một số đặc điểm ngôn từ trong then tày

126 1.2K 0
một số đặc điểm ngôn từ trong then tày

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐINH THỊ LIÊN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ TRONG THEN TÀY Chuyên ngành : NGÔN NGỮ HỌC Mã ngành : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TẠ VĂN THÔNG THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Đinh Thị Liên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thầy Tạ Văn Thông, người đã hướng dẫn tôi viết luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo đã giảng dạy, khoa Sau đại học, Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy then Hoàng Thiện Lân (pháp danh: Hoàng Pháp Hiển) và đồng bào Tày xã Quan Sơn - Chi Lăng - Lạng Sơn đã cung cấp những tư liệu quý có liên quan đến luận văn. Sau cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp và các học viên Cao học Ngôn ngữ K18 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2012 Tác giả luận văn Đinh Thị Liên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các bảng v MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 2.1. Những nghiên cứu về dân tộc và văn nghệ dân gian Tày 2 2.2. Những nghiên cứu về tiếng Tày 3 2.3. Sưu tầm và nghiên cứu then Tày 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8 3.1. Mục đích 8 3.2. Nhiệm vụ 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 4.1. Đối tượng nghiên cứu 8 4.2. Phạm vi nghiên cứu 11 5. Phương pháp nghiên cứu 11 6. Đóng góp mới của luận văn 11 6.1. Về lí luận 11 6.2. Về thực tiễn 12 7. Bố cục của luận văn 12 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 13 1.1. Cơ sở lí thuyết 13 1.1.1. Ngôn ngữ - Ngôn ngữ văn học - Ngôn từ nghệ thuật 13 1.1.2. Kết cấu, nhịp điệu, vần, thể 16 1.1.3. Trường nghĩa 19 1.1.4. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 20 1.1.5. Các lớp từ ngữ văn hóa trong ngôn ngữ 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 1.2. Người Tày 22 1.2.1. Vài nét về người Tày 22 1.2.2. Một số đặc điểm nổi bật trong văn hóa Tày 24 1.3. Khái quát về hát then Tày 25 1.3.1. Khái niệm then, nguồn gốc hát then 25 1.3.2. Phân loại các khúc then 27 1.3.3. Hát then - loại hình diễn xướng nghi lễ tổng hợp 29 Tiểu kết 32 CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC TRONG THEN TÀY 33 2.1. Kết cấu của một văn bản then 33 2.1.1. Đặc điểm chung 33 2.1.2. Các dạng kết cấu 37 2.2. Thể, vần, nhịp điệu trong then 47 2.2.1. Thể trong then 47 2.2.2. Vần 50 2.2.3. Nhịp 53 Tiểu kết 56 CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA TRONG THEN TÀY 57 3.1. Lớp từ ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng tự nhiên 57 3.1.1. Lớp từ ngữ chỉ con vật 57 3.1.2. Lớp từ ngữ chỉ thực vật 63 3.1.3. Lớp từ chỉ các hiện tượng tự nhiên 68 3.2. Lớp từ ngữ chỉ đồ vật 72 3.3. Lớp từ ngữ chỉ lực lượng siêu nhiên 74 3.4. Lớp từ ngữ chỉ không gian 80 3.5. Lớp từ ngữ chỉ thời gian 84 Tiểu kết 88 KẾT LUẬN 89 THƢ MỤC THAM KHẢO 91 TÀI LIỆU KHẢO SÁT PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Phân loại các khúc hát theo kết cấu 46 Bảng 2.2: Kết quả khảo sát các khúc then theo thể 47 Bảng 3.1: Lớp từ ngữ chỉ động vật trong then Tày 57 Bảng 3.2: Lớp từ ngữ chỉ thực vật trong then Tày 64 Bảng 3.3: Lớp từ chỉ các hiện tượng tự nhiên trong then Tày 69 Bảng 3.4: Lớp từ ngữ chỉ đồ vật trong then Tày 72 Bảng 3.5: Lớp từ ngữ chỉ lực lượng siêu nhiên trong then Tày 75 Bảng 3.6: Lớp từ ngữ chỉ không gian trong then Tày 81 Bảng 3.7: Lớp từ ngữ chỉ thời gian trong then Tày 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Tìm hiểu các tác phẩm văn nghệ trong đó có các tác phẩm văn nghệ dân gian đã có được một vị trí xứng đáng trong nghiên cứu khoa học, được các nhà nghiên cứu văn học, văn hóa, âm nhạc, ngôn ngữ học,… đặc biệt chú ý. Về phương diện ngôn ngữ học, đó là sự nghiên cứu những quy tắc trong tổ chức ngôn từ của các tác phẩm theo những cách riêng, tùy thuộc vào thể loại, chủ đề hoặc các tác giả khác nhau, nhằm đạt hiệu quả cao nhất đối với việc diễn tả hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Cho đến nay trong ngôn ngữ học Việt Nam, những thành tựu nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật trong các tác phẩm văn nghệ dân gian các dân tộc thiểu số không nhiều lắm. Chính vì vậy, cái hay cái đẹp, bản chất nghệ thuật của các tác phẩm này chưa được chỉ ra một cách đầy đủ và sâu sắc. 1.2. Người Tày có số dân lớn nhất trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (1.626.392 người - tính đến ngày 1/4/2009), đứng thứ hai sau dân tộc Kinh. Có thể nói văn hóa của người Tày đã góp phần đáng kể tạo nên sự đa dạng, phong phú trong vườn hoa nhiều hương sắc của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Trong vốn văn hóa có bản sắc rất riêng này, không thể không kể đến ngôn ngữ, một yếu tố cấu thành văn hóa, đồng thời là phương tiện quan trọng để lưu giữ và truyền bá các hình thái văn hóa tinh thần quan trọng nhất của dân tộc Tày. Đặc biệt, tiếng Tày đã được dùng để lưu giữ và truyền lại những tác phẩm văn học dân gian như cổ tích, thần thoại, dân ca,… trong đó có một tài sản âm nhạc vô giá của dân tộc này: hát then, một loại hình diễn xướng văn nghệ dân gian chủ yếu dùng trong sinh hoạt cộng đồng, cúng lễ. Thông qua ngôn từ trong hát then, người Tày đã tích hợp những giá trị văn hóa truyền thống do ông cha truyền lại, đồng thời thể hiện ước mơ về cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc. Nghiên cứu ngôn từ trong hát then Tày trước hết là để hiểu rõ hơn về những giá trị trong hát then nói riêng và văn hóa Tày nói chung, qua đó hiểu biết thêm về vẻ đẹp của tiếng Tày, góp phần tôn vinh vốn văn hóa vô giá trong đó có ngôn ngữ của dân tộc này. Trong những nghiên cứu về văn hóa Tày, chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về ngôn từ nghệ thuật của hát then. Vì thế, có thể nói rằng bước đầu nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 đặc điểm ngôn từ (tìm hiểu cách tổ chức ngôn từ) trong hát then của người Tày có ý nghĩa góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn hình thức văn hóa độc đáo này dưới góc nhìn ngôn ngữ học. 1.3. Bản thân tác giả luận văn là người con của dân tộc Tày, sinh ra lớn lên ở làng Hăng - xã Quan Sơn - huyện Chi Lăng - tỉnh Lạng Sơn, được sớm tiếp xúc với văn hóa Tày. Đặc biệt, từ những ngày còn thơ, thường được bà nội dắt theo mỗi khi có hát then trong bản, tác giả luận văn đã vô cùng thích thú và ấn tượng với hình thức văn nghệ vừa dân dã vừa huyền bí này. Với mong muốn thể hiện tình yêu với dân tộc và tiếng mẹ đẻ, tác giả luận văn có ý nguyện tìm hiểu đặc điểm ngôn từ hát then Tày. Hi vọng rằng những kết quả nghiên cứu bước đầu về ngôn ngữ trong hát then Tày này sẽ là cơ sở cho chính tác giả và những ai có ý định tìm hiểu sâu sắc hơn về tài sản văn hóa vô giá - hát then của người Tày. Ngoài ra, tác giả cũng hi vọng sẽ góp phần giúp cho học sinh và giáo viên là người dân tộc Tày và thuộc những dân tộc khác ở những vùng người Tày sinh sống có cơ sở hiểu rõ hơn về ngôn ngữ dân tộc Tày, đặc biệt là có cái nhìn đúng về then, từ đó có thể thưởng thức, học tập, và sáng tạo thêm các áng văn nghệ mang bản sắc riêng cho người Tày, bằng tiếng Tày. Đó chính là những lí do khiến đề tài: “Một số đặc điểm ngôn từ trong then Tày” được chọn làm hướng nghiên cứu trong luận văn này. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Những nghiên cứu về dân tộc và văn nghệ dân gian Tày Ở nước ta, việc nghiên cứu về người Tày và văn nghệ dân gian Tày đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Nguồn gốc, các đặc điểm văn hoá của dân tộc Tày đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà dân tộc học. Có thể kể đến một số công trình đã được hoàn thành có liên quan đến dân tộc Tày như sau: - Giang Ứng Lương (1957), Bàn về nguồn gốc dân tộc Thái và sự hình thành các chi nhánh của dân tộc Tày, Vân Nam nhật báo. - Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, H. - Viện Dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), Nxb Khoa học xã hội, H. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 - Lã Văn Lô, Hà Văn Thư (1984), Văn hóa Tày - Nùng, Nxb Văn hóa, H. - Đỗ Thúy Bình (1994), Hôn nhân và gia đình của các dân tộc Tày, Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H. - Nguyễn Chí Huyên (2000), Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, H. - Hoàng Tuấn Nam, Bế Thanh Tuyền (2001), Việc dựng vợ gả chồng của người Tày Cao Bằng, Trung tâm văn hóa thông tin Tỉnh Cao Bằng. … Văn nghệ dân gian Tày cũng là một lĩnh vực hấp dẫn đã và đang thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Có thể kể đến các tác phẩm: - Nông Minh Châu, Vi Quốc Bảo(1963), Dân ca đám cưới Tày - Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc, H. - Triều Ân (1994), Ca dao Tày - Nùng, Nxb Văn hóa Dân tộc, H. - Triều Ân (1994), Truyện thơ Nôm Tày, Nxb Văn hóa Dân tộc, H. - Hoàng Ngọc La (chủ biên) (2000), Văn hóa dân gian Tày, Sở văn hóa Thông tin Thái Nguyên, TN. - Triều Ân, Hoàng Quyết (1996), Từ điển thành ngữ, tục ngữ Tày, NXB Văn hóa dân tộc, H. - Triều Ân, Hoàng Quyết (1996), Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày, Nxb Văn hóa dân tộc, H. ……. Các công trình trên cho thấy các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến lịch sử phát triển của dân tộc Tày cùng với vốn văn hóa tinh thần phong phú của họ. Các tác phẩm như vậy đã góp phần quan trọng trong việc lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa quý ở một tộc người, để cho người đời nay và mai sau được biết và trân trọng. 2.2. Những nghiên cứu về tiếng Tày Là tiếng mẹ đẻ của một dân tộc có số dân đứng thứ hai trong 54 dân tộc ở Việt Nam, có vai trò quan trọng ở nhiều tỉnh miền núi phía bắc, tiếng Tày đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt của các trí thức Tày. Có thể kể đến một số công trình về tiếng Tày đã được hoàn thành như sau: - Nguyễn Hàm Dương (1970), Chức năng xã hội của tiếng Tày - Nùng, Ngôn ngữ, số 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 - Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Hoàng Chí (1971), Ngữ pháp tiếng Tày - Nùng, Nxb Khoa học xã hội, H. - Nguyễn Minh Thuyết, Lương Bèn, Nguyễn Văn Chiến (1971), Góp ý về việc cải tiến chữ Tày - Nùng, Ngôn ngữ, số 2, H. - Đoàn Thiện Thuật (1972), Hệ thống ngữ âm tiếng Tày - Nùng, Tìm hiều ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam - T1, Viện Ngôn ngữ học, H. - Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo (1984), Từ điển Tày - Nùng - Việt, Nxb Khoa học xã hội, H. - Cung Văn Lược (1992), Chữ Nôm Tày qua so sánh với chữ Hán và chữ Việt Nôm, Luận án PTS Khoa học ngữ văn, H. - Lương Bèn (1993), Tình hình phát triển của chữ Tày - Nùng, Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H. - Hoàng Văn Ma (1993), Vấn đề tiếng và chữ Tày - Nùng, Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H. - Nguyễn Thị Lương (1994), Tiếng Tày ở Na Hang, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, H. - Hoàng Văn Ma, Mông Ký Slay, Hoàng Văn Sán (2000), Sách học tiếng Tày - Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc, H. - Hoàng Văn Ma (2002), Loại từ trong tiếng Tày - Nùng, Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam - Một số vấn đề về quan hệ cội nguồn và loại hình học, Nxb Khoa học xã hội, H. - Lương Bèn (chủ biên) (2007), Slon phuối Tày (dùng cho cán bộ công tác tại vùng dân tộc), TN. … Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh cụ thể của tiếng Tày: nguồn gốc lịch sử, vị trí của tiếng Tày - Nùng, hệ thống chữ viết, các quy tắc chính tả và ngữ pháp Tày - Nùng; vấn đề ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, tình hình sử dụng ngôn ngữ… Sách giáo khoa dạy - học tiếng Tày cũng đã được biên soạn. 2.3. Sƣu tầm và nghiên cứu then Tày Then, một thành tố quan trọng trong văn hóa dân gian của người Tày. Nó được xem như một thể loại văn nghệ dân gian, và cũng có thể được sử dụng như một loại hình tín ngưỡng dân gian. [...]... hát then đã xuất bản - Đi điền dã, thu thập bổ sung và làm rõ thêm về ngôn từ trong các văn bản then Tày - Khái quát và miêu tả một số đặc điểm chính của ngôn từ trong then Tày - Chỉ ra được một số nét văn hóa nổi bật của người Tày được phản ánh qua lời then 4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là đặc điểm ngôn từ trong tác phẩm Then Tày. .. Với đề tài Một số đặc điểm ngôn từ trong then Tày, có mục đích nghiên cứu cụ thể là: miêu tả các quy tắc tổ chức ngôn ngữ (các đặc điểm về cấu trúc và ngữ nghĩa của ngôn từ nghệ thuật) trong hát then, đồng thời chỉ ra được một số nét văn hóa Tày được phản ánh qua lời then 3.2 Nhiệm vụ Vì đối tượng nghiên cứu là then Tày, nên luận văn sẽ: - Tìm hiểu cơ sở lí luận về văn nghệ, văn hóa và ngôn ngữ học... trong then Điểm lại quá trình nghiên cứu, sưu tầm then Tày từ những năm 70 của thế kỉ trước về đây, có thể nhận thấy một số điểm đáng chú ý: Một là: Then Tày với tư cách là một yếu tố cấu thành nền văn hóa dân gian Tày, là một loại hình diễn xướng tín ngưỡng ăn sâu vào tâm hồn người Tày nhiều thế hệ, đồng thời cũng là một loại hình trong kho tàng văn nghệ dân gian của người Tày Đã từ lâu, then Tày trở... nghề làm then Trong cuộc đời làm then, ông then hoặc bà then trải qua nhiều lần thăng cấp trong đại lễ Lẩu then Mỗi lễ Lẩu then (3 - 5 năm tổ chức một lần) cấp then sẽ được nâng lên một bậc Cấp then biểu hiện ở số lượng dải mũ tương đương với số quân then cai quản Cai quản càng nhiều quân then thì then sẽ giải quyết được nhiều việc qua trọng như chữa bệnh, gọi vía lạc,… Khi then “thăng” đó là lúc then. .. được những ưu điểm (chẳng hạn như “tính chuẩn mực”về ngữ âm, chính tả, từ vựng, ngữ pháp) và có khả năng sử dụng rộng rãi trong đời sống một cộng đồng Tuy nhiên trong thực tế, một ngôn ngữ được sử dụng trong sáng tác văn học chưa hẳn đã có những ưu điểm và được sử dụng trong mọi mặt của đời sống xã hội, ví dụ trong cộng đồng người Tày ở Việt Nam Ở người Tày, tiếng Tày được sử dụng trong đời sống sinh hoạt... nhau trong buổi then Đó là điểm độc đáo nhất của then nhìn từ góc độ văn hóa Nhìn chung, các công trình đã thành công đáng kể trong sưu tầm, giới thiệu then Tày Sự nghiên cứu đã tập trung vào những khía cạnh văn hóa của then Tày như: mối quan hệ giữa tào, mo, pụt, đặc điểm làm nghề của thầy then, vấn đề tôn giáo tín ngưỡng, cách diễn xướng trong then, sự phức hợp của ca - múa - nhạc - mĩ thuật trong then. .. hát then và văn hóa Tày cũng như về tiếng Tày 7 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục gồm (Phụ lục 1: Hình ảnh thiên nhiên và xã hội ở vùng người Tày; Phụ lục 2: Hình ảnh đồng bào Tày trong hát then; Phụ lục 3: Một số trang sách ghi lời then Tày) , luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí thuyết và thực tiễn Chương 2: Đặc điểm hình thức trong then Tày Chương 3: Đặc. .. được hết các đặc điểm ngữ âm các địa phương, cho nên không phải ai cũng đọc được và chấp nhận nó Như vậy, trong điều kiện hiện nay, ngôn ngữ văn học của người Tày cần hiểu là hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong sáng tác văn học của người Tày nói chung 1.1.1.3 Ngôn từ nghệ thuật Ngôn từ nghệ thuật là một dạng trong ngôn ngữ văn học Theo các nhà nghiên cứu, đó là “khái niệm chỉ loại hình ngôn ngữ dùng... Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa trong then Tày Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 1.1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1.1 Ngôn ngữ - Ngôn ngữ văn học - Ngôn từ nghệ thuật 1.1.1.1 Ngôn ngữ Nếu như giai điệu, tiết tấu là ngôn ngữ của âm nhạc; màu sắc, đường nét là ngôn ngữ của hội họa; mảng khối là ngôn ngữ của kiến trúc, thì ngôn ngữ là... nào nghiên cứu then Tày chuyên biệt về một phương diện, đó là: ngôn ngữ trong then Thiết nghĩ, một đề tài về ngôn ngữ trong then như thế có thể sẽ góp phần san lấp khoảng trống nói trên, không chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ của dân tộc thiểu số mà còn có ý nghĩa thiết thực cho việc giới thiệu và góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát triển kho tàng văn nghệ vô giá này Số hóa bởi Trung . tài Một số đặc điểm ngôn từ trong then Tày, có mục đích nghiên cứu cụ thể là: miêu tả các quy tắc tổ chức ngôn ngữ (các đặc điểm về cấu trúc và ngữ nghĩa của ngôn từ nghệ thuật) trong hát then, . liệu về hát then đã xuất bản. - Đi điền dã, thu thập bổ sung và làm rõ thêm về ngôn từ trong các văn bản then Tày. - Khái quát và miêu tả một số đặc điểm chính của ngôn từ trong then Tày. -. Bảng 3.4: Lớp từ ngữ chỉ đồ vật trong then Tày 72 Bảng 3.5: Lớp từ ngữ chỉ lực lượng siêu nhiên trong then Tày 75 Bảng 3.6: Lớp từ ngữ chỉ không gian trong then Tày 81 Bảng 3.7: Lớp từ ngữ chỉ

Ngày đăng: 17/09/2014, 14:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan