Khái niệm then, nguồn gốc hát then

Một phần của tài liệu một số đặc điểm ngôn từ trong then tày (Trang 31 - 33)

7. Bố cục của luận văn

1.3.1.Khái niệm then, nguồn gốc hát then

Trong mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có những vốn văn hóa truyền thống độc đáo riêng và điều đó tạo thành bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc và từng vùng. Hát then và gảy đàn tính là một trong những thứ “đặc sản” tinh thần của hai dân tộc Tày và Nùng ở vùng đông bắcViệt Nam, chủ yếu là ở 6 tỉnh: Cao - Bắc - Lạng - Thái - Tuyên - Hà và một phần của Bắc Giang, Quảng Ninh, Yên Bái. Ngày nay, làn điệu hát then và cây đàn tính cũng đã theo đồng bào Tày, Nùng vào làm ăn ở một số tỉnh phía Nam: Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, Phú Yên, Đồng Nai, Lâm Đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dân tộc Thái nhóm Thái trắng cũng có làn điệu dân ca dùng cây đàn tính(gọi là “tính tẩu”) đệm khi hát gọi là “Sao Xên”, tương tự như hát then và cây đàn tính của người Tày, Nùng.

Dân tộc có tên là “Choang” ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc cũng rất thích nghe hát then, đàn tính của người Tày, Nùng ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Trong cuộc sống, then và hát then vẫn tồn tại cùng năm tháng, lúc được thăng hoa nở rộ, cũng có thời gian được xem xét uốn nắn bởi bị xem là có những yếu tố mê tín -

tâm linh và có khi âm thầm lặng lẽ tồn tại trong hồi hộp và tiếc nuối. Vậy then là gì? Nguồn gốc của then từ đâu?

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Tày - Hoàng Triều Ân đã nêu lên quan niệm về then như sau: “Then là những khúc hát thuộc về thờ cúng (chant cultue) do những then làm nghề (teuse cultuele) hát trong nghi lễ. Vì vậy, then là khúc hát (chanteur); có lúc được dùng như một động từ (chanter)” [TLKS; tr7]. Ngoài ra then còn được quan niệm là “loại hình nghệ thuật tổng hợp gồm đàn, hát, múa gắn liền với tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam” [49; tr 1156].

Then được gọi bằng nhiều tên khác như: “vỉt”, “pụt”, “dàng”, “vủt”,... tùy từng vùng, nhưng tên được dùng thông dụng nhất là “then”. Trong luận văn này chúng tôi kết hợp hai cách hiểu trên, thống nhất đưa ra khái niệm về then: Then là một loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp bao gồm lời ca, âm nhạc, múa, trò diễn…được thực hiện trong nghi lễ có từ lâu đời, được quần chúng ưa thích, giữ một vị trí quan trọng trong di sản văn hóa nghệ thuật truyền thống của hai dân tộc Tày, Nùng.

Theo quan niện của người Tày, “then” cũng có nghĩa là “sliên” (nghĩa là tiên). “Sliên” là người đẹp của nhà trời xuống giúp người trần gian, thay con người đề đạt lời cầu xin với Ngọc Hoàng ở trên thượng giới, hay nói cách khác: “Then” là người trung gian, người môi giới giữa con người với thần linh, cụ thể là Ngọc Hoàng thượng đế. Dân tộc Tày không có một tôn giáo chung chính thống. Họ thờ tổ tiên là chính, ngoài ra còn thờ ma, cúng ma. “Ma” là “phi”, là những nhân vật mà người trần không nhìn thấy. Người Tày có tục cúng cả “ma lành” và “ma dữ”. Việc cúng bái ấy phải nhờ đến then. Nhà nghiên cứu Hoàng Quyết cùng với các cộng sự đã nhận xét: “Để giao tiếp với các loại Phi (Ma), người ta phải nhờ đến then (…). Then không làm nghề chuyên mua thần bán thánh hay lừa gạt. Bình thường họ là những người lao động thừa hưởng những kinh nghiệm của cha ông, nắm được phong tục tập quán của dân tộc, nên có vai trò đặc biệt quan trọng là biết hướng dẫn thực hiện các nghi lễ (ma

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chay, cưới xin), nên được người dân tôn trọng và nhờ cậy đến, để có thể”giao tiếp” với thần linh, trừ diệt ma, quỷ.…” [51; tr 270].

Người Tày quan niệm rằng: Để một người trở thành một ông then hay bà then, là do căn số, người đó đứng số do ma then nhập vào, hay là người có duyên với nghề làm then. Trong cuộc đời làm then, ông then hoặc bà then trải qua nhiều lần thăng cấp trong đại lễ Lẩu then. Mỗi lễ Lẩu then (3 - 5 năm tổ chức một lần) cấp then sẽ được nâng lên một bậc. Cấp then biểu hiện ở số lượng dải mũ tương đương với số quân then cai quản. Cai quản càng nhiều quân then thì then sẽ giải quyết được nhiều việc qua trọng như chữa bệnh, gọi vía lạc,… Khi then “thăng” đó là lúc then đã tiếp cận được với thế giới thần linh, đồng thời nhập vào mọi đối tượng “phi” để bắc cầu giao tiếp với người trần gian.

Về nguồn gốc hát then, theo truyền thuyết, hát then có từ cuối thế kỉ XVI, lúc vua Mạc Kính Cung bị thất thủ lên chiếm cứ ở Cao Bằng. Truyền thuyết kể lại rằng khi ấy quân sĩ của vua mệt mỏi phần vì các cuộc truy sát của quân Lê - Trịnh, phần vì nhớ nhà, phần vì lạ nước non nên sinh bệnh, ốm rất nhiều. Nhà vua hết sức lo lắng. Trước tình hình này, nhà vua bèn sai hai ôngVăn Phùng và Nông Quỳnh Văn sáng tác một điệu hát để giải khuây. Không ngờ, khi nghe xong điệu hát này quân sĩ khỏi bệnh quá nửa. Từ đó, nhà vua cho phổ biến rộng rãi điệu hát này trong dân chúng - gọi đó là điệu “then”.

Vậy hát then xuất hiện đầu tiên ở trong cung đình, phục vụ cho nhà vua, quan, quân trong triều đình. Khi triều đình nhà Mạc tan rã năm 1677, các ca sĩ nhạc công hát then trở về quê hương bản quán và mang theo cả những khúc then êm đềm, mượt mà, sâu lắng.

Một phần của tài liệu một số đặc điểm ngôn từ trong then tày (Trang 31 - 33)