1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tay-chân-miệng tại tỉnh hòa bình năm 2011 và các biện pháp phòng chống dịch đã triển khai

82 1,7K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 2,72 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV.71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV.71 [1][2]. Trên Thế giới từng xảy ra nhiều vụ dịch tay-chân-miệng lớn với những diễn biến phức tạp. Tại Đài Loan năm 1998, vi rút EV71 đã gây ra một vụ dịch bùng nổ lớn với 78 ca tử vong [13], chủ yếu trẻ bị mắc bệnh tay-chân- miệng và tử vong rất nhanh do biến chứng viêm não, suy tim và viêm phổi. Trong những năm gần đây, bệnh tay-chân-miệng có xu hướng bùng phát trở lại. Năm 2007 - 2008, dịch tay-chân-miệng rất lớn đã xảy ra tại tỉnh Sơn Đông và tỉnh An Huy - Trung Quốc với 83.344 ca mắc và 17 trường hợp tử vong năm 2007, 22 trường hợp tử vong năm 2008, bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi [12] [13][21]. Một số nước khác tại khu vực châu Á cũng bùng phát dịch như Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Mông Cổ, Singapore [12]. Sự bùng nổ dịch bệnh tay-chân-miệng tại Đài Loan, Trung Quốc và một số nước khác đã cho thấy toàn cầu cần quan tâm đến bệnh này. Ở Việt Nam, bệnh tay-chân-miệng cũng đã xuất hiện từ khoảng 10 năm gần đây, đặc biệt là ở khu vực miền Nam. Năm 2005 vụ dịch tay-chân-miệng xảy ra tại miền Nam - Việt Nam với 746 trẻ nhập viện (BV Nhi đồng), 3 trường hợp tử vong [24]. Từ năm 2008 đến nay dịch bệnh tay-chân-miệng vẫn 1 tiếp tục xảy ra ở nước ta với số lượng bệnh nhân nhập viện và tỉ lệ tử vong ngày càng cao so với những năm trước. Tại khu vực miền Bắc, trước năm 2011 tay-chân-miệng không phải là bệnh phải báo cáo trong hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm do vậy số liệu bệnh tay-chân-miệng trong khoảng thời gian này không có hoặc có không chính xác, rõ ràng. Từ năm 2011 theo quyết định của thông tư 48/2010/TT – BYT ngày 31/12/2010, tay-chân-miệng là bệnh bắt buộc phải báo cáo trong hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, do vậy số liệu bệnh tay-chân-miệng được ghi nhận một cách có hệ thống. Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Bắc giống như các tỉnh thành khác sau khi có thông tư 48 trong việc hướng dẫn giám sát bệnh truyền nhiễm nói chung và tay-chân-miệng nói riêng được thực hiện một cách nghiêm túc đầy đủ. Từ ca bệnh tay-chân-miệng ghi nhận đầu tiên 29/05/2011 số ca bệnh ghi nhận tăng liên tục và nhanh chóng lan rộng ra 11/11 huyện thị trong tỉnh với số mắc ghi nhận lên tới hàng nghìn trường hợp. Để hiểu biết về đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay-chân-miệng góp phần trong công tác phòng chống bệnh trong hiện tại cũng như trong tương lai, tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tay- chân-miệng tại tỉnh Hòa Bình năm 2011 và các biện pháp phòng chống dịch đã triển khai” với 3 mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tay-chân-miệng tại Hòa Bình năm 2011 2. Mô tả sự phân bố của tác nhân vi rút gây bệnh tay-chân-miệng tại Hòa Bình 3. Mô tả các biện pháp phòng chống dịch đã triển khai tại tỉnh Hòa Bình năm 2011 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Bệnh tay-chân-miệng 1.1.1 Vi sinh vật học Năm 1957 Robinson và cộng sự lần đầu mô tả dịch ở Canada, đặc trưng: sốt, tổn thương ở hầu họng và mụn nước ở bàn tay, bàn chân liên quan với coxsakievi rút A16. Năm 1959, Alsop và cộng sự ghi nhận một vụ dịch tương tự ở Anh và đặt tên là bệnh tay-chân-miệng. Bệnh tay-chân-miệng do các virut thuộc họ Picornaviridae là loại vi rút có bản chất là RNA sợi đơn (+) gây ra như: Coxsackievirus A từ 2 đến 8, 10, 12, 14, 16 (thường gặp A16); Coxsackievirus B 1, 2, 3, 5; Echovirus; Enterovirus (thường gặp EV71, EV68, hoặc CV-B2). Trong đó, tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là Coxsackievirus A16 và EV71 là tác nhân cần quan tâm nhất vì có thể gây ra các bệnh cảnh trầm trọng, biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp dẫn tới tử vong nhanh chóng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. [2] [13] [21] Coxsackievirus A16: vius coxsackie lần đầu tiên được phân lập trong phân người tại thị trấn Coxsackie, Newyork vào năm 1948 bởi G.Dallfort. Vi rút này thuộc thọ Picornaviridae chủng Enterovirus, chỉ có một chuỗi ribonucleic acid (RNA) làm vật liệu di truyền. Vius cosxackie chia làm 2 nhóm A và B: Nhóm A gây hoại tử cơ và chết. Vius type A (chủ yếu serotype A16) gây herpangina (các mụn nước ở họng, hầu, tay, chân). Bệnh tay-chân-miệng là tên thường gọi của bệnh nhiễm vi rút này. 3 Nhóm B gây tổn thương nội tạng nhưng tình trạng ít nặng hơn. Vi rút type B gây tình trạng viêm màng phổi, biểu hiện bằng sốt, đau ngực, đau bụng, nhức đầu trong vòng 2 đến 12 ngày. Còn được gọi là bệnh Bornholm. Cả 2 type A và B có thể gây viêm màng não, viêm cơ tim, và viêm màng ngoài tim nhưng thường ít gặp. Do EV71 là tác nhân gây bệnh chủ yếu thường gặp ở khu vực Châu Á và gây nhiều bệnh cảnh nặng như: gây biến chứng thần kinh, tim mạch… nên các khảo cứu tập trung nhiều trên vi rút này. EV71 là một loại RNA vi rút, kích thước nhỏ, khoảng 30 nm, không có bao, chỉ có 1 sợi ribonucleic acid 7,4kb. Vỏ của EV71 có 60 tiểu đơn vị (promoter). Mỗi tiểu đơn vị chứa 1 trong 4 kiểu phiên bản protein cấu trúc là VP1, VP2, VP3, VP4. Vì VP4 nằm hoàn toàn ở mặt trong vi rút nên không gây đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Tất cả protein cấu trúc đều được mã hóa trên vùng P1 của bộ gen vi rút, vùng P2, P3 chứa 7 protein không cấu trúc. Do vi rút không có bao nên các enterovi rút đều ổn định trong môi trường của ký chủ như khi tiếp xúc với dịch vị của dạ dày và vi rút có thể tồn tại nhiều ngày trong nhiệt độ phòng. EV71 và các Enterovirus khác đều được tìm thấy trong nước, kể cả trong nước ngầm. Các vi rút đề kháng với các chất hữu cơ như ether, chloroform, cồn và đông lạnh; tuy nhiên bị bất hoạt ở nhiệt độ trên 56 o C, nước javel, formaldehyde và tia cực tím. EV71 lây truyền qua đường phân - miệng, nhưng cũng có thể lây qua tiếp xúc với dịch tiết từ miệng, dịch từ bọng nước vỡ, hay qua hạt nước bắn từ đường hô hấp. Giống như các enterovirus khác, ban đầu vi rút phát triển ở mô lympho như amydan và mảng Peyer ở ruột; sau đó đến các hạch lympho 4 lân cận gây tình trạng vi rút – máu nhẹ. Đa phần tình trạng nhiễm vi rút bị giới hạn ở đây. Tình trạng nhiễm trùng lan rộng khu vi rút lan ra hệ võng nội bì như gan, lách, tủy xương, tim, phổi, tụy tạng; EV71 có thể lan ngược axon tế bào thần kinh của dây thần kinh ngoại biên hoặc thần kinh sọ để vào thần kinh trung ương cũng như hiện diện ở da, màng nhầy và trùng hợp với thời kỳ phát bệnh lâm sàng. Hình 1: Cấu trúc và bộ gen của vi rút EV.71 Vi rút EV71 có thể tiếp tục được bài tiết từ hầu họng đến sau 2 tuần hay vẫn còn phân lập được sau 11 tuần kể từ khi bị nhiễm. [6] [14] 5 Cấu trúc và bộ gen của Enterovirus 71 1.1.2 Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay-chân-miệng: 1.1.2.1 Ổ chứa và nguồn lây truyền Nguồn bệnh là người bệnh, người lành mang vi rút trong các dịch tiết từ mũi, hầu, hong, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng, hoặc phân của bệnh nhân. [4] Vi rút gây bệnh tay-chân-miệng có thể lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với vi rút tiết ra từ dịch mũi, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng, phân bệnh nhân hoặc người lành mang trùng. Vi rút thường lây truyền qua bàn tay và tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm bẩn. Người bị nhiễm vi rút thường dễ truyền bệnh cho người khác trong tuần đầu mắc bệnh. Vi rút gây bệnh tay-chân-miệng có thể tồn tại trong cơ thể một vài tuần sau khi hết các triệu chứng của bệnh. Điều này có nghĩa là người bệnh sau khi đã phục hồi sức khỏe trong thời gian đầu vẫn có thể làm lây truyền bệnh cho người khác [6][12]. 1.1.2.2 Phương thức lây truyền Bệnh lây truyền qua đường phân – miệng hoặc tiếp xúc trực tiếp, nhưng chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng, hoặc tiếp xúc gián tiếp với các chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên đồ chơi, bàn, ghế, dụng cụ sinh hoạt, nền nhà… Đặc biệt khi bệnh nhân có biểu hiện bệnh đường hô hấp thì việc hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho vi rút lây trực tiếp từ người sang người [4][25]. Những ngày đầu của bệnh là thời gian lây lan mạnh nhất và vi rút tồn tại trong phân đến vài tuần sau khi không còn dấu hiệu bệnh nên bệnh nhân vẫn là nguồn lây quan trọng. 6 Bệnh không lây truyền qua động vật. Nếu không vệ sinh sạch sẽ bàn tay của người lớn dễ trở thành nguồn lây bệnh khi chăm sóc trẻ ốm rồi truyền bệnh cho các trẻ khác. Thông thường, thời gian ủ bệnh là 3 đến 7 ngày, sốt là dấu hiệu đầu tiên của bệnh [4][21]. 1.1.2.3 Tính cảm nhiễm Mọi người đều có thể cảm nhiễm với vi rút gây bệnh, tuy nhiên không phải ai nhiễm vi rút cũng bị bệnh. Trẻ nhỏ hay bị bệnh và thường có biểu hiện nặng hơn vì hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện [4]. 1.1.2.4 Thời gian xuất hiện của các ổ bệnh Theo các nghiên cứu về dịch tễ học của bệnh tay-chân-miệng cho thấy dịch bệnh có xu hướng theo mùa, thường gặp trong mùa Hè, đầu Thu gần đây lại có xu hướng tăng vào mùa Đông – Xuân, tuy nhiên vẫn có những ca lẻ tẻ rải rác trong năm [9]. Tại Việt Nam, bệnh tay-chân-miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương trong cả nước; tại các tỉnh phía Nam, số mắc tập trung từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 [4]. 1.1.2.5 Sự phân bố về giới tính Theo báo cáo của bộ y tế năm 2011 báo cáo Thủ tướng chính phủ “về tình hình bệnh tay-chân-miệng và các biện pháp phòng chống dịch đã triển khai” cho thấy số mắc bệnh tay-chân-miệng tích lũy trong năm 2011 là 110.987 ca trên địa bàn 63 tỉnh thành, trẻ nam chiếm 61%, nữ chiếm 39%; có 169 trường hợp tử vong tại 30 tỉnh thành trong cả nước trong đó trẻ nam chiếm 70 % nữ chiếm 30%. 7 Theo Trương Thị Chiết Ngự 2007, Trẻ nam mắc bệnh nhiều hơn trẻ nữ với tỷ lệ nam:nữ là 1,45:1, có sự khác biệt về tỉ lệ trẻ nam giữa 2 nhóm có biến chứng thần kinh - hô hấp - tuần hoàn và nhóm không có biến chứng [5]. Năm 2009, số ca mắc được thống kê tại Trung Quốc đại lục là 1.155.525 ca, trong đó tỷ lệ nam: nữ là 1,8:1 [6]. Tại Đài Loan (Trung Quốc) theo thống kê từ năm 1998 đến 2005 số ca mắc bệnh tay-chân-miệng với biểu hiện nặng dao động trong khoảng từ 35 đến 405 ca mỗi năm. Trong đó tỷ lệ trẻ nam: trẻ nữ mắc bệnh tương đương 1.5:1 [6]. Kết quả trên phần nào cho thấy tỷ lệ mắc và chết do bệnh tay-chân- miệng liên quan khá lớn đến giới tính. 1.1.2.6 Sự phân bố về lứa tuổi trong các vụ dịch tay-chân-miệng Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ hơn 3 tuổi, đỉnh là 1-2 tuổi (48,3%) và ít gặp ở trẻ nhỏ hơn 6 tháng và trên 5 tuổi. Đối với các trường hợp mắc bệnh tay-chân- miệng có biến chứng hô hấp- tuần hoàn chủ yếu là trẻ từ 12-24 tháng (47,8%) và không có trẻ nào dưới 6 tháng tuổi [5]. Tại Singapore năm 2000, tiến hành thống kê 3.790 ca được báo cáo nhận thấy có 2.987 trẻ nhỏ hơn 4 tuổi chiếm 78,8%. Tại thành phố Lâm Nghi – Quảng Đông – Trung quốc năm 2007 có 2 vụ dịch lớn bùng phát được báo cáo, trẻ mắc bệnh trong số đó phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi (84,4%) [6]. 1.1.3 Diễn biến bệnh 1.1.3.1 Giai đoạn ủ bệnh Khoảng một tuần và thường không biểu hiện triệu chứng 8 1.1.3.2 Giai đoạn khởi phát Từ 1 đến 2 ngày, bệnh nhân thường có biểu hiện sốt nhẹ, đau rát họng hoặc chán ăn, đôi khi có kèm theo nôn, tiêu chảy vài lần trong ngày, phân không nhày máu. 1.1.3.3 Giai đoạn toàn phát Có thể kéo dài từ 3 đến 10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh. - Các dấu hiệu trên da tập trung ở: o Trong lòng bàn tay, ngón tay o Gan bàn chân, ngón chân o Bọng nước đôi khi có ở mông, đầu gối, hoặc các vùng khác của cơ thể o Ban da không ngứa nhưng hơi đau khi đè tay lên. Khi bọng nước khô để lại vết thâm trên da, không loét. - Các tổn thương niêm mạc miệng và họng tiến triển nhanh thành bọng nước và được bao quanh bởi quầng hồng ban kích thước 2 – 3 mm. Các bọng nước này nhanh chóng thành vết loét gây đau nên trẻ quấy khóc, chán ăn hoặc không ăn uống, chảy nước bọt liên tục dẫn đến mất nước. - Sốt: bệnh nhân thường sốt nhẹ, có khi sốt cao 38 – 39 o C và kéo dài 24 -48 giờ. - Nôn: nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Các biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của bệnh. Giai đoạn này bệnh tay-chân-miệng có thể bị nhầm lẫn với bệnh thủy đậu hoặc viêm mụn nước do vi khuẩn. 9 1.1.3.4 Các dấu hiệu của biến chứng - Biến chứng thần kinh: viêm não, viên thân não, viêm màng não, viêm não tủy với các triệu chứng sau: o Rung giật cơ: từng cơn ngắn 1 – 2 giây, chủ yếu ở tay và chân, trong cơn trẻ vẫn còn ý thức. o Ngủ gà, quấy khóc, run chi, mắt nhìn ngược. o Yếu chi ( liệt mềm cấp) o Liệt dây thần kinh sọ não. o Co giật, hôn mê là dấu hiệu nặng, thường đi kèm với suy hô hấp, suy tuần hoàn. - Biến chứng hô hấp, tim mạch: viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch. o Mạch nhanh, nhịp tim trên 160 lần/phút, da nổi vân tím, thời gian phục hồi màu da trên 3 giây, vã mồ hôi, chi lạnh. o Giai đoạn đầu huyết áp có thể tăng ( HA tâm thu trẻ dưới 2 tuổi từ 115mmHg trở lên, trẻ trên 2 tuổi từ 120mmHg trở lên). Giai đoạn sau mạch và huyết áp không đo được. o Khó thở: thở không đều, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, thở rít thanh quản. o Phù phổi cấp: trào bọt hồng, khó thở, tím tái, nghe phổi nhiều rale ẩm. 10 [...]... ngang, sử dụng số liệu hồi cứu các trường hợp mắc bệnh tay-chân-miệngtại tỉnh Hòa Bình năm 2011 1.6.2 Cỡ mẫu nghiên cứu Hồi cứu tất cả các trường hợp mắc tay-chân-miệngtại tỉnh Hòa Bình trong năm 2011 về các thông tin dịch tễ sẵn có Với tổng số 2364 ca bệnh tay-chân-miệng và 219 phiếu trả lời kết quả xét nghiệm mẫu phân tích bệnh phẩm nghi mắc bệnh tay-chân-miệng được hồi cứu 25 1.6.3 Các sai số có thể... về dịch tay-chân-miệng tại Hòa Bình năm 2011 Số liệu chung về các huyện có dịch năm 2011 Bảng 3.1 Tình hình chung về số mắc mới của tỉnh Hòa Bình năm 2011 Số huyện có Stt Thời gian dịch Số mắc mới Tử vong 1 Tháng 5 /2011 1/11 6 0 2 Tháng 6 /2011 2/11 70 0 3 Tháng 7 /2011 3/11 90 0 4 Tháng 8 /2011 11/11 421 0 5 Tháng 9 /2011 11/11 813 0 6 Tháng 10 /2011 11/11 524 0 7 Tháng 11 /2011 11/11 358 0 7 Tháng 12 /2011. .. vong tại 30 tỉnh Số trường hợp mắc bệnh tay-chân-miệng bắt đầu gia tăng từ tuần thứ 20 với 850 ca mắc/tuần, cao nhất là tuần thứ 27, 14 tính đến ngày 31/12 /2011 vẫn đang duy trì ở mức cao với trên 2000 ca mắc/tuần [1] 1.3 Các biện pháp phòng chống dịch TCM 1.3.1 Các biện pháp dự phòng • Nguyên tắc phòng bệnh: - Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu - Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng. .. Tình hình mắc bệnh tay-chân-miệng ở Hòa Bình năm 2011 chủ yếu là vào tháng 8, 9, 10, 11 với số lượng ca mắc mới đạt đỉnh ở tháng 9 với 813 ca mới chiếm khoảng 34% của cả năm Ngoài ra không ghi nhận trường hợp nào tử vong trong năm 2011 tại Hòa Bình 27 1.9.1 Bản đồ các huyện có dịch Bản đồ 1: bản đồ địa dư tỉnh Hòa Bình Bản đồ 2: bản đồ phân bố số ca mắc bệnh tay-chân-miệng tại Hòa Bình năm 2011 28 Nhận... lệ mắc bệnh cao nhất của tỉnh với gần 700 ca bệnh trên 100.000 dân, tiếp đến là huyện Cao Phong và Kim Bôi Thành phố Hòa Bình chỉ có trên 200 trường hợp mắc trong 100.000 dân, năm ở khoảng trung bình so với các huyện trong tỉnh 29 1.10 Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tay-chân-miệng năm 2011 1.10.1 Diễn biến dịch theo thời gian khởi phát Biểu 1: biểu đồ diễn dịch theo thời gian khởi phát bệnh tay-chân-miệng. .. đầu vào năm 1969 tại California ở một bệnh nhi viêm não [19], EV71 đã gây ra những vụ dịch lớn nhỏ rải rác ở nhiều khu vực Theo báo cáo tại Đài Loan đã có 129.106 ca bệnh tay-chân-miệng vào năm 1998 trong đó 405 trường hợp bệnh nặng với 78 ca tử vong [8] [12] Singapore có 9000 ca bệnh tay-chân-miệng, 7 ca tử vong vào giai đoạn 2000 - 2001 và từ đó dịch tiếp diễn 2 - 3 năm một lần Trong 8 tháng của năm. .. khi ăn, sử dụng [3] 1.3.2 Biện pháp chống dịch - Sở Y tế tham mưu cho Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực tiếp chỉ đạo, huy động nguồn lực và các ban, ngành, đoàn thể triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại địa phương - Quản lý và điều trị bệnh sớm theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng ban hành kèm theo quyết định số 2554/QĐ-BYT ngày 19/7 /2011 của bộ trưởng bộ y tế... đồ diễn biến bệnh tay-chân-miệng theo tháng khởi phát tại Hòa Bình năm 2011 Nhận xét: Từ 70 ca mắc mới đầu tiên được phát hiện và báo cáo trong tháng 6 năm 2011 tại 2 huyện Mai Châu và Yên Thủy, sang tháng 7 tỉnh Hòa Bình đã phát hiện thêm được những ca mới không chỉ ở 2 huyện trên mà còn cả ở Tp Hòa Bình với 20 trường hợp Đến tháng 8 dịch tay-chân-miệng bắt đầu bùng phát mạnh với tổng số 421 ca mắc... lập trong các năm 2003 [1], 2005 - 2007 [2] đã cho thấy có sự lưu hành của vi rút EV71 nhóm gen C, nhóm gen phụ C5 Tuy nhiên, kết quả chưa thể cung cấp đầy đủ một bức tranh tổng quát về các nhóm gen đã và đang lưu hành ở Việt Nam cũng như khả năng dịch tễ học và bệnh học của chúng Tích lũy số ca mắc tay-chân-miệng trong năm 2011 cả nước ghi nhận 110.987 trường hợp mắc bệnh tay-chân-miệng tại 63 địa... xét: Nhận thấy trong năm 2011 tại Hòa Bình, bệnh tay-chân-miệng được phát hiện ở tất cả các huyện thị, trong đó huyện Mai Châu và huyện Kim Bôi có tỷ lệ mắc cao hơn cả với 477 ca mắc ở Kim Bôi và hơn 300 ca tại Mai Châu, tổng số mắc mới của 2 huyện chiếm hơn 1/3 số mắc của toàn tỉnh 1.9.2 Tỷ lệ mắc trên 100.00 dân Bản đồ 3: bản đồ tỷ lệ mắc bệnh trên 100.000 dân tại Hòa Bình năm 2011 Nhận xét: Mai châu . phòng chống bệnh trong hiện tại cũng như trong tương lai, tôi tiến hành đề tài nghiên cứu Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tay- chân-miệng tại tỉnh Hòa Bình năm 2011 và các biện pháp phòng chống. chống dịch đã triển khai với 3 mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tay-chân-miệng tại Hòa Bình năm 2011 2. Mô tả sự phân bố của tác nhân vi rút gây bệnh tay-chân-miệng tại Hòa Bình 3 [1]. 1.3 Các biện pháp phòng chống dịch TCM 1.3.1 Các biện pháp dự phòng • Nguyên tắc phòng bệnh: - Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu. - Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa

Ngày đăng: 07/10/2014, 01:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w