1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kết từ tiếng việt trong một số sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài và vấn đề giảng dạy kết từ tiếng việt cho người nước ngoài

137 2,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 2,49 MB

Nội dung

Tình hình sử dụng kết trong các văn bản hội thoại và bài đọc của sách dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ hiện hành 55 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHƯƠNG PHÁP BIÊN SOẠN VÀ GIẢNG DẠY KẾT T

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT TỪ TIẾNG VIỆT 11

1.1 Quan niệm của các nhà Việt ngữ học về kết từ tiếng Việt 11

1.3.2 Phân biệt kết từ với các loại hư từ khác 24

1.3.5 Vai trò của kết từ trong việc dạy tiếng Việt 45

CHƯƠNG 2: KẾT TỪ TRONG CÁC SÁCH DẠY TIẾNG VIỆT 46

Trang 3

NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ

2.1.1 Tiêu chí về ngôn ngữ mẹ đẻ của người học 46

2.2 Tình hình giảng dạy kết từ ở phần ngữ pháp và bài tập, bài

luyện

49

2.2.1 Số lượng kết từ được đưa vào giảng dạy trong phần ngữ pháp

và phần bài tập, bài luyện

49

2.2.2 Cách giải thích ý nghĩa/ chức năng và hướng dẫn sử dụng các

kết từ trong phần ngữ pháp

51

2.3 Tình hình sử dụng kết trong các văn bản hội thoại và bài đọc

của sách dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ hiện hành

55

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHƯƠNG PHÁP BIÊN SOẠN

VÀ GIẢNG DẠY KẾT TỪ TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC

NGOÀI

92

3.1 Một số vấn đề về lý thuyết dạy tiếng Việt cho người nước ngoài 92 3.1.1 Dạy tiếng Việt phù hợp với mục đích của người học 92

3.1.3 Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài phải căn cứ vào trình

3.2.2 Đề xuất về số lượng và sự phân chia kết từ trong sách dạy

tiếng Việt cho người nước ngoài

104

Trang 4

3.3 Phương pháp dạy kết từ tiếng Việt 105 3.3.1 Nội dung và các phương pháp giảng dạy 105

3.3.3 Các dạng bài tập và bài luyện về kết từ 113

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tôi may mắn được tiếp xúc với những người nước ngoài học tiếng Việt, có nhiều người nêu lên thắc mắc liên quan đến những hiện tượng ngữ pháp của tiếng Việt Những câu hỏi của họ không phải lúc nào cũng trả lời được dễ dàng Với tư cách là người bản ngữ, đồng thời được học tập và nghiên cứu về tiếng Việt, tôi ngày một mong muốn có điều kiện giải đáp được những câu hỏi đó Đấy là một trong những động lực cũng như nguồn

an ủi lớn cho tôi khi thực hiện đề tài nghiên cứu này Những câu hỏi đó luôn hiện lên trong tâm trí tôi, ám ảnh tôi trong suốt thời gian qua Nó thôi thúc tôi tìm kiếm câu trả lời để ít nhiều giải đáp được phần nào Ban đầu từ những thắc mắc của những người không chuyên về nghiên cứu ngôn ngữ: Tại sao gọi là kết từ hay quan hệ từ? Tại sao gọi là liên từ? Tại sao gọi là giới từ? Đến những câu hỏi của những người nghiên cứu về tiếng Việt: Có bao nhiêu kết từ trong một văn bản bình thường? Có những kết từ nào được

sử dụng nhiều, kết từ nào được sử dụng ít hơn? Các kết từ này có thể thay thế được cho nhau không? Những câu hỏi kiểu này sẽ được giải đáp dưới

lí thuyết của một phân ngành ngữ pháp học, ngữ pháp học thực hành nhằm đáp ứng những nhu cầu Giáo dục ngôn ngữ của xã hội Ngày nay, giáo dục ngôn ngữ được thể hiện qua qua trình dạy và học tập trung vào 3 đối tượng:

1 Học và dạy ngoại ngữ, 2 Học và dạy bản ngữ, 3 Dạy và học trong điều kiện song ngữ

Bàn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ học và việc dạy tiếng có nhiều ý kiến khác nhau Nhiều tác giả cho rằng ngôn ngữ học không có mối quan hệ

gì đối với việc dạy và học ngoại ngữ Đây là hai mảng vấn đề tương đối tách biệt Không cần ngôn ngữ học cũng có thể học ngoại ngữ và dạy ngoại ngữ được Tất nhiên không thể quá đề cao vai trò của ngôn ngữ học trong việc dạy tiếng nhưng không thể phủ nhận vai trò của ngôn ngữ học trong lĩnh vực này Đây là mối quan hệ giữa: nghiên cứu và giáo dục ngôn ngữ Ngôn ngữ

Trang 6

là đối tượng nghiên cứu trong ngôn ngữ học đồng thời là đối tượng giáo dục trong dạy học “Thái độ tiêu cực” là nhận xét của G.Szepa đối với những chương trình dạy tiếng phủ nhận vai trò của ngôn ngữ học1 Một trong những lĩnh vực ứng dụng với phạm vi rộng và quan trọng của ngôn ngữ học

là dạy và học tiếng không thể bỏ qua những kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học hiện đại

Ngày nay, khi xu hướng “Toàn cầu hoá” đang lan rộng trên toàn thế giới, để chung sống hoà bình với các quốc gia khác, một đất nước muốn phát triển thì không thể “đóng cửa” về mặt văn hoá Giáo dục ngôn ngữ, phổ biến ngôn ngữ quốc gia của mình trên thế giới là trách nhiệm và nghĩa vụ của các nhà ngôn ngữ nói riêng và của mỗi quốc gia nói chung Vai trò to lớn của ngôn ngữ có thể chi phối đến văn hoá, kinh tế, chính trị của nước ấy trên trường quốc tế Khái niệm ngôn ngữ quốc tế (Esperanto) đã ra đời với

hy vọng làm cho sự giao tiếp quốc tế ngày càng mở rộng và hiệu quả hơn Ngôn ngữ của một số nước được sử dụng khá phổ biến trên nhiều quốc gia

Có nhiều quốc gia sử dụng tiếng Anh làm tiếng mẹ đẻ Trong đó có hơn 400 triệu người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, có gần 80 triệu người nói tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ, và đặc biệt là có trên 1,3 tỉ người nói tiếng Trung Quốc như tiếng mẹ đẻ Đấy là chưa kể đến con số những người sử dụng những ngôn ngữ này như một ngôn ngữ thứ hai với số lượng nhiều hơn so với người nói ngôn ngữ thứ nhất Một câu hỏi được đặt ra là những ngôn ngữ có số lượng người sử dụng ít hơn ở các quốc gia khác trong đó có Việt Nam thì tình hình thế nào?

Ở nước ta, cùng với chính sách mở cửa, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu Từ năm 1956, cùng với sự phát triển của trường Đại học Tổng hợp, một bộ môn dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ra đời và phát triển Cho đến những năm 80 của

1

“Ngôn ngữ học” (Khuynh hướng-Lĩnh vực-Khái niệm Tập II) Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam, NXBKHXH HN 1986

Trang 7

thế kỉ 20, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm giúp việc dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoài có hiệu quả hơn được quan tâm chú ý Đặc biệt là vào những năm 90 có sự phát triển vượt bậc về cả số lượng và chất l-ượng những công trình nghiên cứu tiếng Việt có tính chất như một ngoại ngữ (Hàng trăm bài nghiên cứu về tiếng Việt và dạy tiếng Việt được tập hợp trong các kỷ yếu các năm 1995, 1997,…) Qua đó, các nhà ngôn ngữ học đã quan tâm đề cập và giải quyết nhiều vấn đề khác nhau của tiếng Việt, góp phần tích cực vào việc giới thiệu và phổ biến tiếng Việt với các nước trên thế giới

Trước hết để thực hiện được chức năng to lớn mà lịch sử đề ra cho mình, các nhà ngôn ngữ học đã có nhiều công trình nghiên cứu từ rất sớm về các bình diện, các yếu tố của ngôn ngữ Các tác giả đã chú ý đề cập đến các

bộ phận của ngôn ngữ trong các công trình dạy tiếng Việt Điều đó chứng tỏ việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã được coi là một bộ phận trong nghiên cứu tiếng Việt và đã áp dụng những kết quả nghiên cứu tiếng Việt vào việc dạy tiếng Các công trình dạy tiếng không chỉ đề cập đến thực từ, cấu trúc câu mà còn chú ý đến hư từ trong đó có kết từ Tuy nhiên những công trình nghiên cứu theo quan niệm cũ cho chúng ta một bức tranh đơn giản về kết từ Kết từ không được đánh giá cao Khi nghiên cứu về kết từ người ta chú ý nhiều đến những hiện tượng, những khả năng biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của kết từ trong câu Điều này sẽ được làm rõ và chứng minh ở phần lịch sử vấn đề

Đến ngôn ngữ học hiện đại, khi các nhà ngôn ngữ học có cái nhìn mới

về lĩnh vực ngữ dụng của ngôn ngữ Nghĩa ngữ dụng được chú ý thì kết từ được giải thích theo một hướng mới Kết từ lúc này không chỉ diễn tả ý nghĩa ngữ pháp mà còn thể hiện được mục đích của những người tham gia giao tiếp Việc mở rộng ra các bình diện của phạm vi nghiên cứu cũng như việc gắn các yếu tố ngôn ngữ với hoàn cảnh giao tiếp đã có vai trò to lớn trong lĩnh vực dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Trang 8

Dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cũng như dạy tiếng Việt cho người nước ngoài là quá trình dạy người nước ngoài sử dụng tiếng Việt như thế nào trong quá trình giao tiếp Người học ngoại ngữ phải biết tạo ra được những câu nói bằng chất liệu ngoại ngữ có thể diễn đạt được tư duy của mình đồng thời cũng phải hiểu được rõ ràng ý mà người bản xứ nói Sử dụng được một ngôn ngữ không chỉ hiểu được một câu nói của người bản xứ hay nói được một câu bằng ngôn ngữ đó mà còn phải hiểu cả ý tứ, thái độ tình cảm mà người nói gửi gắm qua câu nói đó cũng như diễn đạt được ý tứ của mình Nói một cách khác, người học ngoại ngữ và sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt ý mình phải bằng “trái tim” cảm thụ Vì thế, dạy tiếng Việt bên cạnh dạy ý nghĩa của các thực từ còn phải dạy cả ý nghĩa của các hư từ hay kết từ Vậy dạy kết từ trong việc dạy tiếng Việt như thế nào? Đây cũng là một trong những vấn đề mà luận văn quan tâm hay lí do chọn đề tài cho công trình nghiên cứu này

Đối tượng của việc dạy tiếng Việt rất phong phú cho nên chúng ta có những phương pháp và phạm vi dạy tiếng khác nhau Căn cứ vào đối tượng của mình việc dạy tiếng Việt có thể chia thành 2 mảng lớn: Đó là dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ và dạy tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ Sự khác biệt giữa hai đối tượng này qui định việc dạy tiếng Việt cho họ là khác nhau Theo chúng tôi việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài là việc dạy cho họ một ngôn ngữ khác trong khi họ đã có một tiếng mẹ đẻ nên chúng ta phải chú ý đến sự khác biệt về ngôn ngữ Hay là sự khác biệt giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác (ngôn ngữ mẹ đẻ của người học) Trong những đặc trưng này phải kể đến vai trò của kết từ trong tiếng Việt so với các kết từ của các ngôn ngữ khác Đặc biệt hơn trong so sánh với các ngôn ngữ tổng hợp tính

và các ngôn ngữ biến hình Trong tương quan với các ngôn ngữ thuộc loại hình khác, ngôn ngữ đơn lập đã sử dụng hư từ trong đó có kết từ như là ph-ương tiện chủ yếu, quan trọng, để biểu hiện mối quan hệ giữa các từ và tạo nên các chức năng ngữ pháp khác nhau Nói cách khác, vị trí, chức năng, vai

Trang 9

trò của kết từ là rất quan trọng trong ngữ pháp tiếng Việt cũng như trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Tuy nhiên, để có những thành công trong việc nghiên cứu hoàn chỉnh

về kết từ trong việc dạy tiếng chúng ta cần phải có những công trình khoa học lớn của tập thể các nhà khoa học Trong điều kiện hạn chế của luận văn chúng tôi xin tập trung giải quyết một phần nhỏ trong vấn đề rất rộng đó Đó

là chúng tôi mong muốn nhìn nhóm hư từ này dưới một góc độ, góc độ dạy tiếng Việt cho người nước ngoài Vậy kì vọng của chúng tôi là có thể giải quyết vấn đề này trong phạm vi tiếng Việt như một ngoại ngữ để có thể nhìn thấy được mặt giống, mặt khác (qua so sánh sơ bộ với ngôn ngữ khác), mặt thuận lợi, mặt khó khăn của liên từ và giới từ - gọi chung là kết từ - tiếng Việt trong quá trình dạy tiếng

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Hệ thống từ loại tiếng Việt, trên đại thể có thể chia thành hai mảng lớn

đó là: hư từ và thực từ Mặc dù hư từ chiếm số lượng không lớn bằng thực

từ nhưng các hư từ có vai trò rất lớn trong việc diễn đạt mối quan hệ giữa các từ, ngữ trong câu cũng như mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy của người tham gia giao tiếp Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là hư từ

mà chủ yếu là những kết từ (một bộ phận của hư từ tiếng Việt) và với hai tiểu loại chính là: giới từ và liên từ

Trong luận văn này, chúng tôi tập trung vào kết từ và là những kết từ trong sách tiếng Việt cho người nước ngoài hiện hành Trong hoạt động ngôn ngữ, từ ngữ nói chung, các kết từ nói riêng có mặt ở nhiều loại văn bản khác nhau Bên cạnh dạng nói, chúng ta còn thấy ngôn ngữ tồn tại ở dạng viết Về nguồn gốc thì dạng nói cổ xưa hơn và sử dụng phổ biến hơn dạng viết Tuy nhiên trong việc lưu trữ thông tin thì dạng viết có ưu thế hơn Trong các dạng văn bản khác nhau, dạng văn bản trực tiếp nhất, ảnh hưởng nhiều nhất đến người nước ngoài khi học tiếng Việt là các sách tiếng Việt

Trang 10

cho người nước ngoài Chúng tôi lựa chọn các quyển sách tiếng Việt có tính chất hoặc dụng ý của tác giả là dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ làm đối tư-ợng nghiên cứu để tiếp cận gần hơn đến người học Giải quyết vấn đề trên một cơ sở thực tế hơn là mục đích của chúng tôi

Qua khảo sát, phân tích kết từ theo hướng tiếng Việt như một ngoại ngữ, chúng tôi hy vọng hướng đến gần người học, người dạy hơn Chúng tôi

hy vọng tìm ra phương pháp tốt hơn cho việc học và việc dạy tiếng Việt Bằng những dẫn chứng chi tiết, có tính sát thực và trực tiếp nhất đối với ng-ười nước ngoài, luận văn sẽ góp phần giải quyết những vấn đề phức tạp trong kết từ tiếng Việt ở một đối tượng nghiên cứu cụ thể

- Phần bài tập, bài luyện

Luận văn không khảo sát kết từ trong những phần giải thích, hướng dẫn của tác giả để hướng người học đến hội thoại hoặc bài đọc Ngoài ra luận văn cũng không đề cập đến kết từ trong những phần yêu cầu của tác giả trong phần bài tập, bài luyện

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích:

Khảo sát hiện trạng sử dụng kết từ trong các sách tiếng Việt cho người nước ngoài hiện hành Qua việc khảo sát này chúng ta có điều kiện chỉ ra được những mặt được, những mặt hạn chế trong điều kiện hiện nay Thực tế của chương trình dạy tiếng Việt sẽ giúp cho chúng ta đưa ra những kiến giải

cụ thể để giải quyết vấn đề

So sánh kết từ trong các loại văn bản khác nhau của tiếng Việt hiện đại

và trong sách tiếng Việt cho người nước ngoài Qua việc so sánh này, chúng

Trang 11

ta có thể chỉ ra được thực tế sử dụng với việc dạy tiếng Việt Điều đó có thể nhận thấy sự cập nhật cũng như hiệu quả từ thực tế của chương trình dạy tiếng Thông qua so sánh, chúng ta cũng có thể nhìn nhận lại những công trình nghiên cứu về tiếng Việt cho người nước ngoài một cách khách quan hơn, trên những cứ liệu thuyết phục

Sau khi trình bày những số liệu thuyết phục, luận văn đưa ra những đề nghị, kiến giải cần thiết cho việc biên soạn giáo trình và giảng dạy kết từ cho người nước ngoài học tiếng Việt Đây là mục đích cuối cùng và cũng là mục đích lớn nhất của luận văn Để hoàn thiện hơn nữa chương trình, giáo trình, còn đòi hỏi phải có nhiều đóng góp hơn nữa Tuy nhiên với hạn chế về chuyên môn cũng như sự hạn hẹp của luận văn, chúng tôi chỉ hy vọng đưa ra được những ý kiến nhỏ nhằm đóng góp cho sự hoàn thiện của chương trình, giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Luận văn thực hiện xác định khái niệm, tiêu chí nhận diện kết từ trong tiếng Việt Trong số những công trình nghiên cứu về kết từ tiếng Việt, chúng tôi hy vọng tìm được những quan điểm mà có thể khai thác để phục

vụ việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ Qua đó chúng tôi cũng cố gắng đưa ra khái niệm kết từ tiếng Việt, theo thiển ý của chúng tôi, có ưu thế hơn đối với việc dạy tiếng Việt không phải cho người bản xứ

Qua việc nghiên cứu về các kết từ, luận văn tiến hành phân loại các kết

từ trong tiếng Việt Việc phân loại này giúp cho người dạy cũng như người học hiểu rõ hơn, có tầm nhìn tổng quát hơn về đối tượng nghiên cứu Các kết từ tiếng Việt được cụ thể hoá, xây dựng theo hệ thống, có mối quan hệ giữa các thành tố của một hệ thống

Khảo sát tình hình sử dụng kết từ trong sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài Sơ bộ khảo sát các kết từ trong các loại văn bản khác nhau (Khảo sát kết từ trong một số truyện ngắn hiện đại và một số tác phẩm báo chí chính luận trên báo “Nhân dân” và “Lao động” năm 2001); so sánh với

Trang 12

thực tế sử dụng kết từ trong sách dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ đã xuất bản

4 Phương pháp nghiên cứu và tư liệu:

4.1 Phương pháp nghiên cứu:

Sau khi đã thống nhất lựa chọn sách tiếng Việt cho người nước ngoài ở các trình độ khác nhau, dành cho các đối tượng khác nhau, chúng tôi tiến hành sử dụng các thủ pháp chủ yếu là:

- Thống kê: Đây là thủ pháp đầu tiên, chủ yếu được tiến hành đối với các kết từ trong các văn bản Các hiện tượng kết từ xuất hiện đều được thống kê bằng các phiếu tư liệu Thông qua các phiếu tư liệu, chúng tôi có thể đưa ra được con số thống kê về kết từ của mỗi văn bản

- Tổng hợp: Thủ pháp này được chủ yếu thực hiện sau khi chúng tôi đã thống kê được các dạng kết từ khác nhau Các kết từ liên quan đến nhau được tập hợp vào cùng nhóm Tổng hợp chúng lại để đưa ra một bức tranh chung về kết từ với một trật tự nhất định

- Phân tích: Trái với thủ pháp tổng hợp, thủ pháp phân tích chủ yếu được tiến hành trong các nhóm kết từ Tìm những điểm khác biệt của từng tiểu loại kết từ để phân biệt nó với những tiểu loại gần gũi với nó hoặc khác

xa nó

- So sánh: Thủ pháp so sánh chủ yếu được thực hiện trong nội bộ các kết từ, và giữa sách tiếng Việt cho người nước ngoài với các văn bản khác nhau

- Quan sát sư phạm: Được thực hiện qua thực tế công việc của chúng tôi Thủ pháp này chủ yếu được sử dụng để giải quyết những vấn đề còn tồn tại mà trong quá trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài chúng tôi thấy chưa được giải quyết

Có thể sử dụng phối hợp các thủ pháp trên, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, cũng tuỳ đối tượng khảo sát cụ thể mà áp dụng thủ pháp nào là chính

4.2 Tư liệu:

Trang 13

Chúng tôi thống kê và mô tả kết từ trong các sách tiếng Việt cho người nước ngoài hiện hành Cụ thể là:

+ Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành (I), Trường Đại học Tổng hợp,

+ Tiếng Việt cơ sở (II), Đại học Bắc Kinh, 1996

+ Tiếng Việt cơ sở (III), Đại học Bắc Kinh, 1996

+ Tiếng Việt cơ sở Vũ Văn Thi, NXB KHXH, 1996

+ Tiếng Việt nâng cao Nguyễn Thiện Nam, NXB GD, 1998

+ Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nguyễn Anh Quế, NXB VHTT Hà Nội, 2000

+ Tiếng Việt cơ sở cho người Nhật Trần Thị Chung Toàn, NXB ĐHQG, 2000

+ Thực hành tiếng Việt B (Sách dùng cho người nước ngoài), Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế Giới, 2001

+ Thực hành tiếng Việt C (Sách dùng cho người nước ngoài) Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế Giới, 2001

- Một số tuyển tập truyện ngắn, các tác phẩm báo chí bằng tiếng Việt

- Các sách và chuyên luận bằng tiếng Việt do các tác giả Việt Nam viết hoặc tác giả nước ngoài viết nhưng đã được dịch sang tiếng Việt

5 Bố cục của luận văn:

Trang 14

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn có 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về kết từ tiếng Việt

Chúng tôi trình bày quan niệm của các nhà Việt ngữ học về kết từ Từ

đó, tìm hiểu tình hình nghiên cứu kết từ tiếng Việt Trên cơ sở những nghiên cứu trước đây, để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu của luận văn, chúng tôi đưa ra kết luận về kết từ với những đặc điểm, kiểu loại Và phần vai trò của kết từ trong việc dạy tiếng Việt

Chương 2: Kết từ trong các sách dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Ở chương này, chúng tôi tiến hành thống kê kết từ trong các sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trong các phần ngữ pháp và bài tập, bài luyện Sau đó so sánh những kết từ được giải thích trong phần ngữ pháp với tình hình sử dụng kết từ trong các bài đọc và hội thoại của sách

Chương 3: Một số ý kiến về phương pháp biên soạn và giảng dạy kết

từ tiếng Việt cho người nước ngoài

Từ những kết quả nghiên cứu ở chương 2, luận văn hướng tới một số ứng dụng đối với việc dạy kết từ cho người nước ngoài Nhằm đưa ra những phương pháp, giải pháp cho việc biên soạn chương trình, giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT TỪ TIẾNG VIỆT

1.1 Quan niệm của các nhà Việt ngữ học về kết từ tiếng Việt

Để giải quyết được những thắc mắc của người nước ngoài khi học tiếng Việt, luận văn phải quay trở lại những nghiên cứu trước đây nhằm tìm hiểu rõ hơn lịch sử của vấn đề Thời kì đầu của con người, con vật, dù không biết

“nói”, “viết” nhưng cũng biết sử dụng kí hiệu thay cho ngôn ngữ trong quá

Trang 15

trình giao tiếp Bằng chứng là để báo hiệu nơi có thức ăn cũng như có thú dữ, con vật có thể hú gọi nhau Chúng ta cũng không thể phủ nhận những nghiên cứu của Mác - Angghen về ngôn ngữ và tư duy “Ngôn ngữ cũng cổ xưa như

ý thức vậy, ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác”2

Và cùng với sự phát triển của tư duy, ngôn ngữ ngày càng phát triển và hoàn thiện sao cho có thể thực hiện được vai trò to lớn của mình là công cụ của tư duy Con người có cuộc sống khi con người có thể nhận biết được mình trong môi trường của cuộc sống “Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại” giúp cho chúng ta

lý giải mối quan hệ của tư duy với thực tế khách quan

Ngôn ngữ - tư duy - thực tế khách quan có mối quan hệ khăng khít với nhau, mối quan hệ đó được các nhà Việt ngữ học cụ thể hoá như 3 đỉnh của một tam giác Chúng có quan hệ tương liên với nhau, bổ sung cho nhau và hỗ trợ nhau Trong đó, tư duy đóng vai trò là cầu nối, chất xúc tác giữa ngôn ngữ

và thực tế khách quan Thực tế khách quan sinh động được phản ánh vào tư duy Trên cơ sở của lao động, tư duy, ngôn ngữ đã ra đời Vì thế, ngôn ngữ cũng mang trong mình màu sắc của cuộc sống Và cuộc sống khác nhau thì ngôn ngữ cũng khác nhau Điều này cũng là một lí do để giải thích tại sao các dân tộc khác nhau thì có ngôn ngữ khác nhau trong khi họ có chung một ngôn ngữ tiềm ẩn trong não bộ

Với vai trò là phương tiện phản ánh thế giới khách quan, hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng đều có hai mảng lớn: Thực từ và hư từ Thực từ là những từ phản ánh vô số những sự vật, hiện tượng tồn tại trong thực tế khách quan nên vô hạn về mặt số lượng Còn hư từ

là những từ hữu hạn về số lượng phản ánh mối quan hệ, sự tương liên giữa các thành tố trong tư duy cũng như ngôn ngữ trong câu Vì thế, thực từ là những từ tự nghĩa có vai trò làm thành phần câu Hư từ là những từ trợ nghĩa

2

Trang 16

không thể làm thành phần câu Thực từ đóng vai trò là các yếu tố còn hư từ có

tư cách liên kết các yếu tố này thành một hệ thống hoàn chỉnh

Không ai có thể phủ nhận vai trò của thực từ và hư từ (trong đó có kết từ) trong hệ thống của một ngôn ngữ Tuy nhiên dưới hình thức này hay hình thức khác các tác giả có thể trình bày dưới các dạng khác nhau Nhưng tựu trung lại vẫn đi đến một con đường phân chia hệ thống từ vựng theo những từ phản ánh khái niệm trong thế giới quanh ta (thực từ) và những từ có khả năng biểu đạt mối quan hệ giữa các khái niệm (hư từ trong đó có kết từ) Ở phần này, chúng tôi điểm lại những quan điểm của các học giả về kết từ tiếng Việt Cuốn “Việt Nam văn phạm” (1940) của Trần Trọng Kim, Phạm Duy Khiêm, Bùi Kỷ đã nghiên cứu và phân chia hệ thống từ vựng tiếng Việt thành

13 từ loại Qua đó chúng ta thấy được một hệ thống với những từ vựng được phân chia theo nhóm từ loại có đặc điểm chung về ngữ pháp Trong cuốn sách này mặc dù chưa có khái niệm về hư từ cũng như kết từ nhưng các từ vựng có vai trò là thực từ và các từ vựng đảm nhiệm là hư từ đã được phân biệt và tách riêng thành những nhóm nhỏ khác nhau “Giới tự” và “liên tự” mà bây giờ chúng ta gọi chung là kết từ đã được gọi tên và là 2 nhóm tương đương với các từ loại khác như danh tự, tính tự, mạo tự, đại danh tự

Phan Khôi, là người đầu tiên đã chú ý đến việc sử dụng thuật ngữ hư từ Ông chia từ vựng tiếng Việt thành 2 loại: thực từ và hư từ Và nhận thấy vai trò to lớn của hư từ trong tiếng Việt khác nhiều so với tiếng Pháp Ông đã dẫn

ra một số trường hợp chứng tỏ rằng “Văn pháp làm hệt theo lối tiếng Pháp, nhiều khi đến bất đồng”3

Giai đoạn sau (từ những năm 60 đến năm 80 của thế kỉ 20), cùng với sự phát triển của ngôn ngữ học, từ pháp học cũng có bước phát triển đáng kể Nguyễn Kim Thản trong cuốn: “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt Tập I” (1963) đã chia từ loại tiếng Việt thành 3 loại: Thực từ, hư từ và bán thực từ, bán hư từ Theo ông “hư từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, cho nên ta

3

Trang 172, “Việt ngữ nghiên cứu”, Phan Khôi, 1955

Trang 17

có thể chia chúng theo tác dụng ngữ pháp” Và căn cứ vào “tác dụng phụ vào những từ khác” và “quan hệ ngữ pháp giữa từ này với từ khác” mà ta có thể chia hư từ thành 2 nhóm: Phụ trợ từ và quan hệ từ Trong đó, quan hệ từ bao gồm: “giới từ”, “liên từ”

Nguyễn Tài Cẩn và Xtan kê vích (1975) đã phân chia chi tiết hơn Ông gọi nhóm từ chúng ta đề cập trong luận văn là các từ hình thành cú pháp thuộc các từ không thuộc nhóm danh từ, nhóm động từ, nhóm tính từ Cùng với thuật ngữ “liên từ”, “giới từ”, ông còn đề xuất một số từ nằm trong những trường hợp biên gọi là “liên - giới từ”

Cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (1983) của Uỷ ban khoa học xã hội đã đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử nghiên cứu từ loại tiếng Việt, các tác giả cũng chia vốn từ vựng thành 2 loại lớn: Thực từ và hư từ Nhưng trong đó, kết từ có một phần dùng để biểu thị quan hệ liên hợp được gọi tên là kết từ liên hợp, có một phần dùng để biểu thị quan hệ hạn định được gọi tên là kết từ chính phụ

Đinh Văn Đức trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (1986) chia từ loại tiếng Việt thành 3 nhóm lớn: Thực từ, hư từ và tình thái từ Tác giả gộp liên

từ và giới từ thành quan hệ từ bởi “khó đạt được giải pháp thoả đáng theo ớng liên từ hoặc giới từ” Và các quan hệ từ có vai trò chung là hư từ cú pháp

hư-“Ngữ pháp tiếng Việt” (1992) của Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung đã chia từ loại tiếng Việt thành 2 nhóm lớn trong đó kết từ thuộc nhóm

2 và được phân chia ra thành 2 loại: kết từ hạn định và kết từ phụ thuộc thay cho thuật ngữ giới từ và liên từ

Hồ Lê trong “Cú pháp tiếng Việt” (1992) phân chia từ vựng tiếng Việt thành 9 loại trong đó kết từ hay từ công cụ bao gồm cả những từ mà chúng ta gọi là liên từ và giới từ trong luận văn

Qua những trình bày trên, chúng tôi xin đưa ra một số đặc điểm của thực

từ và hư từ (trong đó có kết từ):

Trang 18

Về mặt ý nghĩa: Thực từ mang nghĩa từ vựng còn hư từ mang ý nghĩa ngữ pháp Thực từ có thể “vẽ”, “miêu tả” cho chúng ta thấy một bức tranh sinh động về cuộc sống hiện thực Còn hư từ (trong đó có kết từ) có tác dụng như chất “xúc tác”, nối kết các sự vật, đặt chúng vào một hay nhiều quan hệ nhất định

Về mặt làm chức năng trong câu: Thực từ có thể đóng vai trò làm thành phần câu nhưng hư từ (trong đó có kết từ) về cơ bản không thể làm thành phần câu Thực từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ trong câu Trong khi

đó kết từ chỉ có thể diễn tả được mối quan hệ giữa các thành phần câu, mối quan hệ giữa các vế trong câu

Về mặt ngữ dụng: Hai đặc điểm trên qui định khả năng biểu đạt nghĩa ngữ dụng của thực từ là khá cụ thể và không phức tạp Ví dụ: từ “cái bàn” trong tiếng Việt hoặc “table” trong tiếng Anh chỉ cho người đọc, người nghe thấy hình ảnh của vật thường bằng gỗ có 4 chân, hình vuông hoặc tròn và đ-ược dùng để học tập, làm việc trong sinh hoạt hàng ngày theo qui ước của

xã hội Còn nghĩa ngữ dụng của hư từ thì vô cùng phong phú Đặc biệt với tiếng Việt, khi phương tiện biểu thị ngữ pháp là từ thì vai trò của hư từ đặc biệt quan trọng trong việc biểu đạt dụng ý của những người tham gia giao tiếp Chúng ta thử phân tích vai trò của thực từ và hư từ trong câu sau: “Đừng

tưởng đất này đã hết ma Ma còn đang đẻ sinh đôi sinh ba nữa cơ đấy!”(1)

Nếu bỏ những hư từ in nghiêng ở câu (1) đi ta có câu: “Đừng tưởng đất này hết ma Ma đẻ sinh đôi sinh ba” (2) Ở trường hợp câu (2), về mặt ngữ pháp không sai Tuy nhiên, xét về, mặt ý nghĩa người đọc không nhận thấy được:

- Trạng thái tồn tại của ma: đã

- Tiến trình của hoạt động đẻ sinh đôi sinh ba của ma: còn, đang, nữa

- Sự thách thức trong lời cảnh báo: cơ, đấy

1.2 Tình hình nghiên cứu về kết từ tiếng Việt

1.2.1 Những nghiên cứu về mặt hình thức

Trang 19

Lịch sử nghiên cứu Việt ngữ học ở giai đoạn đầu, kết từ chủ yếu được nghiên cứu về mặt hình thức Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vị trí của kết từ trong câu Có nghĩa là những kết từ được xem xét với vai trò như một bộ phận biểu thị ý nghĩa ngữ pháp Căn cứ vào vị trí của các hư

từ trong câu ta xác định nó là thuộc từ loại hư từ nào

Trong “Việt Nam văn phạm” (1940) của Trần Trọng Kim tác giả đã khảo sát và tìm ra được sự chuyển loại của nhiều từ trên cơ sở chức năng của chúng trong câu Tác giả chia “tiếng” thành 13 “loài” và đã gọi tên những đơn vị mà luận văn đề cập đến là: Giới tự và Liên tự Trong cuốn sách đầu tiên đánh dấu việc nghiên cứu một cách có hệ thống này, tác giả đã nghiên cứu kết từ dưới tiêu chí hình thức Trần Trọng Kim cho rằng “Giới tự là tiếng dùng để liên lạc một tiếng với tiếng túc từ của nó” Chúng bao gồm:

- Theo tiêu chí “cái gốc của nó mà phân biệt” giới tự tiếng Việt có:

+ Tiếng bản nhiên giới tự: bằng, bởi, của, nhân, từ, tự, với,

+ Tiếng tĩnh tự dùng làm giới tự: gần, xa, giữa, ngang, ngay,

+ Tiếng động tự dùng làm giới tự: cho, để, đến, đối, lại, khỏi, ở, lên, xuống, ra, vào, qua, tại, tới, sang, theo, về, từ,

+ Tiếng quán ngữ giới tự: còn, về, đối với

- Dựa vào tiêu chí “quan hệ của nó lập ra”, giới tự tiếng Việt được chia thành:

+ Giới tự chỉ nơi chốn: ở

+ Giới tự chỉ sự đổi nơi chốn: ra, vào, về, khỏi, theo, lên, xuống

+ Giới tự chỉ chỗ khởi đầu: từ, tự

+ Giới tự chỉ chỗ tới: đến, tới, lại

+ Giới tự chỉ bên này vượt tới bên kia: qua, sang

+ Giới tự chỉ kì hạn: nội, trong

+ Giới tự chỉ mục đích: để, cho

+ Giới tự chỉ sự hệ thuộc: của

Trang 20

Còn “Liên tự là một tiếng dùng để liên hợp mấy tiếng cùng loại, hoặc mấy mệnh đề hoặc mấy câu với nhau”

Chúng bao gồm:

- Tiếng tập hợp liên tự:

+ Sự cộng lại, góp thêm: và, với, cùng, cùng với

+ Sự luân lưu: hoặc, hay, hay là

+ Sự kết liễu: thế vậy, nên, cho nên, nên chi, vậy nên, thành thử, bởi rứa, bởi thế, bởi vậy, vì thế, vì vậy

+ Sự tỏ ý nói thêm lẽ khác và chỉ sự tăng tiến trong câu biện luận: vả, vả lại, vả chăng, huống, huống chi, huống hồ, phương chi

+ Sự trái lại hay sự hạn chế: nhưng, nhưng mà, song, song le, tuy nhiên, thế mà, chứ

+ Sự chuyển tiếp: còn như, đến như, chí như

+ Mục đích:

* Mục đích để đạt tới: hoạ, hoạ chăng

* Mục đích để tránh khỏi: kẻo, kẻo lại, kẻo mà

+ Báo trước một mệnh đề khác mà người ta mới hiểu ra được: hèn nào, hèn chi, thảo nào

- Tiếng phụ thuộc liên tự dùng để liên hợp mệnh đề phụ với những mệnh

đề chính Bao gồm:

+ Duyên cớ: vì, bởi, bởi vì, vì chưng

+ Mục đích: để, để cho

+ Sự kết liễu: cho, cho đến, đến khi, đến nỗi, đến nước

+ Thời gian: khi, lúc, đang khi, đang lúc, trong khi, trong lúc, bao giờ + Sự nhượng bộ: dù, dẫu, dầu, tuy, tuy rằng

+ Sự so sánh: ví như, cầm như, cầm bằng, cũng như, dường như, thế nào thế ấy

+ Sự giả thiết: giá phỏng, giả sử, giá như, giá thể, phỏng như

+ Điều kiện: hễ, nếu, ví, ví bằng, ví chăng, ví dù, ví thử

Trang 21

Như vậy, tác giả chú trọng đến vai trò của kết từ với các thành phần khác trong câu và đặc biệt đã chỉ rõ có sự chuyển loại từ các “tiếng” của các

“loài” khác Trong định nghĩa cũng như sự phân loại, tác giả tập trung lấy tiêu điểm giữa tiếng này với tiếng khác Định nghĩa về giới từ tác giả đưa ra tiêu chí những từ “dùng để liên lạc một tiếng với tiếng túc từ của nó” tác giả lấy

sự phân biệt về vị trí của các tiếng để chỉ ra sự khác nhau giữa giới từ và các

từ loại khác trong câu

Phan Khôi trong “Việt ngữ nghiên cứu” (1955) đã thấy được vai trò cấu trúc ngữ pháp trong câu của hư từ nói chung và giới từ và liên từ (gọi chung

là “Quan hệ từ”) nói riêng Ông cho rằng ở các ngôn ngữ châu Âu danh từ hoặc động từ có thể truyền tải ý nghĩa ngữ pháp bằng cách biến hình từ trong những câu cụ thể (ÿ ữuũàỵ ờớốóy) còn trong tiếng Việt các hiện tượng ngữ pháp đều được thể hiện bằng hư từ Đồng thời vai trò của các kết từ trong câu

cụ thể là “giới từ” và “liên từ” cũng được thể hiện qua vị trí của nó với các thành phần trước nó và thành phần sau nó Trong đó “giới từ dùng để giới thiệu danh từ hoặc đại danh từ đến với động từ, danh từ và đại danh từ khác

để thấy rõ quan hệ giữa chúng nó với nhau” Còn “Liên từ dùng để làm dính nhau tự với tự, từ với từ, cú với cú, để tỏ ra sự quan hệ giữa chúng nó”4 Mặc

dù các tác giả đã nói nhiều đến sự phân chia từ loại trong hệ thống từ vựng tiếng Việt nhưng vẫn chưa đưa ra các tiêu chí để phân loại Hoặc nếu có thì quá đơn giản “Phân biệt tự loại của một tiếng phải vừa do nơi ý nghĩa vừa do nơi phận sự văn phạm của tiếng ấy trong lời nói Mà chỗ quan hệ hơn chính là

Trang 22

những từ cùng có đặc trƣng ngữ pháp nhƣ nhau, và khi đặt câu có thể theo hệ thống đó mà suy phỏng ra và không bị nhầm lẫn”6

Và rồi ông nhắc đi nhắc lại sự tiện ích cũng nhƣ mục đích của việc phân định từ loại là “Nếu không quy những từ cùng có những đặc tính ngữ pháp vào với nhau mà cứ giải thích

lẻ tẻ từng từ cụ thể một thì không ai nắm đƣợc hết, và cũng không thành hệ thống gì cả”7 Ông phản đối cách phân định từ loại căn cứ vào ý nghĩa của từ

và đƣa ra ba lập luận để chứng minh rằng căn cứ vào ý nghĩa của từ là sai lầm Ngoài ra ông còn chỉ ra “Hậu quả của những khuyết điểm này là: làm cho khoa ngữ pháp học mất đi tính chất khách quan, không tìm ra đƣợc những cái đặc thù của từng ngôn ngữ, và ở một mức độ nhất định sẽ biến việc nghiên cứu ngữ pháp thành việc phiên dịch cứng đờ” Vì thế ông cho rằng: “ý nghĩa khái quát và quan hệ cú pháp (khả năng kết hợp của từ) là căn cứ chắc chắn

để phân định từ loại Ngoài ra công dụng chung ở trong câu và hình thức tạo

từ cũng có thể là điều kiện tham khảo”8 Tuy nhiên, Nguyễn Kim Thản chỉ nêu ra tiêu chí ý nghĩa khái quát để phân chia từ loại còn khi xét đến hƣ từ thì ông cho rằng “Hƣ từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực cho nên ta có thể chia chúng theo tác dụng ngữ pháp”9 Nói một cách khác ý nghĩa khái quát theo Nguyễn Kim Thản chỉ là nghĩa từ vựng của từ

Từ đó, ông cho rằng quan hệ từ bao gồm hai loại: giới từ và liên từ

“Giới từ là một loại hƣ từ (trong nhóm quan hệ từ) có tác dụng nối liền từ phụ (hoặc từ tổ phụ) với từ chính (hoặc từ tổ chính) biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa hai đơn vị đó”10 Căn cứ vào tác dụng ngữ pháp của nó là từ phụ hay từ chính, Nguyễn Kim Thản chia giới từ thành 2 tiểu loại:

- Giới từ nối liền thành phần phụ với thể từ: của, mà

- Giới từ nối liền thành phần phụ với vị từ Gồm 2 loại: những giới từ mà

từ phụ là thể từ: ở, từ, với, bởi, vì, do bằng, cho (tiện lợi cho ai) và những giới

Trang 23

từ mà từ phụ là vị từ: để, cho (ăn cho no) Còn “Liên từ là một loại hƣ từ (trong nhóm quan hệ từ) có tác dụng nối liền những từ (hoặc từ tổ, đoạn câu)

có quan hệ liên hợp hay quan hệ qua lại với nhau”11 Căn cứ vào “quan hệ giữa hai thành phần do liên từ nối lại”, liên từ bao gồm 2 tiểu loại:

- Liên từ biểu thị quan hệ liên hợp biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp sau: + Tập hợp: và, với, cùng, cùng với, cũng nhƣ

+ Chọn lựa: hay, hay là, hoặc, hoặc là, hoặc giả, hoặc giả là

- Liên từ biểu thị quan hệ qua lại biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp sau: + Tăng tiến và nhƣợng bộ: tuy (rằng) nhƣng, mặc dầu nhƣng, dù nhƣng, song, mà, nhƣng mà, huống hồ, huống chi, nữa là

+ Điều kiện và kết quả: nếu, giá, mà, nếu mà, giá mà, miễn là, giả thử (giả sử), có, hễ, động, cứ thì, là

+ Nguyên nhân và kết quả: vì (cho) nên, sở dĩ vì

+ Mục đích và hành động: cho, để cho (khác giới từ ở chỗ dùng để nối 2 đoạn câu)

1.2.2 Những nghiên cứu về mặt nội dung

Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” Uỷ ban Khoa học xã hội, các tác giả

đã chỉ ra “nghĩa hƣ” của hƣ từ cùng với “nghĩa thực” của thực từ “Cần nhận

rõ đặc điểm của hƣ từ về mặt ngữ pháp và mặt ngữ nghĩa”, từ đó hƣ từ đƣợc phân chia thành các loại nhỏ với những nét “nghĩa hƣ” mà nó biểu thị khác nhau Các tác giả căn cứ vào chức năng biểu đạt ý nghĩa của các kết từ trong câu mà có thể phân loại thành 2 loại kết từ

11

Trang 24

- Kết từ chính phụ: do, của, để, bởi, bởi vì, tại, tại vì, mà, đối với, từ

- Kết từ liên hợp: và, với, hay hoặc, cùng, những, song, thì , nếu thì, tuy nhưng, vì cho nên, không những mà còn, càng càng , vừa vừa Đinh Văn Đức trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (Từ loại) đã gộp hai loại kết

từ (kết từ chính phụ và kết từ liên hợp) (Theo cách gọi của “Ngữ pháp tiếng Việt” của Uỷ ban Khoa học xã hội) là Quan hệ từ Bên cạnh việc phân tích các kết từ theo vị trí của chúng với các từ khác trong câu, tác giả còn đề cập đến ý nghĩa của các từ nối câu theo các quan hệ như chính phụ với các ý nghĩa như: nhượng bộ, nguyên nhân, kết quả, mục đích

“Hư từ trong tiếng Việt hiện đại” là công trình nghiên cứu sâu sắc về hư

từ Qua đấy Nguyễn Anh Quế đã chỉ ra và phân tích một cách chi tiết về hư

từ Ông cho rằng: “Một từ, dù theo quan điểm nào, cũng là có nghĩa Khi đứng riêng rẽ, từ có ý nghĩa từ vựng, nhưng khi đứng trong câu nói từ có thêm ý nghĩa ngữ pháp Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của một từ là hai mặt không thể thiếu, không thể tách rời ”12 Căn cứ vào khả năng làm thành tố phụ đoản ngữ của hư từ, Nguyễn Anh Quế chia hư từ thành 3 loại trong đó kết từ mà luận văn nghiên cứu thuộc vào các hư từ không làm thành tố phụ đoản ngữ Trong đó có:

- Những hư từ nối kết các yếu tố có quan hệ chính - phụ (hư từ giới từ): của, bằng, cho, để, mà, vì, do, bởi, tại, ở, như, với, cùng, rằng

- Những hư từ nối kết các yếu tố có quan hệ đẳng lập (hư từ liên từ) Nhóm này được chia thành 2 loại nhỏ:

* Nhóm có quan hệ đẳng lập (liên từ tập hợp):

+ Liên từ tập hợp: và, với, cùng với

+ Liên từ biểu thị quan hệ thời gian: rồi

+ Liên từ biểu thị quan hệ lựa chọn: hay, hoặc, hay là, hoặc là

+ Liên từ biểu thị quan hệ trái ngược: nhưng, mà, song, chứ

* Những liên từ nối các yếu tố có quan hệ chính phụ (liên từ tương ứng):

12

Trang 39, “Hư từ trong tiếng Việt hiện đại”, Nguyễn Anh Quế, NXB KHXH, Hà Nội, 1988

Trang 25

+ Tương ứng giữa điều kiện - kết quả: hễ thì, nếu thì, giá thử thì, giả dụ thì,

+ Tương ứng giữa nguyên nhân và kết quả: sở dĩ là vì

+ Tương ứng giữa nhượng bộ và tăng tiến: tuy (tuy rằng) nhưng , dù (mặc, dù, dầu ) nhưng (vẫn)

+ Tương ứng giữa hoàn cảnh và lựa chọn: thà chứ (còn hơn)

Lớp thứ nhất: Quan hệ kết hợp

Lớp thứ hai: Quan hệ tình thái

Lớp thứ ba: Quan hệ dụng học”13

Như vậy, mỗi phát ngôn có thể chia thành 2 phần: “nghĩa hiển ngôn hay

là „thuần tuý‟ ngữ nghĩa”, khi xét trong quan hệ kết hợp và “nghĩa ngữ dụng” khi xét trong quan hệ tình thái và quan hệ dụng học Các tác giả Nguyễn Đức Dân - Trần Thị Chung Toàn cho rằng “có một loạt liên từ, phó từ trong tiếng Việt mang chức năng luận cứ” Chỉ dẫn luận cứ là một trong những chỉ dẫn qui ước được tạo ra bởi nghĩa ngữ dụng Qua những ý nghĩa luận cứ này bên cạnh lớp nghĩa thứ nhất là lớp nghĩa không thay đổi trong mọi tình huống, chúng thường được khái quát thành các khung cấu trúc ngữ pháp trong các sách ngữ pháp của các ngôn ngữ Còn có lớp nghĩa luận cứ: lớp nghĩa này giúp ta thấy “mỗi từ, tham gia vào câu, sẽ làm cho câu, ngoài thông báo chính

13

Trang 26

thức còn giúp cho người nghe rút ra những kết luận theo hướng nhất định”14

Người nói muốn khẳng định hay phủ định ý kiến của người tham gia giao tiếp, cũng như khẳng định hay phủ định ý kiến của mình Qua các lớp từ, người nghe hiểu được nội dung mà người nói “ngầm” đặt vào trong câu

Nguyễn Lai cho rằng “cái gọi là hư từ vốn gắn liền với khái niệm „hư hoá‟, „ngữ pháp hoá‟ ”… mà trong quá trình nghiên cứu “chúng ta chưa quan tâm đầy đủ đến phẩm chất và các sắc thái nghĩa tinh tế của từ gắn với quá trình giao tiếp từ góc độ ngữ dụng cùng với cơ chế tín hiệu học thông qua người tiếp nhận”.15

Nguyễn Lai đưa ra đề nghị khi nghiên cứu về hư từ cần xem xét việc tạo hư từ

là việc “tạo nghĩa” chứ không phải là “teo nghĩa”, “mất nghĩa” Vì vậy, trong việc xem xét hư từ, ông đề cập đến vai trò của hư từ như là “những nhân tố tham gia vào cấu trúc ngữ nghĩa của câu” Những trường hợp như:

Cậu nói đến hay (3)

Cậu nói (….) hay (4)

Ở câu (3) “mang sắc thái mỉa mai, phủ định” còn ở câu (4) lại “mang tính miêu tả khẳng định”

Như vậy, theo hướng nghiên cứu của ông, các hư từ khi xét trong quan

hệ dụng học đều mang ý nghĩa không phải quan điểm hạn hẹp xét trong quan

hệ kết hợp chỉ có thực từ mới mang nghĩa

Trang 27

Các nghiên cứu của Nguyễn Đức Dân - Lê Đông thì cho rằng “trong quá trình sử dụng, các hư từ chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau Do vậy, các chức năng và sắc thái của chúng trở nên đa dạng, phong phú hơn so với hệ thống tĩnh tại của các hư từ này” Hai tác giả đã đưa ra lập luận để chứng minh cho sự đa dạng về mặt ý nghĩa của các từ nối Nhờ các phương thức liên kết khác nhau mà trong mỗi kiểu liên kết lại có một cách lý giải về ý nghĩa mà các từ nối tạo ra trong quá trình thực hiện giao tiếp.16

Những nghiên cứu về mặt ngữ dụng ngày càng góp phần giúp cho những nghiên cứu ngôn ngữ học tiếp cận gần hơn với thực tế cuộc sống Việc dạy và học ngoại ngữ không thể không áp dụng những lý thuyết của phân ngành này trong quá trình làm việc

1.3 Kết từ tiếng Việt: đặc điểm và kiểu loại

+ Có sự thiếu thống nhất về tên gọi: Có những tác giả gọi tên theo chức năng của các hư từ Có tác giả gọi tên theo ý nghĩa của chúng Ngoài ra còn

có sự gọi tên theo “cái gốc của nó”

Chính vì lẽ đó, để có cơ sở làm việc, chúng tôi xin đưa ra một định nghĩa

về kết từ như sau:

Kết từ là những hư từ không làm thành tố phụ đoản ngữ có chức năng nối các từ với nhau

Kết từ có thể chia thành: giới từ và liên từ

- Giới từ là một loại hư từ (trong nhóm kết từ) có tác dụng nối liền từ phụ với từ chính, vế phụ với vế chính và biểu thị quan hệ giữa hai đơn vị đó

16

Trang 28

Ví dụ: bằng, của, cho, đến, với, trong, tới, vào, ra,…

- Liên từ là một loại hư từ (trong nhóm kết từ) có tác dụng nối liền những

từ (hoặc ngữ) có quan hệ liên hợp và quan hệ qua lại với nhau

Ví dụ: nếu…thì…, tuy…nhưng…, vì…nên…, và, còn, thì, rồi,…

1.3.2 Phân biệt kết từ với các loại hư từ khác

Để phân biệt được kết từ với các loại hư từ khác Trước hết, chúng tôi xin xác định những loại hư từ được đưa ra xem xét trong phần này Hiện nay,

có nhiều quan điểm khác nhau về số lượng và tên gọi của các loại hư từ Ngoài một số loại hư từ đặc trưng như: Liên từ, giới từ, tình thái từ, phụ từ Một số các tác giả còn mở rộng số lượng các loại hư từ như: quán ngữ17

Trong phần này, để tiện cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng quan điểm của Diệp Quang Ban về số lượng và tên gọi của các loại hư từ tương đương với kết từ để nghiên cứu sơ đồ như sau:

Để hiểu rõ hơn về kết từ, chúng tôi xin đưa ra vị trí và vai trò của kết từ trong tương quan với các hư từ khác Kết từ cũng giống các loại: phụ từ và tiểu từ chúng cùng là hư từ Vì thế, ngoài những đặc điểm chung (đặc điểm của hư từ) mỗi loại còn có đặc điểm riêng khác nhau Phần này, chúng tôi trình bày đặc điểm và kiểu loại của phụ từ và tiểu từ để làm rõ hơn cho phần đặc điểm của kết từ ở phần sau

Trang 29

1.3.2.1.Phụ từ bao gồm: định từ và phó từ

Định từ là những từ biểu thị quan hệ về số lượng18

với sự vật được nêu ở danh từ, chuyên được dùng kèm với danh từ với chức năng làm thành tố phụ trong kết hợp từ có trung tâm ngữ nghĩa - ngữ pháp là danh từ (cụm danh từ) Định từ bao gồm các loại sau:

Phó từ bao gồm các loại sau:

-Nhóm phó từ chỉ thời gian: đã, từng, mới, sẽ, sắp…

-Nhóm phó từ so sánh và phó từ chỉ tiếp diễn - tương tự: cũng, đều, vẫn,

Trang 30

1.3.2.2 Tiểu từ bao gồm: trợ từ và tình thái từ

Trợ từ dùng trong câu biểu thị ý nghĩa tình thái, bằng cách nhấn mạnh vào từ, kết hợp từ…có nội dung phản ánh liên quan với thực tại mà người nói muốn lưu ý người nghe

- Trợ từ với sắc thái khẳng định có giới hạn: chỉ, chỉ là

- Trợ từ với sắc thái khẳng định tuyệt đối: nhất là

- Trợ từ với sắc thái khẳng định bản chất: thật, thật ra, thực ra

- Trợ từ với sắc thái khiên cưỡng: đến, đến cả, đến nỗi

- Trợ từ với sắc thái khẳng định ý chí chủ quan: tự

Tình thái từ là tiểu từ chuyên dùng biểu thị ý nghĩa tình thái trong quan

hệ của chủ thể phát ngôn với người nghe hay với nội dung phản ánh; hoặc ý nghĩa tình thái gắn với mục đích phát ngôn

Tình thái từ bao gồm:

- Tình thái từ góp phần thể hiện mục đích phát ngôn:

+ Tình thái từ để hỏi: à, ư, chứ, chăng, hử, không, phỏng…

+ Tình thái từ mệnh lệnh hoặc cầu khiến: đi, với, nhé, mà, nào, thôi…

- Tình thái từ biểu thị cảm xúc chủ quan hoặc khách quan: à, á, vậy kia,

mà, cơ, cơ mà, hứ, ôi, ối, ái chà, ôi dào…

- Tình thái từ dùng để gọi đáp: ơi, hỡi, ạ, vâng, dạ, ừ,…

23

Chúng tôi không hoàn toàn nhất trí với quan điểm của Diệp Quang Ban về 2 trường hợp của trợ từ: Trợ từ với sắc thái không bình thường “mà” và trợ từ với sắc thái nhấn mạnh Ở phần sau, chúng tôi sẽ trình bày quan điểm của mình để lí giải cho 2 trường hợp trên

Trang 31

Trên đây là những khái quát về các từ loại hư từ Để thấy rõ sự khác biệt giữa kết từ và các từ loại hư từ trên, chúng tôi xin bàn sâu vào kết từ ở phần dưới đây

1.3.3 Đặc điểm của kết từ tiếng Việt

1.3.3.1 Quan hệ của kết từ tiếng Việt

Khi nói đến một ngôn ngữ là trước hết nói đến một hệ thống từ vựng của ngôn ngữ ấy Hệ thống từ vựng cung cấp nguyên liệu cho bộ máy ngôn ngữ vận hành Không ai có thể đếm và so sánh được chính xác từ vựng của ngôn ngữ nào nhiều hơn hay phong phú hơn ngôn ngữ nào Và để cho một cỗ máy khổng lồ có thể vận động được trong xã hội của mỗi dân tộc chúng phải có mối quan hệ với nhau Một trong những luận điểm của ngôn ngữ học đại cư-ơng nhận định rằng ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội và là một hiện tượng

xã hội đặc biệt Vì vậy, chúng ta có thể tìm thấy bản chất xã hội của ngôn ngữ

ở ngay trong ngôn ngữ Một xã hội có thể vận hành được xã hội đó phải có trật tự trước sau, lớn nhỏ Đồng thời một ngôn ngữ có thể sử dụng được ngôn ngữ đó cũng phải có hệ thống “Một ngôn ngữ làm thành một hệ thống Vì lẽ

hệ thống đó là một cơ chế phức tạp; chỉ có thể suy ra mới thấu hiểu được nó; ngay những người hàng ngày vẫn sử dụng cũng rất mơ hồ về nó” (F.de.Saussure) Các yếu tố ngôn ngữ như những quân cờ trên bàn cờ Chúng được đứng ở vị trí nào, có vai trò ra sao đã được quyết định trong hệ thống của nó “Giá trị tương quan của từng quân cờ lệ thuộc vào vị trí của nó trên bàn cờ, cũng như trong ngôn ngữ, mỗi yếu tố có được giá trị của nó là do sự đối lập của nó với tất cả các yếu tố khác” (F.de.Saussure) Từ vựng là một thành tố quan trọng bậc nhất không thể không nhắc đến đối với một ngôn ngữ Bởi nó là yếu tố để một ngôn ngữ có thể vận hành Để có thể vận hành được một ngôn ngữ, từ vựng của ngôn ngữ đó cũng không thể nằm ngoài qui luật hệ thống Lúc này các yếu tố là bản thân các từ loại trong hệ thống ngôn ngữ còn những mối quan hệ đó là quan hệ liên tưởng và quan hệ kết hợp cú đoạn

Trang 32

F.de.Saussure đã đưa hình ảnh bàn cờ và cách bố trí những quân cờ đối với ngôn ngữ Ngôn ngữ cũng như bàn cờ: có các cột dọc của các ô và có các dòng ngang cũng của các ô đó Các cột ngang cho chúng ta khái niệm “quan

hệ ngang” còn các cột dọc cho chúng ta khái niệm “quan hệ dọc” sau này

chúng được gọi tên theo trật tự là quan hệ kết hợp và quan hệ liên tưởng Với

việc hiện thực hoá các quan hệ này hình ảnh bàn cờ (ma trận), trong đó các đường ngang là quan hệ ngang, còn các đường thẳng đứng là quan hệ dọc cho chúng ta thấy bức tranh chung của mối quan hệ ngôn ngữ

Quan hệ kết hợp là quan hệ của vị trí này với vị trí khác và quan hệ của mỗi phần của phát ngôn trong quan hệ với phần tiếp theo khác

Quan hệ liên tưởng là quan hệ của tất cả các phần của các phát ngôn khác có vị trí giống nhau trong quan hệ ngang trừu tượng và tham gia vào hai hoặc hơn hai quan hệ ngang cụ thể

Đến F.de.Saussure quan hệ liên tưởng và quan hệ kết hợp không chỉ dừng lại ở tổng thể các biến đổi ngữ pháp của từ và kết hợp của từ mà còn đư-

ợc mở rộng phạm vi sử dụng đến tất cả các đơn vị của ngôn ngữ Luận văn tập trung xem xét những quan hệ này trong kết từ tiếng Việt

Trước hết là mối quan hệ liên tưởng đối với từ Mỗi một chiết đoạn (ở đây là từ) trong câu tại một điểm mà nó đứng thì có một vai trò hành chức nhất định Nhờ quan hệ liên tưởng mà các từ có thể được thay thế bởi những yếu tố đẳng trị khác mà không làm thay đổi giá trị của cấu trúc ngữ pháp Bản chất của từ cho phép từ này tham gia vào hệ thống liên tưởng này mà không tham gia vào hệ thống liên tưởng khác Căn cứ vào hệ thống liên tưởng ta có thể coi nó như tiêu chuẩn phân định từ loại Các từ có thể thay thế cho nhau trong một hệ liên tưởng thì có chung chức năng ngữ pháp trong câu Vì thế tập hợp các từ có chung chức năng ngữ pháp chúng ta có một tập hợp từ loại

Ví dụ sau có thể dẫn chứng cho khả năng thiết lập tập hợp từ loại của quan hệ liên tưởng

Nó ném quyển sách xuống bàn

Trang 33

Cuộc chiến tranh gây ra cuộc sống lầm than cho nhân dân

Ở vị trí chủ ngữ: nó, cuộc chiến tranh

Ở vị trí vị ngữ: ném, gây ra

Ở vị trí bổ ngữ: quyển sách, bàn, cuộc sống lầm than, nhân dân

Để nối giữa bổ ngữ 1 và bổ ngữ 2 chúng ta có 2 từ: xuống, cho

Tương tự, chúng ta sẽ có những từ ở vị trí chủ ngữ và bổ ngữ là những từ thuộc lớp từ loại danh từ Những từ ở vị trí vị ngữ sẽ thuộc vào lớp từ loại động từ hoặc tính từ Như vậy nếu các thành phần câu có thể thay thế cho nhau trong một cấu trúc mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc ngữ pháp của câu thì đều có chung đặc tính

Kết từ tiếng Việt cũng không nằm ngoài những đặc điểm trên Trong quan hệ liên tưởng các kết từ cũng có thể thay thế cho nhau Tất nhiên về chức năng ngữ pháp của các từ trong phát ngôn không thay đổi Ví dụ như:

Tôi nghĩ về cô ấy

Tôi nghĩ đến cô ấy

Tôi nghĩ tới cô ấy

Ví dụ cho chúng ta thấy được mối quan hệ liên tưởng thể hiện ở kết từ sau:

Tôi và cô ấy đều thích mùa hè

Cả tôi lẫn cô ấy đều thích mùa hè

Như vậy các từ trong quan hệ liên tưởng không những phản ánh ý nghĩa ngữ pháp mà còn thể hiện được mối liên quan giữa ngôn ngữ và logic, ngôn ngữ và tư duy Điều này được thể hiện đặc biệt trong kết từ Qua các kết từ khác nhau chúng ta thấy sự chuyển biến tinh tế giữa các ý nghĩa của từ (từ nghĩa từ vựng cho đến nghĩa tình thái)

Quan hệ thứ hai được thể hiện qua vị trí ngữ pháp của từ trong câu đó là quan hệ kết hợp Qua đó chúng ta có thể phân định được các thực từ, hư từ (giới từ, liên từ, phụ từ, tiểu từ) Các từ phải thể hiện được mối quan hệ với từ trước nó và sau nó Đặc biệt đối với hư từ chúng ta thấy được quan hệ ngang

Trang 34

sẽ giúp ta nhận diện được bản chất ngữ pháp của từ, đặc biệt đối với trường hợp tiếng Việt, phương tiện biểu thị ngữ pháp là từ

Ngoài hai quan hệ đặc trưng trên, chúng ta còn thấy kết từ tiếng Việt còn

có một quan hệ thứ ba đó là quan hệ ngữ dụng Tức là các kết từ có nghĩa ngữ dụng như thế nào trong quá trình sử dụng Các kết từ khác nhau cho chúng ta một nghĩa ngữ dụng khác nhau để biểu đạt một mục đích riêng của người tham gia giao tiếp Quan hệ ngữ dụng là quan hệ trừu tượng dưới nghĩa của

từ, dưới hình thức ngữ pháp của câu và nó thể hiện trong mục đích của phát ngôn Kết từ tiếng Việt thể hiện rất rõ quan hệ ngữ dụng trong việc sử dụng các từ khác nhau

Thí dụ: Một người đến vay tiền của bạn mình Anh bạn rất vui vẻ và trả lời bạn với 2 tình huống sau:

Bây giờ là cuối tháng, tôi vừa mới lĩnh lương hôm qua Hôm qua tôi đã mua 10 cân gạo, không hết nhiều tiền lắm Nhưng … (1)

Bây giờ là cuối tháng, tôi vừa mới lĩnh lương hôm qua Hôm qua tôi đã mua 10 cân gạo, không hết nhiều tiền lắm Và … (2)

Ở câu (1) người đọc, người nghe hiểu ý tiếp theo của anh bạn trái ngược

với điều đã nói ở phía trước (đó có thể là bây giờ tôi phải mua nhiều thứ khác nữa.) Và kết quả là người bạn không thể vay tiền được Dấu hiệu để nhận biết tình huống này là từ “nhưng”

Ở câu (2) người đọc, người nghe hiểu ý tiếp theo của tác giả có cùng mục

đích, cùng hướng phát triển với điều đã nói ở trước đó (có thể là Bây giờ tôi

có thể lấy tiền cho anh vay) Và kết quả là người bạn có thể vay tiền được Dấu hiệu để nhận biết tình huống này là từ “và”

Như vậy với những kết từ khác nhau, người thực hiện thông báo có thể tạo ra được những mục đích khác nhau để truyền đạt ý tưởng của mình một cách tốt nhất Quan hệ ngữ dụng của các kết từ trong câu biểu đạt được mục đích của người tham gia giao tiếp

1.3.3.2 Đặc trưng của kết từ tiếng Việt

Trang 35

Đặc trưng đầu tiên chúng ta có thể nhận thấy là kết từ không thể giữ chức năng làm thành phần câu Kết từ tiếng Việt cũng giống các ngôn ngữ khác trên thế giới là chúng không thể làm trung tâm của đoản ngữ trừ thực từ Vậy

có thể nhận định rằng tất cả những từ không thể làm trung tâm đoản ngữ đều

là hư từ nhưng không phải đều là kết từ

Đặc trưng thứ hai của kết từ là nối 2 thành phần có quan hệ nhất định trong câu Xét về mặt ý nghĩa khái quát, kết từ biểu thị mối quan hệ giữa các khái niệm và đối tượng được phản ánh Kết từ trong đó có liên từ được thể hiện mối quan hệ giữa các thực từ một cách tường minh và giới từ để biểu thị mối quan hệ giữa động từ và bổ ngữ của câu Trong nhiều công trình nghiên cứu các tác giả bàn nhiều về nghĩa từ vựng của kết từ tiếng Việt Có hay không có nghĩa từ vựng trong các kết từ? Điều này chúng tôi thiết nghĩ nó không thiết thực bằng vấn đề nó có vai trò như thế nào trong câu Tuy nhiên điều đầu tiên không thể phủ nhận được có các kết từ tiếng Việt đều vốn bắt nguồn từ thực từ Các thực từ tiếng Việt trong quá trình phát triển đã bị hư hoá và trở thành các từ công cụ Quá trình hư hoá này vẫn tiếp tục và vì nó là một quá trình nên chúng ta nhận thấy một số từ đã kết thúc, một số từ vẫn còn dấu ấn thực từ khá đậm trong hệ thống kết từ Thí dụ: của, trên, bên, cạnh, đến, để,… Ở những trường hợp hư hoá đã kết thúc chúng tồn tại song song cùng với từ loại thực từ và chúng được coi như là những cặp từ đồng âm Còn lại những từ đang trong quá trình hư hoá trong trường hợp này chúng là kết

từ, ở trường hợp khác nó là thực từ Có những lúc nó hoạt động với tư cách là thành phần chính của câu có những lúc nó hoạt động với tư cách là từ công

cụ Điều này có thể thấy ở một loạt các từ chỉ hướng vận động như: ra, vào, lên, xuống, qua, sang Đây là những trường hợp đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến Chuyên luận về động từ chỉ hướng vận động của Nguyễn Lai đã dẫn chứng ra nhiều trường hợp trên Đinh Văn Đức trong “Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại)” đã đưa ra các ví dụ để chứng minh rằng những cấu trúc kiểu (bước ra, chui ra) là những từ phụ chỉ

Trang 36

hướng, (tìm ra, nhận ra, nghĩ ra) là chỉ kết quả là những cấu trúc động ngữ Những cấu trúc kiểu (bước vào lớp, cài vào áo, …) thậm chí cả (treo cái áo vào tủ, đặt cuốn sách lên bàn) cũng được Đinh Văn Đức đề xuất và lập luận theo hướng là “những dấu vết “thực từ” ở các từ chỉ hướng” Lập luận này khác với cách “những người nghiên cứu đã đề nghị gọi quan hệ này là quan

hệ giới ngữ”24

Bản thân những từ này là hư từ hay thực từ còn là vấn đề cần bàn nhiều Tuy nhiên theo hướng giải quyết của luận văn, chúng tôi xin đề xuất theo chiều hướng xét vị trí của những từ này trong câu để qui định chức danh của

Ví dụ: Bà Hàm bày lạc ra 1 cái đĩa sứ hoa

(“Mảnh đất lắm người nhiều ma”, Nguyễn Khắc Trường)

Hay là Tùng ra 2 chờ lâu quá đã về rồi?

(“Mảnh đất lắm người nhiều ma”, Nguyễn Khắc Trường)

Như vậy, theo hướng giải quyết của luận văn, trường hợp là thực từ ra 2 (động từ) nhưng cũng có trường hợp là kết từ ra 1 (giới từ)

Khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp, là một đặc trưng có thể giúp ta nhận diện được kết từ tiếng Việt Loại hình ngôn ngữ đơn lập cũng qui định vai trò của kết từ trong câu Khi các phương thức ngữ pháp được thể hiện bằng từ thì vai trò của các kết từ càng lớn trong tiếng Việt Kết từ tiếng Việt dùng để liên kết nội bộ các thành phần của câu, kết nối các thành phần trong câu cũng như các vế câu Ngoài ra chúng còn tạo ra sợi dây giữa câu này với câu khác trong văn bản

Đặc trưng của kết từ tiếng Việt còn được nghiên cứu ở những phần sau

về những kết từ cụ thể Chúng có vai trò gì trong những trường hợp sử dụng

cụ thể Chúng tôi sẽ đưa ra những trường hợp và phân tích chúng để có thể tiếp cận tới mục đích của luận văn là hướng đến những người nước ngoài học tiếng Việt

24

“Ngữ pháp tiếng Việt” (Từ loại), Đinh Văn Đức, NXB ĐHQG HN, 2001

Trang 37

Anh em thấy một đôi bạn trái ngược nhau cả về hình thức lẫn tính nết, liền đem họ ra gán ghép (“Mùa lạc”, Nguyễn Khải)

2 Còn Biểu thị yếu tố sắp nêu là

có ý nghĩa tương phản hoặc đối chiếu với sự tình

đã nêu

Hai đầu có hai cụm hoa không biết

là bao nhiêu chậu, bao nhiêu gốc, còn trên bàn thì bầy rải các đĩa hoa, bát hoa, bình hoa và các cụm nến pha lê (“Cửa biển” Nguyên Hồng)

3 Cùng, cùng

với, với và

Biểu thị quan hệ lôgic đồng nhất, như nhau

Anh với tôi, đôi người xa lạ

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh (“Đồng Chí” Chính Hữu)

4 Chứ Nối câu với hai vế tương

phản Vế đầu có nghĩa khẳng định, vế sau có nghĩa phủ định

Xa nay ngời ta chỉ sợ người chết chứ ai sợ người sống, có đúng không hở? Chỉ sợ ma chứ ai sợ người có phải không hở? (“Mảnh đất lắm người nhiều ma”, Nguyễn Khắc Trường)

5 Do, do mà,

Do…nên,

Biểu thị quan hệ nguyên nhân, nguồn gốc và kết quả của hành động

Công trình chính được tô màu tím: con đập lớn ngăn sông và nhà máy thuỷ điện có công suất lớn do Liên

Xô giúp ta xây dựng

(“Cô thợ gạch trên công trường sông Đà”, Ngô Quân Miện)

6 Dù … cũng

Dầu… cũng

Dùng để biểu thị ý nghĩa nhân quả tất yếu, giả thiết

để khẳng định Nghĩa vế thứ nhất chỉ giả định, có thể thực hiện hay không nhưng không làm ảnh hưởng đến vế thứ hai

Dù sung sớng hay đau khổ thì giờ này người ta cũng rút về hang ổ cuối cùng của mình là những mái nhà Dù ít dù nhiều, ngay người giàu nơi thôn dã cũng chỉ ngày cơm hai bữa, và kẻ khó cũng cứ

đỏ lửa hai lần

(“Mảnh đất lắm người nhiều ma” Nguyễn Khắc Trường)

7 Giá thì… Dùng để biểu thị nghĩa giả

thiết, điều kiện thường đứng ở phần đầu câu

Các vị chẳng nề hà chút công sức nào để bảo vệ bọn tôi, và giá cô được trông thấy các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác các bà mẹ hiền

Trang 38

rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất, thì hẳn cô phải phát ghen lên được về nỗi niềm âu yếm của các vị đối với tôi

(“Vi hành”, Nguyễn Ái Quốc)

8 Hay, hoặc Biểu hiện nghĩa lựa chọn

một trong hai hành động, đối tượng, cách thức cùng tồn tại

Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm

và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy

(“Rừng xà nu” Nguyễn Trung Thành)

9 Hèn chi,

hèn nào

Thuyết minh lí do giữa hai

sự tình trong hai vế câu hoặc giải thích lí do gây ra hậu quả nào đó mà người nói nhận ra một cách chắc chắn

Trông Từ thật đáng thương! Hèn chi mà Từ khổ cả một đời!

(“Đời thừa” Nam Cao)

10 Hễ … thì… Dùng để biểu thị quan hệ

liên nhân quả Vế có “hễ”

gây ra điều kiện cho vế hậu quả ở sau

Hễ bên ấy động đũa động bát là biết ngay

(“Mảnh đất lắm người nhiều ma” Nguyễn Khắc Trường)

11 Huống chi Biểu hiện nghĩa so sánh sự

tình ở vế trước

Vả lại, con bé mới lên sáu tuổi đã làm được công trạng gì mà tao phải chuối? Huống chi nó sang ở với cô ấy, cơm no áo lành lại không sung sướng gấp trăm nghìn

ở nhà với vợ chồng mày hay sao? (“Tắt đèn” Ngô Tất Tố)

12 Kẻo Biểu hiện nghĩa để tránh

một cái không may mắn, tránh một điều nguy hiểm nào đó Có nghĩa tương đương với: chứ không thì, bằng không thì

Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu! (“Về thăm bà” Thạch Lam)

để thuyết minh cho thời gian ở vế kia

Khi cặp mắt bạc mờ như khói của

bà đã nhận ra Chỉnh, thì bà ngã ngồi xuống oà khóc, nói như lạy người con rể có tấm lòng quý hoá hiếm thấy (“Mảnh đất lắm người nhiều ma” Nguyễn Khắc Trường)

14 Không

những… mà

Dùng để nối hai bộ phận câu có quan hệ tăng tiến,

Không những ông thua, mà cả chúng tôi cũng sẽ bị trách là giao

Trang 39

còn… hoặc phủ định điều nói

đến ở bộ phận câu đầu

giày nhầm vào chân cầu thủ (“Mảnh đất lắm người nhiều ma” Nguyễn Khắc Trường)

15 Mà Biểu hiện mối quan hệ

ngược nhau giữa hai hành động “Mà” có thể thay thế “nhưng”, “song”

Nằm lâu như thế, Huệ Chi không ngủ mà cũng không thức Từ lúc uống thuốc bổ xong, Huệ Chi càng thấy mặt mày đầu óc thì hừng hực

mà trong người lại tê tê lạnh lạnh (“Cửa biển” Nguyên Hồng)

16 Mà Biểu hiện mối quan hệ cái

thuyết minh và cái được thuyết minh trong danh ngữ

Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy tám năm nay, ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ra ác liệt nhất (“Mùa Lạc” Nguyễn Khải)

17 Mà Dùng để nối hai vế của

câu đối lập nhằm khẳng định một sự tình, hành động sau khi đã phủ định

ở vế trước

Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng

Mị không bước ra đường chơi, mà

Mị từ từ bước vào buồng (“Vợ chồng A Phủ” Ma Văn Kháng)

18 Miễn Biểu hiện nghĩa: chỉ cần,

bất chấp, không so tính điều kiện gì

Chẳng được cơm thì cũng được cháo miễn là không chết lả

(Nam Cao)

19 Nếu thì… Dùng để nối câu ghép theo

quan hệ điều kiện Các vế gắn với nhau trên cơ sở vế này là tiền đề cho vế kia phát triển Một vế đóng vai trò là giả thiết từ đó hành động diễn ra

Nếu Duyên và đồng đội cho là tôi chết thì còn may

(Đức Mậu, Truyện ngắn được giải

95, trang 201)

20 Như Biểu thị sự giống nhau hay

đồng nhất về tính chất hay hành động

Tiếng nước chảy rí rách, rì rầm, liu riu … như tiếng gió rất nhẹ, như tiếng lá rụng, như tiếng đàn cá quẫy

(“Đất làng”, Nguyễn Thị Ngọc Tú)

21 Như Biểu thị hành vi chứng

minh, minh hoạ, cụ thể hoá nội dung nói đến trong câu

Trên bản đồ thành phố tương lai, màu xanh là khu nhà ở cho công nhân, màu đỏ là khu vực xây những công trình như nhà máy có khí, nhà máy bê - tông, bến

Trang 40

cảng…(“Cô thợ gạch trên công trường sông Đà”, Ngô Quân Miện)

22 Nhưng,

Song

Biểu thị nghĩa giữa các vế, các câu, các đoạn văn trái ngược nhau hoặc là những đánh giá bất thường

Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất nước (“Đất nước” Nguyễn Khoa Điềm)

23 Phỏng Biểu hiện một giả định

hàm ý đề phòng hoặc giả thiết cho một nghi ngờ

Phỏng từ giờ đến trưa, cày sao cho xong cái ruộng mẫu hai?

(“Tắt đèn”, Ngô Tất Tố)

24 Rằng, là Biểu thị điều sắp nêu ra là

nội dung thuyết minh điều vừa nói đến

Mà tôi lại thề với anh rằng lúc ấy tôi ngạc nhiên quá, không còn cười được (“Đôi mắt”, Nam Cao)

25 Rồi Dùng để nối hai hành

động tiếp tục theo trình tự trước sau

Rồi Quàng phụ trách quỹ tiết kiệm, em ruột Quềnh, ngồi cu ru đằng kia Rồi anh em Thanh, Thành Rồi chú cháu Đệ, Đạo Rồi Hoạt, Đích, ông Na, ông Bùi… (“Mảnh đất lắm người nhiều ma”, Nguyễn Khắc Trường)

26 Số là Ở đầu câu, biểu thị nguyên

Biểu thị mối quan hệ nhân

- quả, hoặc quan hệ lí do dẫn đến kết luận nào đó

Vế đầu nêu kết quả, vế sau nêu nguyên nhân tạo ra kết quả đó

Sở dĩ lúc nãy tôi hỏi anh có thích

đọc Tam quốc không là vì mỗi tối

trước khi đi ngủ, chúng tôi có cái

thú đọc một vài hồi Tam quốc rồi

(“Một đám cưới” Nam Cao)

29 Thì, là Dùng để nối 2 vế của câu,

hoặc giữa các nhằm đánh dấu ranh giới đề thuyết đối với câu ghép, hoặc giữa các ý

Kẻ sĩ lăn lộn tìm kiếm cái cao siêu thì được nhận một đời sống nghèo nàn

(Ma Văn Kháng, Truyện ngắn hay

Và đứa trẻ tuy mới chín tháng, nhưng đã cảm nhận ngay được thái độ dằn hắt của bà nội, liền xệch miệng hệ hệ mếu

(Ma Văn Kháng, Truyện ngắn hay

Ngày đăng: 26/01/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w