4.1.1. Phân bố sinh viên theo lớp
Sau khi thu lại các phiếu điều tra, tỷ lệ khảo sát chung đạt 78,2%, trong đó hai lớp Y1A và Y1C đạt tỷ lệ cao hơn hai lớp Y1B và Y1D. Vào thời điểm này trường Y Huế đang có chương trình Rung chuông vàng, có một số sinh viên tham dự và cổ động, có lẽ các sinh viên này không nhớ để trả lời phiếu điều tra, nên tỷ lệ khảo sát của chúng tôi tuy đạt nhưng hơi thấp.
4.1.2. Phân bố theo giới
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ sinh viên nam chiếm 61,4%, sinh viên nữ chiếm 38,6%. Hiện nay phân bố về giới của sinh viên Y Dược có sự chênh lệch rõ rệt giữa nam và nữ. Tỷ lệ sinh viên là nữ ít hơn có lẽ do đặc thù ngành nghề, ngành Y thường phải học nhiều năm hơn, trong công việc vất vả hơn vì phải trực đêm, tiếp xúc với người bệnh nặng, người chết…nên các học sinh nữ ít chọn ngành Y hơn, vì vậy tỷ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có sự chênh lệch như vậy.
4.1.3. Phân bố theo quê quán
Qua bảng 3.3 chúng tôi thấy tỷ lệ sinh viên xuất thân ở vùng nông thôn chiếm tỷ lệ 79,6% cao hơn so với sinh viên sống ở thành thị. Trước đây học sinh ở thành thị luôn lựa chọn những ngành nghề dễ có tiếng tăm, ví dụ: “nhất Y, nhì Dược…”, nhưng hiện nay với cơ chế thị trường, có lẽ nhận thức này đã có sự thay đổi. Ngành Y không còn là ngành học nóng (hot) nữa do vì khó kiếm ra tiền nhanh, trách nhiệm lại cao bởi trực tiếp tác động đến sức khoẻ con người, vả lại khi ra trường khó tìm được việc làm ngay tại thành phố nên số học sinh xuất thân từ thành phố ít dần, trong khi ở nông thôn, ngành Y vẫn
27
là ngành nghề được trọng vọng, bản thân các em thấy sự thiếu thốn của đội ngũ thầy thuốc ở địa phương nên số học sinh từ nông thôn thi vào trường Y vẫn nhiều hơn. Tương tự một nghiên cứu năm 2001 về tình hình nhận thức về bệnh mắt của các sinh viên đến khám mắt tại Bệnh viện Trường của Trần Đăng Chương và Pơlong Thị Thơm [7] cũng cho tỷ lệ SV xuất thân từ nông thôn lớn hơn thành thị.
4. 2. PHẦN ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ HIỂU BIẾT 4.2.1. Nhận thức về các bệnh mắt thông thƣờng 4.2.1. Nhận thức về các bệnh mắt thông thƣờng
Có 99,3% sinh viên trả lời câu hỏi : “Công dụng của mắt”, dùng để nhìn. Có một số ít hơn trả lời mắt để cho thẩm mỹ (10,8%). Số sinh viên trả lời cả hai công dụng chiếm 55,7%. Thông thường thì từ khi các cháu nhỏ còn học mẫu giáo đã được dạy dỗ rằng mắt dùng để nhìn, cho nên tỷ lệ sinh viên trả lời mắt dùng để nhìn cao nhất là hợp lý. Tuy vậy còn 10,8% sinh viên trả lời mắt có công dụng thẩm mỹ, có lẽ các em chưa thực sự đọc kỹ câu hỏi và đôi khi nghĩ rằng mắt dùng để nhìn là đương nhiên, ngoài ra còn dùng để tạo vẻ thẫm mỹ cho khuôn mặt. 55,7% trả lời mắt có cả hai công dụng trên chứng tỏ có nhiều sinh viên đọc kỹ câu hỏi và có suy nghĩ chọn lựa tốt. Tuy chỉ là câu hỏi chung và dễ nhưng cũng có thể sơ bộ nhận thấy có nhiều sinh viên không hiểu hoặc không chú ý phân biệt công dụng của mắt .
4.2.2. Cấu tạo của mắt
Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ sinh viên trả lời cấu tạo của mắt gồm nhãn cầu (tròng trắng) là cao nhất 83,2%, tiếp đến là cấu tạo gồm mi mắt, hốc mắt chiếm 65%, đường thần kinh thị giác chiếm 51,1% và cấu tạo gồm cả ba thành phần trên chiếm 24,6%.
Trong chương trình phổ thông trung học, cấu tạo của mắt cũng như cơ chế hoạt động của mắt được đưa vào giảng dạy, mắt được ví như một máy ảnh và như vậy khi gặp câu hỏi này các em sẽ không quá bỡ ngỡ [5]. Tuy vậy
28
tỷ lệ sinh viên trả lời đúng nhất là cấu tạo của mắt gồm cả 3 thành phần trên chỉ chiếm 24,6% là quá ít, hơn nữa về chủ quan khi gặp câu hỏi này có thể quan sát mắt mình qua gương hoặc quan sát mắt người bên cạnh cũng đã có thể trả lời đúng. Với kết quả khảo sát này chỉ có thể lý giải là các sinh viên không chú ý để trả lời câu hỏi cho thật chính xác.
4.2.3. Bộ phận nào của mắt dễ bị tổn thƣơng
Mắt là một bộ phận của cơ thể thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên dễ bị tác động trực tiếp của môi trường như bụi bẩn, dị vật hoặc tác nhân gây nhiễm. Bảng 3.6. cho thấy số sinh viên cho rằng bộ phận dễ bị tổn thương của mắt là giác mạc (tròng đen của mắt) chiếm tỷ lệ cao nhất 68,6%, sau đó là kết mạc hay tròng trắng của mắt chiếm 35,7%, chỉ có 8,8% cho rằng mi mắt là bộ phận dễ bị tổn thương. Như vậy chúng ta thấy đa số sinh viên đã có nhận thức khá tốt về các bộ phận dễ bị tổn thương của mắt, điều này có thể do kinh nghiệm bản thân, do những người thân nhắc nhở hoặc qua các bài học trong sách giáo khoa. Điều này sẽ giúp cho kiến thức phòng bệnh về mắt của các em tốt hơn.