1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các đơn vị ngôn ngữ trong sách giáo khoa môn tiếng việt bậc tiểu học ở việt nam

27 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 538,33 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN --- LÊ THỊ NGỌC ĐIỆP CÁC ĐƠN VỊ NGÔN NGỮ TRONG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIẾNG VIỆT BẬC TIỂU HỌC Ở VIỆT NAM SO

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

-

LÊ THỊ NGỌC ĐIỆP

CÁC ĐƠN VỊ NGÔN NGỮ TRONG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIẾNG VIỆT BẬC TIỂU HỌC Ở VIỆT NAM (SO SÁNH VỚI SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIẾNG ANH

CÙNG BẬC Ở SINGAPORE)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu

Mã số: 62.22.01.10

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận

án tiến sĩ cấp cơ sở đào tạo tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM vào lúc ………… giờ, ngày………… tháng…… năm 2013

Có thể tìm thấy luận án tại:

- Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM

- Thư viện Trường Đại học KHXH&NV TPHCM

Trang 3

MỞ ĐẦU 0.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Được trực tiếp giảng dạy nhiều năm và đang làm công tác quản lí tại một trường tiểu học (TH), chúng tôi nghiên cứu chương trình và nội dung của sách giáo khoa (SGK) để tổ chức các hoạt động dạy và học phù hợp với mục tiêu giáo dục, đồng thời đưa ra những nhận xét về nội dung chương trình, SGK và hiệu quả sử dụng qua từng năm học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Đây là một vấn đề mang tính lí luận và thực tiễn rất cao Hầu hết các công trình nghiên cứu về SGK bậc

TH chưa khảo sát một cách có hệ thống và toàn diện vấn đề này Với đề tài “Các đơn

vị ngôn ngữ trong SGK môn Tiếng Việt bậc tiểu học ở Việt Nam (so sánh với SGK môn Tiếng Anh cùng bậc ở Singapore)”, luận án của chúng tôi hướng đến cái nhìn

tổng thể về tính hợp lí, khoa học, tính dân tộc và tính quốc tế trong việc sử dụng tiếng Việt ở bộ SGK Tiếng Việt (TV) hiện hành; đồng thời có đối chiếu, so sánh với SGK môn Tiếng Anh (TA) của Singapore để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt của hai quốc gia trong việc sử dụng tiếng phổ thông để dạy học sinh (HS) bậc TH

0.2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

0.2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án là khảo sát, nghiên cứu các đơn vị ngôn ngữ ở cấp độ âm

vị, từ, ngữ, câu và văn bản được sử dụng trong SGK môn TV bậc TH ở Việt Nam

(VN), đồng thời so sánh với SGK môn TA cùng bậc của Singapore Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số ý kiến trao đổi về việc biên soạn, chỉnh lí SGK môn TV, đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần xây dựng chương trình SGK phổ thông mới, dự kiến triển khai từ năm 2015

0.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Miêu tả và phân tích về đặc điểm các đơn vị ngôn ngữ được sử dụng trong SGK môn TV bậc TH ở VN

- Nhận xét về các đơn vị ngôn ngữ được sử dụng trong SGK môn TA bậc TH ở Singapore; so sánh, đối chiếu các vấn đề hữu quan trong SGK môn TV bậc TH của

VN và SGK môn TA cùng bậc ở Singapore để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng; đồng thời đưa ra nhận xét về tính chất, mức độ sử dụng các đơn vị ngôn ngữ trong bộ SGK dành cho lứa tuổi TH để thấy được những nét phổ quát trong vấn đề biên soạn SGK cũng như những nét đặc thù có tính dân tộc – văn hoá của mỗi quốc gia

- Trên cơ sở đó, bước đầu đưa ra một số trao đổi có tính đề xuất về việc biên

soạn, chỉnh lí SGK TV bậc TH trong giai đoạn mới về nội dung ngôn ngữ

0.3 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Từ khi chương trình TH hiện hành còn đang trong thời gian thử nghiệm và triển khai thực hiện đại trà trong phạm vi cả nước đến nay đã có nhiều hội thảo khoa học

Trang 4

-2-

cấp quốc gia và thành phố họp bàn về nội dung chương trình, SGK bậc TH nói chung

và SGK TV TH nói riêng; rất nhiều bài viết cũng như nhiều công trình nghiên cứu về

vấn đề này được đăng tải trên các tạp chí: Ngôn ngữ, Ngôn ngữ và Đời sống, Giáo

dục, Giáo dục Tiểu học, Thế giới trong ta,… Các vấn đề được triển khai theo các

hướng nghiên cứu như sau:

- Về đặc điểm ngôn ngữ SGK TV bậc TH;

- Về nội dung chương trình SGK TV bậc TH;

- Về những điểm mới của chương trình SGK TV TH hiện hành so với chương trình SGK TV TH trước đây;

- Về thực tế dạy và học môn TV tại một vài địa phương

Chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào tiến hành khảo sát một cách có hệ thống về các đơn vị ngôn ngữ trong bộ SGK môn TV TH ở VN và so sánh với SGK môn TA ở Singapore Có thể nói, luận án của chúng tôi là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này

0.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Luận án nghiên cứu các đơn vị ngôn ngữ được sử dụng trong bộ SGK môn

TV bậc TH ở VN và SGK môn TA ở Singapore: âm vị, từ, ngữ, câu và văn bản Chúng tôi khảo sát tần số và việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ (xét từ góc độ cấu tạo,

góc độ nguồn gốc, phạm vi sử dụng đối với đơn vị từ và xét từ góc độ cấu trúc, mục đích phát ngôn đối với đơn vị câu) Các bài tập đọc trong SGK chứa đựng hầu hết

các ngữ liệu, làm cơ sở để HS học các phân môn khác của chương trình TV Do đó, trong luận án, chúng tôi chỉ khảo sát các đơn vị ngôn ngữ được sử dụng trong những bài tập đọc ở SGK môn TV từ lớp 1 đến lớp 5 Để làm cứ liệu so sánh đối chiếu với

SGK môn TV, chúng tôi sử dụng bộ SGK môn TA “My Pals are here! English” từ

lớp 1 đến lớp 6 của Singapore

0.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU

0.5.1 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu:

thống kê, điều tra xã hội học, miêu tả, phân tích và so sánh, đối chiếu

0.5.2 Nguồn ngữ liệu

0.5.2.1 SGK môn Tiếng Việt bậc tiểu học ở Việt Nam

Đối với tiếng Việt, chúng tôi sử dụng bộ SGK môn TV từ lớp 1 đến lớp 5 (mỗi lớp có 2 tập) của NXB Giáo dục TP.HCM từ năm 2002 đến năm 2006

0.5.2.2 SGK môn Tiếng Anh bậc tiểu học ở Singapore

- My Pals are here! English 1A, 6A, 6B (NXB Federal, 2001 - 2005)

- My Pals are here! English 1B, 3A, 3B, 4A, 4B, 5A, 5B (NXB Marshall Cavendish Education, 2001 – 2003 - 2004)

- My Pals are here! English 2A, 2B, (NXB MPH Education, 2001)

0.5.2.3 Phiếu khảo sát giáo viên và học sinh

Trang 5

Ngoài những ngữ liệu từ SGK, chúng tôi đã thực hiện phiếu khảo sát thực tế để tìm hiểu về việc sử dụng từ ngữ địa phương trong SGK môn TV, thực tế giảng dạy của giáo viên (GV) và sự lĩnh hội, vận dụng từ ngữ địa phương của HS thông qua

200 GV và 1000 HS TH tại các tỉnh và thành phố: Vĩnh Long, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Bắc Kạn

0.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

0.6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Những số liệu thống kê và những luận chứng cụ thể được trình bày trong luận

án sẽ cung cấp thêm một cách nhìn mới về nội dung chương trình SGK môn TV ở bậc TH

- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là một trong những nội dung cần thiết để làm

tư liệu tham khảo đối với GV dạy TH; đồng thời đó cũng là cơ sở để chúng tôi đề xuất ý kiến cho những lần chỉnh lí và biên soạn SGK TV bậc TH sau này

0.7 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Luận án của chúng tôi gồm 182 trang Ngoài phần Mở đầu (18 trang), phần Kết

luận (7 trang), có 4 chương nội dung như sau:

- Chương 1 trình bày một vài vấn đề lí thuyết phục vụ cho việc thực hiện luận án; trong đó tập trung về thụ đắc ngôn ngữ và một số khái niệm làm công cụ cho việc miêu tả các đơn vị ngôn ngữ được sử dụng trong SGK

- Chương 2 trình bày kết quả thống kê, miêu tả, phân tích và nhận xét về các đơn

vị ngữ âm và từ vựng được sử dụng trong SGK môn TV bậc TH ở VN

- Chương 3 trình bày kết quả thống kê, miêu tả, phân tích và nhận xét về các đơn

vị ngữ, câu và văn bản được sử dụng trong SGK môn TV bậc TH ở VN

- Chương 4 trình bày kết quả thống kê, miêu tả, phân tích, nhận xét về các đơn vị ngôn ngữ được sử dụng trong SGK môn TA bậc TH ở Singapore; so sánh đối chiếu các đơn vị ngôn ngữ được sử dụng trong SGK môn TV và SGK môn TA; qua đó đưa

ra một số ý kiến trao đổi về việc chỉnh lí, biên soạn SGK môn TV mới trong vấn đề

sử dụng các đơn vị ngôn ngữ

Luận án còn có Thư mục tài liệu tham khảo (12 trang, gồm 160 đơn vị) và 9

Phụ lục (134 trang)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỤ ĐẮC NGÔN NGỮ

VÀ NGÔN NGỮ TRONG SGK TIẾNG VIỆT BẬC TIỂU HỌC

Trang 6

-4-

Luận án của chúng tôi, về bản chất, có liên quan đến vấn đề thụ đắc ngôn ngữ

Do đó, bên cạnh việc trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài để làm cơ sở nhận xét cho các chương sau, chúng tôi sẽ lựa chọn và chấp nhận một số nội dung liên quan đến vấn đề thụ đắc ngôn ngữ làm xuất phát điểm cho cách tiếp cận của mình Cách làm như thế sẽ phù hợp với mục đích và nhiệm vụ đặt ra của luận án, tạo thuận lợi cho việc xác định, xử lí và phân tích ngữ liệu

1.1 THỤ ĐẮC NGÔN NGỮ TRONG GIÁO DỤC NGÔN NGỮ

1.1.1 Một số quan điểm về thụ đắc ngôn ngữ

Hiện nay, việc nghiên cứu về thụ đắc ngôn ngữ có nhiều điểm khác biệt với một

số phương pháp và cách tiếp cận trái ngược nhau Trong mục này, chúng tôi trình bày một số quan điểm của Noam Chomsky, Barbara Lust, Bloomfield, Jean Stilwell Peccei, Skinner,… về thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất Tuy chưa thống nhất với nhau ở nhiều khía cạnh liên quan đến thụ đắc ngôn ngữ của trẻ em nhưng mọi lập luận mà các nhà nghiên cứu đưa ra đều tự nhiên có cùng một giả định là “trước tiên, trẻ sẽ học các cấu trúc và chức năng ngôn ngữ đơn giản nhất, sau đó tiến đến độ khó cao hơn” Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi lựa chọn những quan điểm phù hợp với thực tế sử dụng ngôn ngữ trong SGK để làm cơ sở cho những nhận xét, đánh giá của mình

1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến thụ đắc ngôn ngữ

Liên quan đến thụ đắc ngôn ngữ, chúng tôi lựa chọn và trình bày các khái niệm:

kĩ năng ngôn ngữ (language skills), năng lực ngôn ngữ (language competence), hành ngôn (language performance), khả năng ngôn ngữ (language ability) và thành thạo ngôn ngữ (language proficiency)

1.1.3 Tâm lí học, giáo dục học, ngữ dụng học và ngữ nghĩa học liên quan

- Về Ngữ dụng học, chúng tôi ghi nhận một số khái niệm nền tảng của ngữ dụng học như: lời nói, hành động, nhân tố giao tiếp và các vấn đề như: quy chiếu, hành động ngôn từ, hội thoại và nghĩa hàm ẩn

- Về Ngữ nghĩa học, các khái niệm về nghĩa, nghĩa của từ, ngữ cảnh của một

từ, trường ngữ nghĩa và nghĩa của câu là cơ sở để chúng tôi đối chiếu, nhận xét việc

sử dụng các đơn vị ngôn ngữ trong SGK về mặt ngữ nghĩa

1.2 VỀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐƠN VỊ NGÔN NGỮ

Trong phần này, chúng tôi trình bày khái quát về:

Trang 7

- Âm vị và một số khái niệm hữu quan;

- Từ và phân loại từ;

- Ngữ và ngữ cố định;

- Câu và phân loại câu;

- Văn bản và các đặc trưng của văn bản

CHƯƠNG 2 CÁC ĐƠN VỊ NGỮ ÂM VÀ TỪ VỰNG TRONG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIẾNG VIỆT BẬC TIỂU HỌC

2.1 CÁC ĐƠN VỊ NGỮ ÂM TRONG SGK TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC

2.1.1 Việc giới thiệu các đơn vị ngữ âm trong SGK TV

Hệ thống âm vị của tiếng Việt chuẩn được giới thiệu trong SGK TV lớp 1

thông qua phần học vần Bên cạnh việc nhận biết các đơn vị của ngữ âm, HS phải

nhận biết đồng thời âm vị và chữ viết thể hiện âm vị đó Các đơn vị ngữ âm được trình bày từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với khả năng thụ đắc ngôn ngữ của HS 2.1.2 Các đơn vị ngữ âm trong SGK TV

2.1.2.1 Mô tả việc giới thiệu các đơn vị ngữ âm trong SGK TV

SGK TV lớp 1 có 103 bài 31 bài đầu cung cấp cho HS những con chữ thể hiện nguyên âm làm âm chính theo trật tự e/ɛ, ê/e, o/ɔ, ô/o, ơ/ə, i /i, a/a, u/u, ư/ɨ, y/i,

ia/ie, ua/uo, ưa/ɨə (chữ in nghiêng là chữ quốc ngữ, chữ không in nghiêng là chữ thể

hiện âm vị trong tiếng Việt); cung cấp sáu dấu thể hiện thanh điệu (theo trật tự dấu

không, sắc, hỏi, nặng, huyền, ngã) và những con chữ/tổ hợp con chữ thể hiện phụ âm

làm âm đầu (gồm b/ɓ(b), v/v, l/l, h/h, c/k, n/n, m/m, d/z, đ/ɗ(d), t/t, th/t’, x/s, ch/c, s/ʂ,

r/ʐ, k/k, kh/x, p-ph/f, nh/ɲ, g/ɣ, gh/ɣ, q-qu/k, gi/z, ng/ŋ, ngh/ŋ, tr/ʈ,) Nét chung của

31 bài này là tất cả các nguyên âm, dấu thanh, phụ âm đều được giới thiệu ở trạng

thái âm tiết mở

Từ bài 32 đến bài 103, SGK giới thiệu chữ viết của những âm vị tiếng Việt

còn lại trong phần vần những âm tiết khép (âm tiết đóng) hay âm tiết nửa khép (âm tiết nửa đóng) và những âm tiết có âm đệm /w/ Có thể nói ở những bài này, về thực chất, SGK Tiếng Việt 1 giới thiệu về phần vần trong tiếng Việt Trình tự cung cấp hệ

thống âm vị được giới thiệu bằng chữ viết trong 71 bài còn lại của SGK Tiếng Việt

lớp 1 thành những nhóm như sau: nhóm có âm cuối là bán nguyên âm, âm cuối là

những phụ âm mũi, âm cuối là những phụ âm tắc và nhóm có âm đệm của bán nguyên âm /w/

2.1.2.2 Một vài nhận xét về cách thức giới thiệu các đơn vị ngữ âm

- Khi giới thiệu chữ viết và cùng với chữ viết là những đơn vị ngữ âm, SGK

“Tiếng Việt 1” đã hoàn toàn chính xác khi đặt việc giới thiệu chữ viết trong khuôn khổ của âm tiết tiếng Việt Nhóm tác giả đã giới thiệu các đơn vị ngữ âm theo trình

Trang 8

-6-

tự từ đơn giản đến phức tạp và biết cách lựa chọn sự tương phản về chữ viết để giúp

cho HS TH dễ nắm bắt sự khác biệt giữa âm với chữ trong tiếng Việt

- Có trường hợp bất cập khi SGK đồng thời giới thiệu chữ p cùng với tổ hợp ph;

và tổ hợp qu cùng với chữ q Tình trạng dùng âm tiết/từ có nghĩa “chưa thật thông

dụng” sẽ gây khó khăn trong việc tiếp thu ngôn ngữ của HS

2.2 CÁC ĐƠN VỊ TỪ NGỮ TRONG SGK MÔN TIẾNG VIỆT

2.2.1 Vấn đề từ ngữ trong SGK TV tiểu học

Trong mục này, chúng tôi mô tả và phân tích về phương thức cấu tạo, nguồn

gốc và phạm vi sử dụng của các đơn vị thuộc cấp độ từ ngữ Ngoài từ đơn, từ ghép,

từ láy và từ ngẫu hợp, luận án còn khảo sát các thành ngữ - một đơn vị thuộc cấp độ

từ ngữ Trong SGK môn TV TH, các kiểu từ này được xuất hiện với tần số khác

nhau Song, dù nhiều hay ít, sự có mặt của chúng đã góp phần quan trọng trong quá trình dạy và học môn TV trong nhà trường phổ thông, trước hết là ở bậc TH Chính

sự xuất hiện với tần số khác nhau đó, xét về mặt thụ đắc ngôn ngữ, phản ánh mức độ khó dễ liên quan đến cách thức cung cấp các đơn vị từ ngữ trong SGK

2.2.2 Mô tả và phân tích từ ngữ trong SGK TV

2.2.2.1 Từ xét về cấu tạo

- Trong SGK TV TH, từ đơn được sử dụng nhiều hơn từ ghép và từ láy, với

tỉ lệ 85.8% Từ đơn được lựa chọn để đưa vào SGK thường dễ hiểu và gần gũi với

HS Những chủ đề trong SGK Tiếng Việt lớp 4, 5 thể hiện phạm vi rộng hơn ở các lớp thuộc giai đoạn đầu, hướng tầm nhìn của HS ra ngoài cộng đồng, kích thích HS biết sống với những ước mơ, hoài bão mặc dù nội dung bài học vẫn rất gần gũi HS cuối cấp bắt đầu làm quen với những từ ngữ trừu tượng hơn Những từ đơn được giới thiệu trong sách TV lớp 5 bao gồm những từ ngữ quen thuộc với HS lớp 1, 2, 3, 4 Những từ mới xuất hiện lần đầu chiếm số lượng không nhiều

- Các bài tập đọc trong SGK TV được lựa chọn và sắp xếp theo từng chủ

điểm, vì vậy nghĩa của từ ghép cũng được chú trọng và chọn lọc theo từng chủ điểm

Số lượng từ được tăng dần trong từng bộ sách Đối với những từ ngữ mới xuất hiện lần đầu, tác giả biên soạn SGK đã đưa chúng vào những ngữ cảnh cụ thể, do đó HS

có thể dễ dàng luyện đọc và hiểu nghĩa của từ

- Từ láy được sử dụng trong SGK lớp 1 không nhiều, rải rác mỗi bài chỉ có 1,

2 từ Các từ láy đứng độc lập thường có nghĩa đơn giản hơn các từ láy xuất hiện trong

văn bản Trong sách lớp 1, lớp 2 có những từ như: ngan ngát, xao xuyến, ngoằn

ngoèo, huênh hoang, huỳnh huỵch, nắc nỏm, nghênh nghênh, lúc lỉu, hí hoáy, ngó ngoáy,…là những từ khó về phát âm và khó cả về ngữ nghĩa Từ lớp 3 trở đi, từ láy

xuất hiện thường xuyên Số lượng từ láy tăng dần theo từng cấp lớp Trung bình, mỗi

bài tập đọc có chứa từ 1 đến 5 từ láy Có những bài có đến 12 từ láy: “Cây gạo”

(TV3, tr.144) Những bài không có từ láy thường thuộc về văn bản hành chính và văn bản báo chí

- Lớp từ ngẫu hợp hầu như không được sử dụng trong SGK môn TV

Trang 9

2.2.2.2 Từ xét về nguồn gốc

- Trong SGK TV TH, từ thuần Việt chiếm tỉ lệ 95.6% trong tổng số lượt từ

Những lớp từ khác tuy được giới thiệu song hành với từ thuần Việt nhưng số lượng không đáng kể Các từ ngữ được cung cấp cho HS tập trung chủ yếu trong hệ thống

từ vựng cơ bản Điều này phù hợp với tâm lí và quá trình thụ đắc ngôn ngữ của HS

- SGK sử dụng 2.367 lượt từ Hán Việt (trên tổng số 55.737 lượt từ các loại

được sử dụng trong sách) Từ Hán Việt có tỉ lệ cao hơn các loại từ vay mượn khác (4.3%) Ở giai đoạn học âm và học vần của lớp 1, từ Hán Việt được đưa vào sử dụng

từ bài 17 trở đi; mỗi bài chỉ có từ 1 đến 2 từ Cũng như từ đơn và từ ghép, một số từ Hán Việt đã được giới thiệu ở lớp 1 cũng được tiếp tục đưa vào để sử dụng ở lớp 2 và các lớp trên Việc lặp lại một số từ Hán Việt trong các bài tập đọc là do ngẫu nhiên Nhưng cũng có một số từ có tần số xuất hiện nhiều hơn do nghĩa của từ phù hợp với chủ điểm mà HS đang học Bên cạnh những từ Hán Việt quen thuộc, SGK TV còn có

những từ mà HS ít biết đến Ví dụ: sứ thần, bệ kiến, vương hầu, vạn tuế, thượng

khẩn, … Có một số từ ngữ mang nghĩa trừu tượng: cách mạng, tượng trưng, thiêng liêng, …

- Về từ ngữ gốc Ấn – Âu, tuy số lượng được sử dụng trong SGK không đáng

kể (0.1%) nhưng nhóm từ này đã góp phần làm phong phú thêm vốn từ ngữ cho HS

Ví dụ: ba lô, ca nô, ti vi, ô tô, sơ mi, phéc-mơ-tuya, mít tinh, ca lô, xích lô, va li,

ắc-sê, ni lông,… .Về mặt hình thức, từ vay mượn gốc Ấn –Âu được trình bày trong

sách không theo một qui tắc thống nhất Dấu gạch ngang giữa các âm tiết được sử

dụng lúc có, lúc không Ví dụ: in-tơ-nét, a-lê-hấp, ca nô, ti vi, lô cốt,… Điều này sẽ

gây khó khăn cho HS khi luyện viết chính tả

2.2.2.3 Từ xét về phạm vi sử dụng

Trong SGK TV, hầu hết các từ được tác giả biên soạn sách sử dụng đều

thuộc lớp từ vựng toàn dân Từ ngữ địa phương chiếm 0,14% trong tổng số lượt từ

được sử dụng Các lớp từ khác (từ cổ, thuật ngữ, từ lịch sử, từ nghề nghiệp) rất ít; riêng từ cổ hầu như không xuất hiện trong bộ SGK TV TH Vì vậy, trong phần này, chúng tôi chỉ khảo sát và nhận xét về từ ngữ địa phương

Từ ngữ địa phương được dùng trong SGK không nhiều nhưng mang lại những sắc thái riêng Có những từ ngữ chỉ sự vật chỉ có ở một vài địa phương nhất

định nên tên gọi của chúng trở thành từ địa phương Ví dụ: vải thiều, đậu tương,

bánh tét,… Có những từ ngữ chỉ có ở một vài địa phương, tập trung một vùng miền,

không phổ biến trong cả nước Ví dụ: (con) gọng vó, săn sắt, thầu dầu, niềng niễng,

cá sộp, (con) xập xành, … là những từ ngữ dùng để định danh các con vật tập trung ở

các vùng phía Bắc Một số từ ngữ có cùng một nghĩa, để chỉ cùng một sự vật, hiện tượng, trạng thái, tính chất, nhưng mỗi địa phương sử dụng mỗi từ ngữ khác nhau

cũng xuất hiện trong sách Chẳng hạn, mách (nơi khác dùng từ “méc”), tết – thắt

(bím), bế – ẵm – bồng, xỏ – xâu, quẹo – rẽ, bàn là – bàn ủi,… Những từ ngữ “đặc

Trang 10

-8-

sệt” phương ngữ Nam Bộ được xuất hiện nhiều hơn ở sách lớp 5: hổng (thấy), thiệt,

tui, ra lịnh, ráng, chớp bóng, rủi,…

2.2.2.4 Ngữ cố định

Trong luận án, chúng tôi chỉ khảo sát thành ngữ

- Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng chiếm 58.3% (56/96 thành ngữ) trong tổng số

thành ngữ được sử dụng trong SGK TV TH Phần lớn các thành ngữ đối xứng đều gồm bốn yếu tố, lập thành hai vế đối xứng với nhau, mỗi vế gồm hai yếu tố Ví dụ:

con hiền cháu thảo, chị ngã em nâng, máu chảy ruột mềm, gan vàng dạ sắt, … Sự

cân đối hài hòa, đối xứng nhịp nhàng của thành ngữ đối là yếu tố thuận lợi khi dạy

HS TH về thành ngữ Tuy chưa hiểu hết nghĩa nhưng với nhịp điệu 2/2 quen thuộc, trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận, dễ nhớ và dễ vận dụng

- Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng trong SGK được cấu tạo theo hai kiểu kết

cấu ngữ pháp phổ biến là: kết cấu ngữ pháp có một trung tâm và kết cấu ngữ pháp có hai trung tâm Những kết cấu ngữ pháp có một trung tâm là những kết cấu danh ngữ, động ngữ và tính ngữ Kết cấu ngữ pháp có hai trung tâm chính là những kết cấu chủ

- vị Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có kết cấu là tính ngữ không thấy xuất hiện trong SGK môn TV TH

- Có 24 thành ngữ so sánh được sử dụng trong SGK TV TH Tất cả các thành

ngữ này đều có cấu trúc A như B (đen như quạ, thẳng như ruột ngựa, …) Có những

thành ngữ so sánh cùng một đặc trưng nhưng có những đối tượng so sánh khác nhau

Chẳng hạn: nhanh như cắt (TV2 T2, tr.36 và TV4 T2, tr19), nhanh như sóc (TV2 T2, tr.55), nhanh như cóc nhảy (TV2 T2, tr.80)

Bên cạnh các thành ngữ có nghĩa đơn giản như: dữ như cọp, khỏe như voi,

uống nước nhớ nguồn, trên kính dưới nhường, … SGK TV có rất nhiều thành ngữ

khó về nghĩa, chẳng hạn: xuôi chèo mát mái, mua dây buộc mình, thuốc hay tay đảm,

chuột gặm chân mèo, gạn đục khơi trong,… Hiện tượng hai biến thể của cùng một

thành ngữ cũng xuất hiện trong SGK: thành ngữ chung lưng đấu cật (TV3 T1, tr.33)

và chung lưng đấu sức (TV5 T1, tr.56),…

2.3 TIỂU KẾT

SGK TV TH đã trình bày các đơn vị ngữ âm thông qua chữ viết từ đơn giản đến phức tạp Ưu điểm rõ nhất của bộ SGK này là đã tôn trọng đặc trưng âm tiết tính trong hoạt động ngữ âm để giới thiệu chữ viết liên quan đến ngữ âm tiếng Việt Về

cơ bản, sách đã sử dụng hợp lí từ ngữ trong thụ đắc ngôn ngữ xét ở mặt cấu tạo từ Xét về nguồn gốc và phạm vi sử dụng, nếu như từ thuần Việt và từ toàn dân (có tỉ lệ 95.6% và 99.8% tổng số lượt từ) trong SGK là hoàn toàn phù hợp với khả năng thụ đắc ngôn ngữ của HS TH thì việc sử dụng từ vay mượn cũng như từ địa phương còn chưa đáp ứng tốt yêu cầu ấy Đó là tình trạng sử dụng từ Hán Việt (nhất là ở lớp 2 và lớp 3) có nghĩa quá khái quát hay trừu tượng; từ vay mượn Ấn - Âu khó tiếp thu đối với độ tuổi của HS Hơn nữa, từ vay mượn Ấn - Âu còn chưa thống nhất trong cách ghi chính tả làm ảnh hưởng lâu dài đến việc học tập của trẻ Việc sử dụng thành ngữ

Trang 11

trong SGK TV như non sông gấm vóc, muôn người như một, chị ngã em nâng,… về

đại thể, giúp HS hiểu được cái hay của tiếng Việt Tuy nhiên, do vẫn còn có những thành ngữ với nghĩa biểu trưng rất khó tiếp nhận nên nhiều em không thể hiểu hết nghĩa của thành ngữ khi mới tiếp xúc với chúng Vì thế, nên chăng, khi giới thiệu thành ngữ trong SGK TV TH, chúng ta cần cân nhắc và lựa chọn sao cho phù hợp với lứa tuổi này

CHƯƠNG 3 CÁC ĐƠN VỊ NGỮ, CÂU VÀ VĂN BẢN TRONG SGK MÔN TIẾNG VIỆT BẬC TIỂU HỌC 3.1 NGỮ TRONG SGK MÔN TIẾNG VIỆT

3.1.1 Yêu cầu thụ đắc đơn vị ngữ trong SGK

Trong sách hướng dẫn (SHD) chuẩn kiến thức TV lớp 1, do tập trung ưu tiên cho các đơn vị ngữ âm nên không thấy SGK hướng dẫn về đơn vị ngữ Trong SHD chuẩn kiến thức TV lớp 2, vấn đề từ ngữ đã được đặt ra Với các yêu cầu “tìm được

từ ngữ có tiếng học, có tiếng tập”, “tìm được một số từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật,

cây cối”, “từ ngữ về tình cảm”, SGK đã làm nhiệm vụ cung cấp đủ ba đơn vị ngữ

pháp ngữ (động ngữ, danh ngữ, tính ngữ) cho HS

Theo SHD chuẩn kiến thức TV lớp 2, ba kiểu đơn vị ngữ tự do nói trên được cung cấp cho HS trong việc sử dụng các câu cũng như các văn bản ngắn Nói một cách khác, yêu cầu thụ đắc ngôn ngữ thuộc đơn vị này gắn liền với việc sử dụng chúng trong những đơn vị ngữ pháp thuộc cấp độ lớn hơn Điều đó cho thấy, khi cung cấp các đơn vị ngữ pháp trong SGK, chương trình giáo dục đòi hỏi tác giả biên soạn sách phải đáp ứng yêu cầu “ngôn ngữ SGK phải làm sao để phù hợp với lí thuyết ngôn ngữ học cập nhật hiện nay”

3.1.2 Mô tả và nhận xét đơn vị ngữ trong SGK

3.1.2.1 Về động ngữ

Các ngữ động từ được đưa vào SGK rất đa dạng Trong các bài tập đọc,

thành tố phụ đứng trước động ngữ thường là những từ như: đã, đang, sẽ, vẫn, cũng,

chưa, không,… Thành tố phụ ở phần cuối động ngữ được giới thiệu trong SGK có khi

là một từ, một ngữ hay một cụm chủ vị Ví dụ: giã thóc, giần sàng thành gạo, thổi

cơm ; đến thăm một trường tiểu học; tìm những bông cúc màu xanh… Sự đơn giản

về cấu tạo cũng như về nghĩa của các động ngữ được sử dụng trong SGK phù hợp với khả năng tiếp thu và phát triển trí tuệ của HS TH

3.1.2.2 Về danh ngữ

Danh ngữ được sử dụng trong SGK thường có dạng phần phụ trước khá đơn giản, còn cấu trúc phần trung tâm và phần phụ sau trung tâm đa dạng hơn Ví dụ:

những thím chích chòe, mùa nước nổi, nước trong ao hồ, đàn cá ròng ròng, các lớp

áo cánh nhiều màu, nền đất mát rượi,… Phần phụ sau trong các danh ngữ thường rất

đa dạng, phong phú về kết cấu và ý nghĩa; có vai trò cụ thể hóa cho danh từ trung tâm

Trang 12

-10-

và tạo ra những cách diễn đạt vừa chi tiết, vừa gợi cảm Ví dụ: “… nơi chị oa oa cất

tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai …” (“Quê hương”, TV3 T1 tr.20) Danh

ngữ thường đóng vai trò là chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu Ví dụ: “ vị nắng non

của mùa hè mới đến… (“Mùa hoa sấu”, TV3 T1 tr.73)

3.1.2.3 Về tính ngữ

Tính ngữ trong câu thường có các thành tố phụ chỉ mức độ, tính chất đứng trước hoặc sau thành tố trung tâm Hầu hết các tính ngữ được tạo thành với những từ

có sức gợi tả cao Ví dụ: cực mỏng, thật huy hoàng, mới đẹp làm sao, đầm ấm lạ lùng,

dài lênh khênh, vàng lốm đốm,… Tính ngữ được sử dụng một cách hài hòa, khéo léo

trong các văn bản nghệ thuật tạo điều kiện cho HS được tiếp xúc với nhiều cách dùng

từ gợi tả khác nhau trong từng ngữ cảnh

3.2 CÂU TRONG SGK MÔN TIẾNG VIỆT

3.2.1 Yêu cầu thụ đắc đơn vị câu trong SGK

Từ năm học thứ ba trở đi, SGK đã làm nhiệm vụ cung cấp đủ những thông

tin cần thiết về đơn vị ngữ pháp câu cho HS TH Dựa vào những gì được trình bày

trong SHD chuẩn kiến thức TV lớp 4 và lớp 5, có thể nhận thấy đơn vị câu được cung cấp cho HS TH ở hai lớp học này chủ yếu nằm trong những ngữ cảnh cụ thể

Đó là những văn bản tương đối đơn giản Như vậy, yêu cầu nhận hiểu các đơn vị câu gắn liền với việc sử dụng chúng trong những đơn vị ngữ pháp thuộc cấp độ lớn hơn (văn bản) Điều đó cho thấy việc cung cấp các đơn vị ngữ pháp câu trong SGK ở hai lớp cuối cấp là để “luyện tập” và “hoàn thiện” kiến thức ngữ pháp về câu trong hành chức

3.2.2 Mô tả và nhận xét các loại câu theo góc độ cấu tạo

Trong luận án, chúng tôi thống kê số lượng câu đơn và câu ghép trong các bài văn xuôi, bỏ qua những bài văn vần và những văn bản hành chính Do sách TV không sử dụng nhiều dạng câu ghép, vì vậy chúng tôi chỉ khảo sát và thống kê số lượng câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập

3.2.2.1 Về câu đơn không có trạng ngữ

Câu đơn không có trạng ngữ được sử dụng trong SGK chiếm tỉ lệ 45.6%, có cấu trúc hoàn chỉnh Các từ ngữ trong câu mang nghĩa cụ thể, vì vậy nội dung của câu cũng rất dễ hiểu và gần gũi với HS

3.2.2.2 Về câu đơn có trạng ngữ

Câu đơn có trạng ngữ tuy có tỉ lệ phân bố thấp (13.4%) nhưng chúng có mặt trong hầu hết các bài tập đọc Câu đơn có 1 trạng ngữ chiếm số lượng nhiều hơn câu có 2, 3 trạng ngữ Những câu đơn có trạng ngữ thường có nội dung phong phú và mang đậm tính biểu cảm trong nghệ thuật dùng từ của các tác giả, đặc biệt là những câu có từ 2 trạng ngữ trở lên

3.2.2.3 Về câu ghép đẳng lập

Câu ghép đẳng lập chiếm 87% trên tổng số câu ghép được sử dụng trong

Trang 13

SGK Câu ghép được sử dụng trong SGK lớp 1 thường có cấu trúc đơn giản, chủ thể hoặc hành động ở thành phần nòng cốt trong câu được lặp lại ở cả hai vế Đây là

những câu ghép đẳng lập đồng loại, giữa các vế không có từ nối Ví dụ: bé vẽ cô, bé

vẽ cờ (TV1, tr.25) Ở một số câu, giữa các vế có sự cân đối về số lượng tiếng Ví dụ:

bò bê có cỏ, bò bê no nê (TV1 T1, tr.29); Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá (TV1 T1,

tr.61)

Từ lớp 2 trở đi, câu ghép được sử dụng thường xuyên hơn, giữa các vế câu đẳng lập thỉnh thoảng có thêm từ nối Chúng xuất hiện trong đoạn văn để tạo mối quan hệ liệt kê, đối chiếu hoặc nối tiếp

3.2.2.4 Về câu ghép chính phụ

Với sự phức tạp và đa dạng của câu ghép chính phụ, ở bậc TH, SGK không

sử dụng nhiều loại câu này Theo thống kê của chúng tôi, chỉ có 5% câu ghép chính phụ được giới thiệu trong tổng số câu được giới thiệu trong các bộ sách Những câu ghép chính phụ trong sách TH thường có cấu trúc đơn giản Những cặp kết từ thường

dùng như: “tuy…nhưng”, “nếu…thì”, “nhờ …nên”, “dù …vẫn”, “giá…thì”,…

3.2.2.5 Về câu đặc biệt

Câu đặc biệt được xuất hiện 92 lần trong 10 quyển SGK môn TV, chiếm tỉ lệ 2.3% trong tổng số câu được sử dụng Đây là những câu được làm thành từ một từ hoặc một cụm từ Trong mỗi ngữ cảnh, câu đặc biệt được sử dụng một cách linh hoạt, hợp lí và dễ hiểu Thỉnh thoảng, câu đặc biệt được sử dụng ở dạng câu mệnh lệnh:

Chạy đi! Voi rừng đấy! Không được bắn! Phải bắn thôi! (“Voi nhà”, TV2 T2, tr 56)

hoặc dạng câu cảm thán: “Cháy! Cháy nhà!” (“Tiếng rao đêm”, TV5 T2, tr 30) Câu

đặc biệt được đưa vào văn bản làm thay đổi nhịp điệu vốn đều đều ở các đoạn văn bản miêu tả, đồng thời góp phần làm phong phú thêm cho các bài văn tường thuật 3.2.3 Mô tả và nhận xét các loại câu câu theo mục đích phát ngôn

3.2.3.1 Về câu tường thuật

Câu tường thuật giữ vai trò then chốt trong tất cả các văn bản trong SGK (89.8%) Dù là câu đơn hay câu ghép, câu tường thuật vẫn có cấu trúc đơn giản, nội dung trong sáng, rõ ràng, ý được diễn đạt mạch lạc và súc tích Các đoạn văn có chuỗi câu tường thuật liên tiếp thường thể hiện nội dung miêu tả, tường thuật hoặc kể chuyện Với cách diễn đạt riêng biệt của từng loại văn bản, HS có thể chắt lọc những câu văn hay, ý trong sáng, mạch lạc để vận dụng vào bài tập làm văn của mình

3.2.3.2 Về câu nghi vấn

Tỉ lệ phân bố câu nghi vấn trong SGK rất thấp (5.4%) Câu nghi vấn thường thể hiện sự thắc mắc, cần được giải đáp; đôi lúc câu nghi vấn ẩn chứa kiểu hỏi suông hoặc biểu lộ sự trách móc hay biểu hiện yêu cầu của người nói Có khi câu nghi vấn

còn được dùng để tỏ sự ngạc nhiên: Quái lạ, sao hôm nay chân mình một bên dài,

một bên ngắn? Hay là tại đường khấp khểnh? (“Đổi giày”, TV2 T1, tr.68) Thỉnh

thoảng, câu nghi vấn thể hiện sự hoài nghi, phán đoán, chờ đợi một lời khẳng định:

Em bán được thật ư? Giá bao nhiêu? (“Bán chó”, TV2 T1, tr.125) Câu nghi vấn

Ngày đăng: 07/11/2014, 17:25

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w