Nhịp trong thơ Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm ngôn ngữ về mảng tho sáng tác bằng tiếng việt của hồ chí minh (Trang 54 - 64)

3. Một số đặc điểm tổ chức vần, nhịp trong thơ tiếng Việt Hồ Chí Minh

3.2.Nhịp trong thơ Hồ Chí Minh

3.2.1. Nhịp trong thơ là gì?

Nói về nhịp, Maiacôpxki đã từng cho rằng: “Nhịp điệu là sức mạnh cơ bản, là năng lực cơ bản của câu thơ không giải thích đợc nó đâu, chỉ có thể nói về nhịp nh nói về từ lực hoặc điện. Từ lực và điện đó là những dạng của năng lợng”. Ngời ta lý giải quan niệm của Maiacôpxki xem nhịp điệu nh một yếu tố của năng lợng thơ là nhằm nhấn mạnh tính cộng hởng của nhịp điệu bài thơ đến ngời đọc, nhấn mạnh đến những yếu tố bên trong tham gia vào việc hình thành tổ chức nhịp điệu. Nhịp điệu không thuần tuý là những ngân vang bên ngoài đi kèm theo ý thơ và có lúc nh thoát ra khỏi ý thơ. Maiacôpxki xem nhịp điệu thơ nh giọng điệu, sắc thái và cờng độ của cảm xúc thơ quyện hoà và tồn tại ngay trong chính dòng âm nhạc của thi ca và tạo thành năng lợng cơ bản của câu thơ.

Giáo s Phan Ngọc lại cho rằng: nếu thơ đã có đợc tứ hay thì chỉ cần có nhịp điệu là đủ, vần luật không quan trọng lắm tự thân cái tứ thơ hết sức nên “thơ” trên cơ sở nhịp điệu có thể hoán cải tất cả để đem đến cho ta một bài thơ hoàn chỉnh.

Thực tế sáng tác và thởng thức, thẩm thấu cho thấy nhịp điệu là xơng sống nhạc điệu của bài thơ. Nhịp điệu là mặt ngữ âm không thể thiếu trong việc tạo nên một tác phẩm văn học dới dạng thơ ca, nó là kết quả hoà phối âm thanh do sự ngắt nhịp đa lại. Mỗi thể thơ có một kiểu ngắt nhịp phổ biến mang tính đặc trng và trong từng bài thơ, đoạn thơ, tuỳ thuộc vào ý tứ mà kiểu ngắt nhịp cũng khác nhau. Tuy vậy, mỗi thể thơ bao giờ cũng phải tuân theo một kiểu âm luật cơ bản nào đó. Điều đó có nghĩa là nhịp thơ mang tính đặc trng cho từng thể loại. Sự phá luật trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không thể vợt ra ngoài giới hạn cho phép của cái nền âm luật chung nếu nh không có những điều kiện cần thiết. Tìm hiểu nhịp điệu, yếu tố ngữ âm là quan trọng, ngời ta thờng chỉ chú trọng vào các thể thơ cách luật. Ngoài nó ra chúng ta sẽ khó tìm

thấy cái bản thể của thể loại mà chỉ tìm thấy những kiểu biểu hiện cụ thể trên mỗi văn bản thơ cụ thể mà thôi .

3.2.2. Nhịp trong thơ lục bát

Thơ lục bát còn gọi là thể sáu – tám, gồm một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng. Đây là thể thơ phản ánh những đặc trng tiếng Việt, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày đến mức độ làm cho ngời không biết chữ, không học chữ cũng làm thơ đợc.

Thơ lục bát trớc hết là thơ của dân gian, dùng cho các bà mẹ ru con, trẻ con hát đố, trai gái đối đáp ví von ...

Nhịp thơ phổ biến là nhịp chẵn, phản ánh quá trình song tiết hoá (từ láy, từ ghép, thành ngữ ...). Vì vậy, nhịp thơ lục bát dễ đọc, dễ ngâm, tự nhiên đối với ngời Việt Nam nh hơi thở vậy:

Thơng chồng/ em phải/ thay chồng Thay chồng/ đi đắp/ đê công/ suốt ngày

Suốt ngày/ em lội/ dới lầy Lùa bùn/ vác đất/ đắp đầy / đờng cao

(Tiếng hát trên đê – Tố Hữu) Trong toàn bộ thơ tiếng Việt của Bác gồm 89 bài, các bài có kích thớc dài, ngắn khác nhau. Trong số đó, câu thơ lục bát đã có mặt ở 37 bài, chiếm tỉ lệ gần 1/2.

Các câu thơ lục bát của Bác tồn tại dới hai dạng cơ bản:

ở dạng thứ nhất, các câu lục bát dắt nối nhau từ đầu đến cuối tạo những bài thơ lục bát trọn vẹn, ta tạm gọi đây là dạng lục bát nguyên thể, tính ra có 22 bài nh thế.

ở dạng thứ hai, các câu thơ lục bát đợc phối hợp xen kẽ các thể thơ khác (4 tiếng, 5 tiếng, 6 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng, thơ tự do ...) để làm thành bài

thơ, có thể gọi đây là dạng lục bát phối xen. Có 18 bài nh thế trong đó có bài lấy từ thể thơ lục bát làm nền, cũng có bài lấy thể thơ khác làm nền.

Trong thơ tiếng Việt của Bác, nhịp thơ 2/2 chiếm tỉ lệ khá cao. Trong 37 bài 774 dòng lục bát thì trong đó nhịp 2/2 chiếm 236 dòng với tỉ lệ 30,49%, nhịp lẻ chiếm 99 dòng với tỉ lệ 12,79% . Còn lại là cách ngắt nhịp 2/4, 4/2 ... chiếm 242 dòng với tỉ lệ 31, 26%. Nhịp 4/4 chiếm 197 dòng với tỷ lệ 25, 45%. Nh vậy, nhịp thơ của Bác chủ yếu là nhịp chẵn, nhiều nhất là nhịp 2/2/

* Nhịp 2/2:

- Trung thu/ trăng sáng/ nh gơng Bác Hồ/ ngắm cảnh/ nhớ thơng/ nhi đồng.

Sau đây/ Bác viết/ mấy dòng Gửi cho/ các cháu/ tỏ lòng/ nhớ thơng.

(Th Trung thu 1951)

- Quy Nhơn/ Đà Nẵng/ là hai Nhng mà/ tốt nhất/ mai ngày/ Cam Ranh.

Nớc non/ non nớc/ hữu tình

Trùng Kỳ/ sáu triệu/ dân sinh/ còn thừa.

(Địa d nớc ta) * Nhịp 2/4: Bắc Nam/ nh cội với cành

4/4: Anh em ruột thịt/ đấu tranh một lòng

(Thơ chúc tết 1964) * Nhịp 4/2: Vì lý phật tử / ngu hèn

3/3/2: Để cho tàu/ lại xâm quyền/ nớc ta

(Lịch sử nớc ta) * Nhịp 2/2/2/: Muốn cho/ đánh đổ/ cờng quyền

2/2/4: Tự do/ bình đẳng/ vẹn tuyền cả hai

(Quốc tế ca) * Nhịp 2/2/2: Thân ngời / chẳng khác/ thân trâu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4/2/2: Cái phần no ấm/ có đâu/ đến mình

(Dân cày) * Nhịp 2/2/2: Ai nghe/ mà chẳng/ động lòng

2/4/2: Khá khen/ con trẻ mục đồng/ Việt Nam

(Trẻ chăn trâu) * Nhịp 3/3: Cứu tổ quốc/ cứu đồng bào

4/4: Nhờ nơi chiến sĩ/ nhờ vào toàn dân

(Kinh nghiệm du kích Pháp) Nếu chúng ta đem so sánh với thơ Tố Hữu thì trong thơ tiếng Việt của Bác cách ngắt nhịp chẵn, đặc biệt là nhịp 2/2 có phần giảm đi và nhịp lẻ tăng lên. Nhng dẫu sao thì ở hai nhà thơ cách mạng này vẫn rất ý thức trong việc sử dụng nhịp chẵn là nhịp phổ biến.

3.2.3. Nhịp trong thơ Đờng luật

Nhịp trong thơ Đờng luật cách ngắt nhịp là 4/3. Trong thơ tiếng Việt của Bác tỉ lệ ngắt nhịp 4/3 là 91/188 dòng, chiếm tỉ lệ 48,4%.

Trong bài Thăm lại hang Pắc Bó:

Hai mơi năm trớc/ ở hang này

Đảng vạch con đờng/ đánh Nhật, Tây Lãnh đạo toàn dân/ ra chiến đấu Non sông gấm vóc/ có ngày nay

Hoặc bài Chơi trăng:

Gặp tuần trăng sáng/ dạo chơi trăng Sẵn nhắn vài câu/ hỏi chị Hằng:

Nhân dân cực khổ/ biết hay chăng?

Tuy nhiên, trong thơ Bác sự ngắt nhịp này không phải lúc nào cũng tuân thủ một cách nghiêm ngặt nh trên. Đến với thơ Bác ta bắt gặp cách ngắt nhịp rất phong phú. Ngay trong một bài thơ, Bác cũng sử dụng nhiều kiểu ngắt nhịp khác nhau.

Ví dụ:

Tiếng suối trong/ nh tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ/ bóng lồng hoa. Cảnh khuya nh vẽ/ ngời cha ngủ, Cha ngủ/ vì lo nổi nớc nhà.

(Cảnh khuya) Hoặc:

Sáu mơi tuổi/ hãy còn xuân chán, So vơi ông Bành/ vẫn thiếu niên. Ăn khoẻ/ngủ ngon/ làm việc khoẻ, Trần mà nh thế/ kém gì tiên.

(Sáu mơi tuổi)

3.2.4. Nhịp trong thơ tự do

Thơ tự do của Bác chiếm số lợng bài thơ rất lớn. Bác sử dụng rất linh hoạt những câu dài, ngắn khác nhau để diễn đạt nội dung t tởng, tình cảm, để truyền đạt sự dồn dập hoặc là sự chuyển đổi ...

Ví dụ nh trong bài: Bài ca du kích:

ào/ ào/ ào ... ào/ ào/ ào ... Già nào,/ Trẻ nào,/ Lính nào, / Dân nào, / Đàn ông nào, /

Đàn bà nào /

Kẻ có súng/ dùng súng,/ Kẻ có dao/ dùng dao/ Kẻ có cuốc/ dùng cuốc/ Ngời có cào/ dùng cào/

Hay trong bài Gửi các cháu nhi đồng nhân dịp tết Trung thu 1953:

Các cháu/ vui thay ! Bác cũng/ vui thay !

Thu sau/ so với/ thu này/ vui hơn.

3.2.5. Giá trị biểu cảm của nhịp trong thơ tiếng Việt của Hồ Chí Minh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong văn xuôi, ngôn ngữ không cần tổ chức thành nhịp điệu. Nhng trong thơ thì phải tổ chức âm thành một hệ thống nhịp điệu. Maiacôpxki đã nhận định “Nhịp điệu là sức mạnh cơ bản, năng lợng cơ bản của câu thơ”. Nhịp điệu trong thơ không phải thuần tuý là những ngân vang bên ngoài đi kèm theo ý thơ, nó còn giọng điệu, sắc thái và cờng độ của cảm xúc thơ, hoà nhập và tồn tại ngay trong chính dòng âm nhạc của thi ca, tạo thành năng lợng cơ bản của câu thơ. Hiểu một cách thông thờng thì nhịp điệu là kết quả của sự chuyển động nhịp nhàng, sự lặp lại những âm thanh nào đó trong thơ, tạo ra đ- ợc một sự cộng hởng với nhịp điệu bên trong của tâm hồn. Nh vậy, nhịp điệu có một vai trò to lớn trong thơ, nh một sức mạnh hỗ trợ, tạo nên một từ trờng lôi cuốn, đắm say.

Trong thơ tiếng Việt, Bác rất có ý thức về vai trò của nhịp điệu và sử dụng một cách có hiệu quả để bộc lộ điều mình muốn nói. Bác triệt để khai thác nhịp điệu trong thơ truyền thống: sử dụng nhịp điệu nhẹ nhàng, mềm mại, thanh thoát của lục bát. Mặt khác, Bác cũng chú ý đến cái khoẻ khoắn, chắc nịch, hùng tráng, biến hoá nhịp điệu trong thơ tự do. Việc tổ chức nhịp điệu trong thơ dựa vào cách bố trí thanh điệu bằng – trắc trong câu thơ, bài thơ và cả trong mỗi từ. Bác tuân thủ triệt để những định lệ về tổ chức bằng –

trắc trong thơ Đờng luật, thực hiện đúng những quy luật đối thanh, hoà thanh trong thơ truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, Bác không chỉ sử dụng cách ngắt nhịp quen thuộc và ổn định của một thể loại thơ nào đó mà rất linh hoạt trong việc tổ chức nhịp điệu để diễn tả điều mình cần trình bày. Có khi Bác dùng vần thơ để tổ chức nhịp và ngắt nhịp. Trong trờng hợp này, nhịp điệu nhằm nhấn mạnh nội dung chính của câu thơ.

Chẳng hạn: - Việt Nam/ độc lập/ đồng minh Có bản chơng trình/ đánh Nhật đánh Tây

(Mời chính sách Việt Minh)

- Muôn ngời nh một/ Quân tốt/ dân tốt/ Muôn sự đều nên/

(Bài thơ cổ động)

Cách ngắt nhịp của 3 câu thơ trong Bài thơ cổ động nói trên đã khẳng định đợc ý chí đoàn kết, quyết tâm của quân và dân ta trong sự nghiệp đấu tranh và giải phóng dân tộc.

Có khi nhịp đợc tổ chức bằng phép lặp: lặp từ và lặp cấu tạo ngữ pháp. - Lặp từ:

Vì độc lập/ vì tự do

Đánh cho Mỹ cút/ đánh cho Ngụy nào

(Mừng xuân 1969) ở đây cái nền làm nên chất thơ là điệu nhịp, là cách ngắt nhịp. Cách ngắt nhịp 3/3 ở câu lục và 4/4 ở câu bát đã chia các câu thơ ra làm đôi đều đặn, tự nó làm cho câu thơ ngân nga trầm bổng tạo nên tính nhạc. Câu thơ cân đối về ý đã làm nổi bật đợc ý nghĩa cần nói.

- Lặp ngữ pháp:

Kẻ có súng/ dùng súng, Kẻ có dao/ dùng dao; Kẻ có cuốc/ dùng cuốc, Ngời có cào/ dùng cào

Thấy Tây/ cứ chém phứa, Thấy Nhật/ cứ chặt nhào.

(Bài ca du kích)

Đoạn thơ trên với cách ngắt nhịp 3/2 và 2/3 đều đặn nó nh một sự liệt kê, mở ra trớc mắt chúng ta một khí thế hùng dũng, nhịp nhàng, mau lẹ của đoàn quân đang tiến về phía trớc giáp mặt quân thù. Nhịp điệu làm cho câu thơ thêm sinh động và giàu hình ảnh. Các nhịp điệu cuồn cuộn, trôi chảy nh những đợt sóng nối tiếp nhau nh cơn lốc mạnh không gì cỡng lại đợc.

ở “Bài ca du kích” là kết quả của sự kết hợp điệp vần, điệp từ, điệp ngữ pháp. Nhịp điệu bài thơ tạo nên không khí, giọng điệu và âm hởng hùng tráng có tác dụng lôi cuốn quần chúng tự giác đứng vào hàng ngũ chiến đấu.

Ví dụ: ào/ ào/ ào ào/ ào/ ào Du kích/ ngày càng mạnh Du kích/ ngày càng cao (Bài ca du kích)

Có khi cái nhịp điệu dân tộc, cái hồn nhạc Việt Nam trong những bài đồng dao đợc Bác vận dụng sáng tạo trong nhiều bài thơ. Đó là nhịp điệu của các bài: Hòn đá, Ca tự vệ ... với nhịp của câu thơ 3 chữ gọn gàng, khoẻ khoắn, chắc nịch, giàu hơi thở đời sống, vừa có cái quen thuộc của làng quê Việt Nam, vừa mới mẻ, rất cách mạng.

Ví dụ: Hòn đá to, Hòn đá nặng, Chỉ một ngời, Nhắc không đặng. Hòn đá nặng,

Hòn đá bền , Chỉ một ngời, Nhắc không lên.

(Hòn đá)

ở thơ Bác có rất nhiều bài đợc viết theo thể tự do, hơi thở hồn mạch trong ý lời, nhịp điệu để nói lên đợc, thể hiện đợc ý tứ của bài thơ, của điều cần nói.

Cũng có nhiều bài thơ Bác đã vận dụng đúng nhịp thơ truyền thống để dễ nhận ra ý nghĩa biểu hiện của câu thơ điệu nói:

Tuổi cao/ chí khí/ càng cao, Múa gơm / giết giặc/ ào ào/ gió thu.

Sẵn sàng/ tiêu diệt/ quân thù,

Tiếng thơm/ Việt Bắc/ ngàn thu/ lẫy lừng.

(Tặng các cụ lão du kích)

Đôi khi Bác thêm chữ, đổi nhịp câu Kiều, dùng tiết tấu tự do của thơ quần chúng mà nâng nó lên một trình độ cao hơn, mới mẻ hơn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đảng ta vĩ đại/ nh biển rộng/ nh núi cao

Ba mơi năm phấn đấu và thắng lợi/ biết bao nhiêu tình

(Đảng ta)

ở hai câu thơ trên, câu thơ đầu cách ngắt nhịp 3/3/3/ đã sánh tầm vĩ đại của Đảng với biển rộng, núi cao. Với cách so sánh ớc lệ ấy ta mới thấy đợc Đảng ta to lớn vĩ đại đến nhờng nào. Song câu thứ 2 nhịp thơ dài ra nh chỉ những công lao đóng góp của Đảng, của cả một hành trình, khó khăn, vất vả nhng đầy thắng lợi của Đảng.

Thơ Bác giàu nhạc tính, nó là một đòi hỏi của câu thơ, nhất là của thơ Việt Nam. Bác rất chú ý đến nhạc điệu của câu thơ. Do đó, nhịp và cách ngắt

nhịp trong thơ Bác vừa sinh động, vừa đa dạng, vừa linh hoạt, vừa sáng tạo, phong phú. Nhịp điệu mà Bác sử dụng bị chi phối bởi yêu cầu vận động, giáo dục quần chúng làm cách mạng và tính chất quần chúng trong lời thơ.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm ngôn ngữ về mảng tho sáng tác bằng tiếng việt của hồ chí minh (Trang 54 - 64)