1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay-chân-miệng và các biện pháp phòng chống đã triển khai tại hà nội năm 2011

76 840 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 3,21 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HẢI HÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ĐÃ TRIỂN KHAI TẠI HÀ NỘI NĂM 2011

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HẢI HÀ

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH

TAY CHÂN MIỆNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

ĐÃ TRIỂN KHAI TẠI HÀ NỘI NĂM 2011

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA

KHÓA 2006 - 2012

Hà Nội - 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HẢI HÀ

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH

TAY CHÂN MIỆNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

ĐÃ TRIỂN KHAI TẠI HÀ NỘI NĂM 2011

Chuyên ngành: Y học dự phòng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Tiến sỹ: Hoàng Đức Hạnh

Thạc sỹ: Nguyễn Trọng Tài

Hà Nội - 2012

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADN Acid Deoxyribo Nucleic

ARN Acid Ribonucleic

BCĐ Ban chỉ đạo

BN Bệnh nhân

BYT Bộ Y tế

EV Enterovirus

HFMD Hand, foot and mouth disease

HIV/AIDS Human immunodeficiency virus / Acquired Immune Deficiency Syndrome

Trang 4

TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòngTCM Tay chân miệng

UBND Ủy ban nhân dân

VRĐR Vi rút đường ruột

QĐ Quyết định

Trang 5

Lời cảm ơn

Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp bác sỹ Y học Dự phòngdưới sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, bạn bè và gia đình

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Hoàng Đức Hạnh và

Ths Nguyễn Trọng Tài hai người thầy đã chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn tôi

hoàn thành khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong Viện Đào tạo Y Học

Dự Phòng và Y Tế Công Cộng, đặc biệt là các thầy, các cô trong bộ mônDịch tễ đã truyền thụ cho tôi những kiến thức quý báu để tôi hoàn thành khóaluận này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo đại học đã tạomọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.Tôi xin cảm ơn các cô, chú và các anh chị công tác tại Trung tâm y tế dựphòng Hà Nội, Sở y tế Thành phố Hà Nội đã có những hỗ trợ cần thiết đối vớitôi trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, những người đã luôn cổ vũ, độngviên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận này

Sau cùng tôi xin dành tình cảm và lòng biết ơn vô hạn tới gia đình đãluôn chia sẻ những thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình học tập vàhoàn thành khóa luận

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2012

Trang 6

Sinh viên

Nguyễn Thị Hải Hà

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đã thực hiện khóa luận một cách khoa học, chính xác

và trung thực Các kết quả, số liệu trong khóa luận đều có thật và chưa đượcđăng tải trên tài liệu khoa học nào

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Hà Nội, ngày tháng năm 2012

Sinh viên

Nguyễn Thị Hải Hà

Trang 8

thường xuất hiện ở trẻ dưới 10 tuổi và có thể xảy ra đối với người lớn Vi rútthường gây sốt, đau họng và mụn nước ở bàn tay, bàn chân Bệnh lây từngười sang người và dễ gây thành dịch Bệnh thường ở mức độ nhẹ và hồiphục trong vòng 7-10 ngày Một trong các chủng gây bệnh là EV71 có thểgây các biến chứng nặng như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp… và

tử vong nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời [4]

Đây là một bệnh dễ lây lan Đường lây truyền thường từ người sangngười do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọngnước hoặc phân của người bệnh Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên

bị bệnh

Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả nhữngngười nhiễm virus đều biểu hiện bệnh Trẻ nhũ nhi, trẻ em và thiếu niên lànhững đối tượng dễ bị nhiễm bệnh và biểu hiện bệnh nhất vì chúng chưa cókháng thể chống lại bệnh này Nhiễm bệnh có thể tạo nên kháng thể đặc hiệuchống virus gây bệnh tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái nhiễm do một chủng viruskhác gây nên

Bệnh gặp ở tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước nhiệt đớinhư Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan Trong mấy năm gần đâydịch đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới và gây ra nhiều vụ dịch lớn

Ở Việt Nam tình hình bệnh tay chân miệng đang ở mức báo động Từnăm 2008- 2010, mỗi năm cả nước ghi nhận trên 10.000 trường hợp mắc bệnhtay chân miệng Thống kê của Cục Y tế dự phòng cho thấy từ đầu năm 2011đến nay, số bệnh nhân mắc tay chân miệng trên cả nước tăng gấp đôi so với

Trang 9

cùng kỳ năm ngoái với tổng số mắc lên đến 20.000 người Số bệnh nhân tửvong cập nhật mới nhất đã lên đến 56 trường hợp Trong đó 50/56 trường hợp

tử vong là bệnh nhi của các tỉnh phía Nam [1]

Tại miền Nam tỷ lệ mắc bệnh cao và đã có nhiều nghiên cứu về bệnhtay chân miệng, nhưng miền Bắc còn ít nghiên cứu về đề tài này Tại miềnBắc bệnh tay chân miệng có những diễn biến bất thường thể hiện bằng nhữngbáo cáo bệnh tăng liên tiếp tại các địa phương, bệnh tay chân miệng đã trởthành một vấn đề thời sự gây nhiều hoang mang cho người dân

Tại Hà Nội, tình hình dịch bệnh tay chân miệng đang diễn biến phứctạp với tỷ lệ mắc cao trong 2 năm gần đây Hiện tại chưa có nghiên cứu nào

về tình hình dịch tễ bệnh tay chân miệng tại Hà Nội Vì vậy chúng tôi tiến

hành nghiên cứu đề tài: “Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh Miệng và các biện pháp phòng chống đã triểu khai tại Hà Nội năm 2011”.

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỐNG QUAN

1.1 Dịch tễ học bệnh Tay Chân Miệng

- Ca bệnh xác định: Các trường hợp có triệu chứng lâm sàng và xétnghiệm dương tính với virus (Coxsackievirus A từ 2 đến 8, 10, 12, 14, 16;Coxsakievirus B 1, 2, 3, 5; Enterovirus 71) [2]

1.1.1.2 Chẩn đoán phân biệt.

Triệu chứng

bệnh

Tay chânmiệng

Thủy đậu Zona (giời

leo)

Herpessimplex

Rải rác toàn thân, lan từ đầu, mặt, xuống thân

và tay chân

Chỉ ở 1 bên

cơ thể

Từng chùm mụn nước nhỏ quanh miệng

Dạng ban Đỏ + Mụn

nước, sẩn, hồng ban, màu xám, hình bầu

Mụn nước cũ xen lẫn mới, lõm ở giữa khi mới mọc,

Chùm mụn nước to nhỏ không đều + hạch ở cổ,

Mụn nước sẽ

vỡ, chảy dịch, đóng mày và lành

Trang 11

dục, khi lành không thành sẹo

trong lẫn đục (mủ) do bội nhiễm vi khuẩn

nách, bẹn cùng bên

sẹo

Cảm giác Không đau,

không ngứa

Ngứa, đau nhức rất khó chịu

Ngứa, đau nhức rất khó chịu

Trang 12

Hình 1.1: Hình ảnh nốt phồng ở 4 bệnh tay-chân-miệng, thủy đậu, zona,

- Máu để làm phản ứng huyết thanh xác định hiệu giá kháng thể đặchiệu

Phương pháp xét nghiệm

- Phân lập virus: Cấy bệnh phẩm vào tế bào thận khỉ hoặc tế bào phôingười Virus phá hủy tế bào

- Xét nghiệm RT-PCR phát hiện ARN của virus

- Phản ứng huyết thanh xác định hiệu giá kháng thể đặc hiệu bằng phảnứng trung hòa, miễn dịch huỳnh quang [2]

1.1.1.4 Tiến triển của bệnh

Bệnh thường diễn biến lành tính, đa số các trường hợp tay chân miệngcải thiện lâm sàng sau 3-5 ngày, tổn thương da và niêm mạc hết sau khoảng 7-

10 ngày, bệnh tự khỏi không để lại di chứng Bệnh nhân tiếp tục thải virusqua phân trong vài tuần [4]

Bệnh nhân bị tay chân miệng do Coxsakievirus có thể bị viêm màngnão vô khuẩn, mặc dù rất hiếm gặp

Bệnh nhân bị bệnh do EV71 có thể có biểu hiện các biến chứng thầnkinh bao gồm viêm não, viêm màng não, viêm tủy… ngoài ra những trẻ nàycòn có thể xuất hiện biến chứng hô hấp-tuần hoàn, thường dẫn tới trụy timmạch và phù phổi [15], [17]

Trang 13

Nguyên nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh chính là virus nhóm Enterovirus (virus đường ruột)gây bệnh ở người, thuộc họ Picornaviridae Các virus này bao gồm virus bạiliệt, virus Coxsackie, Echovirus và các tác nhân mới được phát hiện gọichung là Newer enterovirus Tuy nhiên hay gặp nhất là Coxsakievirus A16 vàEnterovirus 71 hoặc một loại virus khác thuộc nhóm Enterovirus [15], [16],[27], [33]

Hình 1.2: Hình ảnh EV71 trên kính hiển vi điện tử

Coxsakie virus và EV71 đều là nhưng virus nhỏ có cấu trúc đối xứnghình khối đa giác đều 20 mặt, kích thước 20-30 nm, trong đó có chứa acidnucleic là chuỗi đơn ARN không vỏ bọc Thành phần hạt virus bao gồm acidnucleic chiếm 20-30% khối lượng, còn 70-80% là protein, không có glucid vàlipid Các virus này tồn tại được ở PH dao động từ 2-10, ete, cồn nhưng bị bấthoạt ở 50oC, fomon, chất oxy hóa mạnh [15]

Coxsakie virus lần đầu tiên được phân lập trong phân người tại thị trấnCoxsakie, New York, năm 1948 bởi G.DallDorf Virus Coxsakie được phân

Trang 14

thành 2 nhóm A và B Nhóm A (24 chủng) gây hoại tử cơ và tử vong, virustyp A16 là nguyên nhân liên quan trong phần lớn các ca tay chân miệng [15].Tuy nhiên, một số chủng khác cũng gây bệnh bao gồm Coxsakie typ huyếtthanh A5, A7, A9, A10 Coxsackievirus nhóm B (6 chủng) gây tổn thươngnội tạng nhưng thường nhẹ hơn, typ B1, B2, B3, B5 cũng là nguyên nhân gâybệnh tay chân miệng [16] Cả virus Coxsakie nhóm A và B đều có thể gâyviêm màng não, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim nhưng thường ít gặp.Bệnh nhân tay chân miệng do Coxsakie A16 thường gặp nhất: theo nghiêncứu của Yang ZH và cộng sự năm 2002 thấy rằng căn nguyên chủ yếu gây vụdịch tay chân miệng ở Thượng Hải là Coxsackie A16 (58/67) [35]; năm 2005tai miền Nam Việt Nam, Phan Văn Tú cho biết 52,1% các ca tay chân miệng

do Coxsakie A16 gây ra thường có biểu hiện nhẹ không cần điều trị trongkhoảng 7-10 ngày hiếm khi có biến chứng viêm màng não hay viêm não [27]

Enterovirus typ 71 là một trong các virus đường ruột mới cũng gâybệnh tay chân miệng EV71 lần đầu tiên phân lập được ở một trẻ em viêmmàng não tại California năm 1969 [21] Bệnh có khả năng gây dịch ở khắpcác nước trên thế giới, trong đó nhiều ca tử vong do biến chứng thần kinh đãđược ghi nhận: Một nghiên cứu ở Singapore vụ dịch năm 2000 có tới 59/71mẫu phân lập thấy EV71 [31]; Tại Thái Lan năm 2008-2009 cho thấy trong

48 ca biểu hiện tay chân miệng có 28/48 ca nhiễm EV, trong đó 23/28 ca làEV71, còn lại là Coxsakie [34]; một nghiên cứu khác ở Đài Loan trong vòng

8 năm từ 1998-2005 cho thấy tỷ lệ gặp EV71 chiếm 38,4% tổng số ca taychân miệng [32] Ngoài các tổn thương trong bệnh tay chân miệng, EV71 còn

có thể gây ra các biến chứng hệ thần kinh nặng như viêm não, viêm màng nãotủy… và có thể dẫn tới tử vong [21] Cụ thể trong nghiên cứu của Huang vàcộng sự năm 1998 tại Đài Loan có 14% bệnh nhân tay chân miệng chết dobiến chứng thần kinh mà chủ yếu là viêm não [19]

Trang 15

Bên cạnh Coxsakie và Enterovirus người ta thấy một số typ Echoviruscũng gây bệnh tay chân miệng như Echovirus typ 4, 6, 9, 11, 16, 30 Đặc biệtEchovirus typ 30 hay gây biến chứng viêm màng não [15] Echo 4 có liênquan nhiều đến viêm màng não vô khuẩn, viêm não, viêm màng não tủy…các vụ dịch viêm màng não vô khuẩn di Echo 4 đã ghi nhận được ởCubanawm 1972-1999, Ấn Độ năm 2002, Tây Ban Nha từ 1988 đến 2003.Năm 2003, một vụ dịch lớn đã xảy ra ở Trung Quốc đã xác định do Echovirustyp 19 [36].

Một số virus khác như virus thủy đậu (Varicellce zoster) cũng gây tổnthương da dạng phỏng nước giống bệnh tay chân miệng, tuy nhiên các banxuất hiện thường ở cả mu bàn tay, mu bàn chân, rải rác khắp toàn thân, banphỏng nước nhiều lứa tuổi, nhiều hình thái khác nhau, kích thước to hơn

Cơ chế bệnh sinh

Nhiễm trùng thông thường xảy ra qua con đường phân miệng, hoặc quađường tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da và chất tiết ở miệng Sau khinhiễm, virus được nhân lên trong các tế bào niêm mạc và các tổ chức lymphocủa đường hô hấp trên và đường tiêu hóa Trong giai đoạn này virus được đàothải qua phân và chất tiết đường hô hấp trên Thời gian ủ bệnh khoảng 3-10ngày [4]

Sau giai đoạn phát triển tại ống tiêu hóa, một số virus sẽ xâm nhập vàomáu gây nhiễm virus máu và từ đó lan tỏa đến các cơ quan đích như da, tim,

hệ thần kinh trung ương

Nghiên cứu mô bệnh học cho thấy sự hoại tử tế bào và tổn thương thâmnhiễm các tế bào đơn nhân đối với hệ thần kinh trung ương, các tế bào tổnthương tập trung ở phần lớn ở quanh mạch máu Tổn thương các tổ chức đầutiên thông qua quá trình phân hủy tế bào do sự nhân lên của virus [4]

Trang 16

Khi các triệu chứng xuất hiện thường không phát hiện được virushuyết, nhưng sự kết thúc quá trình nhân lên của virus bắt đầu xảy ra khi có sựlưu hành của Interferon, kháng thể trung hòa và thâm nhiễm tế bào đơn nhâncủa các tổ chức bị thương Đáp ứng kháng thể sớm chủ yếu là globulin miễndịch IgM đặc hiệu, thường giảm trong vòng 6-12 tuần sau khi bệnh khởi phát

và được thay thế bởi kháng thể đặc hiệu IgG [4]

Mặc dù tổn thương các tổ chức đầu tiên là hậu quả của tác dụng pháhủy tế bào của virus ta có thể phát hiện được nhờ sự phân lập virus và pháthiện sự thay đổi hiệu giá kháng thể bằng các phương pháp thông thường Cácbiểu hiện thứ phát tiếp theo là sự đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào vớivirus, hoặc với kháng nguyên của virus tồn tại trong tổ chức bị thương: nhưviêm cơ tim, viêm cơ do Enterovirus được phát hiện thấy ARN trong các tổ chứctrước tiên nhờ các bằng chứng về huyết thanh và thông qua ADNc [4], [17]

Các nhiễm trùng do typ huyết thanh đặc hiệu ở trẻ có hệ miễn dịch bìnhthường được đáp ứng bởi các kháng thể của cơ thể, có thể dễ dàng nhận biếtnhờ phản ứng trung hòa Có sự liên quan miễn dịch đối với trường hợp nhiễmlại do typ huyết thanh tương tự, tuy nhiên sự nhiễm nhiều khi chỉ biểu hiện íttriệu chứng hoặc bị rất nhẹ [4]

Trang 17

hơi, ho, nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho virus lây trực tiếp từ người sangngười [3], [13].

Thời gian lây nhiễm từ vài ngày trước khi khởi phát bệnh cho tới khihết loét miệng và các bóng nước trên da lành Những ngày đầu của bệnh làthời gian lây mạnh nhất và virus tồn tại trong phân đến vài tuần sau khi khôngcòn dấu hiệu bệnh nên bệnh nhân vẫn là nguồn lây quan trọng [4]

Bệnh tay chân miệng tuy là bệnh truyền nhiễm nhưng không phải ainhiễm virus cũng bị bệnh Trẻ nhỏ hay bị bệnh và thường có biểu hiện nặnghơn vì hệ thống miễn dịch chưa được hoàn hảo [14]

Trẻ em sinh hoạt chung nhau ở nhà trẻ, mầm non, trường học cũng làmôi trường tốt cho bệnh lan truyền từ trẻ này sang trẻ khác [25]

Trẻ đã mắc bệnh đều có miễn dịch với virus của kỳ này và vẫn có thểmắc bệnh với virus khác cùng nhóm [4]

1.1.5 Đặc điểm dịch tễ học

Enterovirus phân bố rộng rãi trên thế giới và hay gặp nhiễm virus màkhông có triệu chứng Hàng năm Mỹ có khoảng 5-10 triệu người nhiễm EVchủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ, trong đó trẻ dưới 1 tuổi chiếm 44,2% [20] Tỷ lệ bịnhiễm phát triển thành bệnh thay đổi từ 2-100% tùy thuộc typ huyết thanh vàcác chủng gây nhiễm, tình trạng miễn dịch sẵn có và tuổi của bệnh nhân [3].Mặc dù mọi lứa tuổi đều có khả năng nhiễm EV nhưng theo các nghiên cứu

và sự giám sát dựa trên các quần thể trong các vụ dịch đã chứng minh tỷ lệnhiễm bệnh ở trẻ dưới 4 tuổi cao gấp nhiều lần so với trẻ lớn, nam có nguy cơmắc bệnh cao gấp đôi nữ [21], [24], [26], [32]

Nhiễm trùng thứ phát của những người trong gia đình hay xảy ra vàchiếm tỷ lệ cao từ 40%-70% phụ thuộc và độ lớn của gia đình, mức độ chậtchội, điều kiện vệ sinh [4] Theo nghiên cứu của Luan-Yin Chang và các cộng

Trang 18

sự thì tỷ lệ lây của các trẻ sống cùng trong gia đình là 84%, đặc biệt trẻ dưới 6tuổi có nguy cơ lây nhiễm cao (96%) và tỷ lệ nam/nữ là 112/71 [25].

Theo các nghiên cứu về dịch tễ học lâm sàng của bệnh tay chân miệngcho thấy rằng dịch bệnh có xu hướng theo mùa, thường gặp trong mùa hè-đầuthu gần đây lại có xu hướng tăng vào mùa đông-xuân, tuy nhiên vẫn có những

ca lẻ tẻ mắc trong năm [23], [24], [27]

Đường lây truyền hay gặp nhất được coi là lây trực tiếp hay gián tiếpqua đường phân miệng Sau khi xâm nhập, virus tồn tại ở hầu họng trong vòng 1đến 4 tuần, và chúng được đào thải qua phân trong vòng 1 đến 18 tuần

Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi Theo Ho M và cộng sự đã phântích ca mắc tay chân miệng trong vụ dịch ở Đài Loan năm 1998 cho thấy tuổithường gặp là dưới 5 [18]

Tai Anh trong vụ dịch năm 1994 có 952 ca mắc trong đó hầu hết bệnhnhân có độ tuổi từ 1-4 [12] Tại Singapore các vụ dịch xảy ra từ năm 2001đến 2007 thì tỷ lệ trẻ trong độ tuổi từ 0-4 là khoảng 62%-74% [24]

Tại Việt Nam, bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 3tuổi Những cá thể trong cùng gia đình, hoặc tiếp xúc gần gũi với trẻ bị bệnhcũng có nguy cơ lây nhiễm bệnh như học chung lớp nhà trẻ mẫu giáo Một sốbáo cáo thống kê cho thấy không có sự khác biệt giữa 2 giới nam và nữ [9]

Bệnh hay gặp vào cuối hè-đầu thu, tỷ lệ mắc tăng cao ở các tỉnh phíaNam và biến chứng cũng nặng nề hơn so với miền Bắc [2]

Trang 19

tiên nhiễm EV71 có biến chứng viêm màng não, cho tới năm 1974 EV71 đãđược xếp vào nhóm những virus đường ruột mới Trong những năm tiếp theoEV71 cũng phân lập được tại Mỹ, Úc, Thụy Điển, Nhật… [17].

Sau đó các vụ dịch viêm não trên bệnh nhân tay chân miệng do EV71tiếp tục xảy ra Gần đây EV71 tiếp tục gây dịch tay chân miệng ở khu vựcThái Bình Dương, trong đó các ca có biến chứng viêm não là phổ biến

Theo nghiên cứu của Sazaly AbuBarkar và cộng sự cho biết: từ tháng 3đến tháng 10 năm 2006 có ít nhất 100 bệnh nhân có triệu chứng bệnh tay chânmiệng nhập viện của trường Đại Học Y Dược Malaya trong đó có 34 bệnhnhân phân lập thấy EV71 Các yếu tố nguy cơ của trận dịch này là trẻ có nhậpđiều trị tại các trung tâm chăm sóc nhi, tiếp xúc với người bệnh tay chânmiệng, gia đình đông người… [29]

Điểm lại số tử vong do bệnh tay chân miệng từ năm 1997 đến nay

·1997: Wikinews có liên quan đến một số tin tức đề cập về bệnh tay chân

miệng lây nhiễm cao giết chết trẻ em Trung Quốc Năm 1997, có 31 trẻ chếttrong một vụ dịch tại bang Sarawak của Malaysia

·1998: Vụ dịch tại Đài Loan, đã ảnh hưởng lên chủ yếu ở trẻ em Khoảng

405 trẻ có biến chứng nghiêm trọng và 78 trẻ tử vong Tổng số ca trong vụdịch đó ước tính lên đến 1.5 triệu

·2006: 7 người chết trong vụ dịch ở Kuching, Sarawak (theo tạp chí New

Straits Times, 14 tháng 3 năm 2006) Sau một vụ dịch Chikungunya tại phía

nam và tây của Ấn Độ và ở đó có số ca của bệnh TCM được báo cáo

·2007: Vụ dịch lớn nhất của bệnh TCM tại Ấn Độ xảy ra năm 2007 tại

phía đông của quốc gia Tây Bengal Các tác giả tìm thấy 38 ca bị bệnh TCM

ở khắp Kolkata

·2008: Một vụ dịch diễn ra tại Trung Quốc, bắt đầu từ tháng 3 tại

Fuyang, Anhui, dẫn đến 25.000 ca nhiễm và 42 trường hợp tử vong vào ngày

Trang 20

13 tháng 5 Các vụ dịch khác tương tự được báo cáo tại Singapore (hơn 2.600

ca vào ngày 20 tháng 4 năm 2008), tại Việt Nam (2.300 ca, 11 trường hợp tửvong), Mongolia (1.600 ca) và tại Brunei (1.053 ca từ tháng 6 đến tháng 8năm 2008)

·2009: 17 trẻ chết trong một vụ dịch từ tháng 3 đến 4.2009 tại tỉnh

Shandong, Trung Quốc và 18 trẻ chết tại tỉnh láng giềng Henan Trong số115.000 ca báo cáo tại Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 4 2009, có đến 773

ca nhiễm trùng nặng và 50 trường hợp tử vong Tại Indonesia, nơi mà bệnh

thường được gọi là cúm người Singapore (Singaporean influenza) hoặc flu

Singapura, bệnh được báo cáo tại vùng Jakarta, bắt đầu với 8 đứa trẻ nhỏ bị

mắc Vào cuối tháng 4, các cơ quan y tế tại Jakarta đã cảnh báo các trung tâm

y tế công động và đưa ra các bước dự phòng bệnh, bao gồm việc sử dụng cácmáy quét kiểm tra thân nhiệt (thermal scanners) tại các sân bay và tránh dulịch đến Singapore

·2010: tại Trung Quốc, một vụ dịch xảy ra tại phía nam khu tự trị

Guangxi Trung Quốc cũng như tại Guangdong, Henan, Hebei và Shandong.Đến tháng 3, có đến 70.756 trẻ em mắc bệnh và trong số đó có đến 40 ca tửvong [11]

Năm 2011, bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng cao tại nhiều nướctrên thế giới Theo thông báo ngày 25/10/2011 của Tổ chức y tế thế giới khuvực Tây Thái Bình Dương bệnh tay chân miệng vẫn đang tiếp tục được ghinhận tại Nhật Bản, Ma Cao (Trung Quốc), Trung Quốc, Singapore, HànQuốc Một số nước có tỷ lệ mắc cao là:

- Singapore: đã ghi nhận 15.254 trường hợp mắc tay chân miệng, tỷ lệmắc/100.000 dân là: 324,5

- Nhật Bản ghi nhận 314.461 trường hợp mắc tay chân miệng, tỷ lệ mắc/100.000 dân là 253,0 So với cùng kỳ 2010 số mắc cao gấp 2,2 lần

Trang 21

- Ma Cao (Trung Quốc) đã ghi nhận 914 trường hợp mắc, tỷ lệmắc/100.000 dân là 181,6; cao gấp 1,2 lần so với số mắc cả năm 2010.

- Trung Quốc đã ghi nhận 1.217.768 trường hợp mắc, tỷ lệ mắc/100.000dân là 90,9; trong đó 399 trường hợp tử vong, tỷ lệ chết/mắc là 0,03%

- Hàn Quốc số liệu từ các điểm giám sát cho thấy tỷ lệ mắc bệnh taychân miệng là 10,2/1.000 trường hợp đến khám bệnh tại các bệnh viện, caogấp 2,2 lần so với năm 2010 [1]

1.1.6.2 Tại Việt Nam

Việt Nam đã có thông báo về bệnh tay chân miệng từ năm 1997 Chođến năm 2003 thì bệnh được quan tâm nhiều hơn Theo thông báo của việnPaster thành phố Hồ Chí Minh, lần đầu tiên phát hiên EV71 ở Việt Nam từbệnh phẩm của bệnh nhi 2 tuổi bị bệnh tay chân miệng tại Tây Ninh Cũng trongtháng đầu năm 2003 tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và các bệnh viện miền Nam xuấthiện nhiều trường hợp tử vong nhanh ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi với bệnh cảnh lâmsàng diễn biến nhanh trên nền hội chứng TCM nghi ngờ do EV71 [27]

Tại bệnh viện Nhi Đồng 1-TP Hồ Chí Minh: Năm 2005 có 764 trẻđược nhập viện với hội chứng TCM, 411 bệnh nhân được lấy mẫu để phân lậpvirus thì có 173 ca EV71 dương tính (42,1%), 241 ca thấy CoxsackievirusA16 chiếm 52,1% [9]

Theo số liệu của Bộ Y tế năm 2006 có 2284 ca mắc bệnh, năm 2007 có

2988 ca mắc trong đó có 1 số ca tử vong Năm 2011 bệnh tay chân miệng ởViệt Nam có những diễn biến phức tạp

- Bệnh TCM gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương Tại cáctỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đếntháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm

- Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi,đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi Các yếu tố sinh hoạt tập thể như

Trang 22

trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tốnguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.

Từ đầu năm 2011 đến tháng 11/2011, cả nước đã ghi nhận 90.189trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 địa phương, trong đó có 153 trườnghợp tử vong tại 28 tỉnh thành phố; tỷ lệ mắc /100.000 dân cả nước là 100,8.Miền Bắc 35,3 ; miền Trung 113,7; miền Nam 173,7; Tây Nguyên: 98,2

131

2 0

Theo biểu đồ diễn biến tình hình dịch tay chân miệng từ tháng

1-11-2011, dịch đã đạt cao nhất vào tháng 9 và đang có xu hướng giảm vào tháng

10, tháng 11[1]

Trang 23

6126 0

1.1.6.3 Tại Hà Nội

Thủ đô Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằngchâu thổ sông Hồng Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ởphía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yênphía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây

Với diện tích: 33447000 km2 và dân số: 6232940 người

Bao gồm 29 quận, huyện, thị xã; 577 xã, phường, thị trấn

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậunhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa

Theo báo cáo tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội về tình hình mắc và

tử vong do tay chân miệng giai đoạn từ 2003 – 2011, trong 7 năm tình hìnhbệnh tay chân miệng có những diễn biến phức tạp Trong giai đoạn từ năm

Trang 24

2003 tới 2007 Hà Nội không phát hiện trường hợp nào mắc tay chân miệng.Nhưng tới năm 2008 số bệnh nhân mắc tay chân miệng đột ngột tăng cao 648trường hợp Năm 2009 Hà Nội không phát hiện ca TCM nào, tới 2010 sốtrường hợp mắc TCM giảm hẳn, chỉ xuất hiện 25 ca bệnh.

Tuy vậy chưa ghi nhận được trường hợp nào tử vong do bệnh tay chânmiệng ở Hà Nội

1.2 Các biện pháp phòng chống dịch Tay Chân Miệng

1.2.1 Các biện pháp dự phòng

 Nguyên tắc phòng bệnh:

- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu

-Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối vớibệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây

- Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụchăm sóc sử dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá

 Phòng bệnh ở cộng đồng:

- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần

áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt)

- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà

- Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc cácdung dịch khử khuẩn khác

Trang 25

- Cách ly trẻ bệnh tại nhà Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻchơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh [2].

 Biện pháp dự phòng cụ thể:

 Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trên các phương tiện thông tin truyềnthông đại chúng, nhất là ở nhà trẻ, mẫu giáo về tầm quan trọng của giữgìn vệ sinh, như vệ sinh răng miệng, rửa tay trước, sau khi nấu ăn,chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, đặc biệt mỗi lần thay tã cho trẻ, ănchín, uống sôi

 Vệ sinh phòng dịch: Trẻ mắc bệnh không đến lớp đến khi hết loétmiệng và các phỏng nước Khi có từ 2 trẻ trở lên trong một lớp bị mắctay chân miệng trong vòng 7 ngày, thì cho lớp học nghỉ 10 ngày kể từngày khởi bệnh của ca cuối cùng

 Khi trẻ đến lớp có sốt, loét miệng, phỏng nước phải thông báo cho giađình và cơ quan y tế

 Làm sạch dụng cụ học tập, đồ chơi và các dụng cụ khác bằngChloramin B 2% Dụng cụ ăn uống như bát, đũa, cốc… ngâm, trángnước sôi trước khi ăn, sử dụng [11]

- Quản lý và điều trị bệnh nhân sớm theo hướng dẫn chẩn đoán, điềutrị bệnh tay chân miệng ban hành kèm theo Quyết định số 2554/QĐ-BYT

Trang 26

ngày 19/07/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế để hạn chế tối đa biến chứngnặng và tử vong

- Củng cố hệ thống giám sát và báo cáo dịch tại tất cả các tuyến

- Tuyên truyền tới từng hộ gia đình, đặc biệt là bà mẹ, người chăm sóctrẻ tại các hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi, giáo viên các trường học, nhà trẻ,mẫu giáo, nhóm trẻ gia đình, lãnh đạo chính quyền, đoàn thể tại địa phương

về bệnh tay chân miệng và các biện pháp phòng chống bằng nhiều hình thứcnhư họp tổ dân phố, họp dân, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ, tờ rơi, loa đài, phátthanh, báo chí, truyền hình

- Nội dung tuyên truyền cần làm rõ các nội dung mà người dân cần phảibiết bao gồm:

+ Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao nhất là trẻ emdưới 5 tuổi

+ Bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa và hiện chưa có vắc xin phòng bệnhđặc hiệu, nên việc mỗi người dân phải tự giác thực hiện các biện pháp vệ sinh ănuống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi sinh hoạt là việc làm hết sức cần thiết

+ Tuyên truyền các triệu trứng chính của bệnh tay chân miệng, các dấuhiệu chuyển bệnh nặng: sốt, loét miệng, phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bànchân, vùng mông, đầu gối đặc biệt kèm theo dấu hiệu thần kinh hoặc timmạch như sốt cao, giật mình, lừ đừ, run chi, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều, runggiật cơ, đi loạng choạng, da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh để ngườidân/người chăm sóc trẻ/cô giáo có thể tự phát hiện sớm bệnh nhân và đưa đến

Trang 27

khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã vàlàm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uốngphải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nướcsôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức

ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻdùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồchơi chưa được khử trùng

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồchơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhàv.v bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phảiđược thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khámhoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất

- Tổ chức các đội tự quản tại chỗ (phối hợp ban, ngành, đoàn thể) đểhàng ngày kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịchtại từng hộ gia đình, đặc biệt gia đình bệnh nhân và những gia đình có trẻ emdưới 5 tuổi

Trang 28

- Nếu bệnh nhân được điều trị tại nhà theo quy định thì phải được cách

ly ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi phát bệnh Hướng dẫn người nhà theodõi bệnh nhân, khi thấy trẻ có các biểu hiện biến chứng thần kinh hoặctim mạch như giật mình, rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệtchi, mạch nhanh, sốt cao (≥39,5oC), thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám

và điều trị kịp thời

- Đảm bảo có đủ xà phòng rửa tay tại hộ gia đình

- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống chín

- Hướng dẫn hộ gia đình tự theo dõi sức khỏe các thành viên trong giađình, đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi, nếu phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắcbệnhphải thông báo ngay cho cơ quan y tế xử lý, điều trị kịp thời

- Khuyến cáo những thành viên trong hộ gia đình bệnh nhân không nêntiếp xúc, chăm sóc trẻ em khác và không tham gia chế biến thức ăn phục vụcác bữa ăn tập thể

Xử lý tại nhà trẻ, mẫu giáo

- Thực hiện triệt để các biện pháp chung

- Trẻ mắc bệnh không đến lớp ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh vàchỉ đến lớp khi hết loét miệng và các phỏng nước

- Đảm bảo có đủ xà phòng rửa tay tại từng lớp học

- Cô nuôi dậy trẻ/thầy cô giáo cần theo dõi tình trạng sức khỏe cho trẻhàng ngày Khi phát hiện trong lớp, trong trường có trẻ nghi ngờ mắc bệnhphải thông báo cho gia đình và cán bộ y tế để xử lý kịp thời

- Tùy tình hình và mức độ nghiêm trọng của dịch, cơ quan y tế địaphương tham mưu cho cấp có thẩm quyền tại địa phương quyết định việcđóng cửa lớp học/trường học/nhà trẻ, mẫu giáo.Thời gian đóng cửa lớphọc/trường học/nhà trẻ, mẫu giáo là 10 ngày kể từ ngày khởi phát của ca bệnhcuối cùng

Trang 29

Phòng chống lây nhiễm tại nơi điều trị bệnh nhân

Thực hiện triệt để các biện pháp phòng chống lây nhiễm trong cơ sở y

tế theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng ban hành kèm theoQuyết định số 2554/QĐ-BYT ngày 19/07/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế [3]

1.2.3 Nguyên tắc điều trị

- Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ

- Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng

- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng

Độ 1: Điều trị ngoại trú và theo dõi tại cơ sở y tế

+ Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ

+ Hạ sốt khi sốt cao bằng Paracetamol

+ Dặn dò dấu hiệu nặng cần phải khám ngay (sốt cao, thở nhanh, khóthở, rung giật cơ, bứt rứt, co giật, hôn mê, yếu chi, )

+ Chỉ định nhập viện (biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp, sốt cao,nôn nhiều, nhà xa)

Độ 2: Điều trị nội trú tại bệnh viện huyện hoặc tỉnh

+ Điều trị như điều trị độ 1

+ Thở oxy khi có thở nhanh

Trang 30

+ Dobutamin được chỉ định khi suy tim mạch.

Độ 4: Điều trị nội trú tại bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện huyện nếu đủđiều kiện

+ Xử lý tương tự độ 3

+ Điều trị biến chứng (phù não, sốc, suy hô hấp, phù phổi cấp)

+ Kháng sinh: Chỉ dùng khi có bội nhiễm [2]

Trang 31

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên tất cả các quận, huyện, thị xã thuộcThành Phố Hà Nội:

Số liệu bệnh nhân TCM được báo cáo về Trung tâm y tế dự phòng HàNội, số 70 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội

Các hoạt động phòng chống dịch TCM Hà Nội được cung cấp thông tin

từ TTYTDP Hà Nội và Sở Y tế Hà Nội

2.1.2 Thời gian nghiên cứu:

Trong 1 năm từ 1/1/2011-31/12/2011

2.2 Đối tượng nghiên cứu

2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Bệnh nhân được chẩn đoán mắc tay chân miệng theo hồ sơ theo dõibệnh dịch tại TTYTDP Hà Nội có thời gian chẩn đoán mắc tay chân miệng từngày 1/1/2011-31/12/2011

- Các văn bản, quyết định, kế hoạch, báo cáo liên quan tới tình hình TCMtrên địa bàn Hà Nội năm 2011 lấy từ Sở Y tế Hà Nội và TTYTDP Hà Nội

2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Hồ sơ bệnh nhân TCM không điền đầy đủ thông tin

Trang 32

- Các văn bản, quyết định, kế hoạch, báo cáo thực hiện ngoài thời gian 1/1/2011-31/12/2012.

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.3.2 Mẫu và chọn mẫu

Chọn toàn bộ các bệnh nhân được chẩn đoán mắc tay chân miệng trên địa bàn Hà Nội có đủ tiêu chuẩn lựa chọn: 1577 bệnh nhân

2.3.3 Các biến số, chỉ số nghiên cứu

- Tuổi và giới: Nhận xét tuổi nào mắc bệnh nhiều nhất và tỷ lệ mắc bệnhgiữa nam và nữ

- Địa dư: Nhận xét tỷ lệ mắc giữa các quận, huyện, thị xã của Hà Nội;giữa vùng nội thành và ngoại thành

- Nơi điều trị: Nhận xét nơi điều trị của bệnh nhân mắc TCM nhiều nhất

- Thời gian: Nhận xét sự phân bố bệnh theo tháng mắc; Tỷ lệmắc/100.000 dân trong năm; Tỷ lệ chết/100.000 dân trong năm; Tỷ lệchết/mắc; Số mắc trung bình 1 tháng trong năm

- Tiền sử dịch tễ: Nhận xét tỷ lệ có tiếp xúc với bệnh nhân TCM trướckhi bị bệnh; Môi trường tiếp xúc chủ yếu của bệnh nhân mắc TCM

- Xét nghiệm EV71: Nhận xét tỷ lệ EV71 dương tính

- Hoạt động tham mưu, chỉ đạo PCD TCM: Nhận xét theo hướng dẫngiám sát và phòng chống bệnh TCM của BYT

- Hoạt động giám sát xử lý dịch TCM: Nhận xét theo hướng dẫn giám sát

và phòng chống bệnh TCM của BYT

Trang 33

- Hoạt động tập huấn truyền thông PCD TCM: Nhận xét theo hướng dẫngiám sát và phòng chống bệnh TCM của BYT.

- Hoạt động điều trị PCD TCM: Nhận xét theo hướng dẫn giám sát vàphòng chống bệnh TCM của BYT

- Hoạt động hậu cần PCD TCM: Nhận xét theo hướng dẫn giám sát vàphòng chống bệnh TCM của BYT

2.3.4 Phương pháp thu thập số liệu

Lấy từ số liệu báo cáo các ca mắc TCM từ các trung tâm y tế, bệnhviện, phòng khám trong địa bàn toàn thành phố Hà Nội báo về Trung tâm y tế

dự phòng Hà Nội trong năm 2011

Các loại văn bản về hoạt động PCD TCM từ Sở Y Tế Hà Nội vàTTYTDP Hà Nội

2.4 Các sai số có thể mắc phải và các biện pháp khống chế sai số

- Trình độ nhân viên y tế không đồng đều ở các tuyến, có thể có chẩnđoán sai Khắc phục: có tiêu chuẩn chẩn đoán rõ ràng cụ thể đồng nhất trongcác tuyến

- Thông báo ca bệnh không kịp thời, bỏ quên không báo ca bệnh Khắc phục: Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở các tuyến

- Sử dụng dữ liệu có sẵn hợp lý, thuận tiện cho nghiên cứu, tránh thừahay thiếu thông tin Khắc phục: Mục tiêu rõ ràng, các chỉ số, biến số cụ thể,

Trang 34

2.6 Khía cạnh đạo đức của đề tài

- Nghiên cứu được sự đồng ý của Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, Sở Y

tế Hà Nội và bộ môn Dịch tễ trường Đại học Y Hà Nội

- Số liệu và kết quả chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu không sử dụngvới mục đích khác

- Nghiên cứu giúp cộng đồng nhận biết về bệnh, mức độ nghiêm trọng

và lây lan để phòng tránh

- Nghiên cứu không gây nguy hại hoặc tốn kém cho bệnh nhân

- Khách quan, trung thực trong đánh giá và xử lý số liệu

2.7 Hạn chế của đề tài

Đề tài chỉ mô tả về một số yếu tố dịch tễ và mô tả các biện pháp PCD

đã triển khai tại Hà Nội năm 2011 Vì là nghiên cứu mô tả nên để có thểkhẳng định về mức độ ảnh hưởng và đặc điểm dịch tễ học khác cần có nhữngnghiên cứu sâu và toàn diện hơn nữa Mô tả về hoạt động PCD triển khaiđánh giá dựa trên các văn bản, chưa đánh giá thực sự hiệu quả PCD đã triểnkhai trên thực tế

Trang 35

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ

3.1 Một số đặc điểm về mặt dịch tễ học của bệnh Tay Chân Miệng ở

≥ 15 tuổi

Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi

Biểu đồ 3.1 cho thấy độ tuổi mắc tập trung ở trẻ dưới 5 tuổi (93,8%)trong đó tuổi mắc bệnh cao nhất trong lứa tuổi: 2-4 tuổi (1328 BN) chiếm84,21%, nhóm tuổi ≤ 1 (151 BN) chiếm 9,58%, nhóm tuổi từ 5-9 tuổi (83

Trang 36

BN) chiếm 5,26% Tỷ lệ rất thấp là nhóm 10-14 tuổi chỉ xuất hiện 8 trườnghợp chiếm 0,51% và nhóm tuổi ≥ 15 tuổi số BN mới mắc là 7 trường hợp,chiếm 0,44%.

Trong 1577 BN: Tuổi mắc bệnh trung bình là 2,15±2,26 tuổi, bệnhnhân mắc nhỏ tuổi nhất là 0 tuổi, bệnh nhân mắc lớn tuổi nhất là 36 tuổi

3.1.2 Phân bố bệnh nhân theo giới

61.83%

38.17%

nam nữ

Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới

Biểu đồ 3.2 cho thấy: Số ca bệnh ở nam giới chiếm 61,83% số BN (975trường hợp) cao hơn so với nữ giới chỉ có 38,16% (602 trường hợp)

Tỷ lệ mắc bệnh nam: nữ=1,62:1

Trang 37

3.1.3 Phân bố bệnh nhân theo địa dư.

47 17 6 32 74

19 22

45 27

85

25

66 25 58

6 0

Biểu đồ 3.3: Phân bố số BN mắc TCM theo địa dư quận, huyện

Biểu đồ 3.3 cho thấy: Bệnh tay chân miệng xuất hiện ở tất cả các quận,huyện, thị xã thuộc địa bàn thành phố Hà Nội Một số quận, huyện có tỷ lệmắc cao là Từ Liêm 130, Hoàng Mai 126, Đống Đa 108, Hai Bà Trưng 107,Đông Anh 97, Thanh Oai 85, Hà Đông 78, Thạch Thất 74 Nhưng cũng cónhững quận, huyện số BN mắc ít: Ba Vì 6, Mê Linh 6, Hoàn Kiếm 13

Trang 38

37 24

9 2 20 44

1217

28 10

51

13

38

12 31

3 0

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ mới mắc TCM theo quận, huyện tính trên 100.000 dân

Biểu đồ 3.4 cho thấy: Tỷ lệ mới mắc TCM theo quận huyện tính trên100.000 dân không đồng đều ở các địa phương Quận Hoàng Mai có tỷ lệ mớimắc cao nhất: 58 trường hợp/100.000 dân, tiếp theo là huyện Từ Liêm 52,huyện Thanh Oai 51, huyện Thạch Thất 44 Nhưng có những quận, huyện tỷ

lệ mới mắc thấp hơn nhiều lần: huyện Ba Vì 2 trường hợp/100.000 dân, tiếptheo là huyện Mê Linh 3, Hoàn Kiếm 7, Sơn Tây 9

Ngày đăng: 07/10/2014, 00:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Bendig JW, Fleming DM. (1996), ”Epidemiological, virological, and clinical feature of an epidemic of hand, foot and mouth disease in England and Wales”. Commun Dis Rep CDR Rev. 1996 May 24; 6(6):R81-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Commun Dis Rep CDR Rev
Tác giả: Bendig JW, Fleming DM
Năm: 1996
13. Brad S Graham, MD, Consulting Staff, Dermatology Associates of Tyler “Hand, foot, and mouth disease (HFMD)” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hand, foot, and mouth disease (HFMD)
14. Chang LY, King CC, Hsu KH, et al (2002) “Rick factors of enterovirus 71 infection and associated hand, foot, and mouth disease/herpangina in children during an epidemic in Taiwan”. Pediatrics. 2002 Jun; 109(6): e88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rick factors of enterovirus 71infection and associated hand, foot, and mouth disease/herpangina inchildren during an epidemic in Taiwan”. "Pediatrics
17. Hasan Abdul Rahman, et al. (2006), “Hand foot and mouth disease guidelines” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hand foot and mouth diseaseguidelines
Tác giả: Hasan Abdul Rahman, et al
Năm: 2006
18. Ho M, Chen ER, Hsu KH, Twu SJ, et al. (1999), “An epidemic of enterovirus 71 infection in Taiwan” Taiwan Enterovirus Epidemic Working Group. New England Journal Medicine. 1999 Sep 23; 341 (13) pp. 929-935 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An epidemic ofenterovirus 71 infection in Taiwan” Taiwan Enterovirus EpidemicWorking Group. "New England Journal Medicine
Tác giả: Ho M, Chen ER, Hsu KH, Twu SJ, et al
Năm: 1999

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2: Hình ảnh EV71 trên kính hiển vi điện tử - một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay-chân-miệng và các biện pháp phòng chống đã triển khai tại hà nội năm 2011
Hình 1.2 Hình ảnh EV71 trên kính hiển vi điện tử (Trang 13)
Bảng 3.1 cho thấy: Tỷ lệ mới mắc TCM/100.000 dân vùng nội thành trung bình là 32 BN/100.000 dân cao hơn so với tỷ lệ mới mắc TCM vùng ngoại thành là 24 BN/100.000 dân - một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay-chân-miệng và các biện pháp phòng chống đã triển khai tại hà nội năm 2011
Bảng 3.1 cho thấy: Tỷ lệ mới mắc TCM/100.000 dân vùng nội thành trung bình là 32 BN/100.000 dân cao hơn so với tỷ lệ mới mắc TCM vùng ngoại thành là 24 BN/100.000 dân (Trang 39)
Bảng 3.1: Phân bố TCM theo vùng nội, ngoại thành/100.000 dân - một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay-chân-miệng và các biện pháp phòng chống đã triển khai tại hà nội năm 2011
Bảng 3.1 Phân bố TCM theo vùng nội, ngoại thành/100.000 dân (Trang 39)
Bảng 3.2: Tiền sử tiếp xúc - một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay-chân-miệng và các biện pháp phòng chống đã triển khai tại hà nội năm 2011
Bảng 3.2 Tiền sử tiếp xúc (Trang 41)
Bảng 3.3 Hoạt động tham mưu, chỉ đạo phòng chống dịch TCM - một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay-chân-miệng và các biện pháp phòng chống đã triển khai tại hà nội năm 2011
Bảng 3.3 Hoạt động tham mưu, chỉ đạo phòng chống dịch TCM (Trang 44)
Bảng 3.4 Công tác kiểm tra hoạt động PCD của ngành Y tế - một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay-chân-miệng và các biện pháp phòng chống đã triển khai tại hà nội năm 2011
Bảng 3.4 Công tác kiểm tra hoạt động PCD của ngành Y tế (Trang 45)
Bảng 3.6: Hoạt động tập huấn đã triển khai - một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay-chân-miệng và các biện pháp phòng chống đã triển khai tại hà nội năm 2011
Bảng 3.6 Hoạt động tập huấn đã triển khai (Trang 46)
Bảng 3.8: Hoạt động trong công tác điều trị đã triển khai - một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay-chân-miệng và các biện pháp phòng chống đã triển khai tại hà nội năm 2011
Bảng 3.8 Hoạt động trong công tác điều trị đã triển khai (Trang 47)
Bảng 3.7 cho thấy: Hoạt động truyền thông đã được triển khai và khá đa dạng, có thể tiếp cận với lượng lớn dân chúng - một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay-chân-miệng và các biện pháp phòng chống đã triển khai tại hà nội năm 2011
Bảng 3.7 cho thấy: Hoạt động truyền thông đã được triển khai và khá đa dạng, có thể tiếp cận với lượng lớn dân chúng (Trang 47)
Bảng 3.8 cho thấy: Công tác điều trị được chuẩn bị khá đầy đủ, kĩ càng, có thể đáp ứng được hoàn cảnh nếu có dịch xảy đến - một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay-chân-miệng và các biện pháp phòng chống đã triển khai tại hà nội năm 2011
Bảng 3.8 cho thấy: Công tác điều trị được chuẩn bị khá đầy đủ, kĩ càng, có thể đáp ứng được hoàn cảnh nếu có dịch xảy đến (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w