khen và hồi đáp khennói chung; nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới, trong đó có đề cập đếnhành vi khen và hồi đáp khen/tiếp nhận lời khen mà chưa có công trình riêng nàochuyên nghiên cứu về hành vi khen, hồi đáp khen từ góc độ giới Vì thế, dưới đây,chúng tôi điểm theo cách hệ thống hóa một số nội dung liên quan
Thứ nhất, về mức độ sử dụng hành vi khen của mỗi giới
Có một câu hỏi đặt ra là đối với hành vi khen, ưu thế thuộc về giới nào, tức làgiới nào sử dụng nhiều hơn giới nào? Cho đến nay chưa thể có được những câu trảlời toàn diện về vấn đề này, nhưng cũng đã có được một số nhận định như sau:
Trang 14– Trong tương quan so sánh tần suất sử dụng lời khen giữa hai giới, phụ nữ có
xu hướng thực hiện hành vi khen nhiều hơn nam giới và không quên khen nhiều đốivới người cùng giới (phụ nữ khác) Còn nam giới thì ngược lại: họ rất ít khi đưa ralời khen với người cùng giới (nam giới) và cũng không thường xuyên đưa lời khenđối với phụ nữ (người khác giới)
– Những khác biệt trong hành vi khen giữa nam và nữ xuất phát từ mục đích
sử dụng lời khen khác nhau: phụ nữ sử dụng lời khen để xây dựng mối quan hệ thânmật trong khi nam giới sử dụng lời khen để đưa ra những đánh giá Hơn nữa, đốivới phần lớn đàn ông, hành vi khen có thể tiềm ẩn khả năng trở thành một hành vi
đe dọa thể diện, vì thế, họ có khuynh hướng tỏ thái độ ít tích cực hơn và không cóthiện chí thiết lập mối quan hệ bằng cách này
– Những hành vi ngôn ngữ của phụ nữ thường hướng vào xây dựng mối quan
hệ hòa hợp, vì thế, hành vi khen được giả định như một phương tiện nổi bật để thựchiện chiến lược giao tiếp đó Chẳng hạn, kết quả nghiên cứu ở New Zealand củaHolmes cho thấy, phụ nữ thực hiện khoảng 73% các hành vi khen, trong đó 50% làcho phụ nữ khác (cùng giới) và 23% là cho đối tượng nam giới (khác giới) và họnhận được khoảng 68.5% các lời khen trong đó 50% là từ các phụ nữ khác và18.5% là từ nam giới Các lời khen xảy ra giữa nam giới tương đối ít (8.5%) [113].Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là, liệu kết quả này có chịu ảnh hưởng của việc hầuhết các nhà nghiên cứu đều là nữ nên có thể không có mặt trong các bối cảnh màcác lời khen giữa nam với nam xẩy ra thường xuyên hơn?
– Nam giới thực hiện lời khen với nữ giới nhiều hơn là đối với người cùnggiới (với nam giới) Hiện có hai cách giải thích về hiện tượng này: Cách giải thíchthứ nhất cho rằng, đó là do thái độ tích cực của nữ giới đối với các hành vi khen.Phụ nữ luôn đánh giá cao lời khen và họ dường như được “lập trình” để luôn mongmuốn nhận được những lời khen Vì thế, mọi người thực hiện nhiều lời khen hơnđối với nữ giới Cách giải thích thứ hai dựa trên sự phân tích về mối quan hệ sứcmạnh trong xã hội hướng đến vị trí xã hội mang tính chất lệ thuộc của phụ nữ: Lờikhen thể hiện sự tán dương, là phương tiện hòa hợp xã hội, hướng đến nhóm ngườikhông chiếm ưu thế về mặt xã hội để khích lệ và củng cố lòng tự tin cho họ, mà nữgiới là một trong những nhóm đó
Trang 15– Phải chăng có mối quan hệ giữa quyền lực với lời khen? Nói cách khác, liệulời khen có hoạt động như một trò chơi quyền lực? Một lời khen có thể được coinhư mang tính chất bề trên nếu như người tiếp nhận lời khen cảm thấy rằng nó đượcthực hiện như một phép khuyến khích chứ không phải dấu hiệu mong muốn mộtmối liên kết hoặc xuất phát từ sự ngưỡng mộ chân thành? Khi giải thích lí do tại saomọi người thực hiện lời khen không thường xuyên hơn với nam giới, không ít ýkiến cho rằng, nam giới thường nhìn nhận lời khen như là các hành vi đe dọa thểdiện như gây ngượng ngùng, bối rối, hoặc coi lời khen như là chiến lược mang tínhchất bề trên, đặt người nói ở vị trí có quyền thế
Kết quả nghiên cứu của Woflson (1983) cho thấy, phần lớn lời khen đượcthực hiện giữa những người phát ngôn cùng độ tuổi và cùng địa vị Nếu các lờikhen xẩy ra trong các cuộc giao tiếp giữa những người không cùng địa vị thìphần lớn lại xuất phát từ những người có địa vị cao hơn [157] Điều này có vẻnhư trái ngược với các quan niệm phổ biến là những người ở địa vị thấp sẽ phải
sử dụng nhiều lời khen hơn đối với những người có địa vị cao Tương tự nhưvậy, ở New Zealand, các lời khen được thực hiện bởi những người bề trên xẩy ravới tần suất cao hơn so với những người bề dưới Trong đó, những lời khen liênquan đến công việc, năng lực hoặc sự thành công thì có số lượng nhiều gấp hailần so với các chủ đề khác như vẻ bề ngoài hoặc vật sở hữu Các lời khen củanhững người có địa vị thấp thường chỉ xẩy ra khi những người tham gia giao tiếp
có mối quan hệ khá gần gũi và người đưa ra lời khen lớn tuổi hơn Có lẽ, nhữnglời khen dành cho đối tượng có địa vị cao hơn dường như cũng đòi hỏi sự tự tin
từ phía người thực hiện hành vi này
Tuy nhiên, cho đến nay, cũng chưa có nghiên cứu nào khảo sát mối tương tácgiữa giới và địa vị Mặc dù mô hình tổng quát là, phụ nữ thực hiện nhiều lời khen hơnvới nam giới, nhưng nam giới thậm chí còn có khả năng thực hiện nhiều lời khen vớiphụ nữ ở địa vị cao hơn Dường như những người phụ nữ có địa vị cao hơn dễ lĩnh hộicác hành vi khen hơn so với nam giới cùng ở địa vị này Bởi vì, trong xã hội nói chung,phụ nữ được xem là đối tượng lệ thuộc, ít quyền lực và ít ảnh hưởng hơn nam giới.Điều này lại liên quan đến vấn đề “kì thị giới trong ngôn ngôn ngữ”- một nội dungquan trọng của mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới trong ngôn ngữ học xã hội
Trang 16Thứ hai, về chủ đề khen của mỗi giới
Nếu coi chủ đề là tiêu điểm của lời khen thì câu hỏi đặt ra là, nam và nữthường khen về vấn đề gì? Câu trả lời là, với cách hiểu lời khen là những đánh giátích cực của người nói thì về mặt lí thuyết chủ đề có thể khen là một phạm vi vôhạn Tuy nhiên, trong thực tế, phần lớn các lời khen chỉ tập trung vào một số chủ đềquen thuộc như: vẻ bề ngoài, khả năng, công việc, vật sở hữu hay một vài khía cạnh
về nhân cách
Theo Wolfson (1983) [157], ở Mĩ, các lời khen thường tập trung vào hai chủ
đề chính là vẻ bề ngoài và khả năng (năng lực) của con người Chẳng hạn:
– Các lời khen về vẻ bề ngoài có thể xuất hiện ở mọi mối quan hệ thân – sơ,thậm chí, phổ biến ngay trong lần gặp đầu tiên Hơn nữa, tạm gác lại tính chất châmbiếm thì lời khen về vẻ bề ngoài của ai đó được coi là phát ngôn lịch sự tích cực, dễđược chấp nhận hơn Trong vẻ bề ngoài ấy, trang phục và kiểu tóc luôn là chủ đềnổi trội của các lời khen
– Các lời khen về kĩ năng thường tập trung vào sự hoàn thành tốt công việchoặc các kĩ năng khác như việc nấu một bữa ăn ngon chẳng hạn
Hai chủ đề khen này cũng được phổ biến ở New Zealand: lời khen về vẻ bềngoài chiếm 45%; lời khen về khả năng chiếm 27.5%; lời khen về vật sở hữu (tàisản) chiếm 10,5% ; lời khen liên quan đến tính cách chiếm 13.5% Một điểm đángchú ý là, ở Mĩ và New Zealand, nữ giới nhận được nhiều lời khen về vẻ bề ngoài.Đàn ông New Zealand cũng nhận được những lời khen về vẻ bề ngoài (khoảng40%), nhưng phần lớn các lời khen này là từ nữ giới Kết quả nghiên cứu được tiếnhành tại khuôn viên của một trường đại học của Mĩ cho thấy, nam giới khen vềngoại hình của nữ giới nhiều gấp hai lần so với nữ giới khen ngoại hình của namgiới (52% so với 26%) Phụ nữ thường khá thận trọng trong việc đưa ra lời khen cóliên quan đến bề ngoài, vẻ đẹp hình thể của đàn ông bởi đó được coi là vấn đề khánhạy cảm Có thể nói, trong khi đàn ông không để ý thậm chí không thích nhậnđược lời khen về ngoại hình thì nữ giới lại đặc biệt coi trọng các lời khen về vẻ bềngoài của mình Kết quả khảo sát của Wolfson cho thấy, trong thói quen giao tiếp
Trang 17của người Mĩ, nam giới hiếm khi đưa ra hoặc nhận được những lời khen về ngoạihình từ những nam giới khác và cũng hiếm khi nhận được những lời khen này từphụ nữ, nên nhìn chung, đây không phải là một chủ đề thú vị đối với cả nam và nữ.Tác giả cũng lưu ý thêm rằng, những lời khen như vậy thường có ở các nam giớicòn trẻ tuổi (hơn là nữ giới cùng độ tuổi này) và đối với nam giới có địa vị cao hơnhoặc đang thực hiện một số công việc mang tính đặc thù thì dường như có phầnkhắt khe hơn Như vậy, giới trong quan hệ với tuổi, địa vị là biến xã hội quan trọngtrong việc lựa chọn chủ đề khen.
Thứ ba, về cách khen của mỗi giới
Nam và nữ khen như thế nào cũng là một nội dung của mối quan hệ giữa hành
vi khen và giới Kết quả nghiên cứu đối với hành vi khen cho thấy có sự lặp đi lặplại đáng ngạc nhiên của cả chủ đề khen cũng như các từ ngữ chuyên dùng để miêu
tả các chủ đề này, đến mức chúng trở thành các mô thức Dưới đây là một số môhình khen mà Manes và Wolfson đã tổng kết được qua tư liệu khảo sát ở Mĩ và NewZealand [137]:
1/ NP + be/look + (Intensifier) + adj Ví dụ: You look really lovely (Trông
em thật đáng yêu!)
2/ (Intensifier) + like/love + NP Ví dụ: I simply love that skirt (Đơn giản vì
mình thích chiếc áo sơmi ấy)
3/ Pro + be + (Intensifier) + (a) + Adj + NP/ Pro + be + a + (Intensifier) + Adj +
NP Ví dụ: That's a really nice coat (Đó là một chiếc áo khoác thật tuyệt).
Vì hành vi khen thể hiện những đánh giá mang tính chất tích cực, cho nênmỗi hành vi khen phải bao gồm ít nhất một yếu tố ngôn từ mang tính chất tích cực
về nghĩa Điều này thể hiện ở tần số xuất hiện cao (lặp đi lặp lại) của một số tính từ
và động từ Chẳng hạn, kết quả nghiên cứu của Wolfson cho thấy 80% các lời khenphụ thuộc chủ yếu vào các tính từ mang nghĩa tích cực Ví dụ: Ở Mĩ, trong tổng sốcác tính từ mang nghĩa tích cực được sử dụng với tần số rất cao thì có tới 2/3 số lời
khen chỉ sử dụng 5 tính từ là: nice, good, beautiful, pretty và great Trong đó, hai tính từ nổi bật nhất được sử dụng là nice (22.9%) và good (19.6%); Ở New Zealand,
Trang 185 tính từ được dùng phổ biến nhất là: nice, good, beautiful, lovely, wonderful Phần
lớn các lời khen không sử dụng tính từ thì lại phụ thuộc chủ yếu vào các động từ
mang ngữ nghĩa tích cực Ví dụ: like, love, admire, be impressed by, trong đó, like,
love chiếm đến 86% (ở Mỹ) và 80% (ở New Zealand) Sự tương đồng về sử dụng
ngôn từ trong hành vi khen ở Mĩ và New Zealand đã củng cố thêm cho quan điểmcủa Wolfson là các mô thức lời nói trong hành vi khen mang tính phổ quát cho cáccộng đồng nói tiếng Anh Nhờ đó hành vi khen có thể sẽ được nhận diện chính xác,thể hiện được thiện chí của người khen, hạn chế tối đa khả năng hiểu nhầm củangười tiếp nhận (lời khen)
Một đặc điểm đáng chú ý nữa là, có sự khác biệt rõ rệt về giới trong việc lựachọn và sử dụng cấu trúc khen So sánh:
– Trong khi nữ giới thường sử dụng mô hình cấu trúc tu từ là What ADJ NP! (Ví dụ: What lovely children! Bọn trẻ thật đáng yêu làm sao!) thì nam giới thường
sử dụng mô hình thu gọn là ADJ NP! (Ví dụ: Nice shoes! Đôi giày đẹp nhỉ!)
– Mô hình khen của nữ giới có vẻ làm tăng thêm sự ảnh hưởng của hành vingôn ngữ nhờ trật tự từ và ngữ điệu cảm thán, trong khi mô hình khen của nam giớiđược thu gọn tới mức tối đa, như một cách thức hạn chế ảnh hưởng của hành vi khen.Một số nghiên cứu khác cũng có những kết luận đồng hướng rằng, hành vikhen ở phụ nữ có xu hướng được thể hiện với dạng thức mạnh mẽ hơn về mặt ngônngữ so với nam giới Khi phân tích hơn 1000 lời khen của người Mĩ, Herbert đã
nhận thấy, nữ giới thích sử dụng dạng thức “I love X” (Em yêu X) nghe có vẻ mạnh hơn so với “I like X” (Em thích/ yêu X) và họ sử dụng thường xuyên với các nam giới Đồng thời, phụ nữ cũng “khuyếch đại” lời khen bằng các từ như really, very,
speciall, (thật sự, rất, đặc biệt) nhiều hơn đối với người cùng giới [110].
Xét một cách tổng quát, phụ nữ sử dụng nhiều dạng thức lời khen mang tính chất
cá nhân hơn nam giới Trong tư liệu thu thập được của Herbert, khoảng 60% lời khencủa nam giới có cấu trúc ngôn từ theo kiểu “bâng quơ, phi cá nhân” Trong khi đó, chỉ1/5 số lời khen của nữ giới ở dạng thức này Lí do là vì, nữ giới thường tập trung vào tiêuđiểm cá nhân và sử dụng nhiều chiến lược giao tiếp liên quan đến cá nhân hơn, đặc biệt
Trang 19là đối với những phụ nữ khác Vì vậy, nữ giới cũng thích mô hình “I (really) like/ love
NP” hơn so với PRO is (really) (a) adj NP Trong khi đó, nam giới thì ít sử dụng hai mô
hình này Herbert đã đưa ra những nhận xét như sau về hành vi khen xét từ góc độ giới:1/Trong lời khen của nữ giới thường đi kèm hành vi rào đón; 2/ Nam giới thường khenngôi thứ ba nhiều hơn (người không trực tiếp trong cuộc thoại); 3/ Nữ đưa ra lời khennhiều hơn nam và không quan tâm đến giới tính của người nghe; 4/ Nam ít đưa ra lờikhen hơn nữ nhất là khen đối tượng cùng giới (nam giới) [110]
R Lakoff là người có công đưa ra nhận xét về việc sử dụng ngôn ngữ của mỗigiới, trong đó có lời khen Theo Lakoff, trong lời khen của nữ giới thường có các
tính từ như: adorable, charming, lovely, divine,… (thật đáng ngưỡng mộ, quyến rũ,
đáng yêu, siêu phàm), còn trong lời khen của nam giới lại thường là các tính từ
trung tính như: good, great…(tuyệt, tuyệt vời, tốt) [129].
Tại Trung Quốc, khảo sát thực tế về lời khen trong tiếng Hán hiện đại tại CônMinh, các tác giả cho thấy nam giới thường sử dụng lời khen “có ẩn ý”, còn lời khencủa nữ giới thường kèm theo phần giải thích cho những lời khen của họ Một nghiêncứu khác ở Trung Quốc cũng cho thấy kết quả tương tự: 80.5% các hành vi khen tườngminh được nữ giới chọn lựa để thực hiện với những người cùng giới khác, trong khi đó
số liệu thu được ở nam giới là 57.2%; 9% hành vi khen “có ẩn ý” được nam giới đưa ravới đối tượng cùng giới và chỉ có 2.3% các hành vi khen “có ẩn ý” được đưa ra giữa nữgiới Nam giới cũng chọn cách không phản ứng lại thay vì chấp nhận hoặc từ chối lờikhen (28%), trong khi đó số nữ giới chọn cách này là 12.8% [163]
Năm 2007, Nhà xuất bản Khoa học Trung Quốc ấn hành cuốn sách của tác giả Lại Canh Sơn (Lai Gengshan) bằng tiếng Anh: "Aprroaching Gender in Chinese
Compliments" (Hán ngữ xưng tán ngữ trung đích tính biệt nghiên cứu"; Nghiên cứu giới
tính trong lời khen ở tiếng Hán) Cuốn sách này được xuất bản trên cơ sở của luận ántiến sĩ cùng tên của tác giả Sử dụng phương pháp dân tộc học để nghiên cứu giới tínhtrong lời khen ở tiếng Hán theo cộng đồng (community), tác giả đã chỉ ra được nhữngkhác biệt về sử dụng lời khen của nam giới và nữ giới giữa các cộng đồng khác nhau
Ba cộng đồng mà tác giả chọn để nghiên cứu là trường học, làng xã và công nhân Tuynhiên, với ba cộng đồng này, tác giả cũng chỉ nghiên cứu trường hợp [127]
Trang 202.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về hành vi khen và tiếp nhận lời khen từ góc độ giới
1) Ở Việt Nam cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề
giới trong hành vi khen và tiếp nhận lời khen Đáng chú ý là hai luận án tiến sĩ: Nguyễn
Quang (1999) về “Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt- Mỹ trong cách thức khen và
tiếp nhận lời khen” [61] và Trần Kim Hằng (2011) về “Văn hóa ứng xử của người Việt và người Anh: những cặp thoại phổ biến (khen và hồi đáp khen)”, [28] Điểm
giống nhau của hai công trình này là coi giới là một trong các biến xã hội tác động đếnhành vi khen và đặt giới trong mối quan hệ với các biến khác như tuổi, nghề nghiệp,địa vị xã hội,… để khảo sát Tuy nhiên, do chỉ là một nội dung nhỏ trong nhiều nộidung lớn, nhất là lại nhằm đối chiếu với tiếng Anh nên các nhận xét đưa ra mới chỉdừng lại ở nhận định chung chung nghiêng về xã hội học như giữa nam và nữ thì giớinào khen nhiều hơn nhận, các giới thường khen người cùng giới hoặc khác giới về gì(chủ đề khen) Trong khi đó, các nội dung quan trọng mang tính ngôn ngữ học như cácbiểu thức khen, các biểu thức tiếp nhận lời khen, thì chưa được đề cập đến Tuynhiên, so với luận án của Nguyễn Quang thì luận án của Trần Kim Hằng có chú ý đếnvấn đề này nhiều hơn Cụ thể, trong luận án của mình, Trần Kim Hằng đã chú ý khảosát một số nội dung sau:
a Về cách thức tiến hành: Tác giả xuất phát từ các biến xã hội (các nhóm xã
hội) như vùng miền, tuổi tác, học vấn, giới tính để khảo sát, coi mỗi biến là một
trung tâm còn các biến khác là các nhân tố phối hợp Chẳng hạn, coi giới là biến trung tâm để khảo sát khen và hành vi hồi đáp khen từ góc độ giới, nhưng, biến giới
phải được đặt trong quan hệ với các biến khác như tuổi, nghề nghiệp,…
b Dành mục “2.2.1.Khen và lời đáp, xét ở góc độ giới tính”, tác giả đã tiến
hành điều tra 396 cộng tác viên, có 170 nam (chiếm 43%) và 226 nữ (chiếm 57%).Kết quả điều tra cho thấy:
– Nam thường khen hơn là nhận; nam hay khen bạn thân nữ, đồng nghiệp nữ,người yêu/vợ để tỏ sự quan tâm thân thiện; nam thích được sếp, đồng nghiệp, thầy
cô, bạn bè và người yêu/vợ khen họ về trí tuệ, kĩ năng và vật sỡ hữu
Trang 21– Nữ cũng thường khen nhiều hơn nhận để thể hiện sự thán phục, cổ vũ, độngviên hay quan tâm thân thiện và thuận lợi hơn trong giao tiếp; nữ thường khen bạn,đồng nghiệp cùng giới cùng lứa về ngoại hình, phục trang, vật sở hữu, cá tính,người thân, sức khỏe; đối với nam, tùy theo tuổi, tình trạng hôn nhân, thời gianquen biết, mức độ thân sơ, nữ thường chọn những chủ đề về trí tuệ, kĩ năng, phụctrang, vật sở hữu, sức khỏe, người thân để khen
– Trong quan hệ giữa nam – nam, nội dung khen thường là vật sở hữu, sức khỏe,
kĩ năng, người thân Đối với bạn thân nam, đồng nghiệp nam cùng lứa, người quennam lớn hoặc nhỏ hơn, chủ đề khen được mở rộng hơn về trí tuệ, cá tính, phục trang – Trong quan hệ giữa nữ – nữ, những chủ đề: vật sở hữu, phục trang, ngoạihình, sức khỏe, người thân, kỹ năng, cá tính được chọn nhiều để khen Cũng nhưnam, nữ tỏ ra rất thận trọng khi khen sếp dù lớn hoặc nhỏ tuổi hơn
– Trong quan hệ nam– nữ, nam thường khen nữ về kĩ năng, cá tính, ngoại hình,phục trang, vật sở hữu, người thân, sức khỏe và nam cũng hạn chế khen sếp nữ dùngười đó lớn hoặc nhỏ tuổi hơn Nam cũng ít khi khen người lạ dù đó là cùng giới.– Trong quan hệ nữ – nam, nữ thường chọn nội dung: sức khỏe, trí tuệ, kĩnăng, vật sở hữu để khen nam Đối với nam cùng lứa tuổi, hầu như nữ rất ít trực tiếpkhen về ngoại hình và phục trang như nữ vẫn thường thực hiện đối với quan hệ nữ -
nữ Nữ cũng hết sức hạn chế khen sếp nam và không thích khen nam lạ mặt
– Cấu trúc phổ biến nhất mà cả nam lẫn nữ thường dùng khen là cấu trúc cóchủ ngữ, so sánh Tùy theo mức độ thân sơ, tuổi tác, địa vị của đối tượng, người nóidùng thêm câu không chủ ngữ và khen tường minh
– Các vị từ mô tả phổ biến trong lời khen là: coi, nhìn, coi bộ, bảnh, ngộ, đã,
đặng và vị từ toàn dân dùng kèm với từ mức độ: ghê, ác, dữ, hết sức, thiệt và từ
mức độ toàn dân
– Đối với quan hệ ngoài gia đình, người ta thường dùng các từ xưng hô vàthân tộc để gọi nhau Nhưng ngay ở trong gia đình, các từ xưng hô cho người ngoàilại được chuộng dùng để gọi nhau
– Trong hành động hồi đáp khen, nam thường chọn kiểu chấp thuận, đồngtình, đáp trung gian với nội dung khen hay với hành động khen và thành phần mở
Trang 22rộng; trong khi nữ có vẻ ít tán đồng hơn trong những trường hợp ngang nhau về tuổitác hay địa vị Họ thường đáp không đồng tình hay đáp trung gian.
c Từ các góc độ khác như tuổi tác, học vấn, hôn nhân, tác giả đã khảo sát hành
vi khen và hồi đáp khen trong sự phối hợp với giới Chẳng hạn, khảo sát hành vi khen
và lời đáp xét ở góc độ tuổi tác, tác giả đã có một số nhận xét đáng chú ý như sau:
- Nhóm 18-24 tuổi rất năng động, trẻ trung trong phong cách giao tiếp với bạn
bè đồng lứa, nên thường khen nhiều hơn nhận (83.8%) Họ thích khen bạn cùng giới(40.6%), bạn khác giới và người yêu/vợ/chồng (26.5%) để tỏ sự quan tâm thân thiện(28.1%) hay thán phục (42.1%); họ vô tư, cảm thấy rất vui sướng (86.4%) khi nhậnlời khen từ bạn bè, đồng nghiệp về phục trang, vật sở hữu (32.8%) hay từ ngườiyêu/vợ/chồng về ngoại hình, cá tính (29.6%) và phục trang, cách ứng xử (18.2%)
- Hai nhóm tuổi 25 - 40 và 41- 60: Cả hai nhóm đều coi trọng yếu tố địa vị xãhội, giới tính và khung cảnh giao tiếp của người được khen Tuy nhiên, trong khinhóm 25 - 40 tuổi còn để ý tới giới tính, nghề nghiệp, khung cảnh giao tiếp và mức
độ thân sơ thì nhóm 41- 60 quan tâm đến tuổi, thời gian quen biết và mức độ thân sơ;nhóm 41- 60 tuổi thường dùng dạng câu khen tường minh hơn nhóm 25 - 40 tuổi.2) Cũng là cần thiết phải kể đến luận văn thạc sĩ của Trần Thị Lan Anh (2005)
“Lời khen và cách thức tiếp nhận lời khen với giới tính trong giao tiếp tiếng Việt”
[1] Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, ngoài nội dung lí luận đề cập đến líthuyết lịch sự và lịch sự với giới tính, luận văn này đã tiến hành khảo sát “100 cộngtác viên thuộc những thành phần xã hội khác nhau về nghề nghiệp, giới tính, tuổitác và khu vực địa lí” [1, tr 69] Với cách làm này, luận văn đã đưa ra một số nhậnxét như: 1/ Nữ giới thường dè dặt và thận trọng hơn nam giới khi sử dụng những lờikhen ở đề tài mang tính nhạy cảm như điều kiện kinh tế, cuộc sống vật chất hay khảnăng trí tuệ; 2/ Ở những đề tài riêng tư cá nhân, nữ giới có xu hướng sử dụng lờikhen thường xuyên hơn; 3/ Trong giao tiếp, nữ giới thường biểu hiện tính mềmmỏng, nhẹ nhàng, khiêm nhường với mong muốn giữ hòa khí, duy trì và phát triểnmối quan hệ phát triển liên nhân Nam giới lại trọng tính thông tin, nhấn mạnh đếnviệc giải quyết vấn đề, thích tạo ra không khí cạnh tranh trong giao tiếp và hướng
Trang 23tới sự tôn trọng người đối thoại hơn là ý muốn giao kết theo kiểu thân hữu; 4/ Cáchtiếp nhận lời khen cho thấy nữ giới thường lịch sự trong giao tiếp xã hội [1] Nhữngnhận xét này thực sự là những đóng góp đáng kể của luận văn Tuy nhiên, như trênvừa nêu, do luận văn vẫn chỉ coi giới cũng chỉ là một trong những nhân tố xã hội vàhướng chủ yếu vào lịch sự, mà bản chất của hành động khen là lịch sự, nên nhữngnhận xét cũng mới chỉ dừng lại ở đặc tính chung
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN
Mục đích của luận án này là: Thông qua việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ
giới ở hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong tiếng Việt, luận án góp phần vàominh chứng cho lí thuyết của ngữ dụng học về hành vi ngôn ngữ, lí thuyết của ngônngữ học xã hội về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới, đồng thời góp phần vàonghiên cứu đặc điểm của giao tiếp tiếng Việt nói chung, từ góc độ giới nói riêng
Từ mục đích này, luận án đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu như sau:
1) Giới thiệu, hệ thống hóa một số nội dung cơ bản về lí thuyết giao tiếp ngônngữ liên quan đến ngữ dụng học (như lí thuyết hành vi ngôn ngữ) và liên quan đếnngôn ngữ học xã hội (như mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới)
2) Đưa ra một cái nhìn tổng thể về hành vi khen trong giao tiếp ngôn ngữ nóichung và tiếng Việt nói riêng bằng cách phân tích, khảo sát và chỉ ra các đặc điểmngôn ngữ giới của hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong giao tiếp tiếng Việt.3) Khảo sát, nghiên cứu hai trường hợp cụ thể về đặc điểm ngôn ngữ giới ởhành vi khen và tiếp nhận lời khen trong giao tiếp tiếng Việt:
– Khảo sát hành vi khen và tiếp nhận lời khen của một nhóm xã hội mới xuấthiện ở Việt Nam khoảng mươi năm trở lại đây, đó là, tương tác giao tiếp giữa ngườihâm mộ với người của công chúng (chủ yếu là các nghệ sĩ): Đặc điểm ngôn ngữgiới ở hành vi khen và cách tiếp nhận lời khen của nghệ sĩ với người hâm mộ
– Khảo sát hành vi khen và tiếp nhận lời khen ở một nội dung cụ thể, đượcchú ý nhiều nhất và phổ biến nhất, đó là, hành vi khen và tiếp nhận lời khen đối vớihình thức bên ngoài của con người: Đặc điểm ngôn ngữ giới ở hành vi khen và cáchtiếp nhận lời khen về hình thức bên ngoài của của con người
Trang 244 PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện luận án này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp và thủ pháp sau:1) Phương pháp và thủ pháp của ngôn ngữ học xã hội:
– Các phương pháp và thủ pháp điều tra, khảo sát của ngôn ngữ học xã hội:phỏng vấn sâu, nhập thân vào vai giao tiếp, quan sát và điều tra bằng anket
Phỏng vấn sâu: Sử dụng phương pháp này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn theo cách
trò chuyện để thu thập thông tin về lời khen Chẳng hạn, chúng tôi gặp cộng tác viên, đưa
ra chủ đề về trang phục và hỏi gợi ý “nếu hôm nay thấy sếp của mình diện một bộ trangphục mới, đẹp thì bạn sẽ khen như thế nào để cho vừa lòng”; hoặc đưa ra một lời khen hayhồi đáp khen trong bối cảnh giao tiếp cụ thể để cộng tác viên nhận xét, cho ý kiến
Nhập thân vào vai giao tiếp: Cách điều tra này đòi hỏi chúng tôi tham gia trực
tiếp vào các cuộc trò chuyện (trở thành một vai giao tiếp) Trong trò chuyện, bảnthân mình cố gắng “lái” cuộc trò chuyện có liên quan đến khen và hồi đáp khen đểthu thập tư liệu Chẳng hạn, cùng nhau bàn về mái tóc, chúng tôi sẽ đưa ra lời khentrước hoặc nhận xét về mái tóc để từ đó mọi người tham gia cùng bàn về chủ đềnày Trong các cuộc bàn bạc như vậy sẽ xuất hiện các lời khen và hồi đáp khen
Quan sát: Có thể nói, đi đến đâu cũng gặp các cuộc giao tiếp nên chúng tôi cố
gắng quan sát và ghi chép khi có các lời khen và hồi đáp khen xuất hiện
Cả ba cách điều tra trên được ngôn ngữ học xã hội sử dụng khá triệt để vàđược đánh giá là đảm báo tính trung thực về tư liệu
Điều tra bằng anket: Chúng tôi xây dựng anket theo hai cách là mở và đóng:
ngoài những câu hỏi có sẵn các phương án trả lời để cộng tác viên lựa chọn còn cónhững câu hỏi mở để cộng tác viên phát biểu ý kiến, suy nghĩ của mình
Việc chọn mẫu điều tra: trong hai loại mẫu chủ ý và mẫu ngẫu nhiêu, chúng
tôi sử dụng chủ yếu là mẫu ngẫu nhiên Lí do là vì phạm vi tư liệu rộng và nhiều,nếu chọn mẫu chú ý sẽ có thể làm hạn chế tư liệu nên chúng tôi sử dụng mẫu ngẫunhiên để có cho nguồn tư liệu được phong phú hơn
Các phương pháp và thủ pháp trên giúp cho việc điều tra, khảo sát và phântích sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ Sự phân tầng này được thể hiện ở
Trang 25các tầng lớp xã hội khác nhau như các nhóm tuổi, giới, nghề nghiệp, địa vị, thunhập, giáo dục, Mặc dù luận án tập trung vào nhóm giới, nhưng thực tế không côlập nhân tố giới với các nhân tố khác Nói cách khác, tách nhân tố giới chỉ là cáchlàm việc, còn thực tế, coi giới là nhân tố trung tâm trong mối quan hệ với các nhân
tố khác để xem xét hành vi khen và tiếp nhận lời khen
2) Nghiên cứu trường hợp: Luận án này sử dụng cách khảo sát trường hợp: (i) Trường hợp khảo sát nhóm (phân tầng) là hành vi khen và tiếp nhận lờikhen ở những người của công chúng;
(ii) Trường hợp khảo sát nội dung là hành vi khen và tiếp nhận lời khen vềhình thức bên ngoài của con người
3) Các phương pháp và thủ pháp khác được sử dụng trong luận án này: phântích diễn ngôn, quy nạp, diễn dịch, thống kê, miêu tả, phân tích hệ thống
5 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU
1) Đối tượng nghiên cứu, khảo sát của luận án này là hành vi khen, tiếp nhậnlời khen được biểu hiện bằng ngôn từ (bằng lời) Các biểu hiện bằng cử chỉ (phi lời)như bắt tay, mỉm cười, ra dấu hiệu, nháy mắt, tạm gác lại, không được xem xétđến trong luận án này
2) Tư liệu mà chúng tôi thu thập chủ yếu theo bằng hai nguồn là giao tiếp nói
và giao tiếp viết
- Đối với tư liệu từ giao tiếp nói, luận án tiến hành thu thập tư liệu bằng cáchghi âm, quan sát ghi chép và tiến hành phỏng vấn
- Luận án có sử dụng tư liệu đã được cho phép thuộc chương trình điều travào những năm 90 của thế kỉ XX về ngôn ngữ học xã hội (hiện đang lưu tại PhòngNgôn ngữ học xã hội, Viện Ngôn ngữ học) Toàn bộ các ghi âm đã được chuyển từbăng ghi âm ra giấy viết, hiện đang lưu giữ tại Viện Ngôn ngữ học
- Luận án sử dụng tư liệu từ các phim phát sóng trên các chương trình truyềnhình của Việt Nam
- Đối với tư liệu từ giao tiếp viết, luận án tiến hành thu thập tư liệu từ các báo
tiện tử, các website, blog, facebook, và một số truyện đã ấn hành.
Trang 263) Nguồn tư liệu của luận án là các cuộc giao tiếp hiện nay Nếu trong luận án
có sử dụng các tư liệu giao tiếp thời trước đó (cụ thể là lời khen và tiếp nhận lờikhen trong một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930-1945) chỉ là nhằm làm nổi bậtvấn đề đang bàn luận
6 Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Về mặt lí luận, luận án muốn góp phần vào nghiên cứu những vấn đề vềgiao tiếp ngôn ngữ nói chung và giao tiếp tiếng Việt nói riêng dưới tác động củacác nhân tố xã hội - ngôn ngữ Tách nhân tố giới ra thành một biến xã hội đểnghiên cứu về khen và hồi đáp khen, luận án góp phần vào nghiên cứu mối quan
hệ giữa ngôn ngữ và giới, một hướng nghiên cứu liên ngành hay đa ngành củangôn ngữ học hiện đại
Về mặt thực tiễn, luận án góp phần vào nghiên cứu giao tiếp tiếng Việt dướitác động của nhân tố giới Thông qua hành vi khen và tiếp nhận lời khen có thể thấyđược những biến đổi về lối ứng xử văn hóa - ngôn ngữ của người Việt cũng nhưnhững thay đổi trong cách nhìn nhận về giới của người Việt
7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chínhcủa luận án được cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1 Cơ sở lí thuyết
Chương này tập trung giới thiệu, tổng hợp một số vấn đề về lí thuyết có liênquan trực tiếp đến đề tài, đó là: giao tiếp ngôn ngữ và hành vi ngôn ngữ; ngôn ngữ vàgiới; hành vi ngôn ngữ và giới; hành vi ngôn ngữ và hành vi khen trong giao tiếp.Đồng thời, ở mỗi nội dung cụ thể đó, luận án hệ thống hóa và nêu lên những nhậnxét, đánh giá về tình hình nghiên cứu
Chương 2 Đặc điểm hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong tiếng Việt
từ góc độ giới
Chương này tập trung nghiên cứu, khảo sát làm rõ những đặc điểm của hành
vi khen và tiếp nhận lời khen trong tiếng Việt dưới tác động của nhân tố giới; chỉ rõcác mô hình phổ biến được mỗi giới sử dụng khi khen và khi hồi đáp khen; từ đónêu ra những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hai giới khi sử dụng hành vikhen và tiếp nhận lời khen
Trang 27Chương 3 Đặc điểm hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong tiếng Việt
từ góc độ giới: trường hợp người hâm mộ đối với nghệ sĩ
Trên cơ sở nghiên cứu của chương 2, chương này khảo sát theo hướng phântầng xã hội đối với một “cộng đồng ngôn từ” (community of speech) cụ thể, đó làcộng đồng những người làm nghệ thuật, được xã hội hiện nay gọi là “người củacông chúng” Một trong những lí do quan trọng nhất để luận án chọn cộng đồng nàylà: đây là nhóm người cần đến khán giả nên họ một mặt vừa cố gắng giữ nếp truyềnthống của văn hóa ngôn ngữ Việt Nam, mặt khác lại đang cố gắng cách tân, làmmới bản thân bằng cách tiếp thu văn hóa ngôn ngữ của nước ngoài Điều này đượcphản ánh trong hành vi khen và tiếp nhận lời khen
Chương 4 Đặc điểm hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong tiếng Việt
từ góc độ giới: trường hợp đối với hình thức bên ngoài của con người
Nếu như chương 3 đi sâu vào nhóm xã hội mang tính đặc trưng của ngôn ngữhọc xã hội, thì ở chương này, luận án lại nghiên cứu một góc khác của ngôn ngữhọc học xã hội, đó là khảo sát một đặc điểm cụ thể: khen về hình thức bên ngoài củacon người Sở dĩ luận án chọn đặc điểm này để khảo sát là vì, đây là hành vi khen
và tiếp nhận lời khen phổ biến nhất, ít chịu sự chi phối của các nhân tố nhạy cảm vềchính trị - xã hội của người khen cũng như người tiếp nhận lời khen
Trang 28Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 VẤN ĐỀ GIỚI TRONG NGÔN NGỮ
1.1.1 Xung quanh thuật ngữ “giới tính” và “giới”
1.1.1.1 Từ “giới tính”, “giới” trong đời sống xã hội
Xung quanh hai thuật ngữ “giới tính”, “giới” và mối quan hệ giữa chúng hiện
có những quan niệm như sau:
Giới tính: Khi một đứa trẻ chào đời, một trong những câu hỏi đầu tiên thường
được đặt ra, đó là “con trai hay con gái? ” Đây chính là giới tính Trong tiếng Việt,
giới tính được hiểu là “những đặc điểm chung phân biệt nam với nữ, giống đực với
giống cái, nói tổng quát” [58] Trong các mối quan hệ xã hội, có thể nói, cùng vớituổi tác, nghề nghiệp, giáo dục, giới tính là một trong những yếu tố được quan tâm
và thường được quan tâm trước hết (như trong hồ sơ lí lịch, hộ chiếu, chứng minhthư, các tờ khai, )
Giới: Trong tiếng Việt, giới được hiểu là “những lớp người trong xã hội được
phân theo một đặc điểm rất chung nào đó như về nghề nghiệp, địa vị xã hội” [58].Tuy định nghĩa này mới chỉ nhắc đến nghề nghiệp, địa vị xã hội, nhưng cách dùngcủa nó có thể hiểu là còn có thể có những sự phân chia khác nữa, chẳng hạn nhưgiới tính, đó là cách gọi: nam giới/giới nam, nữ giới/giới nữ
Trong tiếng Anh có hai từ tương đương với giới tính và giới là sex và gender Sex được giải thích là “tình trạng là đực hay là cái” Gender được giải thích là “(i) Sự phân chia
danh từ hay đại từ thành giống đực và giống cái; (ii) Sự phân chia về giới tính”
1.1.1.2 Giới với tư cách là một thuật ngữ chuyên ngành
Vào cuối những năm 60 của thế kỉ XX, ở các nước nói tiếng Anh xuất hiện
một ngành khoa học về gender (giới), sau đó lan toả sang các quốc gia khác Ở Việt
Nam, ngành khoa học này bắt đầu được chú ý vào những năm 80 của thế kỉ XX
Giới được quan niệm như sau: “Giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi
ứng xử xã hội và những kì vọng liên quan đến nam và nữ.” [53]; “Giới là sự tập hợp
Trang 29các hành vi học được từ xã hội và những kì vọng về các đặc điểm và năng lực cầnđược cân nhắc nhằm xác định thế nào là một nam giới hay một phụ nữ (hoặc mộtcậu bé hay một cô bé) trong một xã hội hay một nền văn hóa nhất định” [44].
Như vậy, khác với giới tính, giới không phải là cái mà con người sinh ra là đã
có, không phải cái mà con người sở hữu mà là cái mà con người phải hành động, xử
sự trong các hoạt động xã hội và chịu ảnh hưởng rất lớn từ quá trình giáo dục cũngnhư tự giáo dục Trong một xã hội nhất định, người nam và người nữ không chỉ cónhững đặc điểm sinh học (giới tính) khác nhau mà còn đối diện với những mong đợicủa xã hội về ngoại hình, tính cách, trách nhiệm với cộng đồng,… được cho là phù hợpvới từng giới tính Dựa vào những đặc điểm sinh học căn bản của một người là namhay là nữ, những cơ chế xã hội đã tạo ra các khuôn mẫu giới để xác định cái gì làphù hợp với nam giới và nữ giới trong bối cảnh văn hóa – xã hội cụ thể Nhữnghành vi giới không phải mang yếu tố bẩm sinh mà là sự luyện tập của con ngườidựa vào những quy tắc, những chuẩn mực trong cộng đồng mà họ sinh sống, nhằmđáp ứng sự trông đợi hay kì vọng của cộng đồng đó
1.1.1.3 Thuật ngữ “giới tính”, “giới ” trong Ngôn ngữ học xã hội
Trong nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội, hai thuật ngữ này đều được sử dụng vàtrong nhiều trường hợp thay thế cho nhau Chẳng hạn: P.Trudgill (1983), D.Baron
(1986) sử dụng sex; D.Bolinger (1980) sử dụng sexism; R.Shuy (1975), J.Holmes (1989, 1991, 1993) sử dụng gender; C.West (1979), S.Romaine (1989) sử dụng gender
and sex; D.H Zimmerrman (1977), R Lakoff (1979) sử dụng sex and gender Trong
tiếng Việt, Vũ Thị Thanh Hương (1999) sử dụng giới tính; Lương Văn Hy, Nguyễn Thị Thanh Bình (2000) sử dụng giới; Nguyễn Văn Khang sử dụng giới tính (1989, 2005), sử dụng giới (2012) Mặc dù việc sử dụng thuật ngữ có khác nhau nhưng nội
dung nghiên cứu thì tất cả đều coi nam hay nữ là biến xã hội tác động đến ngôn ngữ
Như vậy, nếu giới tính (sex) được hiểu là sự phân định giữa nam và nữ về mặt sinh học thì giới là sự phân định về mặt xã hội Nếu giới tính có tính bẩm sinh (sinh ra
đã có), đồng nhất (nam giới hay phụ nữ trên khắp thế giới đều có cấu tạo sinh học cơbản giống nhau), không biến đổi (cấu tạo và chức năng sinh học của nam và nữ trong
Trang 30suốt quá trình lịch sử là bất biến) thì giới có tính tập nhiễm (do giáo dục mà có), tính đadạng (khác nhau tùy theo phạm vi địa lí hay văn hóa) và năng động (luôn vận động và
thay đổi) Để thống nhất cách gọi, trong luận án này chúng tôi sử dụng thuật ngữ giới
1.1.2 Giới với tư cách là biến xã hội trong nghiên cứu ngôn ngữ
1.1.2.1 Những nội dung nghiên cứu ngôn ngữ từ góc độ giới
Giới liên quan đến nhiều mặt, nếu không muốn nói là mọi mặt của đời sống
con người, vì thế chúng trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành, trong đóđáng chú ý là các ngành như nhân chủng học, xã hội học, dân tộc học, ngôn ngữhọc Với cách nhìn có bao nhiêu nhóm xã hội trong xã hội thì tương ứng với chúng
là bấy nhiêu phương ngữ xã hội (sociatal dialect), cùng với nghề nghiệp, tuổi tác,giới trở thành 1 trong 3 biến xã hội (variable) quan trọng đối với nghiên cứu ngônngữ học xã hội Đây có thể coi là sự tương tác giữa giới với ngôn ngữ:
Thứ nhất, ngôn ngữ có chức năng phản ánh thực tại xã hội mà cụ thể ở đây làphản ánh cách nhìn nhận về giới của con người, vì thế, những đặc điểm về giới sẽđược thể hiện trong ngôn ngữ, đó là sự khác nhau về ngôn ngữ của mỗi giới, baogồm: 1/ Sự khác nhau về ngôn ngữ giữa mỗi giới là do cấu tạo cơ thể người như vịtrí của phần ngôn ngữ ở trong não, đặc điểm sinh lí cấu âm như giọng nói, tần sốHZ, khác nhau giữa nam và nữ; 2/ Sự khác nhau về ngôn ngữ giữa mỗi giới thểhiện ở ngôn ngữ để nói về mỗi giới, chẳng hạn, dường như trong mỗi ngôn ngữ đều
có những từ ngữ chỉ dùng cho giới này mà không thể dùng cho giới khác, hoặc chỉgiới này sử dụng thì phù hợp; 3/ Sự khác nhau về ngôn ngữ giữa mỗi giới thể hiện ởngôn ngữ được mỗi giới sử dụng, hay còn gọi là phong cách ngôn ngữ của mỗi giới.Thứ hai, ngôn ngữ có chức năng tác động vào tư duy, theo đó, ngôn ngữ có thể tácđộng, góp phần vào thay đổi nhận thức của con người về giới Đó chính là vai trò của ngônngữ đối với việc chống kì thị về giới, nhằm tạo ra sự bình đẳng giới [37; 39, tr 261]
1.1.2.2 Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới
Để có một cái nhìn vừa bao quát vừa cụ thể trong việc nghiên cứu về mối quan
hệ giữa ngôn ngữ và giới, trong phần này, chúng tôi trình bày hai nội dung lớn: (i)Những vấn đề chung trong nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới và (ii)Những vấn đề cụ thể trong nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới
Trang 31(i) Những vấn đề chung trong nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới thể hiện ở sự giống nhau và khác nhauđược biểu hiện ở trong ngôn ngữ về hai giới cũng như trong việc sử dụng ngôn ngữcủa mỗi giới
Như đã biết, ngôn ngữ sử dụng những kí hiệu hữu hạn để biểu thị thế giớikhách quan vô hạn cộng với chức năng là công cụ giao tiếp và tư duy, nên ngôn ngữ
là của chung mọi người trong cộng đồng, theo đó cũng là của chung của cả nam và
nữ Tuy nhiên, ở một góc độ khác, là tấm gương phản ánh xã hội, sự phân chia loàingười thành "hai nửa" giới nam và giới nữ thì tất nhiên sẽ có sự khác nhau ở mặtngôn ngữ John Gray đã dùng hình ảnh “đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ saoKim” để ví sự khác biệt ngôn ngữ giữa nam và nữ [104] Bởi vì trong thực tế, chúng
ta không đến từ những hành tinh khác nhau mà những khác biệt đó chỉ có thể đượcnhận diện khi đàn ông và đàn bà cùng chung sống trong một không gian xã hội nhấtđịnh, đặc biệt là trong sự tương tác chéo Theo Steven Smith, “ngôn ngữ là một hệbiến hóa của mong muốn xã hội để đánh dấu khác biệt về giới” “Khảo sát vội vàngnhất về loài người cũng sẽ cho thấy rằng cùng giới không thể đảm bảo sự tươngđồng nhưng khác giới sẽ có thể đảm bảo sự khác biệt” [Eve Kosofsky Sedgwick,1990] Từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội, với hai biến là biến độc lập(independent variables; X) và biến phụ thuộc (dependent variables; Y) có quan hệgắn bó với nhau "nếu thay đổi X thì Y cũng thay đổi, Nguyễn Văn Khang cho rằng,khi giới là biến xã hội (độc lập) tác động vào ngôn ngữ thì theo đó, ngôn ngữ sẽthay đổi (tức là việc sử dụng ngôn ngữ giữa các giới sẽ khác nhau); khi ngôn ngữ làbiến độc lập tác động vào giới thì sẽ góp phần vào thay đổi cách nhìn về giới màtrước hết là cách nhìn kì thị về giới [40, tr.197]
Mặc dù trước đó, trong các công trình nghiên cứu của E.d Sapir, O.Jersperson,
đã có đề cập đến vấn đề ngôn ngữ và giới nhưng phải chờ đến R Lakoff thì vấn đề vềmối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới mới được nghiên cứu một cách hệ thống Với
cuốn "Language and woman’s place" (Ngôn ngữ và vị trí của người phụ nữ), có thể
khẳng định rằng, Robin Lakoff là người tiên phong trong những nghiên cứu về mối
Trang 32quan hệ giữa ngôn ngữ và giới [128] Như đầu đề của cuốn sách, R.Lakoff muốnhướng đến hai mục tiêu, đó là: 1/ Nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới; 2/Nghiên cứu sự kì thị giới trong ngôn ngữ, từ đó mong muốn góp phần vào phongtrào nữ quyền (chống kì thị đối với nữ giới).
Thứ nhất, nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn và giới, R.Lakoff tập trung vào
phong cách ngôn ngữ giới nữ Đương nhiên, khi nói đến phong cách ngôn ngữ của
nữ giới cũng là ngầm so sánh với phong cách ngôn ngữ của nam giới Về phongcách ngôn ngữ của nữ giới, R.Lakoff nghiên cứu cách phát âm, cách sử dụng từ,cách sử dụng câu cũng như cách diễn đạt Dựa vào quá trình xem xét nội quan vàkhả năng trực giác của mình, R.Lakoff đã đề xuất một nhóm những đặc trưng nổibật về ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa và phong cách diễn đạt để nhận diện ngôn ngữcủa phụ nữ Cụ thể:
Về ngữ âm: 1/ Phụ nữ khi phát âm các nguyên âm dòng trước thường đẩy vịtrí của lưỡi ra phía trước nhiều hơn (so với nam) và khi phát âm các nguyên âmdòng sau, phụ nữ thường đẩy vị trí của lưỡi ra phía sau nhiều hơn (so với nam); 2/Trong nhiều biến thể phương ngữ khu vực của tiếng Anh Mĩ, phụ nữ có xu hướngphát âm cao hơn nam giới khi phát âm các nguyên âm cao và ngược lại phát âmthấp hơn nam giới khi phát âm các nguyên âm thấp; 3/ Phụ nữ sử dụng khá đa dạngcao độ, ngữ điệu trong giao tiếp cũng như cách thể hiện sự cường điệu hóa, dùng
trong dấu “…” mà Lakoff gọi đó là speaking in italics (nhấn âm) tạo thành câu hỏi cho những phát ngôn tường thuật Ví dụ: Excuse me, you are standing on my foot?
(Xin lỗi, ngài đang dẫm lên chân tôi?)
Về từ vựng: 1/ Phụ nữ có xu hướng thích sử dụng những từ ngữ chỉ màu sắc
chính xác (như beige “màu be”, aquamarine “ngọc bích, cánh sen”, lavender “tím nhạt”, mauve “tím hồng”, ecru “vàng xám”) và có vốn từ vựng phong phú hơn trong
một số lĩnh vực phù hợp với phụ nữ như nấu nướng, may vá,…2/ Phụ nữ thường sử
dụng các từ đệm, từ cảm thán ở dạng trung tính, nhẹ nhàng như oh dear (eo ơi, trời
ơi), trong khi đàn ông thường ưa dùng những dạng thức ngôn ngữ thô thiển và có phần
tục tĩu hơn như shit (mẹ kiếp); 3/ Phụ nữ thường sử dụng một số từ và cấu trúc như
Trang 33well, you know,…nghe có vẻ như một lời phân trần, một hành vi rào đón để làm giảm
áp lực của thông tin; 4/ Đối với những từ thiên về bộc lộ cảm xúc hơn là cung cấp
thông tin, phụ nữ thường sử dụng một số từ “dịu dàng” như adorable (thay vì great),
charming (thay vì terrific), sweet (thay vì coll), lovely, divine (thay vì neat); 5/Phụ nữ
thường dùng các từ tăng cường để nhấn mạnh như so, very, really, absolutely,… Ví dụ, phụ nữ thích cách nói kiểu That was so nice; How absolutely marvellous; so intelligent nhằm tăng hiệu quả giao tiếp, đồng thời lại thích sử dụng cách giảm nhẹ như kind of (kiểu như, hơi hơi) trong kind of difficult (hơi hơi khó) để làm dịu căng thẳng
Về sử dụng câu trong giao tiếp: 1/ Câu hỏi đuôi thường được phụ nữ ưa dùngnhằm truyền tải tính không chắc chắn, thiếu thuyết phục và làm “mềm hóa” phát
ngôn Ví dụ: The way prices are rising is horrendous, is not it? (Giá đang tăng khủng khiếp, đúng không?); 2/ Phụ nữ thường đưa ra những yêu cầu ở dạng kết hợp
và gián tiếp để thể hiện tính lịch sự Ví dụ: I wonder if you would mind handing me
that book (Tôi phân vân rằng liệu có làm phiền ngài lắm không khi tôi muốn mượn
cuốn sách đó); 3/ Phụ nữ thiên về sử dụng các dạng thức ngôn ngữ chuẩn, thể hiện
qua việc tránh dùng các từ ngữ được xem là thiếu thẩm mĩ, hay việc phát âm chính
xác các âm như âm /g/ trong từ going thay vì cách nói thân mật goin Đặc điểm này
có mối liên hệ với đặc điểm ngôn ngữ “siêu lịch sự” trong lịch sự
Thứ hai, nghiên cứu sự kì thị giới trong ngôn ngữ từ đó mong muốn góp phần vào
phong trào nữ quyền (chống kì thị), R Lakoff đã chứng minh rằng, sự kì thị về nữ giớithể hiện trong ngôn ngữ, đó là: 1/ Các từ chỉ nghề nghiệp “có giá trị”, các chức vụ “có
vai vế” trong xã hội đều được cấu tạo bằng yếu tố -man (spokerman, congressman
saleman, chairman,…), thậm chí ngay từ woman/women cũng phải có hậu tố man);
trong trường hợp mà nữ đảm nhận thì lập tức sẽ thêm yếu tố
woman-women/lady/female doctor, women/female lawyer) hoặc có cách cấu tạo riêng để nhận
diện (actor/ actress, ambasador/ ambasadress, hero/ heroin); 2/ Trong tiếng Anh, cách xưng gọi Mr, Miss, Mirs khiến nguời ta đặt câu hỏi, tại sao nữ giới lại phải phân biệt giữa phụ nữ chưa chồng (Miss) với phụ nữ có chồng (Mirs) trong khi đó nam giới chỉ có một cách gọi Mr mà không có hai cách gọi (hai từ) để phân biệt giữa đàn ông chưa vợ
Trang 34với đàn ông có vợ; 3/ Khi sử dụng ở ngôi trung tính, người ta thường dùng he/his mà không dùng she/her,ví dụ: Every one is required to remove his shoes (Tất cả mọi người đều phải bỏ giày); 4/ Ở Mĩ, trong các lễ hội, khi giao tiếp, người ta thường hỏi phụ nữ
“What does your husband do?” (Xin hỏi, phu quân của quý bà làm gì ạ?), chứ tuyệt nhiên không có ai hỏi “What does your wife do?” (Xin hỏi, phu nhân của quý ông làm gì
ạ?); nếu có người hỏi về công việc của người vợ thì lập tức sẽ được nghe câu trả lời của
đức ông chồng là “She is my wife, that’s what she does” (Cô ấy là vợ tôi, đó là công việc
cô ấy làm)
Có thể nói, cuốn sách này đã có ảnh hưởng sâu rộng đến hầu hết những côngtrình nghiên cứu theo lối kinh nghiệm về sự khác biệt giới trong cách sử dụng ngônngữ trong vài thập kỉ sau đó Đánh giá rất cao đóng góp của R.Lakoff, các nghiên cứusau này đã chỉ ra rằng, bên cạnh những cái được còn có những điểm cần bàn luận xungquanh vấn đề này Cụ thể: 1/ Điều R.Lakoff muốn làm chỉ là để nhận ra một số đặcđiểm tạo nên ngôn ngữ của phụ nữ trong tiếng Anh Mĩ; 2/ Một số nhân tố nhất địnhtrong bức tranh mà R.Lakoff miêu tả chi tiết cũng chỉ có một phần hiện thực và lànhững khuôn mẫu; 3/ Ngôn ngữ phụ nữ của R.Lakoff vẫn dường như chỉ thích hợp vớitầng lớp trung lưu mà thôi Điều đó thể hiện ở phụ nữ da đen trung lưu không tìm đượchình ảnh gắn bó chính họ trong tài liệu đương thời về ngôn ngữ giới tính; 4/ Phươngpháp của R.Lakoff chủ yếu được dùng trong nghiên cứu ngữ pháp và những điều rút ranghe có vẻ chấp nhận được dường như là từ chính bản thân bà [40]
(ii) Những vấn đề cụ thể trong nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới
Theo hướng nghiên cứu của R.Lakoff, các nghiên cứu ngôn ngữ về giới saunày đã phát triển rất mạnh Dưới đây, tạm gác lại vấn đề thứ 2 (sự kì thị về giới thểhiện trong ngôn ngữ, vì không liên quan đến luận án), chúng tôi tập trung điểm lạimột số nghiên cứu tiếp theo về nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới, haynói một cách cụ thể hơn theo cách nhìn của ngôn ngữ học xã hội, đó là, giới nhưmột biến xã hội trong nghiên cứu ngôn ngữ
a Trên bình diện ngữ âm:
Những nghiên cứu sau này đã sử dụng các thiết bị ngữ âm học để tìm ra sựkhác biệt về âm vực trung bình giữa nam và nữ Ví dụ, theo nghiên cứu của Gison và
Trang 35Ramsaran (1989), âm vực của nam là 100- 150 Hz, còn âm vực của nữ là 200- 325
Hz Các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc đã phân tích và chỉ ra rằng, người nói với âmvực trung bình bằng hoặc cao hơn 150 Hz thường là nữ giới, còn nếu thấp hơn 150
Hz thì đó là nam giới Theo kết quả nghiên cứu này, âm vực trung bình của người nóitiếng phổ thông Trung Quốc dao động trong khoảng từ 90 170 Hz [40, tr.238] Trong cách phát âm, giữa nam và nữ cũng có cách phát âm khác nhau trướcmột số âm Ví dụ, trong tiếng Anh Mỹ, nam giới sử dụng âm mũi hoá nhiều hơn nữgiới Giải thích điều này, Shuy (1967) và Austin (1965) cho rằng, âm mũi hoá mang
âm sắc thô, mạnh, rất có nam tính, vì thế, phụ nữ ít sử dụng trong giao tiếp Trongtiếng Nga, âm mũi hoá lại rất hay được phụ nữ sử dụng để tạo nên sắc thái cho lời nóicủa mình, ngoài ra, trong quá trình giao tiếp, khi âm mũi được pha thêm âm yết hầucũng làm tăng cảm giác tín nhiệm, thậm chí, nó còn là tiêu chí của sự thân thiện Trong phát âm, nữ giới thường phát âm chuẩn hơn nam giới và sử dụng các biếnthể ngữ âm ổn định hơn nam giới Chẳng hạn, kết quả khảo sát cho thấy nam giới có
tần suất sử dụng dạng thức thông tục của “ing”cao hơn nữ giới ở New England
b Trên bình diện từ vựng:
Sự khác biệt về từ vựng giữa nam và nữ được biểu hiện ở việc sử dụng các từ
để phân biệt giới Ví dụ : trong tiếng Nga có sự phân biệt музыкант-музыкантка,
бог-богиня (danh từ); он-она (đại từ); веселый-веселая (tính từ); говорил-говорила
(động từ) ; trong tiếng Anh, sử dụng hai đại từ he/his (nam) và she/her (nữ) Các hậu
tố “-ess, -tte, -ine” chuyên dùng để cấu tạo danh từ liên quan đến nữ giới, ví dụ:
god-goddess (thần-nữ thần); host-hostess (chủ nhà - bà chủ nhà); hero-heroine (anh hùng- nữ anh hùng ; trong tiếng Việt như nam-nữ, trai/giai-gái, ông-bà, anh-chị, chú –thím, cậu mợ; cụ ông-cụ bà, em trai-em gái, bác trai-bác gái, anh em-chị em,v.v
Trong mỗi ngôn ngữ đều có một số từ chuyên dùng cho mỗi giới Ví dụ, trong
tiếng Anh, handsome chỉ dùng để nói về vẻ đẹp của nam giới, nếu nói về nữ giới phải là beautiful; trong tiếng Việt, các từ thướt tha, yểu điệu chỉ dùng cho giới nữ
Trang 36Phát triển luận điểm của R.Lakoff về sự kì thị giới trong cấu tạo từ có yếu tố
man ở sau (spokerman, congressman, saleman, chairman, thậm chí là woman/women)
và yếu tố woman/women ở trước (woman/lady/female doctor,), các nghiên cứu sau này đã
đẩy xa và đi đến cực đoan trong cái gọi là “khoảng trống từ vựng” (tức là chỉ có ở giới nữ
mà không có ở giới nam) Chẳng hạn, phụ nữ làm nghề luật sư thì phải là women/female
lawyer Việc thêm woman/female vào trước lawyer hàm ý cái gọi là nghề nghiệp của phụ
nữ vốn chỉ là housewife (bà nội trợ), còn nếu "lấn" sang công việc của đàn ông thì phải có thêm woman (women) như một cách "đánh dấu"; chỉ có sự phân biệt Mirs (gái có chồng)
và Miss (gái chưa chồng) ở nữ mà không có ở nam (Mr : nam chỉ có một cách gọi).
“Trong các ngôn ngữ ở phương Đông như tiếng Hán, tiếng Nhật, tiếng Việt, chỉ có tiết
phụ (người đàn bà thủ tiết khi chồng chết) mà không có tiết phu (người đàn ông thủ tiết
khi vợ chết); chỉ có từ ghép goá phụ (người phụ nữ chết chồng) mà không goá phu (người đàn ông chết vợ); chỉ có trinh nữ (người con gái còn trinh trắng) mà không có trinh nam (người đàn ông còn trinh trắng) [trong tiếng Việt có cách nói gái tân và trai tân, tuy nhiên chưa trở thành một mục từ trong từ điển]” [40] Cũng vậy, khi nghe phát ngôn He is a
bachelor/spinster (Anh ấy là người đôc thân) thì là "chuyện bình thường", nhưng nếu nói She is a spinster (Cô ấy là người đôc thân) thì như có ý lăng nhục
c Trên bình diện giao tiếp:
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới trong giao tiếp ngôn ngữ được nghiên cứunhiều ở các nội dung như chủ đề giao tiếp và chiến lược giao tiếp Chẳng hạn, ShenHabing đã khảo sát mức độ quan tâm chủ đề hội thoại của mỗi giới cho thấy các chủ đề
về chính trị, kinh tế được nam giới quan tâm nhiều hơn nữ giới, trong khi đó các chủ đề
về xã hội, giáo dục thì nữ giới lại quan tâm nhiều hơn: chính trị (nam giới: 86,8%, nữgiới: 13.2%); kinh tế (nam giới: 79,8%, nữ giới: 20,3%); xã hội (nam giới: 49,5%, nữgiới: 50,5%); sức khỏe (nam giới: 59,9%, nữ giới: 40,1%); gia đình và giáo dục (namgiới: 26,5%, nữ giới: 73,5%); thiên nhiên (nam giới: 62,6%, nữ giới: 37,4%); tình yêu
và hôn nhân (nam giới: 65,8%, nữ giới: 34,2%); các bài hát (nam giới: 42,3%, nữ giới:
57,7%) [40, tr.250] R.Lakoff đã điều tra cách sử dụng hai từ “oh dear” và “shit” để chỉ
ra rằng ngôn ngữ của nữ lịch sự hơn ngôn ngữ của nam (nam thường sử dụng “shit”, còn nữ thì sử dụng “oh dear”) Vũ Thị Thanh Hương, Vũ Tiến Dũng cũng có những
Trang 37kết luận tương tự khi nghiên cứu giới tính và lịch sự [34;35;17] Don Zimmerman và
Candace West đã sử dụng phương pháp trò chuyện nhỏ tại khuôn viên Santa Barbara
của Đại học California năm 1975 cho rằng: trong các cuộc trò chuyện, nam giới thường
có vẻ thích ngắt lời người khác hơn là nữ giới Đối tượng được ghi băng này là nhữngngười da trắng, thuộc tầng lớp trung lưu và dưới 35 tuổi Zimmerman và West đã đưa
ra 31 đoạn nói chuyện nổi bật Họ cho hay trong 11 cuộc trò chuyện giữa nam và nữ,nam giới sử dụng 46 hình thức ngắt lời trong khi nữ giới là 2 Từ mô hình nghiên cứutương đối nhỏ đó, Zim và West đã kết luận rằng, mức độ nam giới ngắt lời nhiều hơn
vì khi đó họ đang thống trị hoặc cố gắng tỏ ra thống trị và họ là người có uy quyền hơn[166] Khảo sát của Pamela Fishman (1983) đối với quá trình tương tác ngôn ngữ củacác giới, tính trung bình, nam giới thường nói lâu hơn gấp hai lần so với nữ giới vàcuộc trò chuyện giữa một nhóm người đôi khi không thành công, không chỉ vì bất cứđiều gì liên quan đến tính cố hữu trong cách thức phụ nữ nói mà chủ yếu phụ thuộccách thức mà nam giới phản ứng lại hoặc không phản ứng [102] Mulac (1986) khinghiên cứu so sánh người phát ngôn nam và nữ dựa trên 35 đặc trưng ngôn ngữ đã đưa
ra nhận xét: phụ nữ sử dụng nhiều từ chêm xen Kết quả này phù hợp với giả thuyếtcủa Lakoff và với những suy nghĩ vốn dĩ dành cho phụ nữ: phụ nữ là những người giaotiếp không quyết đoán, không tự tin [140]
1.1.2.3 Nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới ở Việt Nam
Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới ở Việt Nam cũng sớm được chú ý [79],tuy nhiên, theo Nguyễn Thị Thanh Bình (2003), người đặt vấn đề và nghiên cứu một
cách có hệ thống phải kể đến tác giả Nguyễn Văn Khang Trong bài “Sự bộc lộ giới
tính trong giao tiếp ngôn ngữ (trên cứ liệu gia đình người Việt)”, Nguyễn Văn Khang
(1996) cho rằng: “yếu tố giới tính là sự tồn tại có thực trong giao tiếp ngôn ngữ Nótồn tại từ hai chiều: chiều tác động của giới tính đến việc lựa chọn các phương tiệnngôn ngữ để giao tiếp và chiều thông qua giao tiếp thì giới tính được bộc lộ” [36,tr187] Vấn đề này đã được tác giả trình bày một cách hệ thống thành một chương vàchuyên sâu tại ba cuốn sách về ngôn ngữ học xã hội [38;39;40]
Từ đó đến nay, cùng với sự phát triển của các chuyên ngành ngôn ngữ học xã hội,ngữ dụng học, ngôn ngữ học nhân chủng ở Việt Nam, vấn đề ngôn ngữ và giới đã thu
Trang 38hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả với tư liệu là tiếng Việt hoặc đối chiếu giữatiếng Việt với các ngôn ngữ khác Có thể chỉ ra một số hướng nghiên cứu chính như sau:
Thứ nhất, coi giới là một nhân tố tác động đến giao tiếp, các công trình nghiên
cứu trên cơ sở của tư liệu tiếng Việt hoặc theo hướng đối chiếu (tiếng Việt với cácngôn ngữ khác) đã chỉ ra tác động của giới đối với giao tiếp ngôn ngữ của người Việt:
– Nghiên cứu vấn đề lịch sự gắn với yếu tố giới: Vũ Thị Thanh Hương “Giới
tính và lịch sự” [32]; Vũ Tiến Dũng “Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính (qua một
số hành động nói)”[17].
– Nghiên cứu sự bộc lộ giới tính trong ngôn ngữ theo sự phát triển của lứa tuổi:
Nguyễn Thị Thanh Bình (2000) “Xưng và gọi: bằng chứng về giới trong ngôn từ của
trẻ em trước tuổi đến trường ở Hà Nội và Hoài Thị” [7], “Một số khuynh hướng nghiên cứu về mối liên hệ giới và sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em” [8]
– Nghiên cứu giao tiếp tiếng Việt của người Việt dưới tác động của nhân tố giới
có: Hoàng Thị Sâm “Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thi” [66]; Nguyễn Đức Thắng “Về giới và ngôi ở những từ xưng hô trong giao tiếp tiếng
Việt” [70]; Hoàng Thị Tưới “Đặc điểm ngôn ngữ giới tính qua hình thức các cặp hỏi – đáp trong một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Thị Thu Huệ” [80],
cùng nhiều khóa luận ngôn ngữ khác Đáng chú ý là 2 luận án tiến sĩ: Nguyễn Thị Mai
Hoa “Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong hát phường vải Nghệ Tĩnh ” [29] và Trần Thanh Vân “Đặc trưng giới tính biểu hiện cuộc thoại mua bán ở chợ Đồng Tháp” [81].
– Nghiên cứu về sự tác động của yếu tố giới tới tư duy ngôn ngữ có Nguyễn
Trà My “Tác động của nhân tố giới tính đến sự sử dụng ngôn ngữ và tư duy của
người Việt (khảo sát trên đối tượng là sinh viên” [52].
– Nghiên cứu yếu tố giới được phản ánh trong thành ngữ tiếng Việt từ gócnhìn ngôn ngữ học nhân chủng là một phần nội dung luận án tiến sĩ của Trần ThịHồng Hạnh [26]
– Nghiên cứu đối chiếu sự tác động của nhân tố giới tới sử dụng ngôn ngữ
giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác Ví dụ: Đỗ Thu Lan (2006), “Tác động của
nhân tố giới tính đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp (trên cứ liệu ngữ khí
từ tiếng Hán và việc chuyển dịch chúng sang tiếng Việt) [42], Đại học Quốc gia Hà
Trang 39Nội; Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), “Hiện tượng phân biệt giới tính của người sử
dụng ngôn ngữ trong tiếng Nhật” [69].
Thứ hai, nghiên cứu quan niệm về giới cũng như sự kì thị về giới nữ được thể
hiện trong ngôn ngữ và qua đó góp phần vào việc kế hoạch hóa ngôn ngữ chống kì
thị, tạo ra sự bình đẳng về giới Ví dụ: Đỗ Thị Kim Liên “Trường ngữ nghĩa biểu
hiện quan niệm về nữ giới trong tục ngữ Việt” [43], Nguyễn Văn Khang “Kế hoạch hóa ngôn ngữ về chống kì thị giới tính” [38], Nguyễn Văn Khang “Xã hội học ngôn ngữ về giới: Kỳ thị và kế hoạch hóa ngôn ngữ chống kì thị đối với nữ giới trong việc sử dụng ngôn ngữ” [39], Trần Xuân Điệp “Sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ qua cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt” [18], Quang Minh, “Thêm một cách nhìn về một số biểu hiện của sự kỳ thị giới tính trong việc sử dụng tiếng Việt” [51].
Có thể nói, trên cơ sở lí thuyết về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới cùngcác nội dung đặt ra trong nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới, giới ngônngữ học Việt Nam đã có đóng góp, một mặt từ tư liệu tiếng Việt để khẳng định biểuhiện của giới trong ngôn ngữ và tác động của nhân tố giới đến việc sử dụng ngônngữ, mặt khác, góp phân đi sâu, bổ sung thêm những nhận xét về mối quan hệ này
1.2 HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI KHEN
1.2.1 Một số vấn đề về hành vi ngôn ngữ
1.2.1.1 Khái niệm “hành vi ngôn ngữ”
Hành vi ngôn ngữ (speech act; còn gọi là: hành động ngôn ngữ, hành độngngôn từ, hành động nói, ) được hiểu là hành vi được thực hiện bằng phương tiệnngôn ngữ Theo J Austin (1962) khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp cũng là đồngthời thực hiện 3 hành vi: hành vi tạo lời (locutionary act), hành vi mượn lời
(perlocutionary act) và hành vi tại lời (illoccutionary act) Hành vi tạo lời là hành vi
sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ (như ngữ âm, từ, ), các quy tắc của ngôn ngữ(như các kiểu kết hợp từ thành câu, v.v) để tạo ra các phát ngôn có ý nghĩa trong
ngôn ngữ Hành vi mượn lời là hành vi sử dụng (có thể coi là “mượn”) phương tiện
ngôn ngữ để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ đối với người nghe, người nhận,
có khi ở chính người nói Hành vi ở lời là hành vi người phát ngôn thực hiện ngay
trong phát ngôn của mình và tạo ra những hiệu quả thuộc ngôn ngữ (phản ứng ngônngữ tương ứng với chúng ở người nhận)
Trang 40Ngữ dụng học chú trọng tới hành vi ở lời, theo đó, J Austin đã chia hành vi ngônngữ thành 5 nhóm: 1) Phán xử: là hành vi đưa ra những lời phán xét về một sự kiện haymột giá trị nào đó dựa trên chứng cớ hiển nhiên hoặc dựa vào lí lẽ vững chắc, như: tínhtoán, miêu tả, đánh giá, phân loại, ; 2) Hành xử: là hành vi đưa ra những quyết địnhthuận lợi hay chống lại một chuỗi hành vi nào đó, như: ra lệnh, chỉ huy, biện hộ, khẩncầu, van xin, giới thiệu, bổ nhiệm, khuyến cáo, ; 3) Cam kết: là hành vi ràng buộcngười nói vào một chuỗi những hành động nhất định, như: bảo đảm, giao ước, hứa hẹn,thề nguyền, ; 4) Trình bày: là hành vi dùng để trình bày các quan niệm, dẫn dắt lậpluận, giải thích cách dùng từ, như trả lời, khẳng định, phủ định, phản bác, nhượngbộ, ; 5) Ứng xử: là hành vi phản ứng đối với cách xử sự của người khác, đối với các
sự kiện có liên quan; là cách biểu hiện thái độ đối với hành vi hay số phận của ngườikhác: khen ngợi, cám ơn, xin lỗi, chào mừng, phê phán, chia buồn,
Trên cơ sở chỉ ra những hạn chế trong cách phân loại của J Austin (chỉ phânloại các động từ ngôn hành, không có tiêu chí phân loại rõ ràng), J Searle đã tiếnhành phân loại hành vi ngôn ngữ như sau: quan điểm phân loại là phải phân loạihành vi ngôn ngữ chứ không phải chỉ phân loại các động từ ngôn hành; cơ sở phânloại là bộ tiêu chí được xây dựng dựa trên 12 điểm khác biệt giữa các hành vi ngônngữ; kết quả là phân ra thành 5 nhóm:
a Tái hiện: đích ở lời là miêu tả một sự tình nào đó đang được nói đến; hướng khớpghép là lời - thực tại; nội dung mệnh đề là một mệnh đề; các mệnh đề có thể đánh giá theotiêu chuẩn đúng - sai logic; trạng thái tâm lí là niềm tin vào điều được xác tín; các hànhđộng của nhóm này gồm: xác nhận, thông tin, giải thích, khẳng định, tán thành,
b Điều khiển: đích ở lời là đặt người tiếp nhận (nghe) vào trách nhiệm thựchiện hành vi nào đó trong tương lai; hướng khớp ghép là hiện thực - lời; nội dungmệnh đề là hành động tương lai của người tiếp nhận; trạng thái tâm lí là sự mongmuốn của người phát ngôn; các hành động của nhóm này gồm: ra lệnh, yêu cầu, đềnghị, cho phép, cấm, chỉ thị, khuyên,
c Cam kết: đích ở lời là trách nhiệm thực hiện một hành vi nào đó trongtương lai mà người nói bị ràng buộc; hướng khớp ghép là thực tại - lời; nội dung