Cứ liệu thống kê.

Một phần của tài liệu kết từ tiếng việt trong một số sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài và vấn đề giảng dạy kết từ tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 57 - 94)

KẾT TỪ TRONG CÁC SÁCH DẠY TIẾNG VIỆT NHƢ MỘT NGOẠI NGỮ

2.3.1.Cứ liệu thống kê.

2.3.1.1.1. Áp dụng các thủ pháp đã nêu trong phần phƣơng pháp nghiên cứu, ở phần này chúng tôi lựa chọn và thống kê kết từ ở 2 phần trong sách là: hội thoại và bài đọc. (2 phần cơ bản của một bài học).

Về hình thức, một bài học trong các sách dạy tiếng thƣờng bao gồm 3 phần: Hội thoại và bài đọc, ngữ pháp, bài tập. Tuy nhiên cũng có những trƣ- ờng hợp tác giả muốn trình bày theo dụng ý riêng nên cá biệt cũng có thể có một cấu trúc khác. Có sách không có phần giải thích ngữ pháp, hoặc thiếu một phần hội thoại hoặc một phần bài đọc nhƣng không sách nào lại thiếu cả 2 phần hội thoại và bài đọc. Qua khảo sát, các sách tiếng Việt dạy cho ngƣời nƣớc ngoài, chúng tôi thấy, hội thoại và bài đọc luôn đƣợc các tác giả quan tâm, đƣợc chú trọng trong mỗi bài học. Cuốn “Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài” do Bùi Phụng chủ biên, 1991, đã nêu rõ “Chúng tôi không muốn ngƣời học phải mò mẫm loay hoay lần tìm để ứng dụng một qui tắc ngữ pháp nào đó trƣớc khi nói và viết” vì thế “phần hội thoại để ngƣời học quen với lối văn nói, phần bài đọc vừa là để tổng kết những điểm học ở phần trên vừa là để giới thiệu lối viết văn”.

Về mặt nội dung, đây là 2 phần tác giả có điều kiện trình bày quan điểm cũng nhƣ hiểu biết của mình. Để giới thiệu với ngƣời đọc một vấn đề, tác giả luôn tìm cách cài đặt nội dung đó vào hội thoại và bài đọc một cách khéo léo. Vì vậy, đây cũng là cơ hội để tác giả giới thiệu với ngƣời nƣớc ngoài về các vấn đề nhƣ: văn hoá, phong tục tập quán, thói quen của ngƣời Việt. Từ đó cũng lồng ghép vào những thói quen sử dụng ngôn ngữ. Và hy vọng đạt đến đƣợc mục đích xa hơn của tác giả là giúp ngƣời học có thể tƣ duy theo lối tƣ duy của ngƣời bản ngữ. Vì vậy, qua việc khảo sát 2 phần này, luận văn muốn xem xét vào phần trung tâm của việc giảng dạy trên lớp, phần lõi của một bài học tiếng.

2.3.1.1.2. Sau khi có số liệu thống kê kết từ trong 2 phần trên, chúng tôi thực hiện thủ pháp so sánh nhằm đƣa ra tƣơng quan giữa các con số trong các sách dạy tiếng Việt.

2.3.1.2. Kết quả nghiên cứu:

Số lƣợng liên từ đƣợc các sách tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài sử dụng trong bài đọc và hội thoại đƣợc liệt kê qua bảng sau

Quyển Liên từ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Cả …lẫn… + + + + + + + + + + + + - + Còn + + + + + + + + + + + + + + Cùng, cùng với - + - + - + + + - + + + + + Chứ - + - + + + - + + + + + + + Do + + + + + + + + + + + + + + Dù...cũng, dù + - - + + + + + + + + + + + Giá …. Thì - - - - - + - - - + + - + + Hay, hoặc + + + + + + + + + + + + + + Hèn chi, hèn nào - - - - Hễ …là - + - + + + - - - - + + + + Huống chi - - - - - - - + - - - - - - Kẻo - - - + + + - + - - + + - + Khi …thì + + + + + + + + + + + + + + Không những … mà còn + + - + + + + + + + + + + + A mà B + + - + + + + + + + + + + + A mà A1 - + - + + + + + + + + + + + Không A mà B + + - + - + - + + + + + + + Miễn - - - - + + - + - - - + - - Nếu …thì + + + + + + + + + + + + + + Nhƣ (so sánh) + + + + + + + + + + + + + + Nhƣ (liệt kê) + + + + + + + + + + + + + + Nhƣng + + + + + + + + + + + + + + Phỏng - - - - - - - - - - - - - - Rằng, là + + - + + + + + + + + + + + Rồi + + + + + + + + + + + + + + Số là - - - - - - - - - - - - - - Sở dĩ…là vì - - - - + + - + + - + + + - Thà - - - + + + + - - - + - - - Thì, là + + + + + + + + + + + + + + Tuy …nhƣng + + - + + + + + + + + + + + Tựu trung - - - - - - - - - - - - - - Và + + + + + + + + + + + + + + Vả, vả lại

Vì …nên + + + + + + + + + + + + + +

Ví - - - -

Vì vậy, vì thế + + - + + + + + + + + + + +

Số lƣợng giới từ đƣợc các sách tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài sử dụng trong hội thoại và bài đọc đƣợc liệt kê qua bảng sau

Quyển Giới từ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Bằng (phƣơng tiện) + + + + + + + + + + + + + + Bằng (chất liệu) + + + + + + - + + + + + + + Cạnh + + + + + + - + + + + + + + Cho (ĐT + cho) + + + + + + + + + + + + + + Cho, để cho + + + + + + + + + + + + + + Của + + + + + + + + + + + + + + Cùng, cùng với - + - + + + + + + + + + - + Dƣới + + + + + + + + + + + + + + Để, để cho + + + + + + + + + + + + + + ĐT + đến + + + + + + + + + + + + + +

Đối với, theo + DT + + + + + + + + + + + + + +

Giữa + + + + + + + + + + + + + + Lên + + + + + + + + + + + + + + Lúc + - - + + + + + - + + - - - Mà, mà để + + - + + + - + + + + + + + Ngoài + + + + - + + + - + + + + + Nhân - + + - - + - - + - + + + + Nhờ - - - + - + - + + - + + + + Ở + + + + + + + + + + + + + + Qua + DT - - - + + + + + + + ĐT + qua - + - + + + + + + + + + + + Quanh + + + + - + + + - + + + + + Ra - + + + + + + + + + + + + + Sang, thành - + + + - + - + + + + + + + Sau + + + + - + + + + + + + + + Tại + - - + + + - + + + + + + + Tận - + - + + + + - + + + + + + ĐT + theo + + + + + + + + + + + + + + Tới, đến, đi + + + + + + + + + + + + + + Từ…đến + + + + + + + + + + + + + + Trên + + + + + + + + + + + + + +

Trong + + + + + + + + + + + + + + Trƣớc + + - + + + + + + + + + + + Vào, vào lúc + + + + - + + + + + + + + + ĐT + vào + + + + + + + + + + + + + + Về + DT + + + + + + + + + + + + + + ĐT + về + + + + + + + + + + + + + + Vì + + + + - + - + - + + + - + Với + DT - + - + - + + + + + + + + + ĐT + với + + + + + + + + + + + + + + Xuống - + + + - + + + + + + + + + 2.3.2. Các nhận xét và mô tả.

2.3.2.1. Các nhận xét và mô tả trên tiêu chí dựa vào đối tượng của sách. 2.3.2.1.1. Trước hết, chúng tôi so sánh số lượng kết từ trong các loại giáo trình:

- Giáo trình cho ngƣời nói tiếng Anh có số lƣợng 6692 kết từ. Trung bình trong một sách số lƣợng kết từ trung bình là: 1115,33 kết từ/ sách.

- Giáo trình dành cho ngƣời nói tiếng Trung Quốc có tổng số kết từ trong 3 quyển là 3538 kết từ. Nhƣ vậy, số lƣợng kết từ trung bình trong một sách là: 1252,66 kết từ/ sách.

- Giáo trình chung dành cho ngƣời nƣớc ngoài có số lƣợng kết từ trong 4 quyển là 6316 kết từ. Và trung bình số lƣợng kết từ trong một sách là: 1579 kết từ/ sách.

Nhƣ vậy về trung bình giữa các loại sách là những con số tƣơng đối ổn định. Tuy nhiên, sách tiếng Việt chung có số lƣợng kết từ trung bình trong một sách là lớn nhất. Thấp nhất là sách tiếng Việt dành cho những ngƣời nói tiếng Anh.

2.3.2.1.2. Xét về mật độ kết từ trong hỏi - đáp

- Giáo trình cho ngƣời nói tiếng Anh có số lƣợng trung bình trong một sách là 1,56 kết từ/ hỏi - đáp.

- Giáo trình chung dành cho ngƣời nƣớc ngoài có số lƣợng trung bình trong một sách là 2,42 kết từ/ hỏi - đáp.

- Giáo trình cho ngƣời nói tiếng Trung Quốc mà chúng tôi thống kê không có hội thoại. Vì thế, chúng tôi không có điều kiện so sánh ở tiêu chí này trong giáo trình cho ngƣời nói tiếng Trung Quốc.

Nhận xét: Về số lƣợng kết từ trong mỗi hội thoại ở các giáo trình chung dành cho ngƣời nƣớc ngoài có số lƣợng kết từ trung bình cao hơn số lƣợng trung bình kết từ của giáo trình cho ngƣời nói tiếng Anh.

2.3.2.1.3. Xét về mật độ kết từ trong câu ở bài đọc

- Mật độ kết từ trong mỗi câu của bài đọc ở giáo trình cho ngƣời nói tiếng Anh trung bình là 1,51 kết từ/ câu.

- Mật độ kết từ trong mỗi câu của bài đọc ở giáo trình cho ngƣời nói tiếng Trung Quốc trung bình là 1,15 kết từ/ câu.

- Mật độ kết từ trong mỗi câu của bài đọc ở giáo trình chung cho ngƣời nƣớc ngoài trung bình là 1,5 kết từ/ câu.

Nhận xét: Số lƣợng mật độ kết từ trong mỗi câu ở bài đọc của giáo trình cho ngƣời nói tiếng Anh và giáo trình chung cho ngƣời nƣớc ngoài là tƣơng đƣơng nhau. Độ chênh lệch chỉ là 0,01 đơn vị. Còn số lƣợng kết từ trong hội thoại của giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nói tiếng Trung Quốc có số lƣợng ít nhất trong số những loại sách mà chúng tôi đã thống kê.

2.3.2.2. Các nhận xét và mô tả trên tiêu chí dựa vào trình độ của sách. 2.3.2.2.1. Các nhận xét (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2.2.1.1. Số lượng kết từ giải thích trong phần ngữ pháp của những sách tiếng Việt cho người nước ngoài khác nhau ở các trình độ khác nhau.

Số lượng kết từ được giải thích trong phần ngữ pháp ở trình độ cơ sở là:

Tổng số kết từ sử dụng trong sách “Tiếng Việt cơ sở” của Vũ Văn Thi là 51 kết từ (20 liên từ và 31 giới từ). Trong khi đó số lƣợng kết từ giải thích trong phần ngữ pháp chỉ là 17 kết từ (chiếm 33,33%).

Tổng số kết từ sử dụng trong sách “Giáo trình tiếng Việt cơ sở I” của Trƣờng Đại học Tổng hợp là 60 kết từ (23 liên từ và 38 giới từ). Trong khi đó

số lƣợng kết từ giải thích trong phần ngữ pháp chỉ là 19 kết từ (chiếm 31,66%).

Tổng số kết từ sử dụng trong sách “Tiếng Việt cơ sở I” của Đại học Bắc Kinh là 44 kết từ (13 liên từ và 31 giới từ). Trong khi đó số lƣợng kết từ giải thích trong phần ngữ pháp chỉ là 8 kết từ (chiếm 18,18%).

Tổng số kết từ sử dụng trong sách “Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài” của Bùi Phụng là 66 kết từ (27 liên từ và 39 giới từ). Trong khi đó số lƣợng kết từ giải thích trong phần ngữ pháp chỉ là 26 kết từ (chiếm 39,39%).

Tổng số kết từ sử dụng trong sách “Thực hành tiếng Việt dùng cho ngƣời nƣớc ngoài” của Nguyễn Việt Hƣơng là 56 kết từ (26 liên từ và 30 giới từ). Trong khi đó số lƣợng kết từ giải thích trong phần ngữ pháp là 30 kết từ (chiếm 53,57%).

Tổng số kết từ sử dụng trong sách “Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài” của Nguyễn Anh Quế là 70 kết từ (30 liên từ và 40 giới từ). Trong khi đó số lƣợng kết từ giải thích trong phần ngữ pháp chỉ là 31 kết từ (chiếm 44,29%).

Tổng số kết từ sử dụng trong sách “Tiếng Việt cho ngƣời Nhật” của Trần Thị Chung Toàn là 54 kết từ (22 liên từ và 32 giới từ). Trong khi đó số lƣợng kết từ giải thích trong phần ngữ pháp chỉ là 23 kết từ (chiếm 42,59%).

Số lượng kết từ được giải thích trong phần ngữ pháp ở trình độ cơ sở là:

Tổng số kết từ sử dụng trong sách “Tiếng Việt nâng cao” của Nguyễn Thiện Nam là 67 kết từ (28 liên từ và 39 giới từ). Trong khi đó số lƣợng kết từ giải thích trong phần ngữ pháp chỉ là 12 kết từ (chiếm 17,91%).

Tổng số kết từ sử dụng trong sách “Tiếng Việt, Upper - Intermediate” của Phan Văn Giƣỡng - Nguyễn Anh Quế là 61 kết từ (24 liên từ và 37 giới từ). Trong khi đó số lƣợng kết từ giải thích trong phần ngữ pháp không có. Tác giả chỉ đƣa ra các cấu trúc ngữ pháp để ngƣời học có thể làm bài tập và thực hành theo mẫu. Tổng số những mẫu câu luyện về kết từ có 15 cấu trúc mẫu đề cập đến kết từ (chiếm 24,59%).

Tổng số kết từ sử dụng trong sách “Tiếng Việt thực hành B” của Đoàn Thiện Thuật là 63 kết từ (24 liên từ và 39 giới từ). Trong khi đó số lƣợng kết từ giải thích trong phần ngữ pháp chỉ là 13 kết từ (chiếm 20,63%).

Tổng số kết từ sử dụng trong sách “Tiếng Việt thực hành C” của Đoàn Thiện Thuật là 69 kết từ (28 liên từ và 41 giới từ). Trong khi đó số lƣợng kết từ giải thích trong phần ngữ pháp chỉ là 9 kết từ (chiếm 13,04%).

Tổng số kết từ sử dụng trong sách “Giáo trình cơ sở tiếng Việt II” của Trƣờng Đại học Tổng hợp là 67 kết từ (27 liên từ và 40 giới từ). Trong khi đó số lƣợng kết từ giải thích trong phần ngữ pháp chỉ là 26 kết từ (chiếm 38,81%).

Tổng số kết từ sử dụng trong sách “Tiếng Việt cơ sở II” của Đại học Bắc Kinh là 63 kết từ (25 liên từ và 38 giới từ). Trong khi đó số lƣợng kết từ giải thích trong phần ngữ pháp chỉ là 15 kết từ (chiếm 23,81%).

Tổng số kết từ sử dụng trong sách “Tiếng Việt cơ sở III” của Đại học Bắc Kinh là 67 kết từ (27 liên từ và 40 giới từ). Trong khi đó số lƣợng kết từ đƣợc đề cập trong phần Từ ngữ chỉ là 2 kết từ (chiếm 2,99%).

BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KẾT TỪ TRONG SÁCH TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI

Cột 1: Kết từ được giải thích trong phần ngữ pháp trong tương quan với các hiện tượng ngữ pháp khác của sách tiếng Việt cho người nước ngoài. Cột 2: Kết từ được giải thích trong phần ngữ pháp trong tương quan với kết từ được sử dụng trong phần bài đọc và hội thoại của sách tiếng Việt cho người nước ngoài.

Bảng trên cho chúng ta thấy, cột 1 thể hiện số lƣợng kết từ đƣợc giải thích trong phần ngữ pháp trong tƣơng quan với số lƣợng các hiện tƣợng ngữ pháp khác thì sách tiếng Việt nâng cao lại có con số cao hơn so với sách tiếng Việt cơ sở. Điều này có thể giải thích trên lập luận ở các sách tiếng Việt nâng cao, các tác giả mặc nhiên cho là học viên đã sử dụng thành thạo những kết từ

010 10 20 30 40 50 60 % Quyen I Quyen V Quyen IX Quyen XIII Cot 1 Cot 2

phổ biến. Vì thế không cần giải thích nhiều về kết từ hoặc nếu có thì giải thích trên cơ sở mở rộng.

Trong khi đó cột 2 thể hiện kết từ giải thích trong phần ngữ pháp trong tƣơng quan với các kết từ sử dụng trong bài đọc và hội thoại thì lại có kết quả ngƣợc lại. Số lƣợng kết từ đƣợc đƣợc giải thích trong phần ngữ pháp trong tƣơng quan với thực tế sử dụng kết từ trong phần bài đọc và hội thoại của các sách tiếng Việt cơ sở lại cao hơn so với sách tiếng Việt nâng cao. Đây là kết quả phù hợp với yêu cầu của thực tế. Vì kết từ là thành phần liên kết thành phần câu cần đƣợc giải thích nhiều ở các sách tiếng Việt cơ sở và sử dụng nhiều ở sách tiếng Việt nâng cao.

2.3.2.2.1.2. Những thống kê về kết từ trong phần hội thoại.

Trong 14 quyển sách đƣợc thống kê có 2 giáo trình hoàn toàn không sử dụng hội thoại để dạy. Đó là sách dạy tiếng Việt cho ngƣời Trung Quốc. (“Tiếng Việt cơ sở II, III”, Đại học Bắc Kinh). Ngoài ra những cuốn sách còn lại đều có hội thoại.

Về số lượng kết từ trong hội thoại của các sách ở trình độ cơ sở.

Số lƣợng kết từ trong cuốn “Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài” của Nguyễn Anh Quế đứng đầu là 813 kết từ, với 402 hỏi-đáp (trung bình là 2,02 kết từ trong một hỏi - đáp). Trong khi đó cuốn “Tiếng Việt cơ sở I” của Đại học Bắc Kinh có 70 kết từ trong 73,5 hỏi - đáp. Đây là cuốn sách có tần số kết từ xuất hiện ít nhất trong những sách cơ sở mà chúng tôi đã thống kê, là 0,95 kết từ trong một hỏi - đáp. Cuốn “Thực hành tiếng Việt dùng cho ngƣời nƣớc ngoài” của Nguyễn Việt Hƣơng không có bài đọc, chỉ có hội thoại, số lƣợng kết từ xuất hiện trong cả quyển là 378 kết từ với 363,5 hỏi - đáp. Mặc dù lấy hội thoại là thành phần chính và quan trọng bậc nhất (không có bài đọc chỉ có hội thoại) để giảng dạy nhƣng cuốn giáo trình này chỉ có 1,04 kết từ trên một đơn vị hỏi - đáp, thấp thứ hai sau cuốn “Tiếng Việt cơ sở I” của Đại học Bắc Kinh. Bên cạnh đó cuốn “Tiếng Việt cơ sở” của Vũ Văn Thi có 140 kết từ/ 99 hỏi - đáp, trung bình là 1,4 kết từ trong một hỏi - đáp. “Tiếng Việt cho ngƣời

nƣớc ngoài” của Bùi Phụng có 514 kết từ/ 405 hỏi - đáp, trung bình là 1,27 kết từ trong một hỏi - đáp. Cuốn “Giáo trình Tiếng Việt thực hành I” Trƣờng Đại học Tổng hợp có số lƣợng là 217 kết từ/ 175 hỏi - đáp với trung bình là 1,24 kết từ/ hỏi - đáp. Còn cuốn “Tiếng Việt cho ngƣời Nhật” của Trần Thị Chung Toàn có 226 kết từ/ 192 hỏi - đáp có trung bình là 1,18 kết từ/ một hỏi - đáp.

Nhƣ vậy, theo số liệu thống kê, những cuốn giáo trình tiếng Việt ở trình độ cơ sở ngoài một cuốn có số lƣợng kết từ xuất hiện nhiều nhất là 2,02 kết từ, thấp nhất là 0,95 kết từ trong một hỏi - đáp thì còn lại trung bình ở các giáo trình khác đều có số lƣợng là hơn 1 kết từ trong một hỏi - đáp. Trung bình một hỏi - đáp trong sách tiếng Việt cơ sở có số lƣợng kết từ là 1,4. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về số lượng kết từ trong hội thoại của các sách ở trình độ nâng cao.

Trong các cuốn sách dạy tiếng Việt ở trình độ nâng cao, cuốn “Tiếng Việt” của Phan Văn Giƣỡng - Nguyễn Anh Quế có tần số kết từ xuất hiện trong một hỏi - đáp là cao nhất (4,63 kết từ/ hỏi - đáp). Cuốn giáo trình này có 146 kết từ nhƣng chỉ có 31,5 hỏi - đáp nên mặc dù có số lƣợng hỏi - đáp ít nhất trong số những giáo trình nâng cao mà chúng tôi đã thống kê nhƣng lại có tần số kết từ xuất hiện cao nhất. Cuốn “Tiếng Việt nâng cao” của Nguyễn Thiện Nam có số lƣợng kết từ là 204 kết từ với 86 hỏi - đáp nên có tần số kết từ xuất hiện thấp nhất (2,37 kết từ/ hỏi - đáp). Cuốn “Tiếng Việt thực hành B” của Đoàn Thiện Thuật có tần số xuất hiện kết từ là 2,79 kết từ/ hỏi - đáp với 283 kết từ/ 101,5 hỏi - đáp. Cuốn “Giáo trình tiếng Việt thực hành II” của Tr- ƣờng Đại học Tổng hợp có tần số kết từ xuất hiện là 2,54 kết từ/ hỏi - đáp với 418 kết từ/ 164,5 hỏi - đáp. Cuối cùng trong cuốn “Tiếng Việt thực hành C”

Một phần của tài liệu kết từ tiếng việt trong một số sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài và vấn đề giảng dạy kết từ tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 57 - 94)