3.4.1. Bệnh mắt có phòng đƣợc không ?
Bảng 3.14: Nhận thức về khả năng phòng bệnh mắt
Bệnh mắt có thể phòng được không Số lượng Tỷ lệ (%)
Có 276 98,6
Không 04 1,4
Bảng 3.14 cho thấy số sinh viên nhận thức bệnh mắt có thể phòng được chiếm phần lớn 98,6%. 3.4.2. Bạn có biết cách phòng bệnh mắt Bảng 3.15: Cách phòng bệnh cho mắt Cách phòng bệnh mắt Số lượng Tỷ lệ (%) Nước sạch 155 55,4 Vệ sinh cá nhân 232 82,9 Đeo kính bảo vệ 87 31,1
Nhận xét: bảng 15 cho thấy số sinh viên có nhận thức về cách phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh cá nhân là cao nhất chiếm tỷ lệ 82,9%, tiếp dó là phòng bệnh bằng sử dụng nước sạch chiếm 55,4% và số sinh viên cho rằng biện pháp đeo kính bảo hộ để phòng bệnh chiếm tỷ lệ 31,1%%.
3.4.3. Xử lý khi bị vật bay vào mắt
Bảng 3.16: Cách xử trí khi bị dị vật bay vào mắt
Cách xử trí khi dị vật vào mắt Số lượng Tỷ lệ (%)
Mua thuốc điểm mắt 85 30,4
Dụi, day, thổi cho nó ra 36 12,9
Không cần dùng thuốc 198 70,7
Nhận xét: Số sinh viên cho rằng khi có dị vật bay vào mắt, không cần dung thuốc hay biện pháp gì chiếm 70,7%, mua thuốc điểm mắt chiếm 30,4% và có 12.9% cho rằng cần dụi mắt hoặc thổi cho dị vật bay ra.
25 3.4.4. Xử lý khi bị đỏ mắt Bảng 3.17: Cách xử trí khi bị đỏ mắt Cách xử trí khi bị đỏ mắt Số lượng Tỷ lệ (%) Tự mua thuốc nhỏ mắt 28 10,0 Đến phòng khám mắt 253 90,4 Không cần dùng thuốc 07 2,5 10.0 90.4 2.5 0 20 40 60 80 100
Tự mua thuốc nhỏ mắt Đến phòng khám mắt Không cần dùng thuốc Tỷ lệ
%
Cách xử trí
Biểu đồ 3.10. Cách xử trí khi bị đỏ mắt
Nhận xét: Bảng 3.17 cho thấy tỷ lệ sinh viên nhận biết rằng khi bị đỏ mắt phải đến phòng khám chuyên khoa về mắt chiếm 90,4%. Còn số SV cho rằng khi bị đỏ mắt không cần dùng thuốc là 2,5%.
26
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 4.1.1. Phân bố sinh viên theo lớp 4.1.1. Phân bố sinh viên theo lớp
Sau khi thu lại các phiếu điều tra, tỷ lệ khảo sát chung đạt 78,2%, trong đó hai lớp Y1A và Y1C đạt tỷ lệ cao hơn hai lớp Y1B và Y1D. Vào thời điểm này trường Y Huế đang có chương trình Rung chuông vàng, có một số sinh viên tham dự và cổ động, có lẽ các sinh viên này không nhớ để trả lời phiếu điều tra, nên tỷ lệ khảo sát của chúng tôi tuy đạt nhưng hơi thấp.
4.1.2. Phân bố theo giới
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ sinh viên nam chiếm 61,4%, sinh viên nữ chiếm 38,6%. Hiện nay phân bố về giới của sinh viên Y Dược có sự chênh lệch rõ rệt giữa nam và nữ. Tỷ lệ sinh viên là nữ ít hơn có lẽ do đặc thù ngành nghề, ngành Y thường phải học nhiều năm hơn, trong công việc vất vả hơn vì phải trực đêm, tiếp xúc với người bệnh nặng, người chết…nên các học sinh nữ ít chọn ngành Y hơn, vì vậy tỷ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có sự chênh lệch như vậy.
4.1.3. Phân bố theo quê quán
Qua bảng 3.3 chúng tôi thấy tỷ lệ sinh viên xuất thân ở vùng nông thôn chiếm tỷ lệ 79,6% cao hơn so với sinh viên sống ở thành thị. Trước đây học sinh ở thành thị luôn lựa chọn những ngành nghề dễ có tiếng tăm, ví dụ: “nhất Y, nhì Dược…”, nhưng hiện nay với cơ chế thị trường, có lẽ nhận thức này đã có sự thay đổi. Ngành Y không còn là ngành học nóng (hot) nữa do vì khó kiếm ra tiền nhanh, trách nhiệm lại cao bởi trực tiếp tác động đến sức khoẻ con người, vả lại khi ra trường khó tìm được việc làm ngay tại thành phố nên số học sinh xuất thân từ thành phố ít dần, trong khi ở nông thôn, ngành Y vẫn
27
là ngành nghề được trọng vọng, bản thân các em thấy sự thiếu thốn của đội ngũ thầy thuốc ở địa phương nên số học sinh từ nông thôn thi vào trường Y vẫn nhiều hơn. Tương tự một nghiên cứu năm 2001 về tình hình nhận thức về bệnh mắt của các sinh viên đến khám mắt tại Bệnh viện Trường của Trần Đăng Chương và Pơlong Thị Thơm [7] cũng cho tỷ lệ SV xuất thân từ nông thôn lớn hơn thành thị.
4. 2. PHẦN ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ HIỂU BIẾT 4.2.1. Nhận thức về các bệnh mắt thông thƣờng 4.2.1. Nhận thức về các bệnh mắt thông thƣờng
Có 99,3% sinh viên trả lời câu hỏi : “Công dụng của mắt”, dùng để nhìn. Có một số ít hơn trả lời mắt để cho thẩm mỹ (10,8%). Số sinh viên trả lời cả hai công dụng chiếm 55,7%. Thông thường thì từ khi các cháu nhỏ còn học mẫu giáo đã được dạy dỗ rằng mắt dùng để nhìn, cho nên tỷ lệ sinh viên trả lời mắt dùng để nhìn cao nhất là hợp lý. Tuy vậy còn 10,8% sinh viên trả lời mắt có công dụng thẩm mỹ, có lẽ các em chưa thực sự đọc kỹ câu hỏi và đôi khi nghĩ rằng mắt dùng để nhìn là đương nhiên, ngoài ra còn dùng để tạo vẻ thẫm mỹ cho khuôn mặt. 55,7% trả lời mắt có cả hai công dụng trên chứng tỏ có nhiều sinh viên đọc kỹ câu hỏi và có suy nghĩ chọn lựa tốt. Tuy chỉ là câu hỏi chung và dễ nhưng cũng có thể sơ bộ nhận thấy có nhiều sinh viên không hiểu hoặc không chú ý phân biệt công dụng của mắt .
4.2.2. Cấu tạo của mắt
Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ sinh viên trả lời cấu tạo của mắt gồm nhãn cầu (tròng trắng) là cao nhất 83,2%, tiếp đến là cấu tạo gồm mi mắt, hốc mắt chiếm 65%, đường thần kinh thị giác chiếm 51,1% và cấu tạo gồm cả ba thành phần trên chiếm 24,6%.
Trong chương trình phổ thông trung học, cấu tạo của mắt cũng như cơ chế hoạt động của mắt được đưa vào giảng dạy, mắt được ví như một máy ảnh và như vậy khi gặp câu hỏi này các em sẽ không quá bỡ ngỡ [5]. Tuy vậy
28
tỷ lệ sinh viên trả lời đúng nhất là cấu tạo của mắt gồm cả 3 thành phần trên chỉ chiếm 24,6% là quá ít, hơn nữa về chủ quan khi gặp câu hỏi này có thể quan sát mắt mình qua gương hoặc quan sát mắt người bên cạnh cũng đã có thể trả lời đúng. Với kết quả khảo sát này chỉ có thể lý giải là các sinh viên không chú ý để trả lời câu hỏi cho thật chính xác.
4.2.3. Bộ phận nào của mắt dễ bị tổn thƣơng
Mắt là một bộ phận của cơ thể thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên dễ bị tác động trực tiếp của môi trường như bụi bẩn, dị vật hoặc tác nhân gây nhiễm. Bảng 3.6. cho thấy số sinh viên cho rằng bộ phận dễ bị tổn thương của mắt là giác mạc (tròng đen của mắt) chiếm tỷ lệ cao nhất 68,6%, sau đó là kết mạc hay tròng trắng của mắt chiếm 35,7%, chỉ có 8,8% cho rằng mi mắt là bộ phận dễ bị tổn thương. Như vậy chúng ta thấy đa số sinh viên đã có nhận thức khá tốt về các bộ phận dễ bị tổn thương của mắt, điều này có thể do kinh nghiệm bản thân, do những người thân nhắc nhở hoặc qua các bài học trong sách giáo khoa. Điều này sẽ giúp cho kiến thức phòng bệnh về mắt của các em tốt hơn.
4.2.4. Tình hình mắc bệnh mắt của bản thân
Bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ sinh viên đã từng bị bệnh về mắt qua khảo sát chiếm tỷ lệ cao hơn (76,8%) so với số sinh viên chưa từng mắc bệnh mắt.(23,2%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Các em thi vào đại học lứa tuổi ít nhất cũng là 18 tuổi. Trong suốt 18 năm như vậy hầu như ít có ai chưa từng mắc bệnh mắt một lần nào, nhất là lứa tuổi nhỏ, khi các em chưa có ý thức về vệ sinh, cũng như điều kiện sinh hoạt tập thể của các em rất dễ gặp những bệnh mắt có tính cách lây lan. Một nghiên cứu của Hoàng Ngọc Chương về bệnh tật học đường ở các học sinh phổ thông 3 cấp tại Thừa Thiên Huế, khi được hỏi về tiền sử mắc bệnh mắt trước đó có 58,6% học sinh trả lời là đã từng mắc bệnh về mắt. [5]
29
4.2.5. Tình hình nhận biết các bệnh mắt thông thƣờng :
Qua bảng 3.8 cho thấy số sinh viên đã được nghe nói về các bệnh mắt thông thường là 98,2%, khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ sinh viên chưa từng nghe nói về bệnh mắt thông thường (p<0,01) và chúng tôi thấy phần lớn số sinh viên biết được các bệnh về mắt qua phương tiện thông tin đại chúng chiếm 72,1%, qua các bài học ở trường chiếm 58,6%. Có tỷ lệ khá lớn (45,4%) được biết qua những người xung quanh, và chỉ có 29,6% biết qua cán bộ y tế (bảng 3.9). Như trên đã nói, trong chương trình phổ thông các bài học về bệnh tật thông thường, nhất là có liên quan đến môi trường hay có tính cách lây lan đều được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy cho học sinh, cho nên các em được biết qua bài học ở trường chiếm tỷ lệ khá cao. Điều tra năm 2000 của Nguyễn Thị Nhạn tìm hiểu nhận thức về bệnh mắt hột của học sinh trường Trung học cơ sở Thống nhất cho thấy hiểu biết về bệnh mắt hột qua các bài học ở trường chiếm 89,5% [16]. Với sự phát triển của xã hội, phương tiện thông tin đại chúng cũng phát triển, cơ hội tiếp cận với tri thức, kiến thức xã hội ngày càng nhiều. Cũng như nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu của Hoàng Ngọc Chương và cộng sự trên đối tượng học sinh phổ thông, khi được hỏi kiến thức về bệnh học đường được biết qua nguồn nào thì tỷ lệ trả lời biết qua thông tin đại chúng chiếm 74,8% [5]. Tương tự như vậy tỷ lệ nhận biết qua cán bộ y tế chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, nghiên cứu của chúng tôi là 29,6%, còn trong nghiên cứu của Hoàng Ngọc Chương tỷ lệ này là 18,9% [5]
4.2.6. Những bệnh mắt thƣờng gặp
Bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ sinh viên biết tật khúc xạ là bệnh mắt hay gặp nhất chiếm 75,7%. Tiếp đó là đỏ mắt chiếm 58,2%, bệnh ở mi mắt chiếm 25,4%, mờ mắt chiếm 18,9%, và chỉ có 9,6% trả lời chấn thương là bệnh mắt thường gặp. Đã là học sinh không ai không biết về tật khúc xạ nói chung và cận thị nói riêng, bởi loại bệnh mắt này gặp nhiều ở lứa tuổi thanh thiếu niên,
30
đến nỗi có hẳn tên gọi là “cận thị học đường”. Điều tra của Trần Đăng Chương và PơLong Thị Thơm năm 2001 ở đối tượng sinh viên Đại học Huế đến khám mắt nhận biết tật khúc xạ cận thị và viễn thị chiếm 49,1% [7].Đỏ mắt chiếm một tỷ lệ nhận biết là 58,2%, loại bệnh này gặp nhiều trong thực tế (tỷ lệ bệnh nhân đến khám mắt tại phòng khám mắt do viêm kết mạc chiếm 35,53% theo nghiên cứu của Hoàng Thị Anh Thư [20]) và được quan sát thấy rõ, đôi khi còn trở thành những vụ dịch viêm kết mạc, cũng nghiên cứu của hai tác giả Trần Đăng Chương và Pơlong Thị Thơm, tỷ lệ nhận biết bệnh đỏ mắt chiếm 68,18% [7].
4.2.7. Bệnh mắt có lây lan không
Có 270 sinh viên trả lời bệnh mắt có lây lan chiếm tỷ lệ cao 97,8%.( bảng 3.11), như trên đã nêu, tỷ lệ sinh viên nhận biết bệnh đỏ mắt hay còn gọi là viêm kết mạc là bệnh thường gặp chiếm 58,2%, và lý do là loại bệnh dễ quan sát được, dễ gặp đối với từng cá nhân và có thể thành những vụ dịch nên tỷ lệ nhận thức về tính chất lây lan của bệnh chiếm tỷ lệ cao là hợp lý. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhạn cho thấy nhận thức về tính chất lây của bệnh mắt hột chiếm 89,25% và Trần Đăng Chương, Pơlong Thị Thơm nhận thức về tính chất lây lan của bệnh đỏ mắt chiếm 99% [7],[16]. Điều này quan trọng vì khi nhận thức được tính chất lây lan của bệnh, các em sẽ có ý thức phòng tránh sự lây lan đó.
Về đường lây lan của bệnh mắt số sinh viên cho rằng bệnh mắt lây chủ yếu qua đường dùng chung khăn mặt là 91,4%, đây có lẽ là tác dụng của các bài học ở trường phổ thông , tác giả Trần Đăng Chương và Pơlong Thị Thơm cũng cho thấy tỷ lệ này chiếm cao nhất 87,27% [7]. Tuy vậy còn có lây lan qua tiếp xúc tay - mắt chiếm 23,9% , cũng như nghiên cứu trên tỷ lệ này là 20,00% và có 17,1% trong nghiên cứu của chúng tôi cho rằng đường lây bệnh mắt là qua không khí, đây là một nhận thức không chính xác mà có lẽ do các
31
em suy đoán ra, tỷ lệ này trong nghiên cứu của Trần Đăng Chương và Pơlong Thị Thơm là 13,64% [7].
Bảng 3.13 cho thấy số sinh viên trả lời trong các bệnh mắt có thể lây thì bệnh mắt hột chiếm tỷ lệ cao nhất 70,4%, điều này có thể giải thích được đó là tác dụng của các bài học trong trường phổ thông, ngay từ cấp Tiểu học đã có bài học về các bệnh có liên quan đến vệ sinh trong đó có bệnh mắt hột và giun sán [8]. Tiếp đó là loại bệnh đỏ mắt hay lây chiếm 55,7%, tương ứng với nhận biết của sinh viên bệnh đỏ mắt là bệnh mắt thường gặp chiếm 58,2% ( bảng 3.10). Bên cạnh đó còn có 20,7% cho rằng loại bệnh chắp, mụt lẹo là bệnh mắt có thể lây, có lẽ đây là sự ngộ nhận của các em vì thấy có nhiều người mắc, đôi khi trong một gia đình, hoặc thấy ở một số người chắp và mụt lẹo có thể xảy ra liên tiếp hoặc tái phát, bởi vì chắp, mụt lẹo là loại bệnh lý mi mắt gặp tương đối cao. Một nghiên cứu năm 2005 của Nguyễn Thế Thành tại Bệnh viện Trường Đại học Y Huế cho thấy tỷ lệ bệnh lý chắp, mụt lẹo chiếm 50,82% trong số các bệnh lý ở mi mắt. Theo Phan Văn Thọ và Lê Văn Toát tỷ lệ này là 18,62%. [19],[21].
4.3. THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH 4.3.1. Nhận thức về khả năng phòng bệnh mắt 4.3.1. Nhận thức về khả năng phòng bệnh mắt
Có 98,6% ý kiến cho rằng bệnh mắt có thể phòng tránh được theo kết quả bảng 3.14. Như trên đã nêu, có 97,8% sinh viên nhận biết bệnh mắt có thể lây lan ( bảng 3.11) nên tỷ lệ ý kiến có thể phòng tránh được rất cao là hợp lý. Từ đó bảng 15 cho thấy số sinh viên có nhận thức về cách phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh cá nhân là cao nhất chiếm tỷ lệ 82,9%, đây là một kết quả tốt đối với nhận thức của lớp trẻ, các em được giáo dục thường xuyên ở những năm học phổ thông, có điều kiện được tiếp xúc với các phương tiện như tivi, đài, sách báo và quan trọng là vấn đề vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch cho cộng đồng ngày càng tốt hơn. Nghiên cứu của Nguyễn Thị
32
Nhạn (2000) cũng cho rằng để phòng bệnh mắt hột và đỏ mắt nên giữ vệ sinh chiếm 92% [16]. Tỷ lệ phòng bệnh bằng sử dụng nước sạch chiếm khá cao 55,4%, đây thực ra cũng là vấn đề vệ sinh nói chung. Còn có 31,1% số sinh viên cho rằng nên dùng biện pháp đeo kính bảo hộ để phòng bệnh. Nghiên cứu của Trần Đăng Chương, Pơlong Thị Thơm tỷ lệ này là 1,82% thấp hơn trong nghiên cứu của chúng tôi [7].
4.3.2. Xử lý khi bị vật bay vào mắt
Dị vật bay vào mắt là một tình trạng thường gặp khi sinh hoạt vui chơi, đi đường hoặc trong một số ngành nghề đặc trưng như thợ tiện, thợ xây…, dị vật có thể ở kết mạc hoặc giác mạc và tuỳ vào thái độ xử trí của người bệnh mà dị vật trôi ra hay mắc chặt vào tổ chức để gây những hậu quả đôi khi nặng nề. Một nghiên cứu năm 2005 của tác giả Hoàng Thị Anh Thư ở bệnh nhân đến khám mắt tại Bệnh viện Trường Đại học Y Huế tỷ lệ dị vật kết mạc chiếm