Những bài thơ có nội dung tuyên truyền, cổ động

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm ngôn ngữ về mảng tho sáng tác bằng tiếng việt của hồ chí minh (Trang 75 - 81)

2. Các nội dung thể hiện trong thơ tiếng Việt Hồ Chí Minh

2.1. Những bài thơ có nội dung tuyên truyền, cổ động

Với loại thơ này, Bác viết ra nhằm mục đích phổ biến, giải thích những đờng lối chính sách của Đảng và động viên quần chúng thực hiện. Xuất phát từ quan niệm về vai trò quyết định của quần chúng nhân dân đối với lịch sử, Đảng coi công tác tuyên truyền đờng lối cách mạng trong quần chúng là công tác hàng đầu. Mục tiêu lâu dài cũng nh mục tiêu thiết thực trong từng thời kỳ lịch sử của cách mạng vô sản nói chung phù hợp với nguyện vọng sâu xa của quần chúng. Đó là lý do quyết định sức thuyết phục của đờng lối chính trị của Đảng. Tuy nhiên, đây là một chân lý mới mẻ của thời đại, mà kẻ địch lại luôn luôn tìm cách vu khống, xuyên tạc, nhân dân ta thì đại đa số trình độ văn hoá còn thấp kém, đời sống vô cùng cực khổ, suốt ngày đầu tắt mặt tối. Vì thế cách tuyên truyền, hình thức tuyên truyền không thể không đặt ra và thực chất

đây cũng là vấn đề lập trờng, vấn đề đờng lối giai cấp của Đảng. Ta hiểu vì sao Bác Hồ rất quan tâm đến vấn đề này trong sửa đổi lối làm việc và trong cách viết, Ngời đã phân tích rất sâu sắc và thấm thía với tất cả tâm huyết của mình, những khuyết điểm trong công tác tuyên truyền của cán bộ ta. Đồng thời đề ra một cách có hệ thống những nguyên tắc nói và viết sao cho phù hợp với trình độ văn hoá, chính trị và hoàn cảnh vật chất của đồng bào ta.

Thơ tuyên truyền, cổ động cách mạng của Bác chính là sự thể hiện sinh động những nguyên tắc nói và viết đó. Những nguyên tắc ấy xuất phát từ mục đích cụ thể của công tác tuyên truyền cách mạng: biến đờng lối chủ trơng của Đảng thành ý thức và nguyện vọng thành nội tâm và hành động của quần chúng. Muốn vậy, nội dung phải thiết thực và nhằm lấy cái chính mà giải quyết. Hình thức phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo. Những bài: Ca công nhân, Ca dân cày, Ca sợi chỉ, Hòn đá ... chính là những lời kêu gọi, cổ động của Bác.

Không phải ngẫu nhiên mà trong các bài thơ kêu gọi của Bác nh: Ca công nhân, Dân công ... đợc viết với một cảm hứng đặc biệt sâu sắc. Ngời vạch rõ nguyên nhân của mọi đau khổ và thức tỉnh ý thức giác ngộ của công nhân và nông dân trên tinh thần đấu tranh chống lại áp bức dân tộc và áp bức giai cấp.

Thành ai đắp, lầu ai xây ? Tàu kia ai đóng, than đây ai sàng ?

Bao nhiêu của cải kho tàng ? Ai đào bạc, ai luyện vàng mà nên ?

Công nhân sức mạnh nghề quen? Làm ra của cải cho thiên hạ nhờ.

Mà mình quần rách áo xơ, Tiền công thì bớt mà giờ thì thêm.

(Công nhân)

Từ chỗ phân tích những bất công và đau khổ mà giai cấp công nhân phải chịu đựng. Bác đã kêu gọi:

Thợ thuyền ta phải đứng ra, Trớc ta cứu nớc, sau ta cứu mình.

Cùng nhau vào hội Việt Minh, Ra tay tranh đấu hy sinh mới là.

Bao giờ khôi phục nớc nhà, Của ta ta giữ, công ta ta cầm.

(Công nhân)

Đối với nông dân cũng vậy. Sau khi nói đến sự vất vả, khổ cực những quyền lợi thì không có gì, tất cả đều vào túi bọn Nhật, bọn Tây. Nỗi bất bình phẫn nộ ấy, Bác đã kêu gọi nông dân phải hợp sức lại, tìm đến Việt Minh để đánh Pháp, đuổi Nhật đem lại tự do cho chính mình:

Muốn phá sạch nỗi bất bình, Dân cày phải kiếm Việt Minh mà vào.

Để cùng toàn quốc đồng bào, Đánh Pháp, Nhật, gây phong trào tự do.

Dịp này là dịp trời cho, Lo cứu nớc tức là lo cứu mình.

Mai sau thực hiện chơng trình: Nông dân có đủ ruộng mình làm ăn.

(Dân cày)

Thực dân Pháp đã đàn áp, đoạ đày nhân dân ta, chúng không trừ một thủ đoạn nào, không tôn trọng đồng bào ta:

Lũ không yêu trẻ, kính già, Lũ cớp đất, lũ đốt nhà xôn xao;

Lũ đòi su nặng thuế cao, Lũ đi chém giết đồng bào Việt Nam

(Ca binh lính) Xuất phát từ lòng yêu nớc, từ sự căm thù, phẫn nộ, Bác đã kêu gọi:

Anh em binh lính ta ơi !

Chúng ta cùng giống cùng nòi Việt Nam Việc chi lợi nớc thì làm,

Cứu dân, cứu nớc há cam kém ngời ? Trong tay đã sẵn súng rồi,

Quyết quay đánh Nhật, đánh Tây mới đành Tiếng thơm sẽ tạc sử xanh:

Quân nhân cứu quốc rạng danh muôn đời !” (Ca binh lính)

Đối với phụ nữ cũng vậy. Bác đã kêu gọi tất cả chị em hãy đoàn kết lại, tìm đến Việt Minh, góp sức mình vào sự nghiệp của đất nớc:

Chị em từ trẻ đến già,

Cùng nhau đoàn kết để mà đấu tranh. Đua nhau vào hội Việt Minh, Trớc giúp nớc, sau giúp mình mới nên.

Làm cho thiên hạ biết tên, Làm cho rõ mặt cháu Tiên, con Rồng.

(Phụ nữ) Không chỉ có thế, hình ảnh thiếu nhi đáng lẽ:

Trẻ em nh búp trên cành, Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

(Kêu gọi thiếu nhi)

Nhng vì hoàn cảnh đất nớc có chiến tranh, thiếu nhi cũng phải lầm than cực lòng. Bác kêu gọi các cháu hãy cùng đoàn kết lại để mà đấu tranh.

Vậy nên trẻ em nớc ta,

Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh. Ngời lớn cứu nớc đã đành, Trẻ em cũng góp phần mình một tay.

Bao giờ đuổi hết Nhật, Tây, Trẻ em ta sẽ là bầy con cng.

(Kêu gọi thiếu nhi)

Với các cụ phụ lão, Bác lại chuyển sang giọng đùa vui thoải mái theo ngôn ngữ của những ngời bạn già với nhau:

Càng già càng dẻo, càng dai,

Tinh thần gơng mẫu chẳng nhờng ai. Đôn đốc con em làm nhiệm vụ, Vuốt râu mừng xã hội tơng lai.

(Tặng các cụ phụ lão) Có trờng hợp, để thích hợp tập quán tôn giáo, với tâm lý mê tín của một loại quần chúng nào đó, Bác không ngần ngại dùng cả những hình thức nh Kinh cầu siêu, Kinh Đức thánh Trần ... để tuyên truyền cách mạng:

Lòng dân đã quyết hy sinh rành rành.

Mảng thơ chúc tết của Bác vừa là lời chúc mừng, vừa là lời kêu gọi toàn dân:

Cờ đỏ sao vàng tung bay trớc gió,

Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông. Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng.

Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào ! Sức ta đã mạnh, ngời ta đã đông,

Trờng kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi ! Thống nhất độc lập, nhất định thành công

(Thơ chúc tết 1947)

Cả bài thơ là một áng hùng văn, một khúc ca chiến đấu và chiến thắng. Mạch thơ cuồn cuộn đẩy tới dâng cao: “Cả bài thơ phơi phới nh buồm căng, thẳng gió; nó là lời của một lòng tin vững chắc, của một ngời đang chiến thắng” (Hoài Thanh). Bài thơ là lời hiệu triệu đầy sức mạnh. Những khẩu hiệu lớn của cuộc kháng chiến đợc chốt vào nơi trọng yếu của bài thơ và chỗ dồn căng của cảm xúc, nhịp ngắt gọn, ý thơ cân đối, điệu thơ khoẻ, âm hởng vang dội và hùng tráng. Bài thơ động viên chính trị nhng không khô khan, kêu gọi mà thành thiết tha, giục giã, khẩn trơng hớng vào nhiệm vụ cứu nớc hiện tại mà phơi phới tinh thần lạc quan cách mạng và lòng tin vào thắng lợi ngày mai.

Bác kêu gọi tinh thần yêu nớc thi đua của toàn dân, phong trào thi đua yêu nớc phải thờng xuyên, sâu rộng mang tính chất quần chúng rộng rãi. Lời thơ của Bác giản dị, mà cô đúc, dễ thấm sâu và thực sự đã trở thành khẩu hiệu động viên và phơng châm hành động:

Ngời ngời thi đua, Ngành ngành thi đua, Ngày ngày thi đua, Ta nhất định thắng, Địch nhất định thua.

(Thơ chúc tết 1949)

Nh vậy, chúng ta nhận thấy rằng thơ tuyên truyền vận động cách mạng của Bác căn bản là thơ chính luận. Nội dung của nó là đờng lối chính sách của Đảng , tức chủ yếu là lý trí, là lý lẽ. Nhng để cho đờng lối chính sách của Đảng dễ dàng thâm nhập vào quần chúng, Bác không diễn đạt lý lẽ bằng lý lẽ mà dới dạng hình ảnh, nghĩa là bằng lối ví von so sánh với những sự vật thông thờng trong đời sống của quần chúng. Những bài thơ tuyên truyền, cổ động của Bác thực sự đã đi vào lòng mỗi ngời dân nớc Việt. Đó là lời hiệu triệu toàn dân đứng lên cầm vũ khí đánh đuổi quân thù để giành lại tự do, độc lập cho đất nớc.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm ngôn ngữ về mảng tho sáng tác bằng tiếng việt của hồ chí minh (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w