1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu một số đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa ứng xử thể hiện trong hành vi từ chối của tiếng Nhật (liên hệ với tiếng Việt

108 1,3K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

Trên cơ sở nền tảng lý thuyết của Ngữ dụng học nói chung, lý thuyết hành vi ngôn ngữ , lý thuyết hội thoại, lý thuyết ‎về lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp, lý thuyết về đặc trưng văn hoá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HOÁ ỨNG XỬ THỂ HIỆN TRONG HÀNH VI TỪ CHỐI CỦA TIẾNG NHẬT ( LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT )

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hµ Néi – 2007

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HOÁ

ỨNG XỬ THỂ HIỆN TRONG HÀNH VI TỪ CHỐI CỦA TIẾNG NHẬT ( LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT )

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 602201

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học

Người hướng dẫn khoa học:

PGS – TS Nguyễn Đức Tồn

Hà Nội – 2007

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

Chương 17 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7

1.1 Sơ lược về ngữ dụng học 7

1.2 Hành vi ngôn ngữ 9

1.3 Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời 11

1.4 Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi 12

I.4.1 Phát ngôn ngữ vi 13

1.4.2 Biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi 13

1.5 Lượt lời và tham thoại 15

1.5.1 Lượt lời 15

1.5.2 Tham thoại 17

1.6 Cặp thoại(cặp trao đáp) 18

1.6.1 Cấu trúc nội tại của cặp thoại 18

1.6.2 Liên kết tuyến tính của cặp thoại 21

1.6.3 Tính chất các cặp thoại 25

1.7 Phép lịch sự trong giao tiếp 27

1.7.1 Lịch sự dương tính trong giao tiếp 29

1.7.2 Lịch sự âm tính trong giao tiếp 31

1.8 Thể diện và hành vi đe doạ thể diện 33

1.8.1 Thể diện 33

1.8.2 Hành vi đe doạ thể diện 36

1.9 Văn hoá, ngôn ngữ và đặc trưng văn hoá- dân tộc của nó; giao thoa văn hoá 39

1.9.1 Văn hoá 39

1.9.2 Ngôn ngữ và đặc trưng văn hoá- dân tộc của nó 40

1.9.3 Giao thoa văn hoá 41

1.10 Tiểu kết 42

Chương 2MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC TỪ CHỐI TRONG TIẾNG NHẬT ( LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT ) 44

2.1 Hành vi từ chối và chiến lược từ chối 44

2.1.1 Hành vi từ chối 44

2.1.2 Chiến lược từ chối 46

2.2 Một số kết quả nghiên cứu chiến lược từ chối trong tiếng Việt và tiếng Nhật của một số tác giả khác 47

2.2.1 Một số kết quả nghiên cứu chiến lược từ chối trong tiếng Nhật của một số tác giả khác 47

2.3.2 Một số kết quả nghiên cứu chiến lược từ chối trong tiếng Việt của một số tác giả khác 48

2.3 Một số chiến lược từ chối trong tiếng Nhật thể hiện phép lịch sự dương tính và phép lịch sự âm tính (liên hệ với tiếng Việt) 49

Trang 4

2.3.1 Một số chiến lược từ chối thể hiện phép lịch sự dương tính 50

2.3.2 Một số chiến lược từ chối thể hiện lịch sự âm tính 69

Chương 3KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHIẾN LƯỢC TỪ CHỐI TRONG TIẾNG NHẬT CỦA NGƯỜI NHẬT VÀ CỦA NGƯỜI VIỆT HỌC TIẾNG NHẬT 74

3.1 Phương pháp khảo sát 74

3.2 Một số kết quả khảo sát hành vi từ chối của các nghiệm thể Nhật - Nhật(JJ) 76

3.2.2 Một số cách thức từ chối thể hiện phép lịch sự âm tính của các nghiệm thể Nhật - Nhật(JJ) 82

3.2.3 Tỉ lệ sử dụng các chiến lược từ chối và một vài nhận xét 84

3.3 Một số kết quả khảo sát hành vi từ chối của các thể nghiệm Việt - Nhật(VJ) cùng một số đề xuất về phương pháp giảng dạy hội thoại tiếng Nhật cho sinh viên Việt Nam 86

3.4 Tiểu kết 89

KẾT LUẬN 91

PHỤ LỤC 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hoạt động giao tiếp của các cá nhân trong cộng đồng được hình thành thông qua các cuộc hội thoại Trong giao tiếp hai chiều, người nói và người nghe tương tác lẫn nhau Hội thoại là một hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người Do vậy, vấn đề hội thoại được đặc biệt quan tâm trong Ngữ dụng học Nó là bộ phận chủ yếu của ngữ dụng học vĩ mô Công cụ

và sản phẩm của hội thoại là hành vi ngôn ngữ, khi nghiên cứu hành vi ngôn ngữ cần phải đặt nó trong môi trường hội thoại Đây là phương hướng mới trong nghiên cứu hành vi ngôn ngữ

Hành vi ngôn ngữ được tạo thành từ: hành vi tạo lời, hành vi ở lời và hành vi mượn lời Trong đó ngữ dụng học quan tâm nhiều nhất tới hành vi ở lời Một trong những hành vi đó là hành vi từ chối Đây là một hành vi ngôn ngữ rất dễ làm ảnh hưởng tới thể diện của người đối thoại Nhất là trong các cuộc hội thoại mang tính liên ngôn ngữ-văn hoá, thì những cú sốc văn hoá rất

dễ xảy ra.Vậy làm thế nào để hạn chế được những cú sốc này, làm thế nào để đảm bảo được tính lịch sự trong giao tiếp, đặc biệt là khi phải thực hiện hành

vi từ chối? Trong giới hạn của luận văn này, tôi hi vọng tìm ra được những nét ngôn ngữ-văn hoá đặc trưng được thể hiện trong hành vi từ chối của tiếng Nhật (có sự đối chiếu với tiếng Việt) Kết quả này có thể phần nào giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc Việt –Nhật Đồng thời, luận văn cũng tiến hành tìm hiểu xem những lỗi giao thoa văn hoá mà sinh viên Việt Nam thường mắc khi thực hiện hành vi từ chối bằng tiếng Nhật như thế nào

Và từ đó chúng ta có thể đề xuất một số phương pháp dạy hội thoại tiếng Nhật cho học sinh Việt Nam

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trang 6

Trên cơ sở nền tảng lý thuyết của Ngữ dụng học nói chung, lý thuyết hành vi ngôn ngữ , lý thuyết hội thoại, lý thuyết ‎về lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp, lý thuyết về đặc trưng văn hoá- dân tộc trong ngôn ngữ nói riêng, đề tài này được nghiên cứu với một số mục đích cụ thể như: Tìm hiểu đặc điểm cách thể hiện tính lịch sự dương tính và lịch sự âm tính qua các chiến lược từ chối trong tiếng Nhật, từ đó có sự liên hệ đối chiếu với tiếng Việt; nghiên cứu việc sử dụng các chiến lược này trong thực tế hội thoại của người Nhật qua sự khảo sát các nghiệm thể Nhật-Nhật (người Nhật nói tiếng Nhật) trong một số tình huống cụ thể; tìm hiểu những lỗi giao thoa văn hoá

mà sinh viên Việt thường mắc phải khi thực hiện hành vi từ chối bằng tiếng Nhật qua các nghiệm thể Việt-Nhật (sinh viên Việt Nam nói tiếng Nhật), từ

đó có thể đề xuất một số phương pháp giảng dạy hội thoại tiếng Nhật cho sinh viên Việt Nam có hiệu quả hơn

3 Lịch sử vấn đề

Ngữ dụng nói chung, hành vi ngôn ngữ nói riêng mới được quan tâm chú ý nhiều trong thời gian gần đây và các công trình nghiên cứu đang được phát triển rất mạnh Đặc biệt, hành vi từ chối, một hành vi dễ gây phản cảm cho người tham gia đối thoại, cũng giành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Ở Việt Nam, xuất hiện gần như sớm nhất là bài báo của Nguyễn Phương Chi năm 1997 mang tựa đề “ Từ chối một hành vi ngôn ngữ tế nhị” [13] Sau đó một số bài báo khác cũng của tác giả này đã được công bố trên tạp chí Ngôn ngữ, Kỷ yếu hội nghị Ngữ học trẻ…và có thể nói sự kết tinh nhất về những vấn đề mà tác giả này đề cập là luận án tiến sĩ ngữ văn năm 2004: “Nghiên cứu một số đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá ứng xử của hành vi

từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh)”[20] Ngoài ra, còn có một số bài viết của các tác giả khác như của Nguyễn Thị Hai năm 2001 với tựa đề “Hành động từ chối trong tiếng Việt hội thoại” [39] hoặc một số báo cáo khoa học của sinh viên khoa Ngôn ngữ học, chẳng hạn Đinh Thị Thu Giang, Trần Thị Hồng Nhung nghiên cứu về hình thức phủ định trong phát

Trang 7

ngôn từ chối khi giao tiếp thông thường của người Việt, cùng một số khoá luận tốt nghiệp cũng của một số sinh viên khoa Ngôn ngữ học: Nguyễn Bá Bách, Trần Thị Mỹ Bình chủ yếu nghiên cứu về các cách thức biểu hiện hay kiểu loại của hành vi từ chối trong tiếng Việt Bên cạnh đó, còn có luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học của Trần Chi Mai, năm 2005, nghiên cứu về “Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt)”.[56]

Còn về tình hình nghiên cứu hành vi từ chối trong tiếng Nhật, có thể bắt đầu kể đến sự xuất hiện các bài viết trên các tạp chí như: “Nghiên cứu hành vi từ chối trong tiếng Nhật từ góc nhìn của tiếng Anh” của 生駒智子

số công trình nghiên cứu đối chiếu hành vi từ chối trong tiếng Nhật với một

số ngôn ngữ khác như: Công trình của 藤原千恵美

năm 2004, “So sánh đối chiếu hành vi từ chối của người Nhật với người Inđônêxia”[147], hay công trình của Yin Hyun Soo năm 2005 về “Các chiến lược ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của hành động từ chối trong tiếng Nhật và tiếng Hàn”[154], hay công trình nghiên cứu của 施信余 , năm

2005, “So sánh đối chiếu hành vi từ chối lời đề nghị của sinh viên Nhật với sinh viên Đài Loan”[135]v.v

Tuy nhiên, cho tới nay, vẫn chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống vấn đề thể hiện lịch sự dương tính và lịch sự âm tính khi thực hiện hành vi từ chối trong tiếng Nhật hay tiếng Việt Đồng thời cũng chưa có công trình nào đối chiếu hành vi từ chối trong tiếng Nhật và tiếng Việt Những vấn đề còn bỏ ngỏ được nêu nằm trong số những vấn đề chính sẽ được nghiên cứu trong luận văn này

4 Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 8

Phạm vi nghiên cứu của luận văn này là những lời thoại thể hiện chiến lược từ chối trong hội thoại tiếng Nhật Hội thoại ở đây được giới hạn là song thoại - gồm hai đối tác tham gia giao tiếp

Luận văn tập trung nghiên cứu phép lịch sự dương tính và lịch sự âm tính trong các lời thoại từ chối trong tiếng Nhật (có sự liên hệ đối chiếu với tiếng Việt) Bên cạnh đó, luận văn còn khảo sát việc sử dụng các chiến lược này ở các nghiệm thể Nhật- Nhật và Việt –Nhật, đồng thời tìm hiểu đặc điểm văn hoá giao tiếp cũng như các lỗi giao thoa văn hoá đối với người Việt khi học tiếng Nhật

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết được những nhiệm vụ đã đề ra của đề tài, luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích ngữ dụng học và phương pháp đối chiếu Ngoài ra phương pháp điều tra điền dã, phương pháp thống kê cũng được sử dụng kết hợp để làm cơ sở cho những nhận xét định tính

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, tài liệu trích dẫn, luận văn có ba chương chính là:

Chương 1: Một số vấn đề cơ sở lý thuyết

Chương 2: Một số chiến lược từ chối trong tiếng Nhật (Liên hệ với tiếng Việt)

Chương 3 Khảo sát việc sử dụng các chiến lược từ chối trong tiếng Nhật của người Nhật và của người Việt học tiếng Nhật

Trang 9

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Sơ lược về ngữ dụng học

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng năm 1938 là mốc ra đời của ngành Ngữ dụng học Đó là thời gian nhà kí hiệu học Mỹ Charles W.Morris lần đầu tiên

đã phân kí hiệu học thành ba ngành: kết học, nghĩa học và dụng học trong

công trình “Những cơ sở của lí thuyết kí hiệu” Kết học nghiên cứu thuộc tính

hình thức của các cấu trúc kí hiệu, của sự kết hợp các kí hiệu để thành các

thông điệp, mối quan hệ giữa các kí hiệu Nghĩa học nghiên cứu mối quan hệ

giữa các kí hiệu với thế giới hiện thực, nghĩa là giữa kí hiệu và cái được biểu

đạt Dụng học nghiên cứu mối quan hệ giữa kí hiệu và sự giải thích chúng, sự

giải thích về ý nghĩa mà kí hiệu đã được dùng Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu Ngành dụng học trong ngôn ngữ học được gọi là ngữ dụng học

Mặc dù ra đời đã khá lâu, nhưng ngữ dụng học mới phát triển rộng rãi , nhanh chóng và mạnh mẽ trong gần ba thập kỉ nay Lúc đầu đối tượng nghiên cứu của ngữ dụng học còn hạn chế Ví dụ như Gazda (1979) đã từng định nghĩa ngữ dụng học sau khi đã giới hạn ngữ nghĩa học và ngữ nghĩa bị chi phối bởi các điều kiện đúng – sai:

“Ngữ dụng học có đối tượng nghiên cứu là ngữ nghĩa của phát ngôn không thể lí giải được bằng quan hệ trực tiếp với những điều kiện đúng – sai của câu được nói ra Nói một cách sơ giản thì Ngữ dụng học = Ngữ nghĩa trừ đi điều kiện đúng – sai.”( dẫn theo sách của S.Levinson

[119,tr.12])

Về sau, đối tượng nghiên cứu của ngữ dụng học ngày càng được mở rộng, nó không những nhận được sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học mà còn của nhiều nhà khoa học ở các ngành kế cận như triết học, văn học, tâm lí

Trang 10

học, xã hội học Các nhà nghiên cứu cũng đã định nghĩa ngữ dụng học một cách rộng rãi hơn, thí dụ theo Kasper:

Ngữ dụng học là ngành học nghiên cứu ngôn ngữ từ phía người dùng đặc biệt nghiên cứu những sự lựa chọn mà họ thực hiện, những câu thức mà họ gặp phải khi sử dụng ngôn ngữ trong tương tác xã hội và nghiên cứu tác động của cách sử dụng ngôn ngữ lên đối ngôn của mình trong hoạt động giao tiếp Nói cách khác, ngữ dụng học nghiên cứu hoạt động giao tiếp trong hoàn cảnh xã hội Hoạt động giao tiếp bao gồm không chỉ hành vi ngôn ngữ - như thỉnh cầu, chào mà còn bao gồm cả sự tham gia vào những kiểu hội thoại khác nhau và sự tiếp nhận tương tác trong những sự kiện lời nói phức hợp Ngữ dụng học là

sự nghiên cứu tu từ học liên cá nhân – cách thức người nói và người viết hoàn thành mục đích của mình trong tư cách là một con người trong xã hội, những con người không chỉ nhằm vào việc thực hiện mục đích của mình mà còn nhằm vào cả việc hình thành nên các quan hệ liên cá nhân đồng thời với việc thực hiện mục đích.[115, tr.35]

Như vậy, khi nói về ngữ dụng học, Kasper đã tập trung nói tới hoạt động giao tiếp, đặc biệt là hoạt động này trong hoàn cảnh xã hội Cũng với nội dung gần tương tự, G.Green cho rằng:

Ngữ dụng học là sự nghiên cứu sự sử dụng ngôn ngữ Sử dụng là một quá trình theo đó con người giao tiếp với nhau bằng cách sử dụng các phương tiên ngôn ngữ nhằm đạt đến những mục đích khác nhau Quá trình đó bị chi phối bởi những điều kiện xã hội, những điều kiện này sẽ quyết định việc con người dùng đến và kiểm soát những phương tiện nào Do đó cũng có thể xem ngữ dụng học là ngôn ngữ học bị định hướng vào và bị ràng buộc bởi xã hội [113, tập 6, tr.3268]

Tóm lại, ngữ dụng học là một ngành khoa học ngày càng được quan tâm và phát triển mạnh mẽ Những cơ sở lý thuyết của nó cũng như những kết

Trang 11

quả nghiên cứu đã được công bố là tiền đề vững chắc cho những nghiên cưú tiếp theo Nó giúp ích rất nhiều cho sự phát triển không những của ngành ngôn ngữ học mà cho nhiều ngành khoa học khác cũng như sự phát triển của

xã hội loài người nói chung Luận văn này cũng sử dụng khá nhiều những kiến thức của ngữ dụng học như lý thuyết về hành vi ngôn ngữ, lý thuyết về hội thoại, lịch sự trong giao tiếp

1.2 Hành vi ngôn ngữ

J.L Austin, nhà triết học Anh ở trường Đại học Tổng hợp Harvard (Mĩ) trình bày 12 chuyên đề Những chuyên đề này, năm 1962, hai năm sau ngày ông mất, được tập hợp lại xuất bản thành sách với nhan đề “How to do things with word” Có người dịch là: “Hành động như thế nào bằng lời nói”, cũng có người dịch là: “Nói tức là hành động” Đồng thời cũng xuất hiện một số thuật ngữ khác nhau như: hành động lời nói, hành động ngôn từ, hành động ngôn ngữ Theo Đỗ Hữu Châu, trong luận văn này chúng tôi dùng thuật ngữ: “hành động ngôn ngữ” [12, tr.446]

Một “hành động ngôn ngữ” được thực hiện khi một người nói (hoặc viết) Sp1 nói ra một phát ngôn cho người nghe (hoặc người đọc) Sp2 trong ngữ cảnh J.L.Austin cho rằng có hành động ngôn ngữ được tạo thành

từ hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời

Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ

âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu, để tạo ra một phát ngôn về hình thức

và nội dung Một bộ phận của hành vi tạo lời đã là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học tiền dụng học

Hành vi mượn lời là những hành vi “mượn” phương tiện ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói Ví dụ, nghe thông

báo trên đài phát thanh: “Ngày mai, 25 tháng 7 ở Hà Nội sẽ có mưa lớn, gió mạnh, sức gió cấp 4 cấp 5 tức 40 đến 50 km một giờ” một số người sẽ rất lo

lắng, tỏ ra bực mình nếu họ là những người ở xa cơ quan công tác, một số

Trang 12

người khác trái lại sẽ thờ ơ, một số người khác nữa có thể lại vui mừng vì trời

sẽ đỡ nóng bức, Nghe phát ngôn sai khiến: “Đóng cửa lại!” Sp2 có thể

đứng dậy đi ra cửa và đẩy cánh cửa cho khép kín lại, anh ta cũng có thể bực tức, càu nhàu, tỏ vẻ khó chịu Hành động vật lí đóng cửa, sự bực tức đều thuộc hành vi mượn lời Chức năng hành động của giao tiếp được thực hiện nhờ các hiệu quả mượn lời của phát ngôn Có những hiệu quả mượn lời là đích của một hành vi ở lời ( như đóng cửa là hiệu quả mượn lời của hành vi ở lời điều khiển), nhưng có những hiệu quả không thuộc đích của hành vi ở lời ( như vùng vằng, gắt gỏng, khó chịu khi nghe lệnh) Những hiệu quả mượn lời rất phân tán, không thể tính toán hết được Chúng không có tính quy ước (trừ hành vi mượn lời của hành vi ở lời)

Hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây

ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận Ví dụ về hành

vi ở lời: hỏi, yêu cầu, ra lệnh, mời, hứa hẹn, khuyên bảo Khi chúng ta hỏi ai

về một cái gì đó thì người được hỏi có nhiệm vụ phải trả lời chúng ta, cho dù trả lời không biết Không trả lời, không đáp lại câu hỏi, người nghe bị xem là không lịch sự Khác với các hành vi mượn lời, hành vi ở lời có ý định (hay có đích – intentionnel) quy ước (conventionnel) và có thể chế (institutionnel) dù rằng quy ước và thể chế của chúng không hiển ngôn mà quy tắc vận hành chúng được mọi người trong một cộng đồng ngôn ngữ tuân theo một cách không tự giác Có thể nói, nắm được ngôn ngữ, không chỉ có nghĩa là nắm được âm, từ ngữ, câu của ngôn ngữ đó mà còn là nắm được những quy tắc điều khiển các hành vi ở lời trong ngôn ngữ đó, có nghĩa là biết các quy tắc để

“hỏi”, “hứa hẹn”, “yêu cầu”, “mời”, sao cho đúng lúc, đúng chỗ cho thích

hợp với ngữ cảnh, với người được hỏi, Ví dụ ở xã hội Việt Nam và Á Đông nói chung, hỏi Sp2 về tuổi tác, về tình trạng hôn nhân, là được phép, là tỏ sự quan tâm của người hỏi với người được hỏi Trái lại hỏi về các đề tài đó ở xã

Trang 13

hội phương Tây lại bị xem là không lịch sự, là “dí mũi” vào đời tư của người ta.[12, tr.447]

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ học O.Ducrot đã cụ thể hơn về vấn đề hành

vi ở lời bằng việc đưa ra điểm khác biệt của hành vi ở lời với hành vi tạo lời

và hành vi mượn lời “Theo ông, hành vi ở lời khác với hành vi tạo lời và hành vi mượn lời ở chỗ chúng thay đổi tư cách pháp nhân của người đối thoại Chúng đặt người nói và người nghe vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình trạng của họ trước khi thực hiện hành vi ở lời đó.” [10, tr.90]

1.3 Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời

Hành vi ở lời cũng như bất kỳ một hành vi nào khác muốn thực hiện được cần có sự thoả mãn những điều kiện nhất định

“Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là những điều kiện mà một hành

vi ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó” [10, tr.111]

Sau đây chúng tôi xin chỉ đề cập tới hai quan điểm về điều kiện sử dụng của các hành vi ở lời của nhà triết học Austin và nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Searle

a Điều kiện sử dụng của các hành vi ở lời theo Austin

Austin xem các điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là những điều kiện

“may mắn” (felicity conditions) nếu chúng được bảo đảm thì hành vi mới

“thành công”, đạt hiệu quả Nếu không nó sẽ thất bại Những điều kiện may mắn của Austin là như sau:

Điều kiện thứ hai:

- Thủ tục phải được thực hiện (i) một cách đúng đắn và (ii) đầy đủ

Trang 14

Điều kiện thứ ba:

- Thông thường thì (i) những người thực hiện hành vi ở lời phải có ý nghĩ, tình cảm và ý định đúng như đã được đề ra trong thủ tục và (ii) khi hành động diễn ra thì ý nghĩ, tình cảm, ý định đúng như nó đã có

b Điều kiện sử dụng của các hành vi ở lời theo Searle

Trên cơ sở phân tích một ví dụ về hành vi ở lời: hành vi “hứa” trong tiếng Anh (promise), Searle đã điều chỉnh lại, bổ sung vào những điều kiện may mắn của Austin và gọi chúng là điều kiện sử dụng hay điều kiện thoả mãn Mỗi hành vi ở lời đòi hỏi phải có một hệ những điều kiện còn gọi là quy tắc (rules) để cho việc thực hiện nó đạt hiệu quả đúng với đích của nó Mỗi điều kiện là một điều kiện cần, còn toàn bộ hệ điều kiện là điều kiện đủ Mỗi điều kiện lại được biểu hiện khác nhau tuỳ theo từng phạm trù, từng loại và từng hành vi ở lời cụ thể

Theo Searle, có bốn điều kiện sử dụng các hành vi ở lời gồm:

a) Điều kiện nội dung mệnh đề: đây là điều kiện chỉ ra bản chất của hành vi Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản hay một hàm mệnh đề Nội dung mệnh đề có thể là một hành động của người nói hay một hành động của người nghe

b) Điều kiện chuẩn bị: bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn

về năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữa người nói, người nghe

c) Điều kiện chân thành: chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của

người phát ngôn Xác tín, khảo nghiệm đòi hỏi niềm tin vào điều mình xác tín;

ra lệnh đòi hỏi lòng mong muốn

d) Điều kiện căn bản: là điều kiện đưa ra kiểu trách nhiệm mà người nói hoặc người nghe bị ràng buộc khi hành vi ở lời đó được phát ra Trách nhiệm có thể được rơi vào hành động sẽ được thực hiện hoặc đối với tính chân thực của nội dung

1.4 Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi

Trang 15

I.4.1 Phát ngôn ngữ vi

- “Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn – sản phẩm của một hành vi ở lời nào

đó khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực.”[12, tr.448]

- “Phát ngôn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi ở lời tạo

ra nó Kết cấu đó được gọi là biểu thức ngữ vi” [12, tr.448]

Ví dụ:

- Mình đề nghị cậu ở lại

Cấu trúc của một phát ngôn ngữ vi tối thiểu chỉ có một biểu thức ngữ

vi Tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày, do sự chi phối của nhiều yếu tố mà phát ngôn ngữ vi còn có sự mở rộng

Phát ngôn ngữ vi có đặc điểm là:

+ Chủ ngữ là ngôi 1

+ Bổ ngữ là ngôi 2

+ Động từ ngữ vi ở thời hiện tại và thức thực hiện

+Không có các từ chỉ thời gian như: hôm nay, mai…và không có các từ chỉ thời thể như: đã, đang, sẽ và các ngữ khí từ : đấy, à…

a- Kiểu kết cấu từ ngữ: Đây là những kiểu câu ứng với từng hành vi ở

lời Ví dụ: biểu thức ngữ vi của hành vi ở lời xin phép thường có kết cấu: “xin phép cho ” hoặc “xin cho phép ”

b- Các từ ngữ chuyên dùng trong biểu thức ngữ vi: Đây là những từ ngữ dùng để tổ chức các kết cấu và là các dấu hiệu nhờ chúng mà ta biết được

Trang 16

hành vi nào đang được thực hiện Biểu thức ngữ vi của hành vi hỏi thường có

các từ ngữ đặc thù như: “tại sao”, “thế nào”, “ở đâu”, “bao giờ”, “khi nào”

c- Ngữ điệu: Cùng tồn tại với các dấu hiệu chỉ dẫn khác, yếu tố ngữ điệu cũng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên các biểu thức ngữ vi

khác nhau trong phát ngôn Theo Đỗ Hữu Châu: “Cùng một tổ chức từ vựng, ngữ pháp cụ thể nếu được phát âm với những ngữ điệu khác nhau sẽ cho các biểu thức ngữ vi khác nhau ứng với những hành vi ở lời khác nhau

có lợi hay không có lợi v.v của hành động đối với người tạo ra hành vi và với người nhận hành vi cũng có giá trị như những IFIDs

e- Động từ ngữ vi: là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi (có khi không cần có biểu thức ngữ vi đi kèm) là người nói thực hiện luôn cái hành vi ở lời do chúng biểu thị [10, tr.97)]

Ví dụ: - Tớ hứa sẽ tới mà

- Anh cam đoan đây hoàn toàn là sự thật

Trong hai ví dụ trên đây người nói (tớ, anh) đã đồng thời thực hiện luôn

hai hành vi ở lời hứa và cam đoan khi nói

Không phải mọi động từ xuất hiện trong các phát ngôn đều được gọi là động từ ngữ vi Để được gọi là những động từ có chức năng ngữ vi chúng phải thoả mãn một số điều kiện nhất định Theo Austin, những điều kiện cần thoả mãn ấy là:

+ Động từ phải được dùng ở ngôi thứ nhất

Trang 17

+ Thời hiện tại

+ Thể chủ động

+ Thức thực thi

Ví dụ: chúng ta so sánh:

- Anh khuyên em hãy ở nhà (a)

- Cô giáo khuyên tớ nên đi thi (b)

Ở ví dụ (a), động từ “khuyên” đã thoả mãn bốn điều kiện trên, tức là nó

được dùng ở ngôi thứ nhất, thời hiện tại, thể chủ động và thức thực thi nên

được gọi là động từ ngữ vi Ở ví dụ (b) động từ “khuyên” không được gọi là

động từ ngữ vi vì không thoả mãn bốn điều kiện như đã nêu trên Chủ ngữ ngôi thứ ba, bổ ngữ ngôi thứ nhất

Căn cứ vào sự có mặt hay vắng mặt của động từ ngữ vi mà Austin chia biểu thức ngữ vi thành hai loại:

+ Biểu thức ngữ vi nguyên cấp: Là những biểu thức ngữ vi không sử

dụng những động từ ngữ vi

Ví dụ: - Cậu không nên đến muộn

+ Biểu thức ngữ vi tường minh: Là những biểu thức ngữ vi có sử dụng

động từ ngữ vi dùng theo hiệu lực ngữ vi

Ví dụ: - Tớ khuyên cậu không nên đến muộn

1.5 Lượt lời và tham thoại

1.5.1 Lượt lời

“Chuỗi đơn vị ngôn ngữ được một nhân vật hội thoại nói ra, kể từ lúc bắt đầu cho đến lúc chấm dứt để cho nhân vật hội thoại kia nói chuỗi của mình là một lượt lời” [10, tr.205]

Như vậy, lượt lời là phần lời mà mỗi một cá nhân tham gia giao tiếp đưa ra, kết thúc lượt lời của người này thì người kia đưa ra lượt lời của mình

Sự luân phiên lượt lời có giá trị thiết lập đường kênh giao tiếp giữa người nói

và người nghe, duy trì cuộc thoại

Trang 18

Theo Orecchioni, cần phải đảm bảo nguyên tắc luân phiên lượt lời để cuộc thoại được phát triển một cách bình thường, lời người này kế tiếp lời người kia và không có sự dẫm đạp lên nhau

Trong giao tiếp, vấn đề đưa ra lượt lời của người nói (Sp1) với người nghe (Sp2) và ngược lại là vấn đề có giá trị tạo nên cuộc thoại Hoạt động này được cụ thể hoá bằng việc Sp1 đưa ra lượt lời của mình hướng về phía người nghe (Sp2) nhằm làm cho Sp2 nhận biết được rằng lượt lời được nói đó là dành cho Sp2 và về phía Sp2 sau khi tiếp nhận lượt lời của Sp1 sẽ phải đưa ra lượt lời đáp lại để thể hiện quan điểm của mình với lời nói của Sp1,

Sp1: Phim này xem cũng được đấy nhỉ?

Sp2: Ừ, kể cũng hay phết!

Khi Sp1 đưa ra lượt lời “Phim này xem cũng được đấy nhỉ?” có giá trị một câu hỏi hướng về Sp2, Sp2 cũng đưa ra lượt lời phản hồi “Ừ, kể cũng hay phết!” biểu lộ quan điểm của mình với câu hỏi của Sp1

Cần phân biệt lượt lời và tham thoại, tham thoại không đồng nhất với lượt lời, lượt lời có thể gồm nhiều tham thoại và có thể nhỏ hơn một tham thoại Ví dụ:

Sp1: Mai, đi luôn nhé

Sp2:Vâng ạ Cô Hà có đi cùng không ạ?

Ở lượt lời của Sp1 chỉ có một tham thoại, nhưng ở lượt lời của Sp2 thì

có tới hai tham thoại: một tham thoại trả lời câu hỏi của Sp1 và một tham thoại hỏi để lấy thông tin từ Sp1

Các thành phần tham gia trong lượt lời về cơ bản là các hành vi, các tham thoại Một tham thoại có thể chồng khít lên một lượt lời Ví dụ:

Sp1: Cháu ăn cơm chưa?

Sp2: Cháu ăn rồi ạ

Cặp thoại trên được tạo thành từ hai tham thoại, mỗi tham thoại nằm gọn trong lượt lời chỉ gồm có một hành vi là hỏi và trả lời Ở đây tham thoại trùng khớp với lượt lời và hành vi

Trang 19

1.5.2 Tham thoại

Tham thoại là yếu tố luôn xuất hiện trong giao tiếp Đó là những phần đóng góp ý kiến của cả hai phía người nói và người nghe để tạo nên cuộc thoại

Trong cấu trúc cặp thoại, tham thoại là một đơn vị chức năng có tính chất bản lề, cơ sở để tạo nên cặp thoại và là đơn vị nằm giữa hành vi và tham thoại Các cương vị trung gian này của tham thoại làm cho hành vi không phải là đơn vị cấu trúc trực tiếp mà đó là đơn vị gián tiếp của cặp thoại Khi tham thoại chỉ có một hành vi thì ranh giới của nó sẽ trùng với ranh giới hành

vi, nhưng về nguyên tắc vẫn là hai khái niệm khác nhau

Cấu trúc của một tham thoại có thể gồm một hay một số hành vi nhưng trong đó chỉ có một hành vi chủ hướng làm nòng cốt, ngoài ra còn có thể có hoặc một số hành vi phụ thuộc tồn tại xung quanh (ở trước hoặc ở sau) hành

vi chủ hướng Sơ đồ cấu trúc như sau:

Xét về mặt chức năng, hành vi chủ hướng có chức năng ở lời còn hành

vi phụ thuộc có chức năng liên hành vi Chức năng liên hành vi là chức năng

Trang 20

thiết lập mối quan hệ của hành vi phụ thuộc và hành vi chủ hướng Nhờ có mối quan hệ chặt chẽ với hành vi chủ hướng, hành vi phụ thuộc mới có thể phát huy được hiệu lực Đứng về mặt lập luận, quan hệ của hai loại hành vi này là quan hệ lập luận – một kiểu của quan hệ liên hành vi Hành vi chủ hướng có vai trò là kết luận, còn hành vi phụ thuộc có vai trò là luận cứ Ngoài ra, hành vi chủ hướng và hành vi phụ thuộc còn có quan hệ biện minh, giải thích: hành vi PT là hành vi giải thích, biện minh cho hành vi CH

Xét về vai trò, vị trí, chức năng của tham thoại trong cuộc thoại, tham thoại được phân chia thành một số loại cơ bản sau:

+ Tham thoại tiền dẫn nhập: là những tham thoại đứng trước tham thoại dẫn nhập trung tâm Loại tham thoại này không chứa hành vi chủ hướng nhưng có giá trị khơi gợi và làm tiền đề để dẫn tới việc xuất hiện tham thoại

có hành vi chủ hướng

+ Tham thoại dẫn nhập trung tâm: là tham thoại dẫn nhập chỉ có hành

vi chủ hướng còn được gọi là tham thoại dẫn nhập trung tâm Đây là tham thoại chỉ chứa hành vi ngôn ngữ chủ hướng và hành vi này có giá trị quyết định tới tính chất của sự kiện lời nói

+Tham thoại hồi đáp là lượt phản hồi của người nghe(Sp2) sau khi tiếp nhận lượt lời dẫn nhập từ phía Sp1 và lượt phản hồi này có một chức năng trong giao tiếp đó là chức năng ở lời

+ Tham thoại kết thúc là tham thoại có vai trò đóng lại cuộc thoại (có thể từ người nói hoặc người nghe)

Trong thực tế hội thoại, tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp, trạng thái tâm lý của người nói và người nghe mà cuộc thoại có sự xuất hiện của

cả bốn loại tham thoại trên hoặc cũng có khi là sự vắng mặt của một số tham thoại Tuy nhiên hai loại tham thoại tham thoại dẫn nhập trung tâm và tham thoại hồi đáp luôn có mặt trong hội thoại

1.6 Cặp thoại(cặp trao đáp)

1.6.1 Cấu trúc nội tại của cặp thoại

Trang 21

Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại do các tham thoại tạo nên Có thể căn cứ vào số lượng các tham thoại để phân loại các cặp thoại

+ Cặp thoại một tham thoại Như đã biết, về nguyên tắc, cặp ít nhất phải có hai tham thoại của hai nhân vật Có những trường hợp như:

Sp1: Gõ cửa

Sp2: Mời vào

Sp1: Anh đóng hộ cái cửa

Sp2: (Đứng dậy đóng của mà không nói lời nào)

Sp1: Đi Hà Nội không?

SP2: (lắc đầu)

Những trường hợp này không phải là những cặp thoại một tham thoại bởi vì một trong hai tham thoại cấu trúc nên nó được thực hiện bằng những hành vi kèm hoặc vật lí Trong một số trường hợp, chính sự hồi đáp bằng hành vi vật lí mới khiến cho cuộc thoại có tính chất bình thường Các yếu tố ngôn ngữ được phát ra có tính chất phù trợ, không tất yếu phải có Ví dụ trường hợp: “Anh đóng hộ cái cửa” nếu Sp2 trả lời “vâng” rồi bỏ đó, không làm động tác đóng cửa thì cuộc thoại nói trên không có hiệu quả

Chúng ta nói đến các cặp thoại một tham thoại chỉ trong trường hợp tham thoại Sp1 không được Sp2 hưởng ứng hồi đáp bằng một hành vi tương ứng Đó là trường hợp ví dụ như:

Sp1: - Hôm nay em đẹp quá! (Sp1 là một chàng trai gặp cô gái (Sp2 )lần đầu)

Sp2: -

Chúng ta gọi những trường hợp này là cặp thoại hẫng Tuy nhiên, không nên nghĩ rằng cặp thoại hẫng chỉ xảy ra khi một trong hai nhân vật hội

Trang 22

thoại tỏ ra không thích thú với tham thoại của người kia Có những trường hợp như:

Sp1: Chào em Em là học sinh mới vào lớp?

Sp2: Vâng ạ

Tham thoại “Chào em!” không có tham thoại hồi đáp tương ứng

củaSp2.Sp2 chỉ hồi đáp lại tham thoại hỏi của Sp1 Có thể nói ở đây chúng ta

cũng gặp một tham thoại “hẫng” nhưng rất hay gặp trong thực tế hội thoại

+ Cặp thoại hai tham thoại (cặp thoại đôi) Tham thoại thứ nhất được gọi là tham thoại dẫn nhập (initiative), tham thoại thứ hai là tham thoại hồi đáp Ví dụ:

Sp1: - Đi đâu đấy?

Sp2: - Đi học

+ Cặp thoại ba tham thoại (cặp thoại ba) Về nguyên tắc một cặp thoại

đủ hai tham thoại đã là hoàn chỉnh Tuy nhiên trong thực tế những tham thoại

như vậy tỏ ra “cụt lủn” “ông chẳng bà chuộc”, “nhấm nhẳn” Thường gặp là

những cặp thoại như:

Sp1: - Đi đâu đấy?

Sp2: - Đi học đây

Sp1: - Đi học à!

Tham thoại thứ ba do Sp1 phát ra có tính chất “đóng lại” cặp thoại đó

để (nếu cần) mở ra một cặp thoại khác Tham thoại thứ ba của Sp1 có thể là một kiểu “tiếng vọng” của tham thoại Sp2 như trường hợp trên, có thể là tham thoại tán đồng, đánh giá, chúc mừng, Ví dụ:

Sp1: - Hè này cậu đi nghỉ mát ở đâu?

Sp2: - Tớ định đi Sầm sơn

Trang 23

Sp1: - Sầm Sơn! Tuyệt vời

Sp1: - Bao giờ cưới đấy?

Sp2: - Mai

Sp1: - Xin chúc mừng cậu

1.6.2 Liên kết tuyến tính của cặp thoại

Trên đây chúng ta nói về các kiểu cặp thoại tương đối đơn giản trong

đó mỗi lượt lời của Sp1,Sp2 chỉ có một tham thoại do một hành vi ngôn ngữ thực hiện Trong thực tế, tổ chức các lượt lời trong một cặp thoại phức tạp hơn nhiều Có thể có những kiểu liên kết tuyến tính các lượt lời trong cặp thoại như sau:

+Liên kết hoàn toàn tuyến tính (liên kết “phẳng”)

Trang 24

SP2: - Gì đấy? (SP2 chính là Thưởng)

Sp1: - Cho tớ mượn vở ghi của cậu một lát

Lượt lời “Gì đấy?” của Thưởng tương đương với hai tham thoại, một

trả lời cho câu hỏi của Sp1, một đặt ra câu cho Sp1 Chúng ta nói hai tham thoại đó đã “ghép” với nhau trong một lượt lời Kiểu ghép này còn gặp trong điện thoại

Sp1: - Alô!

Sp2: - Alô?

Sp1: - Văn phòng Công ty Mĩ phẩm đây Giáo sư Ngọc có nhà không ạ?

Yếu tố “Alô?” thứ hai thường được phát âm với ngữ điệu hỏi Nó vừa

thực hiện tham thoại trả lời cho Alô của Sp1 vừa đặt câu hỏi cho Sp1, nghĩa

của từ này có thể là: “Tôi đây Có việc gì thể?”

+ Liên kết chéo Đây là trường hợp xảy ra khi mỗi nhân vật thực hiện một số tham thoại khác nhau Có hai trường hợp thường gặp:

Sp1: - Chị đã có gia đình chưa? Xin lỗi

Sp2: - Có rồi ạ Không sao ạ

Có thể biểu diễn cặp thoại này bằng sơ đồ:

Trong cặp thoại này, Sp1 mở ra hai cặp thoại và Sp2 trả lời hai cặp thoại đó theo thứ tự mà Sp1 đã định ra

Sp1: - Đi đâu mà hớt hơ hớt hải thế?

Chị có gia đình chưa?

Xin lỗi

Có rồi ạ

Không sao

Trang 25

Tối nay cậu đến dự dạ hội của minh chứ?

Tớ có thể dẫn bạn đến không?

Trai hay gái?

Trái hay gái có gì là quan trọng?

Ờ, đấy là vấn đề cân đối thôi mà

+ Liên kết lồng Đây là trường hợp trong một cặp thoại bao trùm có một hoặc một số cặp thoại con Ví dụ:

(1) Sp1: - Bác có biết anh Tuấn ở đâu không ạ?

(2) Sp2: - Anh hỏi Tuấn nào? Tuấn khoa Sinh hay khoa Toán?

(3) Sp1: - Tuấn khoa Toán ạ

(4) Sp2: - Tuấn ấy ở nhà B3 tầng 4

Đoạn thoại này có cặp thoại lớn, chủ yếu là cặp thoại gồm tham thoại (1) và (4) (hỏi / trả lời) Cặp thoại này bao trùm cặp thoại nhỏ hơn, có tính xác minh gồm hai tham thoại (2), (3) Có thể biểu diễn liên kết lồng như sau:

Lại có trường hợp lồng như sau:

Bác có

biết

Tuấn khoa Sinh hay khoa Toán?

Tuấn khoa Toán

Tuấn ấy ở nhà B3

Trang 26

Trong đoạn thoại này, một cặp thoại lớn bao gồm một cặp thoại nhỏ; cặp thoại nhỏ này lại bao gồm một cặp thoại nhỏ hơn Tham thoại hồi đáp cấu thành cặp thoại chính được phát ngôn cuối cùng, khoá cặp thoại lồng lại

Dưới đây là một số trường hợp liên kết lồng nữa dẫn làm ví dụ mà không phân tích:

<1> Sp1: - Giáo sư có nhà không ạ?

Sp2: - Chị đến về luận án à?

Sp1: - Vâng, cháu đến để đưa tài liệu cho Giáo sư

Sp2: - Có, Giáo sự có nhà đấy, vào đi

<2> Sp1: - Xin lỗi, chị bao nhiêu tuổi?

Sp2: - 28 tuổi Không sao cả

<3> Sp1: - Chị bao nhiêu tuổi? Xin lỗi nhé

Sp2: - Chẳng sao 28 tuổi

<4> Sp1: - Chị cho một vé đi Sài Gòn

Sp2: - Vế ngồi hay vé giường nằm?

Sp1: - Vé giường nằm

Sp2: - Đây ạ

<5> Sp1: - Anh cho biết xe này mấy lít một trăm cây số?

Trang 27

Sp2: - 100 cây số! Anh muốn hỏi đường trường hay trong thành phố?

tính chất nghi thức của sự giao tiếp thông thường

+ Cặp thoại củng cố tương ứng với cặp thoại dẫn nhập và kết thúc cuộc thoại Đó là những cặp thoại được cấu tạo từ các tham thoại có tính chất biểu thái như lời chào hỏi Ví dụ:

Sp1: - Chào anh

Sp2: - Chào anh

Sp1: - Khoẻ chứ?

Sp2: - Cám ơn Khoẻ Còn cậu thế nào?

Những cặp thoại này thường có cấu trúc đôi, đơn giản Chúng kết thúc với sự chấp nhận của người đối thoại một cách ứng xử tương tự như cách ứng

xử của người phát ngôn thứ nhất, điều này có nguồn gốc từ cách ứng xử ít nhiều nghi thức hoá, “lễ nghi hoá” trong xã hội Gọi chúng là những cặp thoại củng cố vì nhờ chúng quan hệ xã hội được thiết lập và củng cố để chuẩn bị cho các quan hệ khác Tính chất nghi thức của chúng thể hiện ở chỗ các nhân vật hội thoại dùng các công thức giao tiếp sẵn có, không phải trả lời đúng theo nghĩa câu chữ của tham thoại của người đối thoại Khi tham thoại hồi đáp trượt ra khỏi công thức, lúc đó nó có thể đóng vai trò dẫn nhập cho một cặp thoại khác Ví dụ:

Sp1: - Thế nào? Khoẻ không?

Trang 28

+Tham thoại sửa chữa

Tham thoại sửa chữa dựa trên khái niệm về sự sửa chữa lại một sự vi phạm lãnh địa của người đối thoại Ví dụ tiêu biểu như sau:

Sp1 (dẫm phải chân củaSp2) : - Xin lỗi

Sp2 : - Không sao

Hoạt động sửa chữa có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng trong giao tiếp mà sự vi phạm lãnh địa đã làm cho nó mất đi Sự cân bằng này nếu không được khôi phục cuộc thoại có thể phải chuyển hướng, đứt quãng, hay không thể tiến hành được Ví dụ khác:

Sp1: - Xin lỗi chị, chị có thể cho biết ga Hàng Cỏ ở đâu không ạ?

Sp2: - Có gì đâu, ga Hàng Cỏ ở ngã tư bên trái kia

Sp1 phải xin lỗi Sp2 bởi vì đặt câu hỏi cho Sp2 là làm phiền Sp2, vi phạm đến quyền, đến lãnh địa hội thoại của Sp2 (Sp2 có quyền “im lặng”, chúng ta đã biết hiệu lực ở lời, hỏi ai tức là đặt người đó vào trách nhiệm phải trả lời, mà đặt ai vào trách nhiệm phải trả lời tức là vi phạm đến quyền tự do nói của anh ta)

+ Cặp thoại tiêu cực

Khi một cặp thoại thoả mãn được đích của tham thoại dẫn nhập (nói đúng hơn thoả mãn được đích của hành vi thực hiện tham thoại dẫn nhập) thì

Trang 29

đó là một cặp thoại tích cực Cặp thoại tích cực là những cặp thoại bình thường và người ta có thể kết thúc cặp thoại ở đó Tuy nhiên, có những trường hợp cặp thoại tiêu cực khi tham thoại hồi đáp đi ngược lại với đích của tham thoại dẫn nhập Đây là những trường hợp được xem là không bình thường Kiểu cặp thoại này đáng chú ý do tính chất không bình thường đó Trong trường hợp này, cặp thoại có thể kéo dài để hoặc có thể kết thúc bằng

sự bất đồng, sự thất bại dứt khoát hoặc bằng cách xoay chuyển tình thế; chuyển từ tiêu cực sang tích cực Ví dụ:

Sp1 (nói với cô bạn gái tên Hạnh):

(1) – Tối nay Tiến nói với mình là sẽ đến thăm Hạnh đấy Cậu ở nhà chứ?

(4) – Ừ, cậu nói cũng có lí Tớ sẽ ở nhà đợi “hắn ta”

Cặp thoại này đáng lẽ kết thúc một cách tiêu cực với tham thoại hồi đáp (2) Nhưng vì nó tiêu cực cho nên Sp1 tiếp tục thuyết phục để cuối cùng kết thúc một cách tích cực cặp thoại do mình khởi xướng

Thông thường một cặp thoại ít khi kéo dài đến năm, sáu tham thoại Tuy nhiên sự có mặt các tham thoại tiêu cực làm cho cấu trúc và chức năng của các cặp thoại trở nên phức tạp, khó miêu tả.[12,tr.639]

1.7 Phép lịch sự trong giao tiếp

Trang 30

Lịch sự là nhân tố quan trọng trong giao tiếp xã hội, nó tác động trực tiếp tới quá trình giao tiếp và kết quả giao tiếp Vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ đề cập tới trong các công trình của mình Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập tới quan điểm về lịch sự của một số tác giả: R.Lakoff, G.Leech, P.Brown và S.Levinson theo cách dịch của Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Đỗ Hữu Châu tuyển tập, tập II”

a Quan điểm về phép lịch sự của R.Lakoff:

Theo nữ tác giả này, lịch sự là tôn trọng lẫn nhau Nó bao gồm các biện pháp dùng để giảm bớt trở ngại trong tương tác giao tiếp giữa các cá nhân Đó là:

+ Quy tắc không áp đặt: Theo quy tắc này, người nói sẽ tránh hoặc giảm nhẹ khi yêu cầu người nghe làm một việc gì đó mà người nghe không muốn làm

+ Quy tắc dành cho người nghe sự lựa chọn Quy tắc này hoạt động khi những người hội thoại bình đẳng với nhau, nhưng không gần gũi về quan hệ

xã hội Dành cho người nghe sự lựa chọn có nghĩa là nói làm sao cho quan điểm hay yêu cầu của mình có thể được biết đến, mà không bị chống lại hay

từ chối

+ Quy tắc hãy khuyến khích tình cảm bạn bè Trong phép lịch sự bạn

bè, hầu như những đề tài cấm kỵ, những nỗi niềm riêng tư không được đưa ra

để nói

b Quan điểm về lịch sự của G.Leech:

G.Leech dựa trên khái niệm tổn thất và lợi ích, bao gồm một số phương châm

+ Phương châm khéo léo: đó là biện pháp giảm thiểu những điều bất lợi tăng tối đa điều có lợi cho người nghe (trong những phát ngôn cầu khiến hay cam kết)

Trang 31

+ Phương châm tán đồng nhằm giảm bớt sự chê bai, đồng thời tăng tối

đa sự khen ngợi người nghe (trong phát ngôn biểu cảm)

+ Phương châm độ lượng: giảm thiểu lợi ích của mình, tăng tối đa tổn thất của mình (trong phát ngôn cầu khiến hay cam kết)

+ Phương châm khiêm tốn: giảm thiểu tự khen mình, tăng tối đa sự chê bai mình

+ Phương châm tán đồng: giảm thiểu sự bất đồng, tăng tối đa sự tán đồng giữa mình với người khác (trong phát ngôn xác tín)

+ Phương châm thiện cảm: giảm thiểu ác cảm, tăng tối đa thiện cảm giữa mình với người khác (trong phát ngôn xác tín)

c Quan điểm về lịch sự của P.Brown và S.Levinson:

Quan điểm về lịch sự của hai tác giả này được mở rộng từ nguyên tắc tôn trọng thể diện mà E.Goffman đề xướng sẽ được trình bày ở mục sau

1.7.1 Lịch sự dương tính trong giao tiếp

Lịch sự dương tính theo cách hiểu của Brown và Levinson là:

“… một sự đền bù cho thể diện dương tính của người nghe, cho mong muốn thường trực của người ấy là các nhu cầu của người ấy (hoặc các hành động, các đòi hỏi, các giá trị xuất phát từ chúng) cần được coi là điều đáng mong muốn Sự đền bù được hiện lộ ở việc một phần thoả mãn mong muốn đó bằng cách thể hiện rằng các nhu cầu của bản thân

ta (hoặc một vài trong số các nhu cầu đó), ở một số khía cạnh, là tương

tự như các nhu cầu của người nghe”.[104, tr.101]

Yule làm rõ khái niệm này khi ông gắn kết nó với sự thân tình, với sự gần gũi về khoảng cách giữa các bên giao tiếp

“Một hành động giữ gìn thể diện có liên quan đến lịch sự dương tính của ta sẽ có xu hướng tỏ ra thân tình; nó nhấn mạnh rằng cả hai người đều mong muốn cùng một điều, và rằng họ có cùng một mục đích Đây cũng được gọi là lịch sự dương tính”.[128, tr.62]

Trang 32

Còn Nguyễn Quang khi xét theo chức năng của lịch sự dương tính trong giao tiếp thì cho rằng:

“Lịch sự dương tính là bất cứ hành vi nào (Cả ngôn từ và phi ngôn từ) được tạo lập một cách phù hợp để biểu lộ sự quan tâm của người nói đối với người nghe, và do vậy, nâng cao tình thân hữu giữa người nói

và người nghe”.[73, tr.24]

Lịch sự dương tính có thể được hiểu nôm na là các biểu hiện „tỏ ra quan tâm đến người khác‟ Xét theo hệ hình quan hệ, nó là việc kéo gần lại khoảng cách giữa người nói và người nghe, tạo lập ngữ nghĩa thân hữu giữa các đối tác giao tiếp Lịch sự dương tính có ba biểu hiện chính:

- Xác định cái chung (claim common ground)

- Chỉ ra rằng người nói và người nghe đều có tinh thần hợp tác

(convey that S and H are cooperators)

- Thoả mãn nhu cầu của người nghe về một cái/điều gì (fulfil H‟s want

for some X)

Trong cuốn “ Một số vấn đề giao tiếp nội văn hoá và giao văn hoá” Nguyễn Quang cũng đã tìm ra 17 chiến lược lịch sự dương tính được sử dụng trong giao tiếp đó là:

- Để ý đến người nghe

- Nói phóng đại

- Tăng cường hứng thú cho người nghe

- Sử dụng các dấu hiệu nhận diện đồng nhóm

Trang 33

- Mời mọc và hứa hẹn

- Tỏ ra lạc quan

- Lôi cuốn cả người nói và người nghe vào cuộc

- Hỏi hoặc nêu lí do

- Có đi có lại

- Trao tặng và chia sẻ

- An ủi, khích lệ

- Thăm hỏi chuyện riêng tư

1.7.2 Lịch sự âm tính trong giao tiếp

Lịch sự âm tính, theo định nghĩa của Brown và Levinson là:

“…một hành động đền bù cho thể diện âm tính của người nghe: nhu cầu của anh ta rằng việc tự do hành động của mình không bị ngăn chặn và sự lưu tâm của mình không bị cản trở.”[104, tr.129]

Để làm rõ thêm sự khác nhau giữa lịch sự âm tính và lịch sự dương tính, hai ông cho rằng:

“…Lịch sự âm tính là tâm điểm của hành vi tôn trọng, cũng như lịch

sự dương tính là cốt lõi của hành vi “thân tình” và “vui đùa” Lịch sự

âm tính tương thuận với “các lễ thức âm tính” (negative rites), đó là các lễ thức né tránh, của Durkheim Trong khi lịch sự dương tính thoáng hoạt thì lịch sự âm tính lại rành mạch và tập trung; nó thực hiện chức năng làm giảm thiểu sự áp đặt cụ thể mà hành động đe doạ thể diện tạo ra một cách bất khả kháng”[104, tr.129]

Như vậy, theo hai ông có thể so sánh khái niệm “lịch sự âm tính”với khái niệm “lịch sự dương tính” trong dải tiếp diễn “Tôn trọng- Thân tình” Về bản chất đây chính là sự kết hợp giữa dải tiếp diễn “Xa cách – Gần gũi” trong

hệ hình “khoảng cách” và dải tiếp diễn “Quyền lực – Thân hữu” trong hệ hình “sức mạnh”

Còn Yule lại gắn kết khái niệm này với tính phi thân hữu, sự tôn trọng

và vẻ xa cách giữa các đối tác giao tiếp:

Trang 34

“Một hành động giữ gìn thể diện có liên quan đến lịch sự âm tính của

ta sẽ có xu hướng tỏ ra tôn trọng, nhấn mạnh vào tầm quan trọng về thời gian và sự quan tâm của người khác, và thậm chí bao gồm cả sự xin lỗi vì đã áp đặt hoặc xen ngang Đây cũng được gọi là lịch sự âm tính”.[128, tr.62]

Nguyễn Quang xét theo chức năng của lịch sự âm tính trong giao tiếp

đã đưa ra định nghĩa như sau:

“Lịch sự âm tính là bất cứ loại hành vi nào (cả ngôn từ và phi ngôn từ) được tạo lập một cách phù hợp để tỏ ra rằng người nói không muốn xâm phạm vào sự riêng tư của người nghe, và do vậy, tạo ra một khoảng cách nhất định giữa người nói và người nghe.”[73, tr.88]

Lịch sự âm tính có năm biểu hiện chính:

- Nói trực ngôn (Be direct)

- Không đoán định/thừa nhận (Don‟t presume/assume)

- Không ép buộc người nghe [ở nơi mà tình huống lôi kéo người nghe

làm một việc gì đó (Don‟t coerse H/where x involves H doing A)]

- Nêu ra nhu cầu của người nói là không muốn làm phiền người nghe

(Communicate S‟s want to not impinge on H)

- Đền bù các nhu cầu khác của người nghe, phát sinh từ thể diện âm tính (Redress other wants of H‟s derivative from negative face)

Trong cuốn “ Một số vấn đề giao tiếp nội văn hoá và giao văn hoá” Nguyễn Quang cũng đã tìm ra 11 chiến lược lịch sự âm tính được sử dụng trong giao tiếp đó là:

Trang 35

- Nhận lỗi

- Tránh đề cập đến người nói và người nghe

- Nêu ra hành động đe doạ thể diện như một nguyên tắc chung

- Sử dụng danh hoá

- Nói công khai như thể người nói chịu ơn người nghe hoặc người nghe không phải chịu ơn người nói

- Tránh hỏi chuyện riêng tư

Tóm lại, nếu “Lịch sự dương tính” là “kéo gần lại khoảng cách giữa các đối tác giao tiếp” thì “Lịch sự âm tính” là “giữ khoảng cách giữa các đối tác giao tiếp” Do vậy, “Lịch sự dương tính” còn mang các tên gọi khác nhau như

“Lịch sự thân mật” (Intimate politeness), “Lịch sự gần gũi” (Close politeness)

… và “Lịch sự âm tính” còn có các cách gọi khác nhau như “Lịch sự tôn trọng” (Deference politeness), “Lịch sự khoảng cách” (Distancing politeness)…[73, tr.89]

1.8 Thể diện và hành vi đe doạ thể diện

có thể bị làm tổn hại, được giữ gìn hay được đề cao trong tương tác” [125, tr.196] G.Yule thì giải thích : “Thể diện là hình ảnh –về -ta công cộng của một con người Nó chỉ cái nghĩa cảm xúc và xã hội về ta (self) mà mỗi người

có và mong muốn người khác phải thừa nhận” [128, tr.60]

Thể diện gồm hai phương diện: Thể hiện âm tính và thể diện dương tính

Trang 36

“Thể diện âm tính là mong muốn không bị can thiệp, mong muốn được hành động tự do theo như cách mình đã lựa chọn.” (J.Thomas); nó là “nhu cầu được độc lập, tự do trong hành động, không bị người khác áp đặt” (G.Yule);

nó bao gồm “quyền tự do hành động mà không bị can thiệp” (G.M.Green)

Thể diện dương tính là cái “được phản ánh trong ý muốn mình được (người - ĐHC) ưa thích, tán thưởng, tôn trọng, đánh giá cao” (J.Thomas), là

“sự thoả mãn khi một giá trị của mình được tán thưởng” (G.M.Green) G.Yule giải thích cụ thể hơn: “Thể diện dương tính của một người là cái nhu cầu được chấp nhận, thậm chí được yêu thích bởi người khác, được đối xử như là thành viên của cùng một nhóm xã hội (với những người khác - ĐHC) và nhu cầu được biết rằng mong muốn của mình cũng được người khác chia sẻ Nói đơn giản thì thể diện âm tính là nhu cầu được độc lập còn thể diện dương tính được liên thông với người khác (to be connected) [128, tr.61]

C.K Orecchioni cụ thể hoá thêm hai khái niệm thể diện âm tính và thể diện dương tính như sau:

“Tất cả các sinh thể xã hội đều có hai thể diện:

1 Thể diện âm tính tương ứng với cái mà Goffman gọi là “lãnh địa của cái tôi” – lãnh địa cơ thể, không gian, thời gian, tài sản vật chất hay tinh thần

- Cái khái niệm lãnh địa này đồng thời bao gồm cơ thể của một người

và những “phụ tùng” (như quần áo, túi, cặp, những vật riêng tư mà ai lục lọi

sờ mó đều khiến ta khó chịu)

- Tổng thể những tài sản vật chất của cá nhân (những cái “của tôi”: đĩa

ăn của tôi, xe của tôi, vợ của tôi, ) mà những người khác không được phép động đến nếu không rõ ràng được phép của chủ nhân

- Lãnh địa không gian: vị trí của tôi, “nhà mình”, cái “bầu trời” riêng tư

ở đó ta sống và sinh hoạt mà đường kính của nó thay đổi theo những tham số nhất định

Trang 37

- Lãnh địa thời gian, đặc biệt là thời gian nói mà người nói cho là thuộc

về mình khi nói (mà những lời chen ngang của người khác được xem là xúc phạm về nó)

- Dự trữ thông tin mà mỗi người có, những điều riêng tư của từng người

Theo nghĩa này thì không chỉ những khuyết tật của cá nhân như sự nghèo khổ, tật nguyền, như cái sẹo to tướng của A.Q., mà cả sự giàu có, hạnh phúc vợ đẹp con khôn của mỗi người cũng đều là thể diện âm tính, những cái

hễ người khác động chạm đến đều làm ta khó chịu nếu không được phép của

ta Có những nỗi niềm mà ai vô tình nhắc tới dù xa xôi bóng gió cũng khiến ta đau lòng Có những bậc trí giả sống rất hào phóng, đạm bạc, không vụ lợi, thế nhưng lại hết sức xấu tính đối với những người vô tình hoặc cố ý “dám” xông vào lĩnh vực nghiên cứu của mình, “dám” tỏ ra cũng hiểu biết như mình hay hơn mình về lĩnh vực đó Tục ngữ Việt Nam có câu: con gà tức nhau tiếng gáy, có nghĩa là “con gà” “tức nhau” về “tiếng gáy” – về những lời nói trình bày tư tưởng, ý kiến, về một vấn đề nào đấy mà mỗi “con gà” tự cho là

“thông thạo”

Về thể diện dương tính, C.K.Orecchioni viết: “Thể diện dương tính nói tổng quát tương ứng với tính quá tự mê , với toàn bộ những hình ảnh tự đề cao giá trị của mình mà những người hội thoại xây dựng nên về mình và cố gắng áp đặt cho người trong tương tác” [12, tr.589]

Hai thể diện âm tính và dương tính là hai mặt bổ sung cho nhau chứ không phải tách biệt nhau Hai thể diện này phát huy tác dụng theo lối “cộng sinh với nhau”, có nghĩa là một sự vi phạm thể diện âm tính cũng đồng thời làm mất thể diện dương tính Khi ta lục lọi ví dụ cái túi xách của một cô bạn trước mặt mọi người, ta làm mất thể diện âm tính của cô bạn đồng thời cũng khiến cho thể diện dương tính của cô ta bị tổn hại (Người ta sẽ đặt câu hỏi:

Để người ta “lục lọi” đồ dùng của mình thì cô là người thế nào?) Khi một chàng trai tặng cho một cô gái bó hoá, anh bạn này làm tổn hại đến thể diện

Trang 38

âm tính của mình nhưng (có thể) làm tăng thể diện dương tính của mình (nhưng coi chừng, nếu cô bạn từ chối hoặc nhận một cách lạnh nhạt thì thể diện dương tính của anh ta cũng mất nốt) Đồng thời cô gái được hưởng lợi ích về thể diện dương tính nhưng thể diện âm tính của cô ta có thể bị xúc phạm (Người ngoài cuộc nghĩ thế nào về cô ta khi cô ta để cho một chàng trai

xa lạ tặng hoa Vì thể diện âm tính của người được tặng có khi bị xúc phạm cho nên người này phải cứu vớt danh dự bằng cách từ chối, tức là làm mất thể diện dương tính của người tặng)

Orecchioni cho rằng trong một cuộc tương tác có bốn thể diện:

- Thể diện dương tính của người nói

- Thể diện âm tính của người nói

- Thể diện dương tính của người nghe

- Thể diện âm tính của người nghe

Cả bốn thể diện này đều được đưa vào “cuộc chơi” (cuộc giao tiếp)

1.8.2 Hành vi đe doạ thể diện

Trên cơ sở khái niệm thể diện, lịch sự được G.Yule định nghĩa lại như sau: “Lịch sự trong tương tác có thể được xác định là những phương thức được dùng để tỏ ra rằng thể diện của người đối thoại với mình được thừa nhận

và tôn trọng.” [128, tr.60] Hay định nghĩa của G.Green: “Lịch sự chỉ bất cứ phương thức nào được dùng để tỏ ra lưu ý đến tình cảm (feelings) hay là thể diện của nhau trong hội thoại, bất kể khoảng cách xã hội giữa người nói và người nghe như thế nào” [113, tr.145]

Trong tương tác bằng lời và không bằng lời, chúng ta phải thực hiện những hành động, những hành vi ngôn ngữ nhất định Đại bộ phận các hành

vi ngôn ngữ - thậm chí có thể nói tất cả - đều tiềm ẩn khả năng làm tổn hại đến bốn thể diện kể trên như ví dụ về sự tặng hoa vừa dẫn Brown và Levinson gọi chúng là các hành vi đe doạ thể diện – Face Threatening acts, viết tắt FTA, một công thức viết tắt đã đi vào bảng mục từ của “lịch sự luận”

Có những hành vi:

Trang 39

- Đe doạ thể diện âm tính của người thực hiện nó như hành vi tặng biếu, hứa hẹn

- Đe doạ thể diện dương tính của người thực hiện như thú nhận, cám

ơn, xin lỗi, tự phê bình

- Đe doạ thể diện âm tính của người tiếp nhận Đó là những hành vi phi lời như vi phạm không gian, sờ mó không được phép, nhìn uy hiếp người ta, gây ồn ào, phun mùi khói thuốc lá, chen hàng Những hành vi ngôn ngữ như khuyên nhủ dặn dò, chỉ vẽ quá mức, đưa ra những câu hỏi tò mò vào đời tư của người ta, hỏi không đúng lúc khiến người ta phải ngừng suy nghĩ, ngừng công việc, cả ngừng “nghỉ ngơi” để trả lời, những lời gợi ý không ai nhờ, lối chen ngang, nói chặn, nói hớt, ngắt lời, nói leo

Đe doạ thể diện dương tính của người nhận như phê bình, chê bai, chửi bới, chế giễu

Cần lưu ý là một hành vi đe doạ thể diện không chỉ đe doạ một thể diện Nó có thể đồng thời đe doạ một số trong bốn thể diện đã biết Trở lại hành vi biếu tặng Đối với người biếu đe doạ thể diện âm tính ( làm “tốn tiền”) nhưng có thể gia tăng thể diện dương tính (người biếu tặng tỏ ra là

“giàu”, rộng rãi, biết ơn ) Đối với người được tặng, nó gia tăng thể diện dương tính, mở rộng lãnh địa tài sản của người này nhưng đồng thời cũng là cái nợ cho người được tặng, thậm chí nó còn đe doạ thể diện dương tính của người được tặng một cách nặng nề nếu nó được thực hiện trước mặt một số người vì nhiều lí do không khó giải thích

Chính vì hội thoại là thực hiện các hành vi ở lời mà hành vi ở lời đều tiềm ẩn khả năng đe doạ thể diện cho nên lịch sự trong giao tiếp chủ yếu là sự điều phối các thể diện bằng các hành vi ngôn ngữ Trong hội thoại những đối tác đều thể hiện mong muốn được giữ thể diện (Face Want) Mong muốn giữ thể diện có nghĩa là xử sự làm sao cho hình ảnh – về – ta công cộng của mình được tôn trọng (mà tôn trọng thể diện của mình cũng là tôn trọng thể diện của người) Việc thực hiện mong muốn giữ thể diện được thực hiện bằng cái gọi

Trang 40

là Face Work – chúng tôi tạm dịch là hoạt động thể diện Hoạt động thể diện

là “tất cả những điều mà một người phải làm để nhằm làm sao cho hành động của anh ta không làm mất thể diện cho ai cả kể cả thể diện của chính mình.” (Goffman, dẫn theo [122, tr.174])

Khi thực hiện một hoạt động hay một hành vi ở lời nào đó được xem là

có khả năng làm mất thể diện của đối tác thì người nói tìm cách làm dịu tác động đe doạ thể diện của nó đi bằng những hành vi mà Brown và Levinson gọi là giữ thể diện (face saving act) Ví dụ đêm khuya, bị đám thanh niên hàng xóm ca hát ầm ĩ, ông chồng bực tức bảo vợ:

- Phải sang bảo chúng nó im ngay, đừng có vô văn hoá như thế nữa Nhưng bà nói với chồng:

- Thôi, ông có sang thì hãy hỏi chúng nó xem đã có thể thôi hát được chưa vì đã khuya rồi

So với cách nói đe doạ thể diện đám trẻ của ông chồng thì lời nói của

bà vợ là một hành vi giữ thể diện cho chúng (và cũng cho chính ông chồng nữa)

Tuy nhiên, không phải chỉ khi nào có hành vi đe doạ thể diện chúng ta mới có hành vi giữ thể diện Bản thân các hành vi ngôn ngữ tự chúng không phải bao giờ cũng chỉ có hiệu quả đe doạ thể diện Rất nhiều hành vi ngôn ngữ khi thực hiện lại có hiệu quả làm gia tăng sự tôn trọng thể diện của cả

người tiếp nhận và người nói Trong cuốn La conversation C.K Orecchioni

đề xuất khái niệm “Hành vi tôn vinh thể diện” – Face flattering acts, viết tắt là FFA Những hành vi như khen ngợi, cám ơn là những hành vi tôn vinh thể diện của đối tác, của người tiếp nhận Hành vi tôn vinh thể diện là các hành vi phản - đe doạ thể diện (anti – FTA)

Như đã biết, sự gia tăng thể diện và sự mất thể diện đi đôi với nhau như hình với bóng cho nên sự đe doạ thể diện cũng luôn luôn đồng hành với sự tôn vinh thể diện Đe doạ và tôn vinh thể diện là hai mặt tác động của hành vi ngôn ngữ đối với thể diện của các đối tác trong giao tiếp

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Nguyễn Bá Bách, 2002, Bước đầu khảo sát một số cách biểu hiện hành vi từ chối lời thỉnh cầu, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học KHXH và NV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu khảo sát một số cách biểu hiện hành vi từ chối lời thỉnh cầu
[2] Phạm Đăng Bình, 2002, Khảo sát các lỗi giao thoa ngôn ngữ - văn hoá trong diễn ngôn của người Việt học tiếng Anh , Luận án tiến sĩ ngữ văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát các lỗi giao thoa ngôn ngữ - văn hoá trong diễn ngôn của người Việt học tiếng Anh
[3] Trần Thị Mỹ Bình, 2002, Hành vi từ chối trong hội thoại tiếng Việt, khoá luận tốt nghiệp, ĐHXH và NV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi từ chối trong hội thoại tiếng Việt
[4] Gillian Brown – George Yule, 2002, Phân tích diễn ngôn, Nxb Đại học Quốc gia Hà nội .(Bản dịch của Trần Thuần) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích diễn ngôn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà nội .(Bản dịch của Trần Thuần)
[5] W.L.Chafe, 1998, Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, Nxb Giáo dục.(bản dịch của Nguyễn Văn Lai) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ
Nhà XB: Nxb Giáo dục.(bản dịch của Nguyễn Văn Lai)
[6] Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, 1993, Đại cương ngôn ngữ học tập II, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học tập II
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[7] Đỗ Hữu Châu, 1995, Các yếu tố dụng học tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4 (NN,4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố dụng học tiếng Việt
[8] Đỗ Hữu Châu, 1995, Giáo trình giản yếu về dụng học, Nxb Giáo dục, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình giản yếu về dụng học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[9] Đỗ Hữu Châu, 2000, Tìm hiểu ngôn ngữ qua văn hoá, NN(10), tr.1-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu ngôn ngữ qua văn hoá
[10] Đỗ Hữu Châu,2001, Đại cương ngôn ngữ học tập II, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học tập II
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[11] Đỗ Hữu Châu,2003, Cơ sở ngữ dụng học tập I, Nxb Đại học sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ dụng học tập I
Nhà XB: Nxb Đại học sƣ phạm
[12] Đỗ Hữu Châu,2005, Đỗ Hữu Châu tuyển tập tập II: Đại cương, Ngữ dụng học, Ngữ pháp văn bản,Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Hữu Châu tuyển tập tập II: Đại cương, Ngữ dụng học, Ngữ pháp văn bản
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[13] Nguyễn Phương Chi, 1997, Từ chối một hành vi ngôn ngữ tế nhị, Tạp chí ngôn ngữ và đời sống, số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ chối một hành vi ngôn ngữ tế nhị
[14] Nguyễn Phương Chi, 2001, Một số ghi nhận về hành vi từ chối, Kỷ yếu Ngữ học trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ghi nhận về hành vi từ chối
[15] Nguyễn Phương Chi, 2002, Một số đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ dụng của hành vi từ chối, Những vấn đề ngôn ngữ học, Viện Ngôn ngữ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ dụng của hành vi từ chối
[16] Nguyễn Phương Chi, 2003, Điều kiện thành công của hành vi đề nghị – một trong nhưng cơ sở hình thành chiến lược từ chối, Hội nghị ngữ học trẻ, Đà Nẵng, tháng 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều kiện thành công của hành vi đề nghị – một trong nhưng cơ sở hình thành chiến lược từ chối
[17] Nguyễn Phương Chi, 2003, Một số cơ sở xây dựng các chiến lược từ cối, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số cơ sở xây dựng các chiến lược từ cối
[18] Nguyễn Phương Chi, 2004, Một số chiến lược từ chối thường dùng trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chiến lược từ chối thường dùng trong tiếng Việt
[19] Nguyễn Phương Chi, 2004, Một số cơ sở của chiến lược từ chối, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số cơ sở của chiến lược từ chối
[20] Nguyễn Phương Chi, 2004, Một số đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt(có sự đối chiếu với tiếng Anh), Luận án Tiến sĩ khoa học ngữ văn, Viện ngôn ngữ học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt(có sự đối chiếu với tiếng Anh)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w