Phân bố theo thời gian

Một phần của tài liệu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay-chân-miệng và các biện pháp phòng chống đã triển khai tại hà nội năm 2011 (Trang 40 - 76)

Biểu đồ 3.7 cho thấy: Từ tháng 1 tới tháng 4 không phát hiện trường hợp nào mắc TCM, bắt đầu từ tháng 5 bệnh xuất hiện với 12 trường hợp và có xu hướng tăng trong những tháng tiếp theo, số bệnh nhân tăng đột biến từ tháng 8 (153 BN) và tiếp tục xuất hiện nhiều trường hợp mới mắc trong những tháng tiếp theo. Cao nhất là tháng 10: 356 BN, tháng 11: 409 BN và tháng 12: 325 BN, tương ứng với mùa Thu Đông trong năm.

Tỷ lệ mắc, chết của bệnh tay chân miệng 2011. - Tỷ lệ mắc/100.000 dân: 25,30

- Tỷ lệ chết/100.000 dân: 0,02 - Tỷ lệ chết/tỷ lệ mắc: 0,000634

- Số mắc trung bình 1 tháng trong năm: 131 BN.

3.1.6 Tiền sử tiếp xúc

Bảng 3.2: Tiền sử tiếp xúc

Tiền sử tiếp xúc Tỷ lệ (%) Tiền sử tiếp xúc rõ ràng 0,32

Không có, không rõ 99,68

Tổng 100 (n=1577)

Bảng 3.2 cho thấy: Số BN có tiền sử tiếp xúc rõ ràng chiếm tỷ lệ rất nhỏ 5 trường hợp (0,32%) trên tổng số 1577 trường hợp mắc TCM, còn lại 1572 tiền sử tiếp xúc không khai thác được, hoặc không rõ ràng.

Biểu đồ 3.8: Môi trường tiếp xúc chủ yếu của bệnh nhân TCM

Biểu đồ 3.8 cho thấy: Bệnh nhân mắc tay chân miệng phần lớn đang đi nhà trẻ, mẫu giáo 942 (59,7%). Số bệnh nhân chưa đi nhà trẻ tỷ lệ cũng khá cao 602 trường hợp (38,2%). Các thành phần khác chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ 2.1% (5 BN là công nhân viên, người lao động và 28 BN là học sinh)

3.1.7 Xét nghiệm EV71

Biểu đồ 3.9 cho thấy: Trong 300 mẫu đem xét nghiệm có 211(70,3%) mẫu dương tính với EV, 89 (29,7%) không xác định được chủng virus. Trong số 211 mẫu dương tính với EV, xác định được 55 trường hợp là EV71. Do vậy căn nguyên do EV71 chỉ chiếm 18,3% tổng các ca bệnh, các loại VRĐR khác chiếm 52%.

3.1.8 Phân độ lâm sàng

Biểu đồ 3.9: Phân độ lâm sàng

Biểu đồ 3.9 cho thấy: Đa số bệnh nhân có phân độ lâm sàng là độ 1 chiếm tới 91%, độ 2 chiếm 8,66%, chỉ có 2 bệnh nhân độ 3 (0,14%), và 3 bệnh nhân độ 4(0,2%).

3.2 Mô tả các biện pháp phòng chống bệnh Tay Chân Miệng tại Hà Nội năm 2011.

3.2.1 Về tham mưu và chỉ đạo hoạt động phòng chống dịch

 Công tác tham mưu, chỉ đạo hoạt động PCD

Bảng 3.3 Hoạt động tham mưu, chỉ đạo phòng chống dịch TCM

Hoạt động Kế hoạch Quyết địnhVăn bản Công văn chỉ đạo Tham mưu BCĐ PCD 1 0 0 Tham mưu UBND 1 0 2 Chỉ đạo của các ban, ngành 2 1 2 Tổng 4 1 4 Chung 9

Bảng 3.3 cho thấy: Công tác tham mưu, chỉ đạo phòng chống dịch TCM tại thành phố Hà Nội được thực hiện trên các loại văn bản phù hợp, rõ ràng, chặt chẽ, đầy đủ và linh hoạt theo hướng dẫn từ Bộ Y tế. Hoạt động tham mưu và chỉ đạo triển khai rất sớm, dự phòng trước nguy cơ từ TCM. Ngay sau khi những bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán TCM, các kế hoạch, quyết định được ban hành khẩn trương gấp rút, song song các kế hoạch được đề ra là các văn bản chỉ đạo công tác PCD, ứng phó kịp thời trước và trong dịch bệnh xảy ra.

Bảng 3.4 Công tác kiểm tra hoạt động PCD của ngành Y tế

Kiểm tra Số lượng (đợt)

Kiểm tra PCD 2

Kiểm tra Vệ sinh môi trường 4

Tổng 6

Bảng 3.4 cho thấy: Công tác chỉ kiểm tra hoạt động PCD của ngành y tế đã được thực hiện đúng theo văn bản hướng dẫn từ Bộ Y tế và phù hợp với yêu cầu thực tế của thành phố Hà Nội.

3.2.2 Công tác giám sát xử lý dịch

 Giám sát xử lý dịch

Bảng 3.5: Hoạt động giám sát xử lý dịch đã triển khai

Hoạt động đã triển khai Số lượng

Giám sát ca bệnh 3000 lượt

Xét nghiệm tìm căn nguyên 300 mẫu Xử lý môi trường tại ổ dịch bằng Cloramin B 1250 lượt

Bảng 3.5 cho thấy: Hà Nội đã tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh TCM với các hoạt động giám sát phù hợp và đúng hướng dẫn.

 Vệ sinh môi trường phòng bệnh tay chân miệng:

- Ngày 29/8/2011, Thành phố tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường PCD với trọng tâm là phòng chống bệnh tay chân miệng trong trường học. Sau lễ phát động các quận, huyện, thị xã đều triển khai chiến dịch và chỉ đạo các trường học trên địa bàn triển khai tổng vệ sinh trường, lớp học, đồ dùng cho học sinh.

- Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Trạm Y tế xã, phường, thị trấn phối hợp với cán bộ y tế của trường học kiểm tra công tác vệ

sinh môi trường, cấp phát tờ rơi và hướng dẫn cách sử dụng dung dịch sát khuẩn trong vệ sinh lớp học, đồ dùng cho học sinh.

- Các hoạt động trên cho ta thấy sự linh hoạt trong các chiến dịch, công tác vệ sinh môi trường phòng bệnh tay chân miệng.

3.2.3 Công tác tập huấn, truyền thông

 Về tập huấn

Bảng 3.6: Hoạt động tập huấn đã triển khai

Tập huấn Số lượng

Lớp tập huấn giám sát, xử lý và chẩn đoán, điều trị TCM

80 Lớp hướng dẫn thực hiện Thông tư 48/TT-

BYT

2

Tổng 82

Bảng 3.6 cho thấy: Trong công tác PCD TCM của thành phố, các hoạt động tập huấn đã được thực hiện bài bản đầy đủ theo hướng dẫn từ BYT, và linh hoạt đáp ứng được nhu cầu thực tế với:

- 80 lớp tập huấn về giám sát, xử lý và chẩn đoán điều trị bệnh tay chân miệng.

- 02 lớp hướng dẫn thực hiện Thông tư 48/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế về khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm cho Lãnh đạo, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Trưởng khoa truyền nhiễm, Trưởng khoa Giám sát dịch bệnh và HIV/AIDS của các đơn vị (Trung tâm YTDP; Phòng Y tế; Trung tâm Y tế quận huyện, huyện, thị xã; các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế).

 Về truyền thông:

Bảng 3.7: Hoạt động truyền thông đã triển khai

Tờ rơi 300.000

Poster 16.534

Kênh truyền hình 4

Báo chí 65

Truyền thông trực tiếp 4330

Bảng 3.7 cho thấy: Hoạt động truyền thông đã được triển khai và khá đa dạng, có thể tiếp cận với lượng lớn dân chúng. 300.000 tờ rơi, 16534 poster được phát ra; 4 kênh truyền hình, 35 báo đưa tin và 4330 buổi truyền thông trực tiếp.

3.2.4 Công tác điều trị

Bảng 3.8: Hoạt động trong công tác điều trị đã triển khai

Hoạt động Thực hiện

Báo cáo bệnh theo Thông tư 48 100%

Khám, sàng lọc 100%

Khu vực khám 100%

Khu cách ly 100%

Giường bệnh 100%

Thuốc 100%

Trang thiết bị cấp cứu 100%

Bảng 3.8 cho thấy: Công tác điều trị được chuẩn bị khá đầy đủ, kĩ càng, có thể đáp ứng được hoàn cảnh nếu có dịch xảy đến. Đã thực hiện đúng theo hướng dẫn từ Bộ Y tế.

3.2.5 Công tác hậu cần

Bảng 3.9: Hoạt động hậu cần đã triển khai

Chuẩn bị hậu cần Loại Số lượng

Trang thiết bị Máy phun (chiếc) 196

Bình phun tay (bình) 76

Bảng 3.9 cho thấy: Công tác hậu cần đã thực hiện khá đầy đủ, đúng yêu cầu về chuẩn bị trang thiết bị và hóa chất của Bộ Y tế và có thể đáp ứng tốt nhu cầu thực tế.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1 Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh Tay Chân Miệng tại Hà Nội năm 2011.

Tại Hà Nội, từ năm 2003-2011 trên tổng kết từ Sở Y tế Hà Nội, năm 2008 bắt đầu xuất hiện bệnh TCM ở Hà Nội với 647 ca bệnh, tới 2009 tại Hà Nội không có ca mắc TCM nào, nhưng tới 2010 TCM xuất hiện trở lại với các

ca lẻ tẻ (25 trường hợp), năm 2011 bệnh xuất hiện bắt đầu từ tháng 5 và diễn biến phức tạp. Bệnh tay chân miệng đã xuất hiện với 1577 trường hợp mắc, toàn bộ các quận, huyện, thị xã tại Hà Nội đều có bệnh nhân mắc. Có 374/577 số xã, phường có bệnh nhân bị bệnh. Sự bao phủ của bệnh dịch đã khá rộng.

4.1.1 Tuổi

Tuổi trung bình mắc bệnh là 2,15± 2.26 tuổi, cao nhất là 32 tuổi, thấp nhất là 0 tuổi. bệnh hay gặp nhất ở nhóm tuổi 2-4 chiếm 84,21%, tiếp theo là nhóm tuổi từ 0-1 chiếm 9,58%. Độ tuổi mắc tập trung ở trẻ dưới 5 tuổi (93,8%), nhóm tuổi từ 5-9 tuổi (83 ca) chiếm 5,26%. Tỷ lệ rất thấp là nhóm 10-14 tuổi chỉ xuất hiện 8 trường hợp (chiếm 0,51%) và nhóm tuổi trên 15 tuổi số ca mới mắc là 7 trường hợp (chiếm 0,44%).

Kết quả của chúng tôi cũng gần giống các nghiên cứu khác trong và ngoài nước: Theo Chen KT và cộng sự thì trong suốt vụ dịch TCM từ 1998-2005 tại Đài Loan cho thấy 93% bệnh nhân dưới 4 tuổi [22]. Theo tác giả Trương Thị Triết Ngự đã thống kê tại bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2007 cho thấy trong tổng số 538 trẻ nhập viện thì chủ yếu là nhóm tuổi dưới 3, nhóm tuổi trên 5 ít gặp [8]. Theo tác giả Ngô Thị Hiếu Minh thống kê tại Viện Nhi Trung Ương năm 2010, 78 bệnh nhân TCM từ 1/9/2007-31/8/2010 tỷ lệ nhóm tuổi dưới 3 chiếm tỷ lệ cao nhất 82,9%, nhóm tuổi trên 5 chỉ chiếm 6,4% [7].

Tỷ lệ phân bố bệnh theo nhóm tuổi có thể liên quan tới khả năng miễn dịch, ở trẻ dưới 1 tuổi (0-1 tuổi) miễn dịch của trẻ còn từ mẹ truyền sang qua sữa mẹ, trẻ ≥ 5 tuổi hệ thống miễn dịch đã dần được hoàn thiện so với nhóm tuổi 2-4, kháng thể kháng lại Enterovirus chỉ bắt đầu xuất hiện từ 4 tuổi trở lên.

Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân nam mắc bệnh nhiều hơn bệnh nhân nữ, tỷ lệ nam: nữ là 1,62:1. Kết quả này cũng giống các nghiên cứu khác trong và ngoài nước có tỷ lệ nam: nữ thay đổi từ 1,5:1 tới 2:1 [24], tại miền Nam Trương Thị Triết Ngự và Lê Văn Thuận thống kê thấy tỷ lệ bệnh nhân nam và nữ là 1,5:1 [8]. Theo tác giả Ngô Thị Hiếu Minh (2010) tỷ lệ nam: nữ là 1,9:1 [7]. Nguyên nhân của sự khác biệt này chưa được sáng tỏ, tuy nhiên người ta nghi ngờ rằng có liên quan tới khả năng mẫn cảm bệnh ở mức độ gen của ký chủ.

4.1.3 Địa dư

Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh tay chân miệng xuất hiện ở tất cả các quận, huyện, thị xã thuộc địa bàn thành phố Hà Nội. Một số quận, huyện có tỷ lệ mắc cao là Từ Liêm 130, Hoàng Mai 126, Đống Đa 108, Hai Bà Trưng 107, Đông Anh 97, Thanh Oai 85, Hà Đông 78, Thạch Thất 74. Nhưng cũng có những quận, huyện số ca mắc ít: Ba Vì 6, Mê Linh 6, Hoàn Kiếm 13. Số ca mắc không đồng đều trong các quận, huyện.

Tỷ lệ mới mắc TCM đặc trưng theo quận huyện tính trên 100.000 dân không đồng đều ở các địa phương. Quận Hoàng Mai có tỷ lệ mới mắc cao nhất: 58 trường hợp/100.000 dân, tiếp theo là huyện Từ Liêm 52, huyện Thanh Oai 51, huyện Thạch Thất 44. Nhưng có những quận, huyện tỷ lệ mới mắc thấp hơn nhiều lần: huyện Ba Vì 2 trường hợp/100.000 dân, tiếp theo là huyện Mê Linh 3, Hoàn Kiếm 7, Sơn Tây 9. Tỷ lệ mới mắc TCM/100.000 dân vùng nội thành trung bình là 32 ca/100.000 dân cao hơn so với tỷ lệ mới mắc TCM vùng ngoại thành là 24 ca/100.000 dân. Sự khác biệt số ca mới mắc giữa 2 vùng có ý nghĩa thống kê. Nguyên nhân có thể được lý giải do mật độ dân số giữa 2 vùng có sự khác nhau rất rõ. Nội thành dân cư đông đúc, không khí ô nhiễm, trẻ em được đi nhà trẻ sớm hơn do mức dân trí cao, cha mẹ ít có thời gian chăm sóc con cái tại nhà và có điều kiện gửi trẻ cho

trường mầm non. Điều kiện tại nhà trẻ có thể là nguy cơ lây nhiễm dịch lây qua đường tiêu hóa.

Trong số 577 xã, phường, thị trấn có tới 374 (64,8%) xã, phường, thị trấn xuất hiện bệnh nhân tay chân miệng. Điều này cho thấy sự bao phủ của dịch bệnh đã khá rộng, len lỏi vào cộng đồng dân cư.

4.1.4 Nơi điều trị

Bệnh nhân mắc TCM lựa chọn điều trị tại phòng khám và bệnh viện chiếm tỷ lệ cao nhất: phòng khám 734 trường hợp (46,5%), bệnh viện 590 trường hợp (37,5%). Còn lại bệnh nhân điều trị tại Trạm Y tế 146 trường hợp (9,2%) và điều trị tại nhà 107 trường hợp (6,8%). Tỷ lệ này cho thấy người dân điều trị tại phòng khám và bệnh viện là nhiều nhất, điều trị tại nhà và Trạm Y tế chỉ 1 phần nhỏ. Do mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bệnh đã được nhận điều trị tại các cơ sở y tế phù hợp.

4.1.5 Thời gian

Theo chúng tôi phân tích, bệnh xuất hiện bắt đầu từ tháng 5 trở đi, tương ứng với mùa Hè, từ khi vừa xuất hiện bệnh, các ca tăng lên nhanh. Nhưng các tháng có tỷ lệ mắc cao nhất là tháng 10, 11, 12 tương ứng với mùa Thu – Đông.

Cũng giống một số nghiên cứu khác, bệnh TCM cũng bắt đầu xảy ra trong mùa hè, nhưng diễn biến có phần khác biệt hơn: trong vụ dịch TCM ở Đài Loan năm 1998 bệnh xuất hiện quanh năm nhưng hai đỉnh vụ dịch là tháng 6 và tháng 10 [22]; vụ dịch năm 2000 ở Singapore bệnh gặp nhiều nhất vào tháng 9-10 [24]. Tại miền Nam Việt Nam, theo Phan Văn Tú cho biết hai đỉnh vụ dịch là tháng 3-5 và tháng 9, vào những tháng này tại bệnh viện Nhi đống 1 có hàng trăm ca mắc TCM khám và nhập viện [27]. Theo tác giả Ngô Thị Hiếu Minh tỷ lệ gặp nhiều nhất là tháng 5-8 tương ứng với mùa Hè Thu [7].

Nguyên nhân có thể lý giải do tới mùa hè nhiệt độ cao, nắng nóng làm con người thấy mệt mỏi, đặc biệt ở trẻ em sức đề kháng còn kém, dễ cảm nhiễm với virus. Mùa Thu Đông là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển, nên các ca bệnh tăng đột biến hơn. Sự phát triển mạnh của virus có thể liên quan tới mật độ người và sự gần gũi giữa người với người trong mùa lạnh, hay việc di chuyển trong các phương tiện đóng kín cửa để giữ nhiệt. Con người cũng có khuynh hướng hội hè trong mùa lạnh. Một lý do khác là tia cực tím giảm trong mùa đông, tia cực tím có khả năng vô hiệu quá virus và vi khuẩn. Tuy nhiên, chỉ riêng tia cực tím thì không đủ giải thích. Nó chỉ có thể là một yếu tố cấu thành. Còn có độ ẩm và nhiệt độ quyết định liệu virus có thể tồn tại bao lâu trong môi trường.

Tỷ lệ mắc TCM của Hà Nội trong năm 2011 là 25,3 trường hợp/100.000 dân thấp hơn nhiều so với số trường hợp mắc/100.000 trong năm 2011 của: Singapore 324,5; Nhật Bản 253,0; Ma Cao 181,6; Trung Quốc 90,9 và Việt Nam 108 [1]. Con số trên cho thấy tỷ lệ mắc TCM không phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế và điều kiện vệ sinh, ngay cả những đất nước tiên tiến tỷ lệ mắc TCM cũng khá cao. So sánh với trong nước tỷ lệ mắc của Hà Nội trong năm 2011 cũng thấp hơn so với các vùng khác trong cả nước: Miền Bắc 35,3; miền Trung 113,7; miền Nam 173,7; Tây Nguyên: 98,2 [1]. Con số tử vong do TCM của Hà Nội là 1 trường hợp, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với cả nước, đã có 156 trường hợp tử vong do TCM (tính đến 11/2011) tại Việt Nam. Lý giải có thể do chủng virus tại các vùng khác nhau, tại Hà Nội tỷ lệ virus gây TCM độc tính thấp. Ngoài ra công tác PCD tại Thành phố thực hiện tốt nên đã hạn chế được số trường hợp mắc cũng như tử vong do bệnh.

Trong nghiên cứu này chỉ xác định được 5 ca có tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân TCM trong vòng 1 tuần trước khi bị bệnh và đều là người nhà mắc bệnh (0,32%). Khác với nghiên cứu các nghiên cứu về sự lây truyền TCM của

Một phần của tài liệu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay-chân-miệng và các biện pháp phòng chống đã triển khai tại hà nội năm 2011 (Trang 40 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w