1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số đặc điểm ngôn ngữ về mảng tho sáng tác bằng tiếng việt của hồ chí minh

102 834 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 489,5 KB

Nội dung

Một số đặc điểm ngôn ngữ về mảng thơ sáng tác bằng tiếng Việt của Hồ Chí Minh Lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận đợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, đặc biệt là PGS.TS Phan Mậu Cảnh ngời đã trực tiếp hớng dẫn đề tài khoa học này. Qua đây, chúng tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô đã giảng dạy và hớng dẫn, xin cảm ơn gia đình, các bạn đồng nghiệp đã gợi ý, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để chúng tôi hoàn thành Luận văn này. Với khuôn khổ của một Luận văn Thạc sĩ, những vấn đề nêu ra mới chỉ đợc giải quyết ở chừng mực nhất định, tất yếu sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả mong đợc sự góp ý, chỉ bảo chân tình của quý thầy, cô giáo và quý vị. Vinh, tháng 12 năm 2008 Tác giả Trơng Văn Hoà Mục lục 1 Một số đặc điểm ngôn ngữ về mảng thơ sáng tác bằng tiếng Việt của Hồ Chí Minh Trang Mở đầu 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Mục đích, đối tợng và nhiệm vụ của luận văn 6 2.1. Đối tợng 6 2.2. Mục đích nghiên cứu 6 2.3. Nhiệm vụ 7 3. Lịch sử vấn đề 7 4. Phơng pháp nghiên cứu 9 5. Đóng góp của đề tài 10 6. Bố cục của luận văn 10 Chơng 1: Những tiền đề lý thuyết có liên quan đến đề tài 11 1. Thơngôn ngữ thơ 11 1.1. Thơ là gì ? 11 1.2. Ngôn ngữ thơ 13 1.3. Đặc trng của ngôn ngữ thơ 16 1.3.1. Về ngữ âm 16 1.3.2. Về ngữ nghĩa 17 1.3.3. Về ngữ pháp 18 2. Tính hệ thống cấu trúc trong ngôn ngữ văn học nghệ thuật 19 3. Quá trình sáng tác văn thơ của Nguyễn ái Quốc Hồ Chí Minh 21 3.1. Đôi nét về tiểu sử 21 3.2. Quá trình sáng tác, quan điểm sáng tác và phong cách văn thơ của Nguyễn ái Quốc Hồ Chí Minh 22 3.2.1. Quá trình sáng tác văn thơ 22 3.2.1.1. Văn chính luận 23 3.2.1.2. Truyện và ký 23 3.2.1.3. Thơ ca 24 3.3. Quan điểm sáng tác văn học 26 3.4. Phong cách nghệ thuật 29 4. Các thời kỳ sáng tác thơ tiếng Việt của Hồ Chí Minh 30 Chơng 2: Một số đặc điểm về hình thức thơ tiếng việt của Hồ Chí Minh 31 1. Dẫn nhập 31 2. Thể thơ 31 2.1. Nhận xét chung 31 2 Một số đặc điểm ngôn ngữ về mảng thơ sáng tác bằng tiếng Việt của Hồ Chí Minh 2.2. Thể thơ lục bát 32 2.3. Thể thơ Đờng luật 35 2.4. Thơ tự do 37 2.4.1. Một số đặc điểm của thơ tự do 37 2.4.2. Thể thơ tự do trong thơ tiếng Việt Hồ Chí Minh 39 3. Một số đặc điểm tổ chức vần, nhịp trong thơ tiếng Việt Hồ Chí Minh 43 3.1. Vần trong thơ Hồ Chí Minh 43 3.1.1. Vần là gì ? 43 3.1.2. Vần lng 43 3.1.3. Vần chân 44 3.1.4. Vần chính 46 3.1.5. Vần thông 47 3.1.6. Vần ép 47 3.1.7. Giá trị biểu cảm của vần trong thơ tiếng Việt Hồ Chí Minh 48 3.2. Nhịp trong thơ Hồ Chí Minh 56 3.2.1. Nhịp trong thơ là gì ? 56 3.2.2. Nhịp trong thơ lục bát 57 3.2.3. Nhịp trong thơ Đờng luật 60 3.2.4. Nhịp trong thơ tự do 61 3.2.5. Giá trị biểu cảm của nhịp trong thơ tiếng Việt Hồ Chí Minh 62 4. Một số cấu trúc thờng gặp trong thơ tiếng Việt Hồ Chí Minh 66 4.1. Cấu trúc điệp 66 4.1.1. Khái niệm điệp 66 4.1.2. Các yếu tố điệp 66 4.1.3. Vai trò của điệp 68 4.2. Cấu trúc so sánh trong thơ tiếng Việt Hồ Chí Minh 69 4.2.1. Khái niệm so sánh 69 4.2.2. Về cấu trúc so sánh 70 4.2.3. Phạm vi so sánh 71 4.2.4. Vai trò của so sánh 71 5. Đặc điểm sử dụng từ ngữ trong thơ tiếng Việt Hồ Chí Minh 71 5.1. Sử dụng lớp từ thông dụng 72 5.2. Sử dụng từ ngữ, lối nói gần gũi với dân gian 73 5.3. Sử dụng lớp từ mang màu sắc chính trị 75 Chơng 3: Một số đặc điểm nội dung trong thơ tiếng Việt của Hồ Chí Minh 77 1. Dẫn nhập 77 2. Các nội dung thể hiện trong thơ tiếng Việt Hồ Chí Minh 77 3 Một số đặc điểm ngôn ngữ về mảng thơ sáng tác bằng tiếng Việt của Hồ Chí Minh 2.1. Những bài thơ có nội dung tuyên truyền, cổ động 77 2.2. Những bài thơ có nội dung chúc mừng, thăm hỏi, động viên 83 2.3. Những bài thơ thể hiện tình cảm yêu thơng của Bác 89 3. Các hình ảnh thơ tiêu biểu 93 3.1. Hình ảnh thiên nhiên 93 3.2. Hình ảnh nhân dân 97 Kết luận 100 Tài liệu tham khảo 101 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nguyễn ái Quốc Hồ Chí Minhmột nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế, là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận giải phóng dân tộc thuộc địa. Ngời là học trò xuất sắc của Lênin và là lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, Ngời còn là một nhà văn, thơ thơ lớn. Trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Hồ Chí Minh, thơ ca không phải là hoạt động chính của Ngời, tuy vậy Bác đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chơng lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Sự nghiệp văn thơ của Ngời có thể chia làm ba mảng: văn chính luận, truyện và ký và thơ ca. 1.2. Thơ ca chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp cách mạngsáng tác của Hồ Chí Minh. ở mảng thơ ca, ngoài tập Nhật ký trong tù gồm 133 bài, thì mảng thơ sáng tác bằng tiếng Việtmột vị trí quan trọng cần tìm hiểu. Bởi vì, trên con đờng hoạt động cách mạng, Bác đã làm thơ và qua thơ, ta thấy rõ con ngời Bác, t tởng và tâm hồn Bác đã đợc bộc lộ. Đọc thơ tiếng Việt của Bác dễ nhớ, dễ thuộc, dễ truyền miệng, đằng sau những câu thơ ấy là những chủ trơng, chính sách của Đảng, là những lời kêu gọi, tuyên truyền, 4 Một số đặc điểm ngôn ngữ về mảng thơ sáng tác bằng tiếng Việt của Hồ Chí Minh động viên, giáo dục tinh thần yêu nớc, cứu nớc. Thơ ca của Bác nói chung, mảng thơ sáng tác bằng tiếng Việt nói riêng vừa có tầm t tởng lớn, vừa có giá trị nghệ thuật đặc sắc. 1.3. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết bàn về thơ Bác, trong đó có mảng thơ tiếng Việt. Song hầu hết các công trình này, từ góc độ lý luận văn học hoặc phê bình văn học, các tác giả đã điểm qua các hình thức sử dụng ngôn ngữ trong thơ, các biện pháp tu từ . giúp cho ngời đọc hiểu hơn về phong cách ngôn ngữ, về tính dân tộc, tính quần chúng trong thơ Bác. Nhng các nghiên cứu đó vẫn cha thật sự đi sâu vào các phơng diện ngôn ngữ một cách hệ thống và chi tiết, nhất là mảng thơ tiếng Việt của Bác. Yêu quý và thiết tha học tập, tìm hiểu thơ văn của Bác nói chung, mảng thơ tiếng Việt nói riêng, chúng tôi chọn đề tài: Một số đặc điểm ngôn ngữ về mảng thơ sáng tác bằng tiếng Việt của Hồ Chí Minh . Qua đề tài này, chúng tôi ớc mong tìm hiểu một cách có hệ thống và cụ thể hơn vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật thơ tiếng Việt của Bác. Chúng tôi cảm thấy một cách thấm thía rằng những khó khăn của công việc nghiên cứu thơ của Bác luôn vợt lên trên sức mình. Nhng lòng yêu qúy và những rung động trớc vẻ đẹp t tởng và nghệ thuật trong thơ tiếng Việt của Bác đã thúc đẩy chúng tôi mạnh dạn hơn trong việc nghiên cứu. 2. Đối tợng, mục đích và nhiệm vụ của luận văn 2.1. Đối tợng Luận văn khảo sát, phân tích các đặc điểm ngôn ngữ của mảng thơ sáng tác bằng tiếng Việt của Hồ Chí Minh. Trong quá trình phân tích, luận văn có sử dụng một số t liệu từ các nguồn khác (thơ chữ Hán, văn chính luận của Bác để làm rõ hơn đối tợng nghiên cứu). 2.2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thơ tiếng Việt của Hồ Chí Minh, luận văn nhằm: 5 Một số đặc điểm ngôn ngữ về mảng thơ sáng tác bằng tiếng Việt của Hồ Chí Minh a) Góp phần làm rõ đặc điểm ngôn ngữ thơ Hồ Chí Minh từ phơng diện hình thức (thể thơ, vần, nhịp ). b) Góp phần làm rõ đặc điểm ngôn ngữ thơ Hồ Chí Minh từ phơng diện nội dung (hình ảnh thơ, đề tài ). c) Qua đó góp phần làm nên giá trị nghệ thuật, giá trị t tởng của thơ tiếng Việt Hồ Chí Minh. 2.3. Nhiệm vụ - Giới thiệu chung về thơ và nghiên cứu thơ. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm Hồ Chí Minh. - Tìm hiểu một số đặc điểm hình thức tiêu biểu của thơ tiếng Việt Hồ Chí Minh. - Nêu lên một số đặc điểm ngữ nghĩa tiêu biểu của thơ tiếng Việt Hồ Chí Minh. 3. Lịch sử vấn đề Tìm hiểu, nghiên cứu, học tập thơ văn của Hồ Chí Minh từ trớc đến nay là một vấn đề đợc nhiều giới, nhiều ngành, nhiều ngời quan tâm. Từ các nhà lãnh đạo của Đảng, các nhà nghiên cứu phê bình đến các nhà thơ, nhà văn . đều viết về thơ văn Bác một cách hào hứng với lòng kính yêu trân trọng. Trong đó phải kể đến các công trình củaMinh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Khánh Toàn, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh . Các bài viết đặc sắc về văn xuôi của Bác của các tác giả: Nguyễn Đình Thi (Văn Hồ Chủ tịch với nhân dân), Phùng Văn Tửu (Vị trí truyện và ký của Nguyễn ái Quốc trong văn học Việt Nam), Phạm Huy Thông (Nghệ thuật viết văn của Hồ Chủ tịch qua truyện và ký) . Trong những công trình này các tác giả đều xuất phát từ góc độ phân tích, bình giảng chứ cha đi vào xác định cụ thể đặc điểm thơ tiếng Việt của Bác. 6 Một số đặc điểm ngôn ngữ về mảng thơ sáng tác bằng tiếng Việt của Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, có một số công trình nghiên cứu công phu về thơ văn Bác nh: - Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhà thơ lớn của dân tộc, Hà Minh Đức, Nxb KHXH, HN 1979 - Tuyển tập thơ văn Hồ Chí Minh, Hà Minh Đức, Nxb GD, 1999. - Tập nghiên cứu bình luận chọn lọc thơ văn Hồ Chí Minh, Nhiều tác giả, Nxb GD, 1978. ở những công trình này, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã tìm hiểu một cách tơng đối và toàn diện vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật trong thơ Bác, đã tuyển chọn những tác phẩm văn học tiêu biểu của Hồ Chí Minh. Công trình này đã đáp ứng và góp phần cung cấp tài liệu cho việc học tập, nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh trong nhà trờng. - Nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Nhị trong công trình Tìm hiểu thơ Hồ Chí Minh đã đi sâu nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản tìm ra từ quan điểm sáng tác thơ của Hồ Chủ tịch. Tác giả cho rằng: Mục đích của chúng tôi không phải là bản thống kê thật đầy đủ mà cốt để nêu bật những bài tiêu biểu và mẫu mực, đề nghị với bạn đọc một hớng, một cách suy nghĩ, học tập tu d- ỡng nghiêm chỉnh đề xuất và tìm một hớng giải quyết một số vấn đề lý luận lớn của mỹ học và nêu những đặc điểm nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Hoàng Xuân Nhị đã nhìn thơ Bác một cách toàn diện. Nhng cũng nh các tác giả khác, việc đi sâu tìm hiểu đặc điểm thơ Bác đặc biệt là mảng thơ sáng tác bằng tiếng Việt vẫn còn chung chung ở dạng khái quát hay chấm phá. - Công trình do các tác giả Nguyễn Nh ý, Nguyên An, Chu Huy giới thiệu Hồ Chí Minh tác gia, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ là công trình tập hợp các bài viết, bài bình luận của các nhà hoạt động chính trị, các nhà văn hoá, các nhà nghiên cứu giảng dạy khoa học xã hội có uy tín về các giá trị t t- ởng, giá trị giáo dục, giá trị nghệ thuật. 7 Một số đặc điểm ngôn ngữ về mảng thơ sáng tác bằng tiếng Việt của Hồ Chí Minh Công trình này khá bổ ích cho các nhà nghiên cứu và đông đảo bạn đọc đi sâu tìm hiểu và thởng thức giá trị đặc sắc về nhiều mặt trong thơ Bác. - Chuyên luận của Nguyễn Đăng Mạnh Mấy vấn đề về phơng pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chí Minh là công trình tìm hiểu phân tích thơ Hồ Chí Minh một cách toàn diện nhất. ở công trình này, tác giả đi sâu tìm hiểu giá trị của di sản thơ Hồ Chí Minh trên các bình diện: quan điểm sáng tác văn học, đặc điểm về mặt thể loại của thơ Bác, phong cách thơ . Nghĩa là Nguyễn Đăng Mạnh đã đi vào phơng pháp khoa học cho việc tìm hiểu và phân tích thơ. Nh vậy, việc nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minhmột vấn đề đợc quan tâm từ lâu và rộng khắp ở nhiều bình diện khác nhau. Hầu nh các tác giả đã đi một cách khá toàn diện về đặc điểm thơ văn Bác. Và đây đó đã có những công trình chú ý xác định và tìm hiểu một số đặc điểm ngôn từ thơ tiếng Việt của Bác. Tuy vậy, ta cha thấy có một công trình nào đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ tiếng Việt của Hồ Chí Minh. Nếu có chỉ là những bài viết, công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những ý kiến nhận xét lẻ tẻ, rải rác. Nhng chúng tôi tiếp thu, tham khảo những ý kiến đó, xem nh là những gợi ý đáng quý để đi đến một sự tìm hiểu tập trung hơn, có hệ thống hơn về đặc điểm ngôn ngữ thơ tiếng Việt của Hồ Chí Minh. 4. Phơng pháp nghiên cứu Luận văn tiến hành nghiên cứu thơ tiếng Việt Hồ Chí Minh từ góc độ ngôn ngữ học. Hớng tiếp cận của đề tài là từ những vấn đề lý luận soi vào những vấn đề cụ thể; kết hợp giữa phân tích, tổng hợp, tổng hợp và phân tích để tìm ra những điểm phổ quát và riêng biệt về đặc trng phong cách ngôn ngữ của một tác giả. Để thực hiện đợc mục tiêu đã đề ra, trong quá trình khảo sát, chúng tôi sử dụng các phơng pháp: thống kê, phân loại nguồn t liệu, phơng pháp phân 8 Một số đặc điểm ngôn ngữ về mảng thơ sáng tác bằng tiếng Việt của Hồ Chí Minh tích và chứng minh trong từng luận điểm; phơng pháp đối chiếu để làm rõ đặc điểm chung và riêng của đối tợng nghiên cứu. 5. Đóng góp của đề tài Luận văn đi sâu tìm hiểu đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa thơ tiếng Việt của Hồ Chí Minh, từ đó rút ra những đặc điểm cơ bản góp phần xác định phong cách ngôn ngữ thơ của Ngời. Qua đó, có thể giúp cho việc nghiên cứu, việc dạy học và học thơ tiếng Việt của Bác đợc mở rộng thêm một hớng tiếp cận mới. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có ba chơng: Chơng 1: Những tiền đề lý thuyết có liên quan đến đề tài. Chơng 2: Một số đặc điểm về hình thức thơ tiếng Việt của Hồ Chí Minh. Chơng 3: Một số đặc điểm nội dung trong thơ tiếng Việt Hồ Chí Minh. 9 Một số đặc điểm ngôn ngữ về mảng thơ sáng tác bằng tiếng Việt của Hồ Chí Minh Chơng 1 Những tiền đề lý thuyết có liên quan đến đề tài 1. Thơngôn ngữ thơ 1.1. Thơ là gì? Theo các nhà nghiên cứu thơmột thể loại văn học nảy sinh từ rất sớm trong đời sống nhân loại. Có thể nói, khi con ngời bắt đầu cảm thấy những mối liên hệ giữa mình với thực tại và khi thấy có những nhu cầu tự biểu hiện thì thơ ca xuất hiện. Thơ ca rất đa dạng, phong phú và nhiều biến thái. Trong hình thái cổ nhất, thơ ca tồn tại dới dạng những bài hát lễ nghi, những lời phù chú, đợc sử dụng trong các hội hè và tôn giáo. Theo Hê Ghel: Thơ bắt đầu từ cái ngày khi con ngời cảm thấy cần phải tự bộc lộ mình. Thơ tác động đến ngời đọc, ngời nghe vừa bằng nhận thức của cuộc sống, vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa tác động trực tiếp, vừa tác động gián tiếp qua liên tởng và t- ởng tợng, vừa theo những mạch cảm nghĩ, vừa bằng sự rung động của ngôn ngữ giàu nhạc điệu. Từ đó, chúng ta cần đặt ra câu hỏi thơ là gì? Đây là một câu hỏi đặt ra từ rất lâu. Bằng trực quan cảm tính thì ai cũng thấy nhng để đa ra lời giải đáp rõ ràng, có cơ sở khoa học thì nó không đơn giản một chút nào. Trong nghiên cứu, việc xác định về một quan niệm, một định nghĩa thơ rõ ràng là việc làm cần thiết. Ngời ta đã bàn rất nhiều về thơ. Các ý kiến, các quan niệm thật là đa dạng, thậm chí nhiều lúc đối lập nhau. Điều này, xét cho đến cùng phần vì do quan điểm, phần vì do đứng từ nhiều góc độ khác nhau, phần vì thơmột loại 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 13:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua khảo sát vần trong thơ tiếng Việt của Bác, chúng tôi có bảng sau: - Một số đặc điểm ngôn ngữ về mảng tho sáng tác bằng tiếng việt của hồ chí minh
ua khảo sát vần trong thơ tiếng Việt của Bác, chúng tôi có bảng sau: (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w