1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mô tả đặc điểm lâm sàng tổn thương thể thủy tinh do vết thương xuyên và các biện pháp xử lý

47 524 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 604,5 KB

Nội dung

CHỮ VIẾT TẮT DVNN : Dị vật nội nhãn ĐBS : Đục bao sau CT : Chấn thương VTX : Vết thương xuyên n : Số lượng TDT : Trích dẫn từ TTT : Thể thủy tinh TTTNT : Thể thủy tinh nhõn tạo 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương mắt là một cấp cứu nhãn khoa thường gặp trong lâm sàng. Theo Phan Đức Khâm (1991) tỷ lệ chấn thương mắt chiếm 10% - 15% các bệnh lý của mắt ở Việt Nam [11]. Trong đó chấn thương xuyờn gõy nên những tổn hại rất nặng nề, thường phối hợp với nhiều thương tổn khác của các bộ phận khác nhau thuộc nhãn cầu như: Giỏc mạc, củng mạc, mống mắt, thể mi, thể thủy tinh, dịch kính, võng mạc và thị thần kinh Hậu quả của vết thương xuyên có thể làm giảm thị lực một cách trầm trọng, tức thì và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Mặt khác đối tượng hay bị chấn thương thường là người trong độ tuổi lao động và trẻ em ( khoảng 80% dưới 50 tuổi) nờn nú ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài đến đời sống, sinh hoạt trong suốt cả cuộc đời của chính nạn nhân và gia đình. Theo Fedorov (1985), A. Kakim (1998) thì tỷ lệ đục TTT trong vết thương xuyên là: 53,3 - 66,33% [TDT 63]. Ở Việt Nam đục TTT do vết thương xuyên là thương tổn thường gặp. Theo nghiên cứu của Phan Đức Khâm (1991) thì đục TTT do chấn thương chiếm khoảng: 1,8% các loại đục TTT nói chung và 34% trong chấn thương mắt nói riêng, trong đó đục TTT do vết thương xuyên là: 51,1%; vết thương xuyờn cú dị vật nội nhãn: 20,9% và chấn thương đụng dập là 27% [11]. Theo Trần Thu Phương và Vũ Anh Lê (1998) gặp đục TTT do chấn thương xuyên là: 64%; chấn thương đụng dập là: 24% [15]. Lê Thị Đông Phương (2001) thấy tỉ lệ đục TTT do chấn thương xuyên là: 64,08%; chấn thương đụng dập: 35,9% [13]. Đục TTT do vết thương xuyên chiếm tỷ lệ rất cao, là tổn thương làm giảm thị lực, thường đi kèm với những bệnh cảnh lâm sàng phức tạp của chấn thương nhãn cầu, nên có nhiều nguy cơ gây biến chứng nặng nề khó hồi phục nếu không có những biện pháp xử trí kịp thời. Ngày nay cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, sự tiến bộ của các kỹ thuật vi phẫu, cắt dịch kính, đặt thể thủy tinh nhân tạo (TTTNT) đã mang lại nhiều kết quả rất khả quan trong việc xử lý các tổn thương phối hợp phức tạp này [9], [13]. Tuy nhiên theo các nghiên cứu của nhiều tác giả trước đây thì thái độ xử lý những 2 tổn thương này còn có một số điểm khác biệt và vẫn chưa được thống nhất, do có nhiều hình thái lâm sàng khác nhau. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Mô tả đặc điểm lâm sàng tổn thương thể thủy tinh do vết thương xuyên và các biện pháp xử lý.” với mục 2 tiêu: 1- Mô tả đặc điểm lâm sàng các hình thái tổn thương thể thủy tinh do vết thương xuyên nhãn cầu. 2- Nhận xét việc ứng dụng các biện pháp xử lý đối với đục thể thủy tinh do vết thương xuyên. 3 Chương I TỔNG QUAN 1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU THỂ THỦY TINH Thể thủy tinh bình thường là một thấu kính trong suốt, hai mặt lồi có công suất khoảng +20 dioptrie chiếm 1/3 tổng công suất khúc xạ hội tụ của mắt. Cực trước và sau được nối nhau bởi một đường thẳng gọi là trục, và xích đạo là chu vi lớn nhất. TTT bình thường không có mạch máu và thần kinh. Dinh dưỡng của TTT dựa vào sự thẩm thấu các chất dinh dưỡng từ thủy dịch qua bao TTT TTT nằm ngay sau đồng tử, phía trước áp sát với biểu mô mống mắt, phía sau tiếp giáp với màng Hyaloid, xích đạo TTT chỉ cách thể mi một khoảng rộng chừng 0,5mm [2]. Bao của TTT là một màng đáy trong suốt, đàn hồi, cấu tạo bởi collagen loại IV do những tế bào biểu mô sinh ra, chứa đựng chất TTT và có thể làm biến đổi hình dạng của nó trong quá trình điều tiết và cũng là nơi để dây Zinn bám ở ngoài. Bao dày nhất ở vùng xích đạo của bao trước và mỏng nhất ở trung tâm của bao sau. Khi mới sinh, bao trước dày hơn bao sau và tăng lên suốt cuộc đời. Biểu mô của TTT dưới bao trước, chỉ gồm một lớp tế bào, các tế bào ở chu biên tiếp tục bằng thớ TTT xích đạo khoảng 1.500 - 2.000 thớ nối với nhau ở những chỗ khớp. 4 5 Hình 1.1. Cấu trúc TTT bình thường Hình 1.2. Sơ đồ cắt ngang TTT [16], [54] Bao trước Tế bào biểu mô Các sợi vỏ Vùng sinh sản Vùng hình cung Bao sau Nhân 8- Thể thủy tinh; 9- Mống mắt; 10- Đồng tử 11- Tiền phòng; 12- Khe thể mi; 13- Củng mạc 14- Dịch kính. 1.2 VẾT THƯƠNG XUYấN NHÃN CẦU 1.2.1. Khái niệm: Vết thương xuyên nhãn cầu là vết thương xuyên qua toàn bộ chiều dày của màng nhãn cầu, giác mạc ở phía trước,củng mạc ở phía sau, có thể gõy phũi tổ chức nội nhãn, màng bồ đào, thể thủy tinh, dịch kính, võng mạc. Vết thương xuyên nhãn cầu có thể kèm theo dị vật nội nhãn (DVNN) hoặc không. Tùy theo nhõn tố gõy chấn thương, tốc độ, khoảng cách mà Vết thương xuyên nhãn cầu có một lỗ vào (xuyên chột) hoặc có một lỗ vào và một lỗ ra (xuyên suốt). 1.2.2. Phõn loại [43] Vết thương xuyên nhãn cầu được chia làm 2 phần: Vết thương xuyên phần trước và vết thương xuyên phần sau. - Vết thương xuyên phần trước là những vết thương gõy tổn thương từ giác củng mạc đến bao sau thể thủy tinh. - Vết thương xuyên phần sau nhãn cầu là những vết rách củng mạc từ cách rìa giác mạc 5 mm cho đến hậu cực, gõy nên những tổn hại cho DK và vừng mạc 1.2.3. Đặc điểm: Vết thương xuyên nhãn cầu làm thông nội nhãn với bên ngoài, gõy rối loạn các môi trường trong suốt, phá hủy các tổ chức, đồng thời đưa vi khuẩn xõm nhập vào nội nhãn., làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Mức độ nguy hiểm của VTX tăng lên nếu có kèm theo có DVNN không những chỉ có sự tàn phá do chính bản thõn dị vật gõy ra ngay lúc bị chấn thương và muộn hơn là hiện tượng nhiễm kim loại nhãn cầu. Vết thương xuyên nhãn cầu không những phá hủy mắt bị thương mà còn có thể gõy biến chứng trầm trọng, nguy hiểm cho mắt lành (nhãn viêm đồng cảm). Vết thương xuyên nhãn cầu thường kèm theo nhiều tổn thương phối hợp cùng lúc như: Rách giác mạc, xẹp tiền phòng, phòi kẹt, rách, đứt chõn mống mắt, vỡ TTT, xuất huyết tiền phòng, dịch kính, bong vừng mạc, mất tổ chức nội nhãn. 6 Theo thống kê của một số tác giả trong vết thương xuyên nhãn cầu thì: [4], [17] - Tổn thương rách giác mạc - Phòi kẹt mống mắt: 70% - Rách giác mạc, củng mạc, xuất huyết nội nhãn: 22,6% - Rách giác củng mạc, vỡ TTT: 31,4% - Rách giác mạc phối hợp vỡ TTT: 67,55% - Rách giác mạc,vỡ TTT, phòi dịch kính: 31,56% 1.2.4. Biến chứng: Biến chứng của vết thương xuyên nhãn cầu hay gặp là: Sẹo giác mạc, đục TTT, viêm màng bồ đào, bong vừng mạc, tăng nhãn áp, teo nhãn cầu và đặc biệt nguy hiểm là nhãn viêm đồng cảm. [4] 1.3. CƠ CHẾ ĐỤC THỂ THỦY TINH DO VẾT THƯƠNG XUYấN Cể HOẶC KHÔNG CÓ DỊ VẬT NỘI NHÃN 1.3.1. Cơ chế đục thể thủy tinh do VTX không có dị vật nội nhãn Khi bị vết thương xuyên nhãn cầu, TTT có thể bị đâm thủng hoặc xuyên thấu tới dịch kính (DK). Quá trình đục TTT tiến triển nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức độ rách bao TTT (rộng hay hẹp) do tác nhân chấn thương gây nên., bản chất, vị trí của dị vật trong nhãn cầu. [2], [13], [27]. - Tổn thương nhỏ ở bao trước: Vết rách nhỏ ở bao trước có thể tự liền sẹo nhờ sự tăng sinh biểu mô ở bao trước TTT [13], [27]. Sự phục hồi biểu mô càng thuận lợi nếu có sự tiếp cận với mống mắt. Các tổ chức sợi trong suốt mới hình thành dần dần xen kẽ với các sợi đục tạo nên một đục TTT rất đặc hiệu đó là đục khu trú, đôi khi không ảnh hưởng đến thị lực. Vết sẹo biểu mô ở bao thường là yếu, có thể giãn ra và vỡ lại làm cho chất TTT tiếp tục bị đục [TDT13]. - Tổn thương lớn ở bao trước: Vết rách bao rộng không thể tự liền nhờ vào quá trình tăng sinh biểu mô ở bao trước TTT. Chất TTT sẽ tiếp xúc với thủy dịch làm cho các thớ sợi TTT hoá lỏng và bị phá hủy. Tất cả các thớ sợi đều bị ngấm thủy dịch phồng lên và có thể thoát qua vết rách ra tiền phũng, gõy hình thái đục TTT trương phồng [28]. 7 Quá trình phá hủy các thớ sợi TTT đi kèm theo tiêu chất nhân. Tốc độ tiêu chất TTT phụ thuộc vào kích thước vết rách bao TTT, tuổi của bệnh nhân, sự phản ứng của tổ chức và phản ứng viêm đi kèm. - Tổn thương bao sau: Vết thương xuyên thấu TTT tới DK sẽ gây nên rách bao sau, tổn thương này khó phát hiện trên lâm sàng vì bị chất TTT đục che khuất và thường chỉ phát hiện được trên hình ảnh siêu âm B, hoặc trong lúc phẫu thuật lấy TTT đục vỡ hoặc cắt TTT - DK qua Pars plana với trợ giúp của nội soi. Khi bao sau bị rỏch, cỏc tế bào biểu mô ở vùng xích đạo (chỗ nối bao trước và bao sau) có thể tăng sản, di cư và tập trung ở trên bờ mép vết rách bao sau để cố gắng phục hồi chỗ rách, dẫn đến kết quả là bờ vết rách dày lên, xơ hoá và hình thành đục bao sau [33], [34], [47], [48]. 1.3.2. Cơ chế đục thể thủy tinh do vết thương xuyờn cú dị vật nội nhãn Thể thủy tinh đục do các thớ sợi TTT bị dị vật cắm vào hoặc xuyên qua. Dị vật kim loại nội nhãn thường gặp là dị vật sắt hoặc đồng, đó là kim loại có khả năng bị oxy hoá và lan toả vào cỏc mụ lân cận, gây nhiễm độc ở một số bộ phận nằm xa vị trí của dị vật [46]. - Đục thể thủy tinh nhiễm sắt: Mẩu sắt ở trong mắt có thể gây tình trạng nhiễm sắt nhãn cầu (siderosis bulbi), phá hủy lan toả toàn bộ nhãn cầu gây nên phản ứng nhiễm độc TTT dẫn đến TTT đục với một lớp bụi nâu vàng phủ ở mặt trước, cuối cùng toàn bộ TTT chuyển sang màu nâu của rỉ sắt [2], [13] , [28]. - Đục thể thủy tinh nhiễm đồng: Mẩu đồng nằm trong nhãn cầu sẽ gây tình trạng nhiễm đồng (Chalcosis), hiện tượng này hiếm gặp hơn nhiễm sắt. Dấu hiệu nhiễm đồng nội nhãn thường tiến triển sau chấn thương vài năm và sẽ gây đục TTT hình hoa hướng dương. Ở dưới vị trí bao trước TTT có chứa đựng cỏcbonat đồng (CuHCO 3 ) nên TTT có mầu xanh xám. Sau khi lấy dị vật đồng, tình trạng nhiễm đồng sẽ mất đi một cách chậm chạp trong vài năm [2], [3], [13]. - Đục thể thủy tinh do dị vật không kim loại: Dị vật vào TTT, nếu có kích thước nhỏ và chất liệu trơ như thủy tinh, thạch anh hoặc một số loại nhựa (plastic) sẽ gây đục TTT khu trú. Dị vật thực vật ở trong mắt thường gây phản ứng viêm nặng và sớm ngay từ đầu. 8 1.4. Các hình thái lõm sàng của đục thể thuỷ tinh do chấn thương Có nhiều tác giả đưa ra những những phõn loại đục TTT do chấn thương, nhưng theo chúng tôi chọn cách phõn loại theo mức độ tổn thương bao và dõy Zinn như của Gundorova R.A.(1986), Irvine J.A.(1991) [TDT13], Krishnamachary M. (1997) [43], Karim A. (1998) [63]. Bởi vì cách phõn loại này thuận thuận lợi cho việc chỉ định kỹ thuật và thời điểm đặt IOL.Theo phõn loại này, đục TTT do chấn thương có thể có các hình thái sau: 1.4.1. Thể thủy tinh đục sữa Đặc điểm TTT đục sữa là hầu hết bao TTT và dõy Zinn còn nguyên vẹn. Nghiên cứu của Krishnamachary M. và cộng sự (1997) [43] gặp 27,74%. Karim A. và cộng sự (1998) [6363] gặp 44%. Fedorov S.N. (1985) [TDT 13] gặp 63,9% trong chấn thương đụng giập và chỉ có 10,5% trong VTX. Trong khi đó ở Việt Nam, Nguyễn Thị Đông Phương (2001) [13] thấy hình thái đục sữa do chấn thương chiếm tỷ lệ 21,22%. Theo tác giả thì tỷ lệ này có thấp hơn so với các tác giả nước ngoài, có thể là do tỷ lệ tổn thương phối hợp có cao hơn, trong hình thái này thì chấn thương đụng giập là 37,5%, VTX có DVNN là 28,12% và VTX không có DVNN chỉ là 8%. Trong hình thái đục sữa, tác giả còn phõn ra đục TTT do nhiễm sắt chiếm tỷ lệ 18,75% trong VTX có DVNN nói riêng và 2,45% trong chấn thương mắt nói chung. 1.4.2. Thể thủy tinh đục tiêu Đặc điểm bệnh nhõn ở nhóm đục TTT tiêu là đến rất muộn sau chấn thương. Nghiên cứu của Fedorov S.N. (1985) [TDT13] nhận thấy bệnh nhõn đến sớm nhất là 3 tháng và muộn nhất là 25 năm. Nguyễn Anh Thư (1994) [17] và Vũ Anh Tuấn (1996) [19] gặp bệnh nhõn đến sớm nhất là 3 tháng và muộn nhất là 28 năm. Lê Thị Đông Phương (2001) [1313] trong một nghiên cứu gồm 245 bệnh nhõn bị đục TTT do chấn thương có gặp 17 mắt TTT đục tiêu trong số này người đến sớm nhất là 3 tháng và muộn nhất cũng tới 25 năm. Vì vậy, trên những mắt TTT đục tiêu thường kèm theo lác ngoài do nhược thị. Krishnamachary M. và cộng sự (1997) [43] gặp 11,68%. Lê Thị Đông Phương (2001) [13] gặp 4,9% mắt bị lác. 1.4.3. Thể thủy tinh đục có rách bao trước 9 Đõy là một hình thái đặc trưng trong VTX có hoặc không có DVNN, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các hình thái đục TTT do chấn thương. Lê Thị Đông Phương (2001) [13] gặp đục TTT có rách bao trước chiếm tỷ lệ 40% trong VTX, trong khi đó ở chấn thương đụng giập chỉ có 6,8%. Các tác giả khác gặp tỷ lệ thấp hơn như: Krishnamachary M. và cộng sự (1997) [43] gặp 21,9% trong chấn thương chung; Karim A. và cộng sự (1998) [63] gặp 13,3%. Nguyễn Anh Thư (1994) [17] và Vũ Anh Tuấn (1996) [1919] gặp 41,2%; Blum M. và cộng sự (1996) [32] gặp 26,9% trong VTX, còn chấn thương đụng giập không gặp trường hợp nào. Bệnh nhõn ở nhóm này thường đến khám và điều trị sớm do rách bao thủy dịch ngấm vào TTT làm cho quá trình đục tiến triển nhanh nên thị lực giảm nhiều. Bao trước TTT bị rách, chất TTT bung ra tiền phòng như một cái nấm, có thể gõy phản ứng viêm màng bồ đào do chất TTT. Đa số các tác giả đều đồng ý cho rằng, trong trường hợp này phải phẫu thuật lấy chất TTT phối hợp khi xử lý cấp cứu các tổn thương khác càng sớm càng tốt [63]. 1.4.4. Thể thủy tinh đục trương Thể thủy tinh đục trương là hình thái đặc biệt của tổn thương bao TTT do chấn thương. Ở hình thái này, Lê Thị Đông Phương (2001) [13] gặp 11,84%; Krishnamachary và cộng sự (1997) [43] gặp 11,68%; Nguyễn Anh Thư (1994) [TDT 13] gặp 7,9%. Bao TTT bị tổn thương có thể rách hoặc chỉ là rạn nứt làm cho thủy dịch ngấm vào chất TTT sẽ trương lên làm nghẽn đồng tử gõy tăng nhãn áp. Trong trường hợp này theo các tác giả nên phẫu thuật TTT càng sớm càng tốt. Có thể phối hợp khi xử lý cấp cứu các tổn thương khác. 1.4.5. Thể thủy tinh đục có rách bao bao sau Trường hợp đục TTT có rách bao sau, Lê Thị Đông Phương (2001) [13] gặp trong VTX có DVNN là 21,88%, không có DVNN là 21,6% và không gặp trường hợp nào sau chấn thương đụng giập. Nguyễn Anh Thư (1994) [17] gặp với tỷ lệ ít hơn 12,5% trong VTX; Krishnamachary và cộng sự (1997) [43] gặp 10,22%, Karim A. và cộng sự (1998) [63] gặp 11,1% rách cả hai bao đều do VTX. Không trường hợp nào do chấn thương đụng giập. 10 [...]... thể thủy tinh được chia ra lệch ít, lệch nhiều và lệch hoàn toàn (sa thể thủy tinh) - Tình trạng dịch kính - võng mạc thường không quan sát được do đục thể thủy tinh - Phân loại chấn thương: (Đụng giập, vết thương xuyờn cú và không có dị vật nội nhãn) đánh giá tình trạng chức năng và thực thể, các biến chứng, di chứng và các tổn thương phối hợp Cận lâm sàng: - X-quang siêu âm, để phát hiện những tổn thương. .. phần bổ sung thêm cho việc phân loại các hình thái lâm sàng của đục thể thủy tinh do vết thương xuyên cũng như việc xử lý những hậu quả nặng nề do chấn thương gây nên 23 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành trờn nhóm bệnh nhân bị vết thương xuyên nhãn cầu có tổn thương TTT đến khám và điều trị tại khoa Chấn thương - Bệnh viện Mắt Trung Ương từ... còn thể thủy tinh bằng đặt thể thủy tinh nhân tạo Để khắc phục những nhược điểm của các phương pháp chỉnh quang cho mắt không còn thể thủy tinh như: đeo kính gọng, mang kính tiếp xỳc ,và cỏc phẫu thuật khúc xạ bằng biến đổi độ cong giác mạc [27], [49], [62] ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu đặt thể thủy tinh nhân tạo sau phẫu thuật lấy thể thủy tinh Về phương diện lý thuyết đặt thể thủy tinh. .. Việt Nam Chấn thương xuyên thủng nhãn cầu là bệnh cảnh lâm sàng thường gặp chiếm 1/3 tổng số chấn thương mắt [12Trần An (1998), Nghiên cứu điều trị phẫu thuật sa lệch thể thủy tinh Luận án tiến sĩ y học, trường Đại học y Hà Nội, Hà Nội Tổn thương do vết thương xuyên thường rất nặng, biểu hiện lâm sàng nhiều hình thái, nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn sinh hoạt [4], [20] Trong đó tổn thương TTT chiếm... điều trị trước đây 25 Khám lâm sàng: - Xác định tổn thương đục thể thủy tinh đơn thuần hay có tổn thương kết hợp - Mức độ đục thể thủy tinh (khu trú hay toàn bộ), vị trí đục thể thủy tinh (trung tâm, ở bao, ở nhân, ở cực sau), hỡnh thỏi đục thể thủy tinh (đục trương phồng, đục tiêu, đục mềm, đục nhiễm kim loại) - Tình trạng bao trước và bao sau thể thủy tinh: còn nguyên vẹn, rách - Khỏm cú cỏc chất như... với thể thủy tinh hay không - Phát hiện tình trạng tổn thương hệ thống dây chằng Zinn với các triệu chứng như rung rinh mống mắt, rung rinh thể thủy tinh, độ sâu tiền phòng không đều, khoảng cách từ mống mắt đến thể thủy tinh - Giãn đồng tử để phát hiện bờ xích đạo của thể thủy tinh ở diện đồng tử hoặc soi kính Goldmann để xác định đứt dây Zinn trong trường hợp thể thủy tinh di lệch nhẹ Mức độ lệch thể. .. thái tổn thương và những thời điểm thích hợp sau chấn thương mà có những thái độ, biện pháp xử trí khác nhau cho phù hợp Ở Việt Nam từ trước tới nay đã có nhiều nghiên cứu về những hình thái tổn thương TTT trong chấn thương xuyên cũng như các phương 22 pháp xử lý, nhưng vào thời điểm nào và phương pháp nào là tốt nhất cho mỗi hình thái thỡ cũn ớt được biết đến và chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống... áp do TTT chủ yếu là phẫu thuật lấy TTT, tùy theo tổn thương phối hợp gây tăng nhãn áp mà có biện pháp xử lý phối hợp đúng đắn 1.8 ĐIỀU TRỊ ĐỤC THỂ THỦY TINH DO VẾT THƯƠNG 1.8.1 Điều trị nội khoa Đại đa số các đục TTT do chấn thương xuyên đều đòi hỏi phải phẫu thuật, tuy nhiên trong một số trường hợp TTT chỉ đục khu trú ngoài trục thị giác, rách bao trước vết rách nhỏ, nhiều tác giả cùng chung quan điểm. .. Theo cách phân loại của Nguyễn Thị Anh Thư 1994 2.2.4.2 Xử lý tổn hại TTT do VTX: Nghiên cứu trên toàn bộ số bệnh nhân có tổn hại TTT do vết thương về thời điểm và phương pháp xử lý Điều trị nội khoa: Chỉ định: các trường hợp đục TTT khu trú ngoài trục thị giác, rách bao trước vết rách nhỏ Cụ thể: Kháng sinh, kháng viêm, tiờu mỏu, co đồng tử tạo điều kiện hàn vết rách bao Điều trị phẫu thuật: - Các. .. đặt vào rãnh thể mi ở trước bao trước sau khi cắt TTT - dịch kính qua pars plana và hai mắt không còn bao, phải cố định càng vào rãnh thể mi bằng mũi chỉ xuyên củng mạc - Thời gian chỉ định phẫu thuật: Xử lý trong thì 1: Lấy TTT ngay trong khi xử lý cấp cứu hoặc sau vài ngày do không thể lấy sạch ngay TTT một cách an toàn Xử lý thì 2: Các hình thái và thời gian tiến hành phẫu thuậtlấy TTT sau khi đã xử . đặc điểm lâm sàng tổn thương thể thủy tinh do vết thương xuyên và các biện pháp xử lý. ” với mục 2 tiêu: 1- Mô tả đặc điểm lâm sàng các hình thái tổn thương thể thủy tinh do vết thương xuyên nhãn. 2- Nhận xét việc ứng dụng các biện pháp xử lý đối với đục thể thủy tinh do vết thương xuyên. 3 Chương I TỔNG QUAN 1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU THỂ THỦY TINH Thể thủy tinh bình thường là một thấu. có một lỗ vào và một lỗ ra (xuyên suốt). 1.2.2. Phõn loại [43] Vết thương xuyên nhãn cầu được chia làm 2 phần: Vết thương xuyên phần trước và vết thương xuyên phần sau. - Vết thương xuyên phần

Ngày đăng: 17/11/2014, 17:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w