7. Bố cục của luận văn
1.3.3. Hát then loại hình diễn xướng nghi lễ tổng hợp
Then là một hình thức diễn xướng dân gian mang đậm tính nguyên hợp của người Tày ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Diễn xướng, theo nghĩa hẹp thì “đó là các hoạt động sân khấu, nhảy múa, âm nhạc” [67; tr.98], còn hiểu theo nghĩa rộng thì “đó là các hoạt động văn hóa của con người, là những hoạt động hết sức sống động” [67; tr.98].
Then được lưu truyền rộng rãi trong quần chúng. Nhiều người rất thích nghe hát then, đón then về đàn hát để giải sầu, chữa bệnh và ngay cả khi có việc vui trong gia đình. Họ thích ở tiếng đàn lúc thì êm ái, dịu mát, thanh thản, khi thì vui tươi, tưng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bừng nhộn nhịp, sôi nổi cùng tiếng nhạc xóc và cũng có lúc man mác buồn tùy theo từng đoạn hát trong đêm then. Họ hâm mộ then không chỉ ở tiếng hát mà họ cũng rất thích xem múa. Dưới đây xin trình bày những điểm nổi bật nhất của từng yếu tố tạo nên tính tổng hợp trong then:
Về âm nhạc:
Nhạc trong then mang âm hưởng các làn điệu dân ca của từng địa phương khá rõ, điều đó tạo nên sự phong phú về âm nhạc trong then. Nhạc trong then có các làn điệu vui như “pây mạ” (đi ngựa), điệu tha thiết tình cảm như “pắt ngoảng” (bắt ve sầu), hay nhạc điệu khẩn khoản ân cần như điệu hát: “khẩu tu vua” (vào cửa trời),…
Nhạc then là âm nhạc thính phòng (loại âm nhạc được tổ chức trong nhà thường thường vào đêm khuya thanh vắng, tĩnh mịch, sân khấu là chiếu, và nhà hát là một góc nhà vừa đủ cho người nghe và xem). Hát đàn của then êm dịu, ấm cúng, nhẹ nhàng, tâm tình, an ủi. Giai điệu của then thường được diễn tả theo bước, lẫn với sắc thái vừa phải, không mạnh quá. Bộ nhạc xóc bằng chùm đồng (còn gọi là lục lạc, hay chùm xóc) được đệm bằng một miếng vải vuông có thêu những nét hoa văn để tiếng kêu khỏi gắt.
Âm nhạc trong then được diễn tả biểu hiện nội dung văn học có cốt truyện dài ngắn khác nhau như: kì yên, pây sử, khao sluông,… mang nhiều chất liệu dân ca Tày như: phong slư, lượn cọi, lượn then,… Âm nhạc khỏe, dồn dập được diễn tả qua lời ca 5 tiếng hoặc thể tự do; âm nhạc then mềm mại, uyển chuyển được diễn tả theo thể 7 tiếng và thể kết hợp từ 12 đến 18 tiếng.
Âm nhạc trong then là một loại hình nghệ thuật gồm có hát, hát với đàn, nhạc đàn cho múa. Trong quá trình diễn xướng then có xen lời hát và động tác múa tạo nên hiệu quả về hòa âm và tiết tấu. Trong lúc múa, tiếng quạt bật mở ra rồi khép lại cùng tiếng dậm nhảy của gót chân càng làm tăng thêm không khí của hội then, có sức hấp dẫn khá mạnh mẽ và lôi cuốn tình cảm của những người thưởng thức. Then và hát then được hình thành và phát triển trong dân gian, nhưng thường được phát triển theo nghề nối nghề, cha truyền con nối.
Về múa:
Để tạo nên sự hấp dẫn trong then không thể không nhắc đến múa. Nhiều nơi then trực tiếp múa, có nơi do con hương, con sớ múa (những người hỗ trợ then), then đệm đàn và hát cho múa. Thường là tổ chức then cấp sắc mới có múa. Các điệu múa phổ biến là: múa quạt, múa khăn, múa sluông, múa chầu… Diễn viên trong các điệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
múa có từ 1 đến 2 người, hay 4 người cho đến 12 người tùy theo từng điệu. Tất cả các điệu múa đều có tên gọi riêng, riêng múa chầu có nhiều điệu nên nó còn có nhiều tên gọi khác nữa.
Về động tác múa, có những động tác uyển chuyển, nhịp nhàng, có những động tác biểu hiện sự trang nghiêm, kính cẩn, có tính chất lễ nghi như trong múa chầu, lại có động tác vui tươi, mạnh mẽ, sôi nổi phản ánh những nét sinh hoạt gần gũi với quần chúng. Một số động tác phải có kĩ xảo mới múa được (như múa quần ngựa). Múa trong hát then phong phú, đa dạng: có nhiều động tác sơ lược, đơn giản, song cũng có một số động tác múa buộc phải có kĩ thuật.
Về trang trí mĩ thuật:
Mĩ thuật trong hát then là yếu tố quan trọng tạo nên trò diễn, khá phong phú, thể hiện những nghi thức cúng lễ. Yếu tố mĩ thuật trong then là những chạm trổ điều khắc hình hoa văn trên cây đàn tính, là những mẫu thêu trang trí trên bộ quần áo then trong khi làm lễ và sự bày biện trên bàn thờ.
Cây đàn tính thể hiện sự tinh tế, độc đáo của người Tày. Đàn tính gồm 4 bộ phận: cần đàn, bầu đàn, dây đàn, đầu đàn. Ở đầu đàn có chạm trổ hình đầu rồng, đầu phượng rất đẹp. Việc trạm trổ hình rồng, phượng vừa là để trang trí cho cây đàn vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Để trang trí, đầu cây đàn còn thường buộc một dải vải dệt hoa văn gồm nhiều tua ngũ sắc.
Trang phục của ông, bà then khi hành lễ rất cầu kì, chẳng hạn trong lễ Lẩu then, trang phục gồm: áo then may bằng vải gấm đỏ theo kiểu năm thân, cài khuy ở nách bên phải, cổ tròn, áo xẻ tà cao; mũ làm then là mũ tam kim; túi đựng đồ nghề, khăn đệm xóc nhạc,… Trang phục của người làm then thể hiện ở các mặt: sự uy nghi, hoàng tráng thông qua các mảng trang trí hoa văn với những mô típ hoa văn rồng toàn thân đuôi rắn, rùa cõng kinh đọc sách qua sông hòa trong đám thủy tộc và mây trang trí ở trên khăn đệm nhạc xóc của then. Các motip này được thêu nổi bằng chỉ kim loại màu vàng thẫm trên nền đỏ. Ở thân trước mũ làm then với mô típ hai phượng chầu nhau, hình cây thông, cây hoa bốn cánh, tám cánh và các chữ tiện, Trên các dải mũ có mô típ hổ mặt trắng, thân khoang đen; ngựa vàng, mặt xanh, ngựa phi nước đại, bướm bốn cánh,… Khi làm lễ các ông (bà) then còn đi giày vải đỏ, xanh. Tất cả những trang phục đó thể hiện sự uy nghi, nghiêm túc trong nghi thức lễ then.
Trang trí mĩ thuật cũng được thể hiện rõ trên bàn thờ của then. Bàn thờ được bày biện khá cầu kì và đủ màu sắc, có nhiều bát hương cúng thần linh, tổ sư, thổ công, thổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
địa. Nét đặc sắc trong trang trí bàn thờ là treo những hình tua dài cắt hình chim én, hình hoa. Các tua rua được treo thành một hình vuông chụp xuống phía bàn thờ, bảo trợ cho các vị thần linh.
Về tính văn học và ngôn ngữ học:
Nghệ thuật truyền thống của bất cứ một dân tộc nào cũng phải dựa trên chất liệu chính là ngôn ngữ của dân tộc đó. Lời ca trong then được biểu đạt chủ yếu bằng tiếng Tày, song trong từng câu, từng đoạn then có nhiều chỗ xen lẫn tiếng Việt, tiếng Hán. Hát then được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác được các nghệ nhân sáng tác thêm hoặc biến đổi lời cho phù hợp với tình tiết và hoàn cảnh diễn xướng.
Then được kết cấu là thơ - một dạng trường ca với phương thức diễn xướng nghi lễ tổng hợp. Thơ ca trong then là loại thơ tự sự, kể theo tích truyện qua các chương đoạn. Trong then có nhiều chương đoạn. Mỗi loại hình then đều có lời hát tương ứng,
then Kì yên cầu chúc có 10 chương đoạn, Đại lễ Lẩu then có tới 21 chương đoạn. Mỗi chương đoạn là những chặng đường đi của then, từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc cuộc hành trình của đoàn quân then đi lên trời.
Ngôn ngữ then uyển chuyển, mượt mà, giàu hình ảnh. Lời ca trong then còn được biến hóa sinh động theo các thể thơ tạo nên vần điệu nhịp nhàng, trong trẻo trong mỗi khúc hát hòa cùng làn điệu âm nhạc hát then. Lời hát then là những tác phẩm văn học truyền miệng rất có giá trị. Trong then chứa các motip thần thoại và môtip văn học dân gian khác. Qua lời hát then có thể tìm hiểu về tiếng Tày.
TIỂU KẾT
Then Tày là một nghi lễ diễn xướng tổng hợp gồm ca - múa - nhạc - trò diễn, trong đó ngôn từ đóng một vai trò rất quan trọng. Vì vậy, việc chỉ ra các cơ sở lí thuyết và thực tiễn trong nghiên cứu then là nhằm hình dung đối tượng này trong những hướng khai thác khi tìm hiểu về ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật dân gian, những cách liên kết văn bản thường gặp, đồng thời bước đầu xác định những điểm đáng chú ý trong lời hát then của cộng đồng Tày. Các khái niệm được xác định là: ngôn ngữ, ngôn ngữ văn học, ngôn từ nghệ thuật, kết cấu, nhịp điệu, vần, trường nghĩa và các lớp từ văn hóa trong ngôn ngữ, văn hóa và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa,… sẽ được xem là cơ sở khi xem xét những đặc điểm ngôn từ cụ thể trong hát then Tày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC TRONG THEN TÀY