1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại tỉnh bình định trong 5 năm (2008 – 2012)

97 1,7K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 20,27 MB

Nội dung

cư, giao lưu giữa các vùng, miền, gia tăng các dụng cụ chứa nước ở các hộ gia đình, thời tiết khí hậu và các tuýp vi-rút gây bệnh, kết hợp với sự xuất hiện véc-tơ phụ Aedes albopictus ng

Trang 2

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quan lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Thái Bình cùng các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới

TS Nguyễn Đức Thanh –TS Đặng Văn Nghiễm là hai người thầy đã

dành nhiều tâm huyết và trách nhiệm của mình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành bản luận văn này một cách tốt nhất.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và toàn thể cán bộ trung tâm y tế

dự phòng tỉnh Bình Định cùng bạn bè đồng nghiệp nơi tôi đang làm việc đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.

Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ viện Pasteur Nha Trang đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian triển khai thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình và bạn bè thân thiết của tôi - những người đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt cả quá trình học tập và nghiên cứu.

Xin trân trọng cảm ơn!

Đặng Thể Hiện

Trang 3

BN Bệnh nhân

CSMĐM Chỉ số mật độ muỗiCSNCM Chỉ số nhà có muỗiCSNCBG Chỉ số nhà có bọ gậyCSDCBG Chỉ số dụng cụ có bọ gậyCSBI Chỉ số Breteau

CSMĐBG Chỉ số mật độ bọ gậyCTV Cộng tác viên

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Một số khái niệm 3

1.2 Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết .4

1.2.1 Dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết 4

1.2.2 Tình hình dịch bệnh trên thế giới 9

1.2.3 Tình hình dịch bệnh trong nước 10

1.3 Phân bố và đặc điểm của véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết 12

1.3.1.Phân bố véc-tơ [46], [58] 12

1.3.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái học của véc-tơ 13

1.4 Giám sát dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết 17

1.4.1 Giám sát bệnh nhân và huyết thanh vi rút 17

1.4.2 Giám sát vec tơ [5] 18

1.4.3 Một số mô hình phòng chống dịch 21

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Đối tượng nghiên cứu 25

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 25

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 25

2.1.3 Thời gian nghiên cứu 26

2.2 Phương pháp nghiên cứu 27

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 27

2.2.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 28

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 29

2.2.4 Các biến số, chỉ số nghiên cứu 30

2.2.5 Phương pháp phân tích và sử lý số liệu 31

2.2.6 Đạo đức trong nghiên cứu 33

Trang 5

3.1 Đặc điểm dịch tễ học SXHD giai đoạn 2008 – 2012 34

3.1.1 Đặc điểm ca bệnh giai đoạn 2008 – 2012 34

3.1.2 Đặc điểm ca bệnh phân theo độ tuổi, giới và lâm sàng 35

3.1.3 Diễn biến của véc-tơ truyền bệnh giai đoạn 2008 – 2012 42

3.2 Thực trạng nguồn gây bệnh sốt xuất huyết Dengue năm 2012 44

Chương 4 BÀN LUẬN 54

4.1 Đặc điểm dịch tễ học SXHD giai đoạn 2008 – 2012 54

4.1.1 Đặc điểm ca bệnh giai đoạn 2008 – 2012 54

4.1.2 Diễn biến của véc-tơ truyền bệnh giai đoạn 2008 – 2012 62

4.2 Thực trạng nguồn gây bệnh SXHD năm 2012 69

KẾT LUẬN 73

KHUYẾN NGHỊ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

Bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1 Tỷ lệ mắc SXHD / 100.000 dân và tỷ lệ chết 34 Bảng 3.2 Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue phân theo độ tuổi 35 Bảng 3.3 Tỷ lệ mắc bệnh SXH phân theo mức độ lâm sàng 37 Bảng 3.4 Chỉ số côn trùng trung bình trong 5 năm theo vùng sinh thái 37 Bảng 3.5 Số bệnh nhân mắc bệnh SXHD trung bình trong 5 năm theo vùng sinh thái 38 Bảng 3.6.Tình hình mắc bệnh SXHD giữa thành thị và nông thôn 39 Bảng 3.7 Số muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus bắt được trong 5 năm 42 Bảng 3.8 Chỉ số côn trùng, số bệnh nhân theo các tháng trung bình trong

5 năm (2008 – 2012) 43 Bảng 3.9 Các loại dụng cụ chứa nước tại hộ gia đình 44 Bảng 3.10 Số lượng bọ gậy có trong các loại dụng cụ chứa nước tại các

hộ gia đình 45 Bảng 3.11 Tỷ lệ bọ gậy có trong các loại dụng cụ chứa nước ngoài trời tại các hộ gia đình 46 Bảng 3.12 Tỷ lệ bọ gậy có trong các loại dụng cụ chứa nước trong nhà tại các hộ gia đình 47 Bảng 3.13 Các chỉ số côn trùng giám sát được trong năm 2012 49 Bảng 3.14 Kết quả phân lập vi-rút năm 2012 49 Bảng 3.15 Chỉ số côn trùng, bệnh nhân theo các tháng trong năm 2012 52

Trang 7

Biểu Tên biểu Trang Biểu đồ 3.1 Diễn biến số bệnh nhân mắc và chết do sốt xuất huyết

Dengue qua các năm 35

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue phân theo độ tuổi 36

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue giữa nam và nữ 36

Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue trung bình trong 5 năm phân theo mức độ lâm sàng 37

Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết trung bình trong 5 năm theo vùng sinh thái 39

Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ mắc bệnh/100.000 dân giữa thành thị, nông thôn 40

Biểu đồ 3.7 Số mắc SXHD phân bố theo huyện (2008-2012) 40

Biểu đồ 3.8 Diễn biến số mắc SXHD theo tháng (2008 – 2012) 41

Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ các loại dụng cụ chứa nước trong nhà và ngoài trời 45

Biểu đồ 3.10 So sánh số lượng bọ gậy có trong các loại dụng cụ chứa nước trong nhà và ngoài trời 48

Biểu đồ 3.11 Tỷ lệ các hộ gia đình có thả cá diệt bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước 48

Biểu đồ 3.12 Diễn biến côn trùng và bệnh nhân theo các tháng 50

Biểu đồ 3.13 Diễn biến côn trùng với lượng mưa theo các tháng trong năm 2012 50

Biểu đồ 3.14 Số muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus bắt được trong năm 2012 51

Biểu đồ 3.15 Chỉ số côn trùng, bệnh nhân theo mùa trong năm 2012 53

Biểu đồ 3.16 Diễn biến côn trùng với lượng mưa trong năm 2012 53

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh sốt xuất huyết do vi-rút Dengue được biết đến từ năm 1913 tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam, nhưng đến năm 1958 mới có một vụ dịch nhỏ đầu tiên xảy ra tại Hà Nội [1] và từ đó cho đến nay, sốt xuất huyết đã trở thành dịch bệnh lưu hành địa phương Trong những năm qua, dịch sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue (Gọi chung là sốt xuất huyết) thường xuyên xuất hiện ở nước ta gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mọi người và đời sống kinh tế của toàn xã hội

Tại khu vực miền Trung, số lượng mắc/chết từ năm 2006 đến 2010 có

xu hướng ngày càng tăng (Năm 2006: 6.349/4, 2007: 12.921/4, 2008: 8.755/6, 2009: 11.519/8 và năm 2010: 35.865/24), kết hợp với sự biến đổi về thời tiết khí hậu và sự lưu hành các tuýp vi-rút đã làm thay đổi một số yếu tố liên quan đến dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết [46]

Bình Định là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung, nơi có vùng khí hậu nhiệt đới thường chia làm hai mùa, mùa khô và mùa mưa Từ năm 2006 đến năm 2010, số ca mắc/chết do sốt xuất huyết cũng tăng (Năm 2006: 264/0, 2007: 1148/3, 2008: 617/0, 2009: 1121/1 và năm 2010: 3935/6)

và dịch sốt sốt xuất huyết thường xuyên xảy ra không những ở vùng đồng bằng, thành phố, thị trấn mà còn có nhiều ở vùng trung du, miền núi, nông thôn, gây tổn hại cho nhân dân và chính quyền địa phương

Đặc điểm của của các vụ dịch những năm gần đây diễn biến phức tạp, các ca mắc không tập trung mà rải rác ở nhiều điểm và phân bố trên diện rất rộng, trên một xã/phường nhiều thời điểm số ca mắc tăng nhưng lại rải rác không thành dịch và đến khi xuất hiện dịch thì đồng thời cùng lúc xuất hiện nhiều ổ dịch Chính vì vậy việc xử lý rất vất vả, tốn kém, khi xử lý dập tắt ổ dịch này thì lại xuất hiện ổ dịch khác Bên cạnh đó luôn có sự biến đổi về dân

Trang 9

cư, giao lưu giữa các vùng, miền, gia tăng các dụng cụ chứa nước ở các hộ gia đình, thời tiết khí hậu và các tuýp vi-rút gây bệnh, kết hợp với sự xuất hiện

véc-tơ phụ Aedes albopictus ngày càng nhiều ở hầu hết các vụ dịch nên công

tác phòng chống dịch vẫn còn không ít khó khăn và chưa đạt hiệu quả [35]

Để có kế hoạch phòng chống bệnh sốt xuất huyết có hiệu quả thì phải xác định một số yếu tố dịch tễ tại địa phương nhằm cải tạo hoặc thay đổi một

số yếu tố liên quan đến sự sinh trưởng của véc-tơ, phong tục tập quán trữ nước của người dân, cải tiến vấn đề cung cấp nước sạch … từ đó phòng trừ hoặc giảm bớt sự tiếp xúc giữa người – véc-tơ – mầm bệnh

Xuất phát từ yêu cầu trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên

cứu một số đặc điểm dịch tễ học và véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bình Định trong 5 năm (2008 – 2012)”, nhằm đề xuất

những giải pháp thích hợp cho công tác phòng chống sốt xuất huyết trong thời gian đến có hiệu quả với mục tiêu như sau:

1) Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bình Định trong 5 năm (2008 – 2012).

2) Xác định thực trạng ổ bọ gậy nguồn sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2012.

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 Một số khái niệm

Dịch tễ học: là một khoa học nghiên cứu sự phân bố số mắc hoặc chết

đối với các bệnh trạng cùng với những yếu tố quy định sự phân bố của các yếu tố đó [1]

Giám sát dịch tễ học: là việc thu thập một cách có hệ thống liên tục,

phân tích, giải thích và phân phát những dữ liệu sức khỏe, sử dụng những dữ liệu giám sát để mô tả và theo dõi những sự kiện sức khỏe, xác định ưu tiên

và giúp cho việc lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá những chương trình can thiệp [4]

Giám sát chủ động: là giám sát mà các cơ quan y tế công cộng chủ

động tìm kiếm, báo cáo thông tin từ các tuyến trong hệ thống giám sát một cách đều đặn thay vì chờ đợi các báo cáo (ví dụ gọi điện xuống cơ sở hàng tháng) [4]

Giám sát thụ động: là giám sát mà ở đó các thông tin được báo cáo thụ

động và không có sự chủ động, cố gắng tìm kiếm thông tin từ các đơn vị trong hệ thống giám sát [4]

Định nghĩa ca bệnh sốt xuất huyết [4]

Ca bệnh giám sát: Bệnh nhân sốt cao đột ngột kéo dài từ 2 đến 7 ngày

kèm các triệu chứng đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ, đau khớp, phát ban, có biểu hiện xuất huyết (dấu hiệu dây thắt dương tính)

Ca bệnh nặng: Có biểu hiện xuất huyết ở các mức độ khác nhau: dưới

da, niêm mạc, xuất huyết nội tạng, gan to và có thể tiến triển đến hội chứng sốc Dengue (HCSD) dẫn đến tử vong

Trang 11

Xét nghiệm thấy giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu (<100.000/mm3), hematocrit tăng (>20% giá trị bình thường theo tuổi và giới).

Ổ dịch sốt xuất huyết[4]: Một nơi (xóm, tổ dân phố, cụm dân cư…)

được xác định dịch là ổ dịch sốt xuất huyết có các ca bệnh lâm sàng xảy ra trong vòng 1 tuần hoặc 1 ca bệnh sốt xuất huyết được xét nghiệm dương tính phòng xét nghiệm, đồng thời phát hiện có bọ gậy/lăng quăng hoặc muỗi truyền bệnh

1.2 Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết

1.2.1 Dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết

Nguồn gây bệnh [6]

Trứng Aedes có kích thước nhỏ, khác với trứng muỗi Anopheles, Culex, trứng muỗi Aedes không có phao, không dính thành bè nổi trên mặt nước mà

rời từng cái bám trên thành các dụng cụ chứa nước

Cơ thể bọ gậy chia ra làm ba phần: đầu, ngực và bụng Đặc điểm đặc

trưng của bọ gậy Aedes là có một chùm lông nằm ở giữa ống thở Tỷ lệ giữa

chiều dài và chiều rộng của ống thở gọi là chỉ số ống thở được sử dụng để định loại.

Quăng Aedes giống như một dấu hỏi, bên ngoài quăng được bao bọc

một lớp vỏ màu xẫm nhưng có thể nhận thấy mầm của những phần phụ của muỗi trưởng thành sau này Cơ thể quăng được chia làm hai phần: đầu ngực

và bụng

Bọ gậy phát triển qua 4 giai đoạn Các giai đoạn này phụ thuộc vào nhiệt độ, thức ăn và mật độ bọ gậy trong dụng cụ chứa nước Trong điều kiện tối ưu, thời gian cần để trứng phát triển thành muỗi chỉ khoảng 7 ngày, kể cả

2 ngày của giai đoạn quăng Tuy nhiên ở nhiệt độ thấp, thời gian này có thể là

vài tuần Tại khu vực Đông Nam Á Aedes hầu như chỉ đẻ trứng ở những dụng

cụ chứa nước do con người làm ra ở chung quanh nhà Những dụng cụ này

Trang 12

được tìm thấy ở khu vực đô thị hay những vùng lân cận như trong gia đình, công trường xây dựng và các nhà máy, bao gồm nhiều loại khác nhau như chum vại, lọ hoa, chậu rửa, bể xây, bể cảnh, xô thùng, lốp xe, túi nilon, chai

lọ, vỏ đồ hộp, cốc nhựa, bình ắc quy hỏng, và bát kê chân chạn Sinh cảnh tự nhiên của bọ gậy thì hiếm hơn, nhưng các hốc cây, kẽ lá và vỏ dừa đều có thể

là ổ bọ gậy Ở những vùng nóng và khô, các bể treo, bể chứa nước ngầm và

bể đựng chất thải có thể là những nơi sinh cảnh chính Còn ở những khu vực được cấp nước thất thường, dụng cụ chứa nước dự trữ trong các hộ gia đình là những ổ bọ gậy phổ biến

Ae.aegypti và di chuyển muỗi, trứng muỗi đi đến các khu vực mới khác Kết

quả của sự thay đổi này là quần thể muỗi Aedes aegypti gia tăng và lan rộng

Thêm vào đó hàng trăm ngàn lính Nhật Bản và lực lượng quân đội đồng minh thường xuyên di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác Hậu quả của những thay đổi trên là sự lan truyền của vi-rút Dengue gia tăng và sốt xuất huyết xảy ra trầm trọng [62]

Phân bố mùa dịch

Do đặc điểm địa lý, thời tiết, khí hậu khác nhau: Miền Nam và Miền Trung bệnh xuất hiện quanh năm, riêng Miền Bắc bệnh xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm, còn những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít

mưa, không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của Aedes aegypti [10],

Trang 13

[11] Tính chung trên toàn quốc, bệnh SD/Sốt xuất huyết Dengue phát triển

nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 hàng năm và dịch cũng thường bùng phát vào các tháng này [12], [13]

Dịch SXH chủ yếu tập trung ở những thành phố đông dân (Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh) Thực tế cho thấy những vụ dịch lớn trên toàn quốc đều bắt nguồn từ những thành phố lớn: vụ dịch năm 1960 ở Miền Bắc khởi phát và phát triển mạnh nhất ở Hà Nội với 80.000 bệnh nhân, chiếm 44% tổng số bệnh nhân của cả Miền Bắc, rồi đến Hải Phòng (40.000 bệnh nhân), sau lan ra 29 tỉnh Vụ dịch năm 1969 cũng khởi phát và phát triển mạnh nhất ở Hà nội (25.294 BN, chiếm 54% tổng số BN của cả Miền Bắc)

Vụ dịch năm 1973 ở Miền Nam cũng bắt nguồn và phát triển mạnh ở thành phố Huế và thành phố Hồ Chí Minh với 9.177 BN, chiếm 64% tổng số bệnh nhân của cả Miền Nam [7]

Miền Bắc là khí hậu á nhiệt đới, Miền Nam là khí hậu nhiệt đới vì vậy

số lượng BN mắc bệnh khác nhau theo mùa Ở Miền Bắc, SXH xuất hiện từ tháng 4 và kết thúc vào cuối năm, với số mắc cao từ tháng 6 đến tháng 10, đỉnh cao vào các tháng 7, 8, 9, 10 Ở Miền Nam, bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng đỉnh cao cũng vào các tháng 7, 8, 9, 10 [15]

Diễn biến của dịch SXH từ 1976 đến 1991 cho thấy ở Miền Bắc chu kỳ của năm có số mắc và chết tăng cao là khoảng 2 năm, ở Miền Nam có chu kỳ

là 3- 4 năm [7], [38]

Mầm bệnh

Virut Dengue thuộc nhóm Flavivi-rút gồm Dengue tuýp 1, Dengue

tuýp 2, Dengue tuýp 3, Dengue tuýp 4 Cả 4 tuýp đều có khả năng gây bệnh SXH Nhiễm bất kỳ một tuýp nào trong 4 tuýp ấy đều được miễn dịch lâu dài với tuýp đó Mặc dù cả 4 tuýp huyết thanh đều tương tự nhau về mặt kháng nguyên, nhưng sự khác nhau giữa 4 tuýp này vẫn đủ tạo ra khả năng miễn

Trang 14

dịch chéo, nhưng thời gian ngắn chỉ vài tháng Như vậy, miễn dịch chéo xảy

ra trong thời gian rất ngắn Sau thời kỳ ủ bệnh 4-6 ngày (tối đa là 10 ngày) virut sẽ có mặt trong máu bệnh nhân trong giai đoạn cấp của bệnh [24]

Ở Miền Bắc, các vụ dịch từ năm 1990 đến 1996 đều có mặt của 4 tuýp huyết thanh, nhưng từ năm 1990 đến 1992, các vụ dịch chủ yếu do vi-rút Dengue tuýp 2 (60%) và từ năm 1993 đến 1996 có mặt thêm Dengue tuýp 1 (16%) và Dengue tuýp 3 (23%) [41]

Ở khu vực phía Nam, Dengue tuýp 1 (12%-59%) hoạt động từ 1990 đến 1995, Dengue tuýp 2 (30%-90%) hoạt động từ 1987 đến 1997, Dengue tuýp 3 (10%-74%) hoạt động từ 1996 đến 1998, Dengue tuýp 4 còn đang tiềm

ẩn, sự có mặt trong các vụ dịch chiếm tỷ lệ ít (2%-11%0 Như vậy, thời gian lưu hành của Dengue tuýp 2 kéo dài nhiều năm và chiếm tỷ lệ cao [11]

Ở khu vực Miền Trung từ 1995 đến 2001, tuýp vi-rút lưu hành và chu

kỳ hoạt động cũng khác nhau: từ năm 1995 – 1997, xuất hiện Dengue tuýp 2

là chủ yếu, năm 1998 – 2000 xuất hiện Dengue tuýp 3 là chủ yếu Trong suốt

5 năm (1996-2000) đều có sự hiện diện của Dengue tuýp 2, đây là điều đáng quan tâm vì tuýp vi-rút này được xem là chủng vi-rút thường gây ra hội chứng lâm sàng nặng [24]

Yếu tố lan truyền (Véc-tơ)

Véc-tơ truyền bệnh chính đã được TCYTTG khẳng định là Aedes

aegypti và Aedes albopictus, trong đó Aedes aegypti đóng vai trò chủ yếu và

có mặt hầu hết trong các vụ dịch, loại muỗi này thường sinh sản trong nhà, trong các dụng cụ chứa nước sạch như: vại, lọ hoa, lon sữa bò, hoặc chung

quanh nhà: trong lớp xe, gáo dừa, thố nước sạch,….Muỗi Aedes aegypti sau

khi hút máu người bị nhiễm virut có thể truyền bệnh sau thời gian ủ bệnh (3–

10 ngày), trong thời kỳ này virut nhân lên trong tuyến nước bọt của muỗi hoặc có thể truyền bệnh ngay cho người khác [32]

Trang 15

Lê Viết Lô nghiên cứu vai trò của Aedes aegypti và Aedes albopictus

trong sự lây truyền bệnh dịch SD/Sốt xuất huyết Dengue tại Miền Trung cho

rằng Aedes aegypti nhậy cảm gấp 2 lần với vi-rút Dengue so với Aedes

albopictus Hầu hết các mẫu Aedes aegypti thu thập được đều ở những DCCN

sinh hoạt trong và ngoài nhà Sự hợp tác của mọi người trong việc ngăn ngừa muỗi đẻ trứng khó thực hiện, người dân rất ngại khi phải thả cá hoặc một vài hóa chất khác vào các DCCN dùng để sinh hoạt Hai tác giả cũng đã nghiên

cứu ứng dụng Mesocyclops tại một số tỉnh Miền Trung nhận thấy

Mesocyclops phân bố rộng rãi và có mặt trong các thủy vực của địa phương,

một số loài có thể diệt bọ gậy tuổi 1, tuổi 2, khả năng thích ứng và tồn tại trong môi trường của chúng rất tốt Do đó chúng ta có thể sử dụng chúng như

là một tác nhân sinh học để khống chế các loài muỗi véc-tơ [28], [33]

Khối cảm thụ và hiện tượng tảng băng trong sốt xuất huyết

Người có khả năng cảm nhiễm với cả 4 tuýp virut Dengue Người đã bị nhiễm virut Dengue thì tùy theo mức độ cảm nhiễm, có thể chỉ là nhiễm trùng không triệu chứng, hoặc SD, hoặc Sốt xuất huyết Dengue

Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Huệ, Nguyễn Đình Sơn và cộng sự

về dịch tễ học SXH tại Thừa Thiên Huế cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới

15 tuổi ở vị trí trung gian giữa Miền Bắc và Miền Nam (năm 1983 là 58%, năm 1994 là 76,2%) Trong khi đó tỷ lệ này ở Miền Bắc là 20%, Miền Nam là 95,7%, Tây Nguyên là 62,3% Còn về giới không có sự khác biệt giữa nam và

nữ (Vụ dịch năm 1998 tỷ lệ nam mắc bệnh là 50,9%; nữ là 49,9%) [21]

Đây là vấn đề quan trọng, mấu chốt trong dịch tễ học bệnh Dengue xuất huyết, để áp dụng vào việc lập kế hoạch giám sát phòng chống Tức là có nhiều trường hợp nhiễm trùng Dengue lặng lẽ trước khi xảy ra một vụ dịch Dengue xuất huyết Người ta ước tính rằng trong một vụ dịch đã có khoảng

Trang 16

50 – 100 ca nhiễm trùng Dengue lặng lẽ khi có một ca bị choáng xuất huyết nằm ở bệnh viện [32]

Sự giám sát này cần tiến hành sớm từ những tháng trước khi bắt đầu bước vào mùa dịch song song với sự giám sát chủ động về mặt côn trùng ở giai đoạn sớm (các ổ bọ gậy) để có một tiên lượng với căn cứ khoa học đảm bảo [7]

1.2.2 Tình hình dịch bệnh trên thế giới

Bệnh sốt xuất huyết (SXH) là bệnh nhiễm vi-rút do muỗi Aedes truyền Trong 2 thập kỷ qua, mức độ xuất hiện của bệnh sốt xuất huyết và Hội chứng sốc Dengue cùng vời những vụ dịch tăng lên đáng lo ngại Bệnh có những biểu hiện chính là sốt cấp tính, nhức đầu, đau khớp, đau cơ và đã được nhận biết hơn ½ thế kỷ qua ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Châu Á và Tây Thái Bình Dương [36]

Ở khu vực Châu Á, vụ dịch SXH đầu tiên được phát hiện vào năm

1954 tại Manila - Phi lippin, rồi sau đó dịch SXH tiếp tục phát triển và lan rộng ở nhiều nước khác thuộc vùng Đông- Nam Á và Tây Thái Bình Dương Thời gian về sau, (1981) dịch SXH lan sang châu Mỹ và đã bùng phát thành dịch lớn ở Lahabana và 3 thành phố khác của Cuba Đây là vụ dịch đầu tiên của châu Mỹ [36], [58]

Dịch sốt xuất huyết được biết đến cách đây 3 thế kỷ, ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới Dịch sốt xuất huyết được ghi nhận đầu tiên vào năm 1635 ở những vùng Tây Ấn Độ Tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 2,5-3 tỷ người trên toàn cầu có nguy cơ nhiễm bệnh, phần lớn trong số này sống trong khu vực đô thị có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới Hàng năm ít nhất 100 triệu trường hợp mắc sốt Dengue và 500.000 trường hợp sốt xuất huyết Dengue cần nhập viện, 90% là trẻ em <15 tuổi, 25.000 trường hợp tử vong mỗi năm [64]

Trang 17

Sự phân bố của SXH từ 1975 đến 1995 xảy ra ở 102 nước, trong đó có

20 nước châu Phi, 42 nước châu Mỹ, 7 nước Đông Nam Á, 4 nước phía Đông Địa Trung Hải và 29 nước thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương [36], [60]

1.2.3 Tình hình dịch bệnh trong nước

Từ năm 1913, Gaidé đã thông báo về SD tại Miền Bắc và Miền Trung Năm1958 có một vụ dịch nhỏ SXH xảy ra tại Hà Nội, sau đó từng vụ dịch nhỏ đã phát triển và lan rộng ra các khu vực trong cả nước, từ thành phố đông dân lan về các thị trấn nông thôn, phát ra các vụ dịch lớn dần [7]

Sự phân bố SXH không đều: lưu hành nặng quanh năm ở các tỉnh đồng bằng Nam Bộ và ven biển Miền Trung; lưu hành nặng nhưng theo mùa ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng; lưu hành nhẹ và ngắn ở các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh ở biên giới phía Bắc.Thời gian mắc bệnh hầu như quanh năm, có những nơi theo mùa Ở miền Bắc bệnh thường xảy ra nhiều từ tháng 7 đến tháng 9; ở miền Trung và miền Nam bệnh xuất hiện quanh năm, tần số cao nhất từ tháng 6 – 11, và dịch cũng phát triển nhất là tháng 6 - 11 hàng năm Năm 1998, dịch SXH xảy ra với cường độ cao trên phạm vi rộng toàn quốc với số mắc 234.920 người, chết 377 người [15]

Trong những năm của thập kỷ 80- 90, dịch SXH đã xảy ra ở hầu hết các tỉnh trong cả nước số lượng bệnh nhân mắc và chết tăng rất nhiều Ngành

y tế đã phối hợp với các ban ngành khác trong công tác phòng chống tích cực nhưng hiệu quả chưa cao Sốt xuất huyết có mặt ở miền Trung từ hơn 30 năm qua Từ năm 1995 đến 1998, tỷ lệ mắc bệnh tăng gấp đôi so với giai đoạn

1991 đến 1994 với ca mắc chiếm 30% so với cả nước, trong khi đó dân số chỉ chiếm khoảng 13% dân số cả nước (mắc/chết năm 1995: 22.065/34; năm 1997: 27.350/41), riêng năm 1998, số bệnh nhân mắc/chết tăng rất cao (71.631/76) [40]

Trang 18

Theo Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng, (2009) [11]: Cả nước vào Năm 2003 có 49.710 ca mắc, 35 ca chết Trong đó,

ở Bắc có 1.876 ca mắc không có ca nào chết Miềm Trung có 1.257 ca mắc, 3

ca chết Miền Nam có 40.543 ca mắc có 32 ca chết Tây Nguyên có 908 ca mắc, không có ca nào chết Vào năm 2009, cả nước có 105.370 ca mắc, 87 ca chết Trong đó ở Bắc có 18.485 ca mắc, 4 ca chết Miềm Trung có 11.519 ca mắc, 8 ca chết Miền Nam có 73.890 ca mắc, 74 ca chết Tây Nguyên có 1.476 ca mắc, 1 ca chết

Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung, có diện tích tự nhiên 6.039,56 km2, dân số 1.489.900 người, mật độ dân số 247 người/km2 (số liệu năm 2009 - Website UBND tỉnh Bình Định), có 11 đơn vị hành chính: thành phố Quy Nhơn là tỉnh lỵ, đô thị loại 1 và 10 huyện gồm An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh (miền núi), Tây Sơn, Hoài Ân (trung du), Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước (đồng bằng) Toàn tỉnh có 159 xã, phường, thị trấn (Trong đó: có 129 xã, 14 Thị trấn; 16 phường)

Từ năm 1999, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống SXH đã triển khai, với mục tiêu giảm chết, giảm mắc, khống chế không để dịch bùng phát và xã hội hóa hoạt động phòng chống SXH dựa vào cộng đồng Trong đó chiến lược giảm mắc chủ yếu là diệt véc-tơ truyền bệnh thông qua các hoạt động của mạng lưới cộng tác viên, chiến dịch diệt bọ gậy dựa vào cộng đồng

và hoạt động xử lý ổ dịch nhỏ quy mô thôn/xóm/tổ dân phố

Từ năm 1999 đến nay, số mắc và chết hàng năm tương đối cao, đứng thứ 5/11 tỉnh thuộc khu vực miền Trung, bệnh nhân tăng cao ở thành phố Qui Nhơn và các huyện An Nhơn, Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Tuy Phước, số ca mắc tăng cao bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài cho đến tháng 11, 12

Trang 19

Riêng các huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân từ năm 1999 đến năm 2003 số ca mắc bệnh ít và không có dịch, nhưng từ 2004 đến 2010, do điều kiện phát triển kinh tế xã hội nên sinh hoạt của người dân sống tại trung tâm của các huyện miền núi với mức cao hơn, mật độ dân cư ngày càng đông,

sự giao lưu giữa các địa phương gia tăng nên dịch bệnh cũng thường xảy ra hàng năm Cũng như các địa phương khác, dụng cụ chứa nước thường tập trung bọ gậy cao là bể chứa nước, chum, vại, lọ hoa, bát kê chân chạn và các dụng cụ phế thải Loài muỗi gây bệnh chính bắt được trong các vụ dịch chủ

yếu vẫn là Aedes aegypty, tuy nhiên có một vài vụ dịch tìm thấy sự có mặt của

cả muỗi Aedes albopictus ở ngoài vườn Tính trung bình 5 năm (Từ 2006 –

2010) thì thời điểm mắc bệnh cao nhất là vào tháng 7 hàng năm [39]

Theo các báo cáo tổng kết của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, tình hình mắc/chết sốt xuất huyết các huyện, thành phố từ 2005 - 2010 như sau

- Số ca mắc/chết trong năm 2005 có 268/1ca

- Số ca mắc/chết trong năm 2006 có 264 ca

- Số ca mắc/chết trong năm 2007 có 1148/3ca

- Số ca mắc/chết trong năm 2008 có 617 ca

- Số ca mắc/chết trong năm 2009 có 1121/1ca

- Số ca ca mắc/chết trong năm 2010 có 3935/6ca

1.3 Phân bố và đặc điểm của véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết

1.3.1.Phân bố véc-tơ [46], [58].

Tại khu vực Đông Nam Á, Aedes aegypti phân bố rộng ở những vùng

có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới, chúng trở thành loài phổ biến ở hầu hết

các đô thị Sự lan truyền của Aedes aegypti ở vùng nông thôn gần đây có liên

quan đến sự phát triển của hệ thống cấp nước và hệ thống giao thông [57]

Trang 20

Tại những vùng bán khô hạn như An Độ, Aedes aegypti là vectơ truyền

bệnh ở khu vực đô thị và các quần thể muỗi biến động rõ rệt theo lượng mưa

và thói quen dự trữ nước Tại các nước Đông Nam Á khác có lượng mưa hàng

năm >200 mm, quần thể Aedes aegypti ổn định hơn và có mặt ở các khu vực

đô thị, bán đô thị và nông thôn Ở In-đô-nê-xi-a, My-an-ma và Thái lan, do tập quán dự trữ nước nên mật độ muỗi ở khu vực bán đô thị cao hơn khu vực

đô thị [58]

Tình trạng đô thị hóa có xu hướng làm tăng các sinh cảnh thích hợp cho

Aedes aegypty Ở một số thành phố có hệ thực vật phong phú, cả Aedes aegypti và Aedes albopictus cùng có mặt, nhưng nói chung, tùy thuộc vào

kiểu sinh cảnh của bọ gậy và mức độ đô thị hóa, Aedes aegypti thường là loài chiếm ưu thế Ví dụ tại Xin - ga - po, chỉ số nhà có Aedes aegypti cao nhất ở

những khu nhà ổ chuột, các cửa hàng và những khu nhà cao tầng Trong khi

đó Aedes albopictus dường như không liên quan đến tình trạng nhà ở, nhưng

lại phổ biến ở những nơi thoáng và nhiều cây cối [56], [65]

Độ cao là một yếu tố quan trọng làm hạn chế sự phân bố của Aedes

aegypty Ở An Độ phạm vi thích hợp cho Aedes aegypti sinh sống là nơi có độ

cao từ 0 – 1.000m so với mực nước biển Trong khoảng dưới 500m, mật độ muỗi là lớn hoặc vừa, c̣n ở vùng núi có độ cao trên 500m thì mật độ muỗi thấp Ở các nước Đông Nam Á, độ cao 1.000 – 1.500m là ngưỡng hạn chế sự

có mặt của Aedes aegypti Tại các khu vực khác trên thế giới, có thể tìm thấy

Aedes aegypti ở độ cao lớn hơn, như ở Colombia tới 2.200m [55], [59].

1.3.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái học của véc-tơ

Trứng muỗi: Trứng được đẻ trên thành vật chứa, sát ngay phía trên

ngấn nước Hầu hết muỗi cái Aedes aegypti ở vài nơi trong chu kỳ sinh thực

Phôi của trứng phát triển hoàn thiện trong vòng 48 giờ trong điều kiện môi trường ấm và ẩm Khi phôi đã phát triển hoàn thiện thì trứng có thể chịu đựng

Trang 21

được khô hạn trong thời gian dài (khoảng 1 năm) Trứng muỗi nở ngay khi ngập nước trở lại, nhưng không phải tất cả các trứng đều nở cùng một lúc

Khả năng chịu đựng khô hạn của trứng giúp cho Aedes aegypti có thể tồn tại

trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt) [8]

+ Bọ gậy: Bọ gậy phát triển qua 4 giai đoạn Các giai đoạn này phụ thuộc vào nhiệt độ, thức ăn và mật độ bọ gậy trong dụng cụ chứa nước Trong điều kiện tối ưu, thời gian cần để trứng phát triển thành muỗi chỉ khoảng 7 ngày, kể cả 2 ngày của giai đoạn quăng Tuy nhiên ở nhiệt độ thấp, thời gian

này có thể là vài tuần Tại khu vực Đông Nam Á Aedes aegypti hầu như chỉ

đẻ trứng ở những dụng cụ chứa nước do con người làm ra ở chung quanh nhà Những dụng cụ này được tìm thấy ở khu vực đô thị hay những vùng lân cận như trong gia đình, công trường xây dựng và các nhà máy, bao gồm nhiều loại khác nhau như chum vại, lọ hoa, chậu rửa, bể xây, bể cảnh, xô thùng, lốp

xe, túi nilon, chai lọ, vỏ đồ hộp, cốc nhựa, bình ắc quy hỏng, chén đựng nước thờ và bát kê chân chạn Sinh cảnh tự nhiên của bọ gậy thì hiếm hơn, nhưng các hốc cây, kẽ lá và vỏ dừa đều có thể là ổ bọ gậy Ở những vùng nóng và khô, các bể treo, bể chứa nước ngầm và bể đựng chất thải có thể là những nơi sinh cảnh chính Còn ở những khu vực được cấp nước thất thường, dụng cụ chứa nước dự trử trong các hộ gia đình là những ổ bọ gậy phổ biến [8]

+ Muỗi Aedes aegypti [8]:

- Hình dáng: Muỗi Aedes aegypti có kích thước trung bình, thân có

màu đen bóng và có nhiều vảy trắng bạc tập trung thành từng cụm hay từng đường trên mình muỗi

Trang 22

Hình Muỗi Aedes aegypti

- Tập tính hút máu: Aedes aegypti là loài ưa hút máu người, mặc dù có

thể hút máu các động vật máu nóng khác Là loài hoạt động ban ngày, muỗi

cái Aedes aegypti có hai thời kỳ hút máu chủ yếu, vào buổi sáng sớm khi bình

minh, và trong vòng vài giờ trước khi trời tối Thời điểm hoạt động hút máu mạnh nhất có thể thay đổi theo khu vực và theo mùa Nếu bữa hút máu bị gián

đoạn, Aedes aegypti có thể hút máu nhiều người khác Tập tính này làm tăng

đáng kể nguy cơ lây lan dịch Vì vậy có thể nhiều người trong một gia đình cùng khởi phát bệnh trong vòng 24 giờ

- Tập tính đậu nghỉ: Aedes aegypti ưa đậu ở những nơi tối, ẩm, kín đáo

trong nhà như phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng tắm và bếp Hiếm khi chúng đậu nghỉ ngoài nhà ở các lùm cây hoặc những nơi được quây kín Những nơi đậu nghỉ ưa thích trong nhà là mặt dưới của đồ gỗ, quần áo treo, rèm cửa và

bề mặt tường

- Phạm vi phát tán: Phạm vi hoạt động của muỗi cái Aedes aegypti bị

ảnh hưởng bởi một số yếu tố như nơi đẻ trứng và bữa hút máu, nhưng thường không quá 100m xung quanh nơi muỗi nở Tuy nhiên, những nghiên cứu gần

Trang 23

đây ở Pueto Rico cho thấy rằng chúng có thể bay xa hơn 400m để tìm nơi đẻ trứng Phát tán thụ động có thể xảy ra thông qua trứng và bọ gậy có trong dụng cụ chứa nước [62].

- Tuổi thọ: Tuổi thọ trung bình của Aedes aegypti trưởng thành chỉ

khoảng 8 ngày Vào mùa mưa, khả năng sống sót dài hơn nên nguy cơ lan truyền vi-rút cũng lớn hơn Cần có thêm những nghiên cứu về tuổi thọ tự

nhiên của Aedes aegypti trong những điều kiện môi trường khác nhau.

- Khả năng truyền vi rút: Muỗi vec tơ bị nhiễm vi-rút khi đốt người đang trong giai đoạn nhiễm vi-rút huyết.Với SXH, giai đoạn này có thể xảy

ra 1 – 2 ngày trước khi khởi phát sốt và kéo dài khoảng 5 ngày sau khi bắt đầu

có sốt Sau giai đoạn ủ bệnh khoảng 10 – 12 ngày, vi-rút phát triển xâm nhập

từ dạ dày sang các tổ chức khác và tuyến nước bọt của muỗi Muỗi này sẽ truyền vi-rút Dengue sang những người mẫn cảm với vi-rút theo nước bọt của chúng qua vết đốt

+ Muỗi Aedes albopictus:

- Muỗi Aedes albopictus thuộc cùng giống phụ (Stegomia) với Aedes

aegypty Loài muỗi này phân bố rộng rãi ở Châu Á, từ các nước nhiệt đới đến

các nước ôn đới Trong vòng 2 thập kỷ gần đây, phạm vi phân bố của Aedes

albopictus đã mở rộng sang Bắc và Nam Mỹ, khu vực Ca ri bê, Châu Phi,

Nam Âu và một số đảo ở Thái Bình Dương [63], [66]

- Đầu tiên, Aedes albopictus là loài muỗi sống trong rừng đã thích nghi

với môi trường sống của con người ở vùng nông thôn, bán đô thị, đô thị Ổ sinh sản của chúng ở trong rừng là những hốc cây, ống tre nứa và kẻ lá, thêm

vào đó là những dụng cụ chứa nước nhân tạo ở khu vực đô thị, Aedes

albopictus là loài hút máu tạp, ưa máu động vật hơn so với Aedes aegypty

Phạm vi bay của Aedes albopictus có thể xa tới 500m Không giống với

Trang 24

Aedes aegypty, một số chủng Aedes albopictus thích nghi với khí hậu lạnh ở

vùng Bắc Á và Bắc Mỹ nhờ trứng qua đông trong trạng thái “nghỉ” [61]

Ở một số khu vực của Châu Á và ở Seychelles, Aedes albopictus đôi

khi được coi là vec tơ trong các vụ dịch SXH, cho dù vai trò của nó ít quan

trọng hơn Aedes aegypty Trong phòng thí nghiệm, cả 2 loài đều có thể truyền

vi-rút Dengue trực hệ từ muỗi cái qua trứng sang thế hệ sau, tuy nhiên, hình

thức này phổ biến hơn ở Aedes albopictus [35].

1.4 Giám sát dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết

Giám sát dịch tễ học sốt xuất huyết bao gồm giám sát bệnh nhân (ca bệnh), giám sát côn trùng (vec tơ) và giám sát huyết thanh vi rút

1.4.1 Giám sát bệnh nhân và huyết thanh vi rút

Giám sát có hiệu quả nhiễm ca bệnh nhiễm vi-rút Dengue là cần thiết

để theo dõi sự lan truyền dịch và phát hiện dịch sớm Điều này phụ thuộc vào

sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận dịch tể,lâm sàng và phòng xét nghiệm cũng như hệ thống báo cáo hiệu quả

+ Giám sát thụ động:

Các quốc gia có dịch sốt xuất huyết lưu hành địa phương cần có hệ thống giám sát dựa vào định nghĩa ca bệnh chuẩn và các mẫu báo cáo bắt buộc Mặc dù hệ thống giám sát thụ động không nhạy và ít đặc hiệu do ca bệnh không được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm huyết thanh học nhưng vẫn giúp ích cho việc theo dõi xu hướng sốt xuất huyết trong khoảng thời gian dài

+ Giám sát chủ động:

Mục đích của giám sát chủ động là giúp cán bộ y tế theo dõi sự lây truyền sốt xuất huyết ở một cộng đồng, có thể chỉ ra vào bất kỳ thời điểm nào

Trang 25

nơi xảy ra dịch, tuýp vi-rút đang lưu hành, bệnh cảnh lâm sàng Để thực hiện điều đó, cần phải có hệ thống giám sát chủ động và phối hợp tốt với chẩn đoán trong phòng thí nghiệm Nếu hoạt động hiệu quả hệ thống giám sát chủ động có thể phát hiện sớm khả năng lây lan của dịch và có thể ngăn chận được dịch xãy ra.

1.4.2 Giám sát vec tơ [5]

Giám sát véc-tơ nhằm xác định nguồn sinh sản chủ yếu của muỗi truyền bệnh, sự biến động theo mùa của véc-tơ, tính nhạy cảm của véc-tơ với các hoá chất diệt côn trùng Điểm giám sát véc-tơ được lựa chọn tại nơi có điều kiện

thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của Aedes aegypty, Aedes albopictus.

Giám sát muỗi trưởng thành

Giám sát muỗi trưởng thành bằng phương pháp soi bắt muỗi đậu nghỉ trong nhà, dùng để đánh giá quần thể muỗi Người điều tra chia thành nhóm, mỗi nhóm hai người soi bắt muỗi cái đậu nghỉ trên quần áo, chăn màn, các đồ vật trong nhà vào buổi sáng, mỗi nhà soi bắt muỗi trong 15 phút Sau khi bắt muỗi, tiến hành điều tra bọ gậy (lăng quăng) bằng quan sát, ghi nhận ở toàn

bộ dụng cụ chứa nước trong và quanh nhà Số nhà điều tra cho một đơn vị

huyện là 50, điều tra 1 lần/tháng (phân bổ trong các xã, phường trọng điểm)

Giám sát bọ gậy

Giám sát thường xuyên: 1 tháng 1 lần cùng với giám sát muỗi trưởng thành

Giám sát ổ bọ gậy (lăng quăng) nguồn: Phương pháp này dựa vào kết quả đếm toàn bộ số lượng bọ gậy (lăng quăng) Aedes trong các chủng loại dụng cụ chứa nước khác nhau để xác định nguồn cung cấp muỗi Aedes chủ

yếu của từng địa phương theo mùa trong năm hoặc theo từng giai đoạn để điều chỉnh, bổ sung các biện pháp tuyên truyền và phòng chống véc-tơ thích hợp

Trang 26

Xác định ổ bọ gậy (lăng quăng) nguồn sẽ tiến hành theo đơn vị huyện trọng điểm 2 lần/năm Mỗi lần điều tra 100 hộ gia đình (phân bổ trong các

xã, phường trọng điểm) (lần 1 thực hiện vào quý I-II, lần 2 thực hiện vào

quý III-IV)

Theo Hạ Bá Khiêm [19], nghiên cứu Dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết có liên quan đến một số đặc tính của khối cảm thụ là: Tuổi: Ở Hà Nội: (Vụ dịch năm 1983) lứa tuổi mắc nhiều nhất từ 10-14; Ở miền Nam, nơi có bệnh lưu hành cao thì lứa tuổi mắc nhiều nhất từ 5-9 (vụ dịch năm 1987), chiếm tỷ lệ 95% Trẻ lớn (>15 tuổi) và người lớn mắc rất ít Trong khi ở miền Bắc, trẻ lớn

và người lớn cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể Giới: Nhìn chung không có sự khác biệt về khả năng mắc bệnh của nam và nữ Hai tác giả cũng cho rằng chu

kỳ của năm có số mắc và chết tăng cao là khoảng từ 3 – 5 năm

Theo nghiên cứu của Vũ Sinh Nam, véc-tơ truyền bệnh chủ yếu tại Việt Nam vẫn là Aedes aegypti vì hầu hết trong các vụ dịch tìm thấy Aedes aegypti là chính [29]

Theo Lê Viết Lô, tỷ lệ bệnh nhân >15 tuổi cao hơn tỷ lệ bệnh nhân <15 tuổi; Mặt khác, trong 10 năm (1999-2008), luôn có sự lưu hành cùng lúc 3 tuýp vi-rút trong một năm, từ năm 2003-2006 tuýp vi-rút DI và DII luôn chiếm ưu thế, nhưng từ năm 2006-2008 tuýp vi-rút DI chiếm ưu thế hơn so với DII và trong 9 tháng đầu năm 2008, tuýp vi-rút DII không tìm thấy, trong khi đó tuýp DI chiếm ưu thế và song hành cùng với sự trở lại của tuýp vi-rút DIII [25], [26]

Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Huệ, Nguyễn Đình Sơn và cộng sự

về dịch tễ học SXH tại Thừa Thiên Huế cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới

15 tuổi ở vị trí trung gian giữa Miền Bắc và Miền Nam (năm 1983 là 58%, năm 1994 là 76,2%) Trong khi đó tỷ lệ này ở Miền Bắc là 20%, Miền Nam là

Trang 27

95,7%, Tây Nguyên là 62,3% Còn về giới không có sự khác biệt giữa nam và

nữ (Vụ dịch năm 1998 tỷ lệ nam mắc bệnh là 50,9%; nữ là 49,9%) [21]

Theo nghiên cứu của Bùi Đại [17] khi nghiên cứu 713 trường hợp mắc bệnh tại bệnh viện Nhi đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh năm 1972 – 1973, lứa tuổi từ 1-3 chiếm 12,5%, từ 4-8 chiếm 66,6%, từ 9-12 chiếm 20,8%; nghiên cứu của Nguyễn Đức Huệ, Nguyễn Đình Sơn và cộng sự khi nghiên cứu dịch

tễ học SD/Sốt xuất huyết Dengue tại Thừa Thiên Huế [21] cho thấy bệnh nhân mắc SD/Sốt xuất huyết Dengue ở lứa tuổi dưới 15 năm 1983 là 58%, năm 1994 là 76,2%; theo Võ Văn Lượng và cộng sự [27] nghiên cứu 7.454 trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Khánh Hòa năm 1998 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh dưới 15 tuổi chiếm 67,6%

Nghiên cứu các vụ dịch của Bùi Đại [17] từ năm 1960 đến năm 1998 cho thấy dịch SD/Sốt xuất huyết Dengue chủ yếu tập chung ở những thành phố đông dân (Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, thành phố Hồ Chí Minh), những thị trấn ven biển (Thái Bình, Hậu Giang, Đà Nẵng, Vũng Tàu…) Vùng lưu hành dịch quanh năm như đồng bằng sông Cửu Long và sông Sài Gòn (Khu 7, Khu 9), ven biển Khu 5; vùng lưu hành theo mùa như đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình, ven biển Khu 4, một số tỉnh trung

du miền Bắc thuộc Khu 1, Khu 2; vùng bệnh tản phát như một số tỉnh biên giới phía Bắc, các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên

Nghiên cứu của Nguyễn Đức Huệ [21] cũng cho thấy bệnh nhân tăng cao vào các tháng 6,7 và đỉnh cao là vào các tháng 9,10 Hai tác giả trên cũng

đã tìm ra mối tương quan thuận khá chặt chẽ giữa lượng mưa và bệnh nhân SD/Sốt xuất huyết Dengue (hệ số tương quan 0 , 66 ≤r= 0 , 80 ≤ 1) Theo thống

kê của Bùi Đại [17], dịch SD/Sốt xuất huyết Dengue xuất hiện chủ yếu vào

Trang 28

mùa mưa, nhất là đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, thường sau 14 – 18 ngày có mưa là xuất hiện bệnh nhân đầu tiên.

1.4.3 Một số mô hình phòng chống dịch.

Chiến lược toàn cầu trong phòng chống sốt xuất huyết là phòng chống véc-tơ có chọn lọc và có sự tham gia của cộng đồng cũng như các cơ quan liên ngành; giám sát chủ động dựa vào các thông tin y tế hiện đại; có kế hoạch đối phó dịch khẩn cấp; có khả năng xây dựng kế hoạch và tập huấn; tiến hành nghiên cứu các phương pháp phòng chống véc-tơ [9]

Theo TCYTTG thì sự hợp tác và tham gia của cộng đồng là yếu tố sống còn trong phòng chống SXH Các biện pháp giáo dục và vận động cộng đồng thay đổi tùy thuộc vào điều kiện và thái độ của địa phương Giáo dục cộng đồng có thể được thực hiện trên truyền hình, đài, báo và các phương tiện thông tin đại chúng Ở mức độ xã, phường các phương pháp giáo dục bao gồm nhân viên Y tế nói chuyện trong trường học và ở các buổi họp địa phương khác và sử dụng áp phích, sổ tay tuyên truyền , [36]

Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống SXH từ lúc được thành lập đến nay đã đưa ra nhiều mô hình phòng chống SXH nhằm giảm tỉ lệ mắc, chết, khống chế không để dịch SXH bùng phát và xã hội hóa công tác phòng chống SXH dựa vào cộng đồng [51]

Mô hình mạng lưới cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết

Mô hình cộng tác viện (CTV) phòng chống SXH sau một năm theo dõi

và đánh giá tại tỉnh Bến Tre, kết quả đánh giá cho thấy mô hình cộng tác viên theo đúng tiêu chuẩn quốc gia đạt được hiệu quả nhất định nhưng chưa cao, chỉ số nhà co bọ gậy ở xã cộng tác viên giảm đáng kể từ 73% xuống còn 48%

và chỉ số Breteau từ 213 xuống còn 104 [26] Một nghiên cứu khác tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2002 - 2003, cho thấy tỉ lệ hộ gia đình được vãng gia

Trang 29

giảm tỉ lệ nghịch với số hộ gia đình cộng tác viên phụ trách, nhóm cộng tác viên quản lý dưới 50 hộ thì tỉ lệ trên 90% hộ gia đình được vãng gia hàng tháng và tỉ lệ 40 - 58% hộ gia đình được vãng gia trong nhóm cộng tác viên quản lý trên 150 hộ [34].

Nghiên cứu trong việc huy động cộng đồng và sử dụng phương pháp sinh học để phòng chống SXH tại 3 tỉnh miền Trung Việt Nam, kết quả cho thấy sau 3 năm sử dụng tác nhân sinh học Mesocyclops để diệt bọ gậy của muỗi truyền bệnh SXH, tại nơi triển khai nghiên cứu không có dịch SXH xảy

ra trong khi khu đối chứng lại bùng nổ thành dịch [25]

Theo kết quả đánh giá của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống SXH khu vực phía Nam về hoạt động tổ chức đội ngũ cộng tác viên (CTV) trong giai đoạn 2001 - 2005, cho thấy tỉ lệ xã triển khai cộng tác viên dao động trong khoảng 16 - 20%, luôn vượt mức chỉ tiêu đặt ra hàng năm Số

hộ gia đình trung bình mỗi cộng tác viên quản lý từ gần 200 hộ/CTV (vào những năm đầu), đã giảm năm 2004 còn hơn 180 hộ/CTV, năm 2005 còn 140 hộ/CTV, năm 2006 còn 126 hộ/CTV, năm 2007 còn 102 hộ/CTV và trong năm 2008 chỉ còn 84 hộ/CTV Số lượng hộ gia đình/CTV tuy có giảm nhưng vẫn còn cao so với khả năng vãng gia của cộng tác viên và chỉ tiêu đề ra của Chương trình (tối đa 60 hộ/CTV) Hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên thông qua các chỉ số bọ gậy ở các xã có cộng tác viên và xã chứng Kết quả đánh giá cho thấy, qua các năm chỉ số bọ gậy ở xã cộng tác viên giảm dần từng năm, nổi bật với các chỉ số nhà có bọ gậy (HI) và chỉ số dụng cụng chứa nước có bọ gậy (CI) Tuy nhiên, các chỉ số bọ gậy của xã cộng tác viên giảm không nhiều và chỉ xấp xỉ với xã chứng [9], [30]

Mô hình chiến dịch diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết

Chiến dịch diệt bọ gậy phòng chống SXH đã được xem như một hoạt động thường kỳ của các khu vực trong cả nước, tất cả các tỉnh đều triển khai 1

Trang 30

năm 2 - 3 lần Chiến dịch được tổ chức tại các xã/phường trọng điểm, xã nguy

cơ dịch và xã có dịch Kết quả đánh giá hoạt động triển khai chiến dịch diệt

bọ gậy trong năm 2003 và 2004 tại các tỉnh phía Nam, cho thấy toàn khu vực

tổ chức được 3.586 lượt chiến dịch, tăng gấp 3 lần so với năm 2003 Tổng số 581.167 lượt người tham gia và xử lý được 18.927.893 ổ bọ gậy, thu gom 7.859.676 kg phế thải, các chỉ số bọ gậy tại các xã trọng điểm đều giảm từ 2 -

3 lần so với trước chiến dịch [29], [32]

Mô hình xử lý ổ dịch nhỏ trong phòng chống sốt xuất huyết

Nghiên cứu thí điểm mô hình xử lý ổ dịch nhỏ SXH tại huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, kết quả cho thấy mô hình này có hiệu quả trong việc làm hạn chế dịch SXH bùng phát, đồng thời cũng có hiệu quả trong việc làm giảm chỉ số côn trùng ở mức ổn định và an toàn Tuy nhiên đây chỉ là mô hình chống dịch ở quy mô nhỏ (thôn, ấp) khống chế không để dịch bùng phát thành dịch lớn [24], [30]

Mô hình phòng chống sốt xuất huyết dựa vào học sinh

Nhận định về sự tham gia của cộng đồng là một chiến lược chính trong phòng chống SXH Tất cả mọi người, mọi ban ngành cần phải chung sức trong công tác này thì mới có thể thành công trong điều kiện chưa có vắc xin chủng ngừa và thuốc đặc trị SXH như hiện nay Một trong những lực lượng tích cực nhất, dễ tập hợp, có thể đạt hiệu quả lâu dài và khả thi là lực lượng học sinh Muốn tận dụng được lực lượng này, việc cung cấp kiến thức về SXH cho học sinh là một vấn đề cần phải được đặt ra ngay trong giai đoạn hiện nay của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống SXH [11]

Mô hình phóng thả tác nhân sinh học phòng chống sốt xuất huyết

Kết quả thử nghiệm việc phóng thả Mesocyclops vào các DCCN lớn là

một biện pháp kiểm soát véc-tơ chỉ tập trung vào các OBGN tại tỉnh Bình Thuận năm 2006 – 2007 đã cho kết quả tốt: các chỉ số muỗi và bọ gậy đã

Trang 31

giảm dần và tỷ lệ DCCN lớn có Mesocyclops tăng dần: CSMĐM giảm 78%, CSBI giảm 85,5% và MĐBG giảm 98%; Tỷ lệ DCCN lớn có Mesocyclops đã

tăng từ 5% - 72%

Như vậy, hiệu quả của việc sử dụng Mesocyclops trong các DCCN đã

mở ra một hướng cho việc làm giảm quần thể véc-tơ truyền bệnh SXH

Nhưng chỉ có tác động duy nhất của Mesocyclops thì hiệu quả sẽ không được

bền vững, do vậy cần phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng và sự chất

nhận của cộng đồng phóng thả Mesocyclops [33].

Trang 32

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

*Đối tượng cho Mục tiêu 1:

- Các tài liệu lưu trữ ghi chép kết quả về chỉ số muỗi và bọ gậy giám sát định kỳ hàng tháng, quý qua các biểu mẫu báo cáo côn trùng và trong các biên bản điều tra, giám sát dịch của Trung tâm Y tế các huyện, Trung tâm Y

tế dự phòng tỉnh từ năm 2008 - 2012

- Các tài liệu về kết quả phân lập vi-rút qua báo cáo phản hồi của viện Pasteur Nha Trang từ năm 2008 – 2012

* Đối tượng cho Mục tiêu 2:

- Các hộ gia đình và các dụng cụ chứa nước tại các hộ gia đình được chọn mẫu để điều tra ổ bọ gậy nguồn truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành tại địa bàn tỉnh Bình Định, điều tra ổ bọ gậy nguồn được thực hiện ở 5 huyện đó là: Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, Hoài Nhơn và Quy Nhơn

Một số đặc điểm về địa lý và khí hậu của Bình Định.

Bình định là tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung, phía bắc giáp với tỉnh Quảng Ngãi, phía tây giáp với tỉnh Gia Lai, phía nam giáp với tỉnh Phú Yên, phía đông giáp với Biển Đông Có diện tích tự nhiên 6.039,56 km2, dân

số 1.489.900 người, mật độ dân số 247 người/km2 (số liệu năm 2009 - Website UBND tỉnh Bình Định), có 11 đơn vị hành chính: thành phố Quy Nhơn là tỉnh lỵ, đô thị loại 1 và 10 huyện gồm [39]

Trang 33

- Miền núi: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh.

- Trung du: Tây Sơn, Hoài Ân

- Đồng bằng, ven biển: Qui Nhơn, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước

Toàn tỉnh có 159 xã, phường, thị trấn (Trong đó: có 129 xã, 14 Thị trấn; 16 phường)

- Bình Định có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhiệt đới Nhiệt độ trung bình năm 26 - 280C Mùa mưa thường vào từ tháng 7 đến tháng 11 Lượng mưa trung bình năm 1300 -2700 mm Điều kiện khí hậu Bình Định nóng ẩm, kèm theo lượng mưa nhiều cùng với phong tục tập quán của người dân ở một

số huyện chính là điều kiện thuận lợi cho quần thể muỗi phát triển mạnh nên sốt xuất huyết trở trở thành dich lưu hành hàng năm

+ Chọn điểm: Theo hướng dẫn điều tra ổ bọ gậy nguồn của Bộ Y tế, ổ

bọ gậy nguồn thực hiện điều tra ở các huyện điểm của chương trình (có các xã điểm) [5] Như vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi điều tra bọ gậy nguồn ở

5 huyện: Quy Nhơn (các phường điểm là Ngô Mây, Nguyễn Văn Cừ, Thị Nại), Tuy Phước (xã điểm là Thị trấn Tuy Phước), Phù Cát (xã điểm là Cát Tiến, Cát Khánh), Phù Mỹ (xã điểm Thị Trấn Phù Mỹ) và Hoài Nhơn (xã điểm là Tam Quan Bắc)

2.1.3 Thời gian nghiên cứu

Bắt đầu từ tháng 11/2012 đến tháng 6/2013 tại 11 Trung tâm Y tế huyện/thành phố và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Định, gồm hai phần:

- Nghiên cứu hồi cứu số liệu bệnh nhân, xét nghiệm huyết thanh, chỉ số côn trùng tại 11 Trung tâm Y tế huyện, thành phố và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thực hiện từ tháng 9/2012 – tháng 02/2013

- Điều tra cắt ngang để phát hiện ổ bọ gậy nguồn năm 2012 Thực hiện trong tháng 01-12/2012

Trang 34

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu hồi cứu số liệu sẵn kết hợp với điều tra cắt ngang

mô tả Cụ thể như sau:

- Thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu hồi cứu để xác định:

+ Tình hình mắc, tử vong do sốt xuất huyết Dengue

+ Diễn biến côn trùng truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue trong các vụ dịch và kết quả điều tra định kỳ hàng tháng, quý theo thường qui giám sát của

- Thực hiện phương pháp nghiên cứu điều tra cắt ngang để phát hiện ổ

bọ gậy nguồn năm 2012

+ Chọn điểm: Theo hướng dẫn điều tra ổ bọ gậy nguồn của Bộ Y tế, ổ

bọ gậy nguồn thực hiện điều tra ở các huyện điểm của chương trình (có các xã điểm) [4]

Như vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi điều tra bọ gậy nguồn ở 5 huyện: Quy Nhơn (các phường điểm là Ngô Mây, Nguyễn Văn Cừ, Thị Nại), Tuy Phước (xã điểm là Thị trấn Tuy Phước), Phù Cát (xã điểm là Cát Tiến, Cát Khánh), Phù Mỹ (xã điểm Thị Trấn Phù Mỹ) và Hoài Nhơn (xã điểm là Tam Quan Bắc)

Trang 35

2.2.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu

+ Cỡ mẫu:

Chúng tôi sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho điều tra ngang để xác định

số hộ gia đình để phỏng vấn như sau:

2

2 2 / 1

)1(

d

p p

2011 Căn cứ kết quả giám sát tỷ lệ hộ gia đình có chứa ổ bọ gậy 20% Như vậy p được chọn là:

- p = 0,2

- q = 1-p = 0,8

- d là sai số ước lượng được chọn = 0,05

Thay các giá trị trên vào công thức tính, kết quả thu được là: n=245 hộ gia đình Lấy hệ số thiết kế bằng 2 và làm tròn thu được n = 500 hộ gia đình

Điều tra trong 5 xã nên  n/5 = 500/5 = 100 hộ gia đình cho 1

xã/phường

Theo thường quy điều tra ổ bọ gậy nguồn của Bộ Y tế, mỗi điểm điều tra (Đơn vị huyện) chọn 100 hộ gia đình chia đều cho các xã điểm Như vậy 5 điểm điều tra ta sẽ có: 100 hộ gia đình x 5 điểm = 500 hộ gia đình đưa vào nghiên cứu

+ Chọn mẫu:

Sử dụng phương pháp chọn mẫu chùm, mỗi huyện chọn 1 chùm gồm

100 hộ gia đình; Số hộ gia đình chia đều cho các xã điểm của huyện, cụ thể:

Trang 36

Quy Nhơn 100 hộ (phường Ngô Mây 34 hộ, Nguyễn Văn Cừ 33 hộ và Thị Nại 33 hộ); Tuy Phước 100 hô (thị trấn Tuy Phước); Phù Cát 100 hộ (xã Cát Khánh 50 hộ, Cát Tiến 50 hộ); Phù Mỹ 100 hộ (thị trấn Phù Mỹ); Hoài Nhơn

100 hộ (xã Tam Quan Bắc) Chọn hộ điều tra theo kỹ thuật “cổng liền cổng” như sau:

+ Chọn hộ gia đình:

Chọn hộ đầu tiên: Lập danh sách, đánh số thứ tự toàn bộ các hộ trong

xã được chọn vào nghiên cứu Rút ngẫu nhiên một đồng tiền mang theo và sử dụng ba số đầu tiên trong đồng tiền đó để xác định hộ đầu tiên Hộ đầu tiên được chọn là hộ có số thứ tự trong danh sách đã lập trùng với 2 số đầu tiên của đồng tiền đã chọn Khi gặp trường hợp hai số đầu tiên không có trong số thứ tự trong danh sách đã lập thì lấy hai số cuối cùng của đồng tiền đã chọn

để chọn hộ đầu tiên

Quy định hướng đi về bên phải bắt đầu từ hộ đầu tiên được chọn để điều tra, hộ kế tiếp điều tra là hộ liền cổng về bên phải Cứ như thế cho đến khi đủ số hộ trong 1 xã theo phương pháp cổng liền cổng Nếu hộ vắng sẽ quay trở lại điều tra sau, nếu lần 2 vẫn không có thì lấy hộ tiếp theo

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

- Điều tra hồi cứu:

Lấy thông tin từ năm 2008 – 2012 tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bình Định và Viện Pasteur Nha Trang trong những biểu mẫu báo cáo theo qui định của Bộ Y tế liên quan đến sốt xuất huyết:

+ Thu thập số ca mắc và tử vong từ báo cáo bệnh nhân sốt xuất huyết của tuyến huyện và tỉnh đưa vào biểu mẫu ở phụ lục 1; danh sách bệnh nhân

SD và Sốt xuất huyết Dengue đưa vào phụ lục 2

+ Thu thập thông tin từ báo cáo kết quả giám sát huyết thanh đưa vào biểu mẫu ở phụ lục 6

Trang 37

+ Thu thập thông tin kết quả điều tra côn trùng trong báo cáo và trong biên bản giám sát các vụ dịch đưa vào phụ lục 4.

- Điều tra cắt ngang mô tả:

Giám sát tình hình bọ gậy, vật dụng chứa nước tại các hộ gia đình được chọn theo yêu cầu kỹ thuật thường qui của Chương trình bằng cách quan sát

và ghi nhận ở toàn bộ số lượng DCCN trong nhà và xung quanh nhà, khi phát hiện DCCN có bọ gậy thì ước lượng số lượng bọ gậy trong mỗi loại dụng cụ và điền vào phiếu theo phụ lục 5 Mỗi hộ gia đình điều tra trong vòng 10 đến 20 phút

2.2.4 Các biến số, chỉ số nghiên cứu

- Các chỉ số nghiên cứu

* Số trường hợp mắc/chết SXHD:

Tỷ lệ % BN dưới 15 tuổi = Số bệnh nhân < 15 tuổi X 100

Tổng số bệnh nhân ghi nhân

* Tỷ lệ các tuýp vi-rút lưu hành:

- Chỉ số mật độ (CSMĐ) muỗi Aedes aegypti là số muỗi cái Aedes

aegypti trung bình trong một gia đình điều tra:

CSMĐ (con/nhà) = Số muỗi cái Aedes aegypti bắt được

- Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy (lăng quăng) (CSDCCNBG) là

tỷ lệ phần trăm dụng cụ chứa nước có bọ gậy (lăng quăng) Aedes:

Trang 38

CSDCCNCBG (%) = Số DCCN có bọ gậy Aedes X 100

Số DCCN điều tra

- Chỉ số Breteau (BI) là số DCCN có bọ gậy (lăng quăng) Aedes trong

100 nhà điều tra Trong thực tế chỉ điều tra 50 nhà, vì vậy BI được tính như sau:

để đánh giá mật độ quần thể Aedes aegypti trong vùng điều tra.

Chỉ số BI và chỉ số NCBG thường được dùng để xác định những vùng

ưu tiên áp dụng các biện pháp phòng chống (những vùng có nguy cơ cao)

Nhìn chung, ở nơi nào có chỉ số NCBG >5% hoặc chỉ số BI >20, chỉ số mật độ >1 con/ nhà thì được xếp vào danh sách vùng nhạy cảm với SXH

2.2.5 Phương pháp phân tích và sử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập được mã hóa, làm sạch Số liệu được nhập bằng phần mềm trên chương trình Epidata và Spss.16.0, để phân tích và xử lý

Trang 39

số liệu Sau đó các kết quả được trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ để nhận xét và đánh giá.

Cán bộ điều tra

Cán bộ khoa dịch tễ, Trung tâm YTDP phối hợp với cán bộ các Đội YTDP và Trạm Y tế xã/phường trong các điểm điều tra Các cán bộ này phải được tập huấn kỹ về nội dung kỹ thuật điều tra và nghiên cứu

- Bông không thấm nước

- Que đẩy bông

- Bảng phân loại muỗi và bọ gậy

- Sổ ghi chép, nhãn ghi

- Điều tra muỗi:

+ Cách bắt muỗi: Chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 2 người soi bắt muỗi cái đậu nghỉ trên tường, mùng màn, quần áo, các đồ vật trong nhà, mỗi nhà khoảng 10 - 20 phút

+ Một tay cầm đèn pin soi tìm muỗi đậu nghỉ, tay kia cầm ống nghiệm nhẹ nhàng úp vào muỗi đang đậu nghỉ sao cho ống nghiệm thẳng góc và áp sát lên mặt đồ vật Lúc đó muỗi sẽ bay vào trong ống nghiệm, dùng một ngón

Trang 40

tay bịt miệng ống, lấy bông nút lại và đẩy nút bông cùng muỗi bắt được vào gần đáy ống (để cách một khoảng từ 1 – 2 cm) Sau đó tiếp tục bắt những con muỗi khác, mỗi ống

+ Thời gian bắt muỗi: 7 – 11 giờ vào mùa hè và 8 – 12 giờ vào mùa đông

- Điều tra bọ gậy: Sau khi bắt muỗi, tiến hành điều tra bọ gậy bằng cách dùng đèn pin soi xung quanh thành dụng cụ chứa nước và dùng vợt vớt bọ gậy quan sát vầ đếm bọ gậy ở tất cả các vật dụng chứa nước ở trong nhà và xung quanh nhà rồi ghi lại kết qủa

2.2.6 Đạo đức trong nghiên cứu

Tất cả các hộ gia đình tham gia nghiên cứu đều được giải thích cụ thể, rõ rang về mục đích, nội dung nghiên cứu để đối tượng tự nguyện và hợp tác tham gia Các hộ gia đình tham có quyền không tham gia nếu không muốn

Người tham gia có quyền từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào họ không muốn hoặc có thể dừng tham gia ở bất kỳ giai đoạn nào mà không bị ảnh hưởng đến quyền lợi

Trong suốt quá trình nghiên cứu không gây ra bất cứ một hậu quả xấu nào cho các đối tượng nghiên cứu

Ngày đăng: 02/09/2014, 19:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Bùi Trọng Chiến dịch (1998), “Dịch sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue: vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu trong thế kỷ 21” Tập san Y tế dự phòng, số 2, tr. 57-58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue: vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu trong thế kỷ 21” "Tập san Y tế dự phòng
Tác giả: Bùi Trọng Chiến dịch
Năm: 1998
16. Vũ Trọng Dược và cộng sự (2008), “Ổ bọ gậy nguồn của loài Ades – véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại tỉnh Nam Định 2007”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XVIII, số 1 (93) 2008, tr. 9 - 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ổ bọ gậy nguồn của loài Ades – véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại tỉnh Nam Định 2007”," Tạp chí Y học dự phòng
Tác giả: Vũ Trọng Dược và cộng sự
Năm: 2008
18. Đỗ Quang Hà, Vũ Thị Quế Hương và cộng sự (1999) , “Giám sát vi-rút dịch Dengue xuất huyết tại các tỉnh phía Nam từ 1987 đến 1998”, Tạp chí Y học dự phòng, tập IX, số 3 (41), tr. 17 - 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giám sát vi-rút dịch Dengue xuất huyết tại các tỉnh phía Nam từ 1987 đến 1998"”, Tạp chí Y học dự phòng
20. Nguyễn Văn Hải, Trần Thị Tuyết Mai và cộng sự (2008), “Một số đặc điểm dịch tễ học và kết quả xét nghiệm vụ dịch sốt xuất huyết tỉnh Khánh Hòa năm 2005”, Tap chí Y học Dự phòng, Tập XVIII, số 2 (94) 2008, tr. 32-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm dịch tễ học và kết quả xét nghiệm vụ dịch sốt xuất huyết tỉnh Khánh Hòa năm 2005”," Tap chí Y học Dự phòng
Tác giả: Nguyễn Văn Hải, Trần Thị Tuyết Mai và cộng sự
Năm: 2008
21. Nguyễn Đức Huệ, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Đình Sơn (1999), “Dịch tễ học sốt xuất huyết Dengue tại Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Y học dự phòng, tập IX, số 1 (39), tr. 36 – 42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch tễ học sốt xuất huyết Dengue tại Thừa Thiên Huế”, "Tạp chí Y học dự phòng
Tác giả: Nguyễn Đức Huệ, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Đình Sơn
Năm: 1999
22. Nguyễn Thúy Hoa, Vũ Trọng Được và cộng sự (2008), “Hiệu quả của phòng chống véc tơ Aedes aegypti của màn Interceptor tại Việt Nam”.Tạp chí y học dự phòng, số 4 (96) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả của phòng chống véc tơ "Aedes aegypti "của màn Interceptor tại Việt Nam”. "Tạp chí y học dự phòng
Tác giả: Nguyễn Thúy Hoa, Vũ Trọng Được và cộng sự
Năm: 2008
23. Nguyễn Thanh Long, Trần Thanh Dương và cộng sự, (2012), “Phân tích đặc điểm bệnh sốt xuất huyết Dengue giai đoạn 2009- 2011 tại Việt Nam”. Tạp chí y học dự phòng, tập XXII, số 8 (135) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích đặc điểm bệnh sốt xuất huyết Dengue giai đoạn 2009- 2011 tại Việt Nam”." Tạp chí y học dự phòng
Tác giả: Nguyễn Thanh Long, Trần Thanh Dương và cộng sự
Năm: 2012
25. Lê Viết Lô (2008), “Tình hình SD/SXHD khu vực miền Trung 9 tháng đầu năm 2008”, Thông tin y tế dự phòng, số 2, Viện Pasteur Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình SD/SXHD khu vực miền Trung 9 tháng đầu năm 2008”, "Thông tin y tế dự phòng
Tác giả: Lê Viết Lô
Năm: 2008
26. Lê Viết Lô (2009), “Tình hình SD/SXHD khu vực miền Trung 9 tháng đầu năm 2009”, Thông tin y tế dự phòng, số 3, Viện Pasteur Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình SD/SXHD khu vực miền Trung 9 tháng đầu năm 2009”," Thông tin y tế dự phòng
Tác giả: Lê Viết Lô
Năm: 2009
27. Võ Văn Lượng và cộng sự (1999), “Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Khánh Hòa (1989-1998)”, Tạp chí Y học dự phòng, tập IX, số 2 (40), tr. 23 – 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Khánh Hòa (1989-1998)”, "Tạp chí Y học dự phòng
Tác giả: Võ Văn Lượng và cộng sự
Năm: 1999
28. Đỗ Đức Lưu (2004), “Sử dụng Mesocyclops với sự tham gia cộng đồng trong phòng chống véc - tơ truyền bệnh sốt Dengue/sốt Dengue tại một xã thuộc tỉnh Nam Định”Luận văn thạc sỹ y tế công cộng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sử dụng Mesocyclops với sự tham gia cộng đồng trong phòng chống véc - tơ truyền bệnh sốt Dengue/sốt Dengue tại một xã thuộc tỉnh Nam Định”
Tác giả: Đỗ Đức Lưu
Năm: 2004
29. Vũ Sinh Nam (1995),"Một số đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp chống véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue ở một số địa phương miền bắc Việt Nam”, Luận án PTS Y Dược. Bộ Y tế, Viện vệ sinh dịch tể trung ương Hà Nội, tr. 3-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp chống véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue ở một số địa phương miền bắc Việt Nam
Tác giả: Vũ Sinh Nam
Năm: 1995
30. Trương Uyên Ninh và CS (2004), "Kết quả huy động cộng đồng và sử dụng phương pháp sinh học để phòng chống sốt xuất huyết tại ba tỉnh miền Trung Việt Nam", Tạp chí Y học dự phòng, Tập XIV, số 4 (67) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả huy động cộng đồng và sử dụng phương pháp sinh học để phòng chống sốt xuất huyết tại ba tỉnh miền Trung Việt Nam
Tác giả: Trương Uyên Ninh và CS
Năm: 2004
31. Trương Uyên Ninh (1995), “Nhận xét về sự phân bố các tuýp Dengue ở Miền Bắc Việt Nam từ 1986-1995”. Tạp chí Y học dự phòng, tập V, số 4 (23), tr. 53-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét về sự phân bố các tuýp Dengue ở Miền Bắc Việt Nam từ 1986-1995”. "Tạp chí Y học dự phòng
Tác giả: Trương Uyên Ninh
Năm: 1995
33. Lê Trung Nghĩa và cộng sự (2010), “Đánh giá hiệu quả sử dụng tác nhân sinh học Mesocyclops trong dụng cụ chứa nước lớn phòng chống véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại tỉnh Bình Thuận”, Kỷ yếu công Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả sử dụng tác nhân sinh học Mesocyclops trong dụng cụ chứa nước lớn phòng chống véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại tỉnh Bình Thuận
Tác giả: Lê Trung Nghĩa và cộng sự
Năm: 2010
34. Phan Quận, (2004), “Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân người lớn nhiễm Dengue nhập bệnh viện Trung ương Huế”. Tạp chí Y học dự phòng, tập XIV, số 2+3 (66), tr.73 - 77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân người lớn nhiễm Dengue nhập bệnh viện Trung ương Huế"”. "Tạp chí Y học dự phòng
Tác giả: Phan Quận
Năm: 2004
35. Tổ chức Y tế thế giới (2001), Hướng dẫn giám sát và phòng chống sốt xuất huyết, Nhà xuất bản y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn giám sát và phòng chống sốt xuất huyết
Tác giả: Tổ chức Y tế thế giới
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2001
36. Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương, (2002), “Hướng dẫn giám sát dengue và phòng chống véc-tơ”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hướng dẫn giám sát dengue và phòng chống véc-tơ”
Tác giả: Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2002
37. Nguyễn Thị Kim Tiến, Nguyễn Trọng Toàn và cộng sự (2002), "Hiệu quả và tính khả thi của mô hình cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết tại xã Hương Mỹ (Bến Tre)", Tạp chí Y học dự phòng, Tập XIV, số 4 (67) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả và tính khả thi của mô hình cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết tại xã Hương Mỹ (Bến Tre)
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Tiến, Nguyễn Trọng Toàn và cộng sự
Năm: 2002
38. Trần Văn Tiến, Nguyễn Chác Tiến, Vũ Sinh Nam (1992), “Tình hình bệnh SD/SXHD từ 1976 đến 1991 ở Việt Nam và khuyến nghị chiến lược phòng chống”, Tạp chí vệ sinh phòng dịch, tập II, số 3, tr. 85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình bệnh SD/SXHD từ 1976 đến 1991 ở Việt Nam và khuyến nghị chiến lược phòng chốn"g”, "Tạp chí vệ sinh phòng dịch
Tác giả: Trần Văn Tiến, Nguyễn Chác Tiến, Vũ Sinh Nam
Năm: 1992

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình Muỗi Aedes aegypti - nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại tỉnh bình định trong 5 năm (2008 – 2012)
nh Muỗi Aedes aegypti (Trang 22)
Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc SXHD / 100.000 dân và tỷ lệ chết - nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại tỉnh bình định trong 5 năm (2008 – 2012)
Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc SXHD / 100.000 dân và tỷ lệ chết (Trang 41)
Bảng 3.4. Chỉ số côn trùng trung bình trong 5 năm theo vùng sinh thái - nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại tỉnh bình định trong 5 năm (2008 – 2012)
Bảng 3.4. Chỉ số côn trùng trung bình trong 5 năm theo vùng sinh thái (Trang 44)
Bảng 3.5. Số bệnh nhân mắc bệnh SXHD trung bình trong 5 năm  theo - nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại tỉnh bình định trong 5 năm (2008 – 2012)
Bảng 3.5. Số bệnh nhân mắc bệnh SXHD trung bình trong 5 năm theo (Trang 45)
Bảng 3.8. Chỉ số côn trùng, số bệnh nhân theo các tháng trung bình trong - nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại tỉnh bình định trong 5 năm (2008 – 2012)
Bảng 3.8. Chỉ số côn trùng, số bệnh nhân theo các tháng trung bình trong (Trang 50)
Bảng 3.10. Số lượng bọ gậy có trong các loại dụng cụ chứa nước tại các hộ - nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại tỉnh bình định trong 5 năm (2008 – 2012)
Bảng 3.10. Số lượng bọ gậy có trong các loại dụng cụ chứa nước tại các hộ (Trang 52)
Bảng 3.11. Tỷ lệ bọ gậy có trong các loại dụng cụ chứa nước  ngoài trời tại - nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại tỉnh bình định trong 5 năm (2008 – 2012)
Bảng 3.11. Tỷ lệ bọ gậy có trong các loại dụng cụ chứa nước ngoài trời tại (Trang 53)
Bảng 3.13. Các chỉ số côn trùng giám sát được trong  năm 2012 - nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại tỉnh bình định trong 5 năm (2008 – 2012)
Bảng 3.13. Các chỉ số côn trùng giám sát được trong năm 2012 (Trang 56)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w