Phân loại các khúc then

Một phần của tài liệu một số đặc điểm ngôn từ trong then tày (Trang 33 - 35)

7. Bố cục của luận văn

1.3.2.Phân loại các khúc then

Hát then gồm hai bộ phận: hát then phục vụ sinh hoạt văn hóa, hát then phục vụ cúng bái. Khúc hát then cúng bái có thể phân loại như sau:

1) Khúc hát Kì yên, cầu chúc. 2) Khúc hát Lễ hội.

3) Khúc hát Chơi én. 4) Khúc hát Hằng Nga.

Những khúc hát then mà chúng tôi lấy làm tư liệu cho luận văn này chủ yếu là những khúc then trong Lễ kì yên, cầu chúcThen lễ hội do Hoàng Triều Ân trực tiếp sưu tầm được ở thầy Dàng làm then tên Hoàng Ích Khải (pháp danh Hoàng Hưng) quê quán ở Nga Ổ, Thượng Lang Cao Bằng (nay là Bản Mom, xã Đàm Thủy,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng). Nga Ổ cũng là nơi phát tích nhiều nhà nho nổi tiếng trong đó có tác giả tập “Lượn tứ quý” (còn có tên dân gian gọi là Hồng Nhan tứ quý lượn) tên là Nông Quỳnh Văn, làm quan triều đình nhà Mạc, cuối thế kỷ XVI.

Trong Lễ kì yên, cầu chúc, then có những khúc hát sau:

1) Rọong hương 2) Vọng cảnh 3) Phóng lệ 4) Lập binh 5) Cống sứ

6) Cái kiều cầu tự 7) Tạ tông đường

8) Giải tạ phá thương phá khắc 9) Giải khắc

10) Tiến hoa thánh mẫu

Tuy nhiên, không phải lúc nào then cũng hát cả 10 khúc hát này với đầy đủ nội dung của nó. Trong Lễ kì yên, cầu chúc, thầy then có thể thêm hoặc bớt một số đoạn trong khúc hát tùy thuộc vào mục đích của cuộc lễ. Nhưng những nội dung sau không bao giờ được bỏ qua, bởi nó là nội dung, là linh hồn của buổi lễ:

1) Bái tổ

2) Rọong hương 3) Vọng cảnh 4) Phóng lệ

5) Xin thóc của Mường trời để làm lễ kỳ yên 6) Lập binh

7) Điểm lễ 8) Cúng tạ lễ tất

Sau đó, căn cứ vào vào từng cuộc lễ, then sẽ hát tiếp những khúc hát phù hợp. Ví dụ: Người ốm mất hồn lâu ngày, then cho rằng hồn bị bắt sang đất Khách, không biết đường về, then phải hát khúc hát Cống sứ.

Cầu mẹ Bioóc chia cho con để nuôi, then làm lễ Cái kiều cầu tự.

Còn nhiều khúc hát cụ thể khác nhằm hát để cúng bái như tên gọi của chính khúc hát ấy: Tạ tông đường; Giải tạ phá thương, phá khắc; Tiến hoa thánh mẫu...

Những khúc then trong Then lễ hội (còn có tên gọi khác: Then cấp sắc, Lễ hội Dàng then) - là một sinh hoạt văn hóa dân gian thường được tổ chức hai, ba năm một lần ở vùng dân tộc Tày gồm hai phần lễ và hội. Lễ chủ yếu do một cá nhân Dàng (hoặc then) người làm nghề cúng bái, hát xướng đứng ra tổ chức được một tập thể Dàng (then) hỗ trợ. Cái đích của lễ hội là cá nhân then đứng ra tổ chức lễ hội ấy được Ngọc Hoàng (mà đại diện là thầy Cả: còn gọi là “Say”) cấp cho tờ Sắc (Bằng) từ nay được xứng đáng làm Dàng (then) hoặc từ hôm nay được cấp sắc đạt thêm một bậc Dàng (Then) có trình độ cúng bái và pháp thuật cao hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Do tính chất là một lễ hội nên trong Then lễ hội là sự tổng hợp nhiều bộ môn văn học nghệ thuật như lời hát, vần luật hình ảnh trong thơ văn, tính trữ tình, tính hài, tính chiến đấu trong khúc hát. Chủ yếu là thanh và nhạc thật rộn ràng, uyển chuyển hấp dẫn trong các làn điệu phong phú.

Then lễ hội được tổ chức rất linh hoạt, tùy thuộc vào Dàng (then) xin cấp sắc lần đầu được công nhận vào làng Dàng (then) hành nghề hoặc Dàng (then) xin cấp sắc thăng chức lần 1, 2, 3, 4,… để làm lễ hội một ngày, hai ngày hay ba ngày. Do lễ hội phải đạt được mục đích là then được cấp sắc, muốn vậy những khúc hát ở phần lễ phải đảm bảo hoàn thiện (sau đây xin dùng chữ số trong dấu ngoặc ở trước mỗi khúc hát để ghi thứ tự khúc hát ấy):

1) Quang bán

2) Cái cấu hào quang 3) Lập phủ Thành Lâm 4) Lọc vía hào quang

5) Soạn lẹ khảu cung Ngọc Hoàng 6) Sắc cấp

7) Toỏng khánh khảo gường 8) Thủm mủ hẩu gường sở 9) Dinh Thành Thế 10) Pắt ngoảng 11) Vặt Giả Gỉn 12) Piốc Pú Cấy 13) Khảm hải 14) Mường bân 15) Tổng tiên 16) Tẳng phya Xu Mi 17) Hò Vỉnh 18) Báo sao kẻn chụ 19) Đối thoại then hài 20) Khao noọng khao nàng 21) Rườn Then Dàng

Trong 21 khúc hát này thì khúc 1), 2), 3), 4), 5), 6), 7), 8) thuộc phần lễ, từ khúc hát 9) đến khúc 21) thuộc phần hội.

Tuy nhiên, từng thầy then có thể có trình tự khác nhau có thể sáng tạo, bổ sung một số khúc hát làm cho phần lễ cũng như phần hội thêm phong phú.

Một phần của tài liệu một số đặc điểm ngôn từ trong then tày (Trang 33 - 35)