Thể, vần, nhịp điệu trong then

Một phần của tài liệu một số đặc điểm ngôn từ trong then tày (Trang 53 - 126)

7. Bố cục của luận văn

2.2.Thể, vần, nhịp điệu trong then

2.2.1. Thể trong then

Trong 31 khúc hát then, có 2/31 khúc có kết cấu hoàn toàn bằng văn xuôi

(Then hài đối thoại Sắc cấp), 29 khúc hát còn lại được cấu tạo bởi những lời thơ. Ở đây, việc tìm hiểu về thể, vần, nhịp chỉ dành cho 29 khúc hát ở dạng thơ.

Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát các khúc then theo thể

Thể Số khúc hát Tỉ lệ Ghi chú 4 tiếng 0 0% Không khảo sát các khúc văn xuôi 5 tiếng 0 0% 7 tiếng 8 27.59% 5 tiếng kết hợp 7 tiếng 11 37.93% hỗn hợp 10 34.48% Tổng 29 100% Một số nhận xét:

a)Không có khúc then chỉ thuần túy theo thể 4 tiếng và 5 tiếng. b) Thể 7 tiếng chiếm 27,59%. Ví dụ, khúc hát Cái cấu hào quang:

Đoạn thôi tản liện chọn au giờ Chọn đảy giờ lập kiều tẻ cái Giờ nẩy là chính tải giờ đây Truyền chư quân óc pây chọn tỉ Chọn thua cấu đảy vượng đa đây Đoạn thôi tẻ óc pây cấm sở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

c) Thể 5 tiếng đan xen 7 tiếng chiếm tỉ lệ lớn nhất, 37,93%. Ví dụ, khúc hát

“Giải khắc”:

Dĩ đạo them giải khuông giải khắc Giải đông tây nam bắc lẹo khoa Bioóc mẻ lểu păn mà

Hoa mẻ lểu păn hẩư Bioóc mẻ lồng tu tẩư tẻ an Hoa mẻ lồng dương gian tẻ đạ Mừa xo ỏm đuổi a

Mừa xo đa đuổi mẻ

Ỏm a lồng tu thế dương gian… [TLKS; 441]

d) Thể hỗn hợp chiếm 34,48%, trải đều trong 29 khúc hát. Với thể thơ này, các khúc hát được cấu tạo bởi các câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8,…12 tiếng đan xen nhau. Thí dụ, khúc hát “Roọng hương” hay “Tổng tiên”,…

Ất gần vỉ

Mì tên nẩy (Nông Văn Mọ) quyền thê (Lê Thị Mọ) Phu thê nhị mệnh

Sinh mì quắc lục bioóc dỏoc lục hương Mì ất gần vỉ

Nhỉ gần noọng

Gẳm nẩy bioóc lệ mừa hoàn sổ mường bân Hoa tẻ khỉn tèn công thánh mẫu

Tẳng bẳng tằng boóc Tẳng dọc tằng rườn Mì xốc sửa xốc khân

Mì xốc gần bóng vía… [TLKS; 327]

e)Thể thơ 5 tiếng kết hợp 7 tiếng được sử dụng phổ biến hơn cả trong then Tày. Các câu 5 tiếng ít đứng độc lập mà thường đứng xen với câu 7 tiếng (như với Giải khắc đã dẫn) theo lối tự do mà không cần tuân theo một trật tự nghiêm ngặt nào. Trong diễn xướng then, nhịp điệu lời ca không đều đặn mà lúc nhanh, lúc chậm tùy theo nội dung hành lễ. Tuy nhiên, sự đan xen này có tính chất tương đẳng không chặt chẽ. Tư liệu khảo sát cho thấy: thường là một câu 5 tiếng đan xen một câu 7 tiếng; hay hai, ba, bốn câu 5 tiếng cũng đan xen với ba, bốn câu 7 tiếng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thể hỗn hợp được sử dụng có tỉ lệ cao thứ hai (sau thể 5 tiếng kết hợp 7 tiếng) bởi hình thức diễn xướng trong then là sự tổng hợp nhiều môn nghệ thuật: âm nhạc, múa, hát, trò diễn, tụng niệm.Và để tương xứng với sự tổng hợp này thì hỗn hợp có thể xem là thể thơ phù hợp nhất.

Thể 7 tiếng được sử dụng khá rộng rãi. Nhưng với thể thơ này, chúng tôi thấy có hiện tượng đáng chú ý sau:

Hiện tượng phối thanh bằng, trắc không theo quy tắc thường gặp: chẳng hạn, trong khúc Cái cấu hào quang:

Đoạn thôi tản liện chọn au giờ T B T T T B B

Chọn đảy giờ lập kiều tẻ cái T T B T B T T

Giờ nẩy chính tải là giờ đây B T T T B B B (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Truyền chư quân oóc pây chọn tỉ… [TLKS; 426]

B B B T B T T

Nếu đối sánh với cách phối thanh chuẩn mực theo bảng sau (B: bằng; T: trắc).

Dòng 1 2 3 4 5 6 7 I - T - B - T - II - B - T - B - III - B - T - B - IV - T - B - T - V - T - B - T - VI … … … … VII … … … …

Sẽ thấy rằng tiếng thứ hai của dòng một, hai, ba, bốn của đoạn hát (dòng 1

“thôi”,dòng 2: “đảy”, dòng 3 “nẩy” và dòng 4 “chư”) đã bị sai luật (lẽ ra phải theo thứ tự T - B - T - T). Hay một dẫn chứng khác: Trong khúc Vọng cảnh:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đầu hôm vừa trống một đang canh,

B B B T T B B

Mượn mượn sá phù tiên ra ngoài T T T B B B B

Tiên gửi sá lân đài truyền tin B T T B B B B

Nghiêm nhật các chư vinh gửi sá,…

B T T B B T T

Tiếng thứ hai dòng một và tiếng hai dòng hai bị sai luật (lẽ ra phải theo thanh trắc và bằng).

Sự phối thanh không đúng chuẩn này có thể là: Do tính chất nửa ngâm nga vừa kể, hát xen lời nói,… nên trong then không quá đòi hỏi sự nghiêm ngặt về luật.

2.2.2. Vần

Có thể nhận xét chung làsố tiếng của các dòng trong then rất biến ảo, lúc thì 5 tiếng, lúc lại 7 tiếng, hay kết hợp 5 tiếng với 7 tiếng và thậm chí là hỗn hợp, do đó cách gieo vần và cách hợp vần cũng vô cùng đa dạng. Khảo sát trên 29 khúc hát, có thể nhận xét:

a) Trong thể 5 tiếng kết hợp 7 tiếng, có sự đan xen rất linh hoạt: hai, ba câu 5 tiếng kết hợp với hai, bốn câu 7 tiếng, thậm chí chín câu 5 tiếng kết hợp với một câu 7 tiếng:

Cộ mẻ lừamừa tèn

Cộ tu sung tu khắc mừa tèn Dèn tu bạn tu sương mừa cống Cộ kiều vạ mừa tèn

Dèn kiều vạ đi mừa nộp

Cộ ma mẩc ma moóc mừa tèn Dèn ma nhoang mừa cống

Ma mẩc bấu téng soóc

Ma moóc bấu téng tàng... [TLKS; 411]

Trong đoạn hát trên có 3 hiện tượng gieo vần: - Trường hợp 1: gieo vần trong nhóm câu 7 tiếng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vần chéo: tiếng cuối câu trước vần với tiếng đầu câu sau (roọng - bioóc; tèn - dèn; cộ - cống).

- Trường hợp 2: gieo vần trong nhóm các câu 5 tiếng

Gieo vần trong nội bộ câu - vần liền (mừa - lừa); vần chéo: tiếng thứ 5 câu trước vần với tiếng thứ 2 câu sau (soóc - moóc), tiếng cuối câu trước vần với tiếng đầu câu sau (tèn - dèn).

Nhưng cách gieo vần phổ biến nhất trong đoạn hát 5 tiếng là tiếng thứ 5 câu trước vần với tiếng thứ 3 câu sau: (gạ - nà; soong - toong; vày - rà). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tọn quá mà bấu gạ

Tọn mừa tẻ đây Bấu gạ lẩu vày soong

Bấu gạ toong vày nhỉ Bấu gạ lẩu lai vày

Bấu rầy lại vửa…[TLKS; 494]

- Trường hợp 3: gieo vần giữa câu 5 tiếng và câu 7 tiếng

Vần chéo: tiếng cuối câu 5 tiếng vần với tiếng đầu câu 7 tiếng (cộ - cống; dèn - tèn).

b) Gieo vần trong thể 7 tiếng (chủ yếu gặp vần lưng): tiếng thứ 7 câu trên vần với tiếng thứ 5 câu dưới là cách gieo vần phổ biến trong then, chẳng hạn khúc hát

Khao noọng khao nàng:

Lọt thâng dặm cảnh tiên xao xác

Mạ chúa thâng Khau Khắc giác ngài

Mạ chúa thâng Khau Gài giác nặm

Chư quân lọt Quán Bặm giác lèng Khỏa nàng khỉn Quán Tiên giác khẩu

Binh mạ chúa khỉn thấu cảnh tiên

Mì bàn thạch phiêng phiêng lẳng lặng

Quân chúa nhẩt khẩu nẳng kin ngài…[TLKS; 632]

Tiếng thứ 7 dòng trước vần với tiếng thứ 5 dòng sau: (xác - Khắc; ngài - Gài; nặm - Bặm; khẩu - thấu; tiên - phiêng; lặng - nẳng).

Bên cạnh đó còn có hiện tượng gieo vần trong một dòng thơ: - Châm chước ước bàn cỗ mua vui [TLKS; 342]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chúc cao thăng đăng hỏa gia tiên [TLKS; 341] - Tiên giáng hạ tọa du ngũ hành [TLKS; 344] - Thấu phật thánh cảnh tiên thiên đàng

Tẳt thượng hạ nga hoàng tiềm thông ……..

Thánh hiền tiên biến báo thập phương [TLKS; 344] - Lập tam tài thái cực lưỡng nghi [TLKS; 345]

Ở những dẫn liệu trên, chúng ta thấy cách hiệp vần xảy ra ở hai từ sát cạnh nhau: (chước - ước; thăng - đăng; hạ - tọa; thánh - cảnh; hạ - nga; hiền tiên; tài - thái).

c. Gieo vần trong thể hỗn hợp khá phức tạp, do có những khúc hát thuộc thể này là sự kết hợp giữa hát và tụng niệm, có khúc là những vần thơ, bởi thế cách gieo vần trong thể hỗn hợp khá linh hoạt, có các trường hợp giep vần sau:

- Trường hợp 1: Trong khúc hát có sự kết hợp giữa lời hát, xướng, tụng niệm thì ít thấy có sự gieo vần theo cách truyền thống mà sự gieo vần chỉ có trong một hoặc hai câu liền nhau, và chủ yếu bằng cách lặp lại một số từ ngữtạo nên nhạc điệu:

Vằnnẩytắm

Gằm nẩy đây

Síp gằm gạ vằn bươn nẩy miảc Pác vằn gạ vằn bươn nẩyđây lai

Vằn nguyệt tiên thiên đức

Hạp bản mệnh phúc đức trường sinh

Tạng khỉn báo chỏ chông hẩư chắc Vỏ thẩu chẩu ké (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Niên sinh là số sinh

Pi nẩy đảy (chất síp hả) xuân

Pinẩy bioóc tẻ mừa vàn sổ mường bân...[TLKS; 329]

Trong nhóm câu 3 tiếng, tiếng thứ ba câu trước vần với tiếng thứ nhất câu sau (tắm - gằm), tiếng thứ 2 câu trước vần với tiếng thứ 4 câu sau (nẩy - đây).

Gieo vần trong câu 6/8 theo luật thơ lục bát, tiếng cuối câu lục được bắt vần với tiếng 6 câu bát (đức - đức). Cách tạo ra vần trong thể thơ này là lặp lại các từ ngữ (vằn, nẩy, pi, sinh, đây).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Trường hợp 2: gieo vần trong những khúc hát là lời thơ ngắn dài: Pái lồng Vỉnh gạ xo

Vỉnh hốt khảu lạy

Phuối vằn cón mẻ sinh lục khỏ lai

Mẻ lộm ngỏ nhằng chai

Mẹ thai ngỏ nhắng giáo Ngỏ gỏi khả mủ ỷ lồng tèn

Khả mủ eng lồng hẩư

Mọi gần rằm rửt gò ón, gión gò lồng Bưởng tẩư dẳng kẻo mừa

Bưởng nưa dẳng gạ tẻo…[TLKS; 617]

Vần lưng được sử dụng rất phổ biến (xo - gò; chai - thai; tèn - eng; mừa - nưa), gieo vần trong một dòng thơ (ón - gión). Ngoài ra còn sử dụng phép đối (bưởng tẩư - bưởng nưa) để tạo nên âm hưởng cho lời ca.

d) Có thể thấy, cách gieo vần trong hát then là hình thức phổ biến trong thơ Tày, đa số là vần lưng và hiếm khi gặp vần chân. Thường tiếng thứ 7 câu trước vần với tiếng thứ 5 câu sau (trong thể 7 tiếng), tiếng thứ 5 câu trước vần với tiếng thứ 3 câu sau (thể 5 tiếng). Đây cũng là một đặc điểm để phân biệt thơ ca dân gian Tày nói chung với thơ ca dân gian bằng tiếng Việt.

Những hiện tượng gieo vần trên đã liên kết, móc xích các tiếng trong các câu hát, khúc hát lại với nhau thành một chỉnh thể hoàn chỉnh. Việc lặp lại các từ, dùng thủ pháp đối còn tạo cho lời then trở nên cân đối, hài hòa, nhịp nhàng, có giá trị tạo nên tiết tấu cho lời then.

Cách gieo vần và hiệp vần ở những khúc then như vậy rất linh hoạt tạo nên dộ mềm dẻo phù hợp với cách nói, cách diễn đạt, vừa mang yếu tố tín ngưỡng tâm linh của then vừa có sự pha trộn nhiều thể, vừa hát vừa kể, lại vừa mang những đặc điểm của thơ ca dân gian Tày.

2.2.3. Nhịp

Cùng với vần, nhịp điệu (còn gọi là nhịp) cũng là yếu tố góp phần làm nên tính nhạc điệu của lời then. Nhịp của then Tày rất phong phú với những chỗ ngắt giọng đặc trưng. Ví dụ (dấu “/” chỉ những chỗ ngắt giọng - nhịp):

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mượn mượn sá/ phù tiên ra ngoài Tiên gửi sá/lân đài truyền tin Nghiêm nhật/ các chư vinh/ gửi sá Chúc cao thăng /đăng hỏa gia tiên

Tiếng trống giục/ động lên trên chùa… [TLKS; 341] Nhịp trong đoạn hát trên là:

3 - 4 3 - 4 2 - 3 - 2

3 - 4 3 - 4

Ta sẽ nhận thấy cách ngắt nhịp của hát then cũng chịu sự chi phối của cách gieo vần, vần liền gieo giữa câu thường là ranh giới hai vế của nhịp:

- Châm chước/ ước bàn cỗ mua vui… [TLKS; 342]

- Chúc cao thăng/ đăng hỏa gia tiên… [TLKS; 341]

- Tiên giáng hạ/ tọa du ngũ hành… [TLKS; 344]

- Thấu phật thánh/ cảnh tiên thiên đàng Tẳt thượng hạ/ nga hoàng tiềm thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thánh hiền/ tiên biến báo thập phương … [TLKS; 344]

- Lập tam tài/ thái cực lưỡng nghi … [TLKS; 345]

Cách ngắt nhịp như vậy là hợp với quy luật phát âm và tiếp nhận bằng tiếng Tày. Hai tiếng đứng cạnh nhau mà giống nhau về vần thì rất khó phát âm liên tiếp và khó phân biệt, phải ngắt nhịp ở đó để tách chúng ra.

Một điểm nữa dễ nhận thấy là người Tày ưa thích sự hài hòa, nhịp nhàng khi nói năng vì vậy, hay dùng cách ngắt nhịp sóng đôi: dòng thơ đứng sau lặp lại nhịp đã có ở dòng trước, trước và sau nhịp là các cụm từ có số lượng tiếng tương đẳng theo cặp. Đây là cơ sở để ngắt nhịp cho lời hát:

Kha nứng nặm /pây Hác là kheo (3 - 4)

Kha nứng nặm /pây Keo là sấu (3 - 4)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kha nứng nặm / pây tẩư biệt xanh…[TLKS; 417] (3 - 4)

Quang mừa tỉ /bán phượng ngai ngần (3 - 4)

Quang mừa tỉ /bán vân quan khiển (3 - 4)

Quang mừa tỉ /bán kín thừa hương (3 - 4)

Quang mừa tỉ/ bán luồng thừa tự… [TLKS; 421]

(3 - 4)

Sự ngắt nhịp trong then như vậy vừa là nhịp ngữ nghĩa vừa là nhịp ngữ âm do đó có cả nhịp chẵn, có cả nhịp lẻ.

Nhịp trong thể hỗn hợp ở các câu 4, 6, 8 tiếng là nhịp chẵn (2-2; 2-2-2; 4-4): Ví dụ:

Tằng bẳng/ tẳng boóc (2 - 2)

Tằng doỏc/ tằng rườn… [TLKS; 330] ( 2 - 2 )

Sự ngắt nhịp trong hát then phần nhiều đem lại kết quả là sự chia tách của những cụm từ, những chỗ lặp lại và ngắt giọng với số tiếng trước và sau nó như nhau tạo nên một nhịp điệu đặc biệt của giọng then, lúc dàn trải, khoan thai, lúc dồn dập vội vã lại có tính hài hòa. Lời của then lúc trầm, lúc bổng, lúc nhanh lúc chậm, lúc nghe như lời kể, lúc như trầm ngâm, lúc lại như đang trần tình, có lúc như lời mời mọc và có lúc lại là lời nài nỉ kết hợp văn xuôi với thơ và trò diễn làm cho làn điệu then nghe rất sinh động, dễ nghe.

Dùng lời ca để hành lễ bày tỏ, đề đạt nguyện vọng của tín chủ tới thần linh mong cho cuộc sống yên bình, tốt đẹp nên bên cạnh chức năng thi pháp, nhịp của hát then còn có chức năng biểu nghĩa đặc biệt. Việc sử dụng các cụm từ cố định đã trở thành lối diễn đạt quen thuộc trong diễn xướng then nói riêng trong lời ăn tiếng nói của người Tày nói chung. Khi đi vào câu hát, chính ở chỗ chia tách các cụm từ đã tạo nên chỗ ngắt giọng, góp phần làm cho làn điệu then cuốn hút người nghe.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TIỂU KẾT

1. Có thể thấy, kết cấu diễn xướng nghi lễ then nói chung tuân theo mô thức nhất định mà các thầy cúng gọi là “khoa”. Điều đó góp phần làm nên tính trình tự của nghi lễ từ đầu đến cuối, từ thấp đến cao, có trước có sau theo thứ tự: mở đầu, nội dung, và kết thúc nghi lễ. Sự có mặt của yếu tố cốt truyện, tính hài, tính lặp, yếu tố hội họa, mĩ thuật làm cho nhiều khúc then giống như câu chuyện kể hấp dẫn, li kì mang đậm chất huyền bí.

Ba dạng kết cấu đặc trưng trong then là một chiều, đối đáp, trung gian được kết hợp linh hoạt trong then (trong đó kết cấu một chiều là phổ biến hơn cả, 16/31 khúc hát) làm cho then mang dáng vẻ một loại hình nghệ thuật mang tính nguyên hợp và thiên hướng kể lể.

2. Về thể, then Tày được thầy then trình bày ở hai hình thức: văn xuôi; những lời ca, lời tụng niệm (với hình thức là những câu thơ). Với hình thức thơ, thể của then có 3 loại: 7 tiếng, 5 tiếng kết hợp với 7 tiếng và hỗn hợp (trong đó thể 5 tiếng kết hợp 7 tiếng dùng nhiều nhất).

3. Trong then có cách gieo vần rất đặc biệt: chủ yếu là vần lưng đồng thời để tạo

Một phần của tài liệu một số đặc điểm ngôn từ trong then tày (Trang 53 - 126)