Phân loại DANH SÁCH LIÊN TỪ

Một phần của tài liệu kết từ tiếng việt trong một số sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài và vấn đề giảng dạy kết từ tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 37 - 42)

DANH SÁCH LIÊN TỪ STT Liên từ Cách dùng Ví dụ 1 Cả … lẫn.. Dùng để nối kết các thành phần đồng chức năng trong câu.

Anh em thấy một đôi bạn trái ngƣợc nhau cả về hình thức lẫn tính nết, liền đem họ ra gán ghép. (“Mùa lạc”, Nguyễn Khải) 2 Còn Biểu thị yếu tố sắp nêu là

có ý nghĩa tƣơng phản hoặc đối chiếu với sự tình đã nêu.

Hai đầu có hai cụm hoa không biết là bao nhiêu chậu, bao nhiêu gốc, còn trên bàn thì bầy rải các đĩa hoa, bát hoa, bình hoa và các cụm nến pha lê. (“Cửa biển” Nguyên Hồng).

3 Cùng, cùng với, với và

Biểu thị quan hệ lôgic đồng nhất, nhƣ nhau

Anh với tôi, đôi ngƣời xa lạ.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh (“Đồng Chí” Chính Hữu)

4 Chứ Nối câu với hai vế tƣơng phản. Vế đầu có nghĩa khẳng định, vế sau có nghĩa phủ định.

Xa nay ngời ta chỉ sợ ngƣời chết chứ ai sợ ngƣời sống, có đúng không hở? Chỉ sợ ma chứ ai sợ ngƣời có phải không hở? (“Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma”, Nguyễn Khắc Trƣờng)

5 Do, do...mà, Do…nên,

Biểu thị quan hệ nguyên nhân, nguồn gốc và kết quả của hành động.

Công trình chính đƣợc tô màu tím: con đập lớn ngăn sông và nhà máy thuỷ điện có công suất lớn do Liên Xô giúp ta xây dựng.

(“Cô thợ gạch trên công trƣờng sông Đà”, Ngô Quân Miện)

6 Dù … cũng Dầu… cũng

Dùng để biểu thị ý nghĩa nhân quả tất yếu, giả thiết để khẳng định. Nghĩa vế thứ nhất chỉ giả định, có thể thực hiện hay không nhƣng không làm ảnh hƣởng đến vế thứ hai.

Dù sung sớng hay đau khổ thì giờ này ngƣời ta cũng rút về hang ổ cuối cùng của mình là những mái nhà. Dù ít dù nhiều, ngay ngƣời giàu nơi thôn dã cũng chỉ ngày cơm hai bữa, và kẻ khó cũng cứ đỏ lửa hai lần.

(“Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma” Nguyễn Khắc Trƣờng)

7 Giá..thì… Dùng để biểu thị nghĩa giả thiết, điều kiện thƣờng đứng ở phần đầu câu

Các vị chẳng nề hà chút công sức nào để bảo vệ bọn tôi, và giá cô đƣợc trông thấy các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác các bà mẹ hiền

rình con thơ chập chững bƣớc đi thứ nhất, thì hẳn cô phải phát ghen lên đƣợc về nỗi niềm âu yếm của các vị đối với tôi.

(“Vi hành”, Nguyễn Ái Quốc) 8 Hay, hoặc Biểu hiện nghĩa lựa chọn

một trong hai hành động, đối tƣợng, cách thức cùng tồn tại.

Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy.

(“Rừng xà nu” Nguyễn Trung Thành)

9 Hèn chi, hèn nào

Thuyết minh lí do giữa hai sự tình trong hai vế câu hoặc giải thích lí do gây ra hậu quả nào đó mà ngƣời nói nhận ra một cách chắc chắn.

Trông Từ thật đáng thƣơng! Hèn chi mà Từ khổ cả một đời!

(“Đời thừa” Nam Cao)

10 Hễ … thì… Dùng để biểu thị quan hệ liên nhân quả. Vế có “hễ” gây ra điều kiện cho vế hậu quả ở sau.

Hễ bên ấy động đũa động bát là biết ngay.

(“Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma” Nguyễn Khắc Trƣờng)

11 Huống chi Biểu hiện nghĩa so sánh sự tình ở vế trƣớc.

Vả lại, con bé mới lên sáu tuổi đã làm đƣợc công trạng gì mà tao phải chuối? Huống chi nó sang ở với cô ấy, cơm no áo lành lại không sung sƣớng gấp trăm nghìn ở nhà với vợ chồng mày hay sao? (“Tắt đèn” Ngô Tất Tố)

12 Kẻo Biểu hiện nghĩa để tránh một cái không may mắn, tránh một điều nguy hiểm nào đó. Có nghĩa tƣơng đƣơng với: chứ không thì, bằng không thì.

Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu! (“Về thăm bà” Thạch Lam) 13 Khi…thì.. Trong khi (lúc).. thì.. Sau khi… thì…

Dùng để nối 2 vế của câu ghép chính phụ có quan hệ thời gian. Một vế diễn tả hành động nhƣ điều kiện để thuyết minh cho thời gian ở vế kia.

Khi cặp mắt bạc mờ nhƣ khói của bà đã nhận ra Chỉnh, thì bà ngã ngồi xuống oà khóc, nói nhƣ lạy ngƣời con rể có tấm lòng quý hoá hiếm thấy. (“Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma” Nguyễn Khắc Trƣờng) 14 Không

những… mà

Dùng để nối hai bộ phận câu có quan hệ tăng tiến,

Không những ông thua, mà cả chúng tôi cũng sẽ bị trách là giao

còn… hoặc phủ định điều nói đến ở bộ phận câu đầu.

giày nhầm vào chân cầu thủ. (“Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma” Nguyễn Khắc Trƣờng)

15 Mà Biểu hiện mối quan hệ ngƣợc nhau giữa hai hành động. “Mà” có thể thay thế “nhƣng”, “song”.

Nằm lâu nhƣ thế, Huệ Chi không ngủ mà cũng không thức. Từ lúc uống thuốc bổ xong, Huệ Chi càng thấy mặt mày đầu óc thì hừng hực mà trong ngƣời lại tê tê lạnh lạnh. (“Cửa biển” Nguyên Hồng)

16 Mà Biểu hiện mối quan hệ cái thuyết minh và cái đƣợc thuyết minh trong danh ngữ.

Quê hƣơng thứ nhất của chị ở đất Hƣng Yên, quê hƣơng thứ hai của chị ở nông trƣờng Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy tám năm nay, ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ra ác liệt nhất. (“Mùa Lạc” Nguyễn Khải)

17 Mà Dùng để nối hai vế của câu đối lập nhằm khẳng định một sự tình, hành động sau khi đã phủ định ở vế trƣớc.

Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhƣng Mị không bƣớc ra đƣờng chơi, mà Mị từ từ bƣớc vào buồng. (“Vợ chồng A Phủ” Ma Văn Kháng) 18 Miễn Biểu hiện nghĩa: chỉ cần,

bất chấp, không so tính điều kiện gì.

Chẳng đƣợc cơm thì cũng đƣợc cháo miễn là không chết lả.

(Nam Cao) 19 Nếu..thì… Dùng để nối câu ghép theo

quan hệ điều kiện. Các vế gắn với nhau trên cơ sở vế này là tiền đề cho vế kia phát triển. Một vế đóng vai trò là giả thiết từ đó hành động diễn ra.

Nếu Duyên và đồng đội cho là tôi chết thì còn may.

(Đức Mậu, Truyện ngắn đƣợc giải 95, trang 201)

20 Nhƣ Biểu thị sự giống nhau hay đồng nhất về tính chất hay hành động.

Tiếng nƣớc chảy rí rách, rì rầm, liu riu … nhƣ tiếng gió rất nhẹ, nhƣ tiếng lá rụng, nhƣ tiếng đàn cá quẫy.

(“Đất làng”, Nguyễn Thị Ngọc Tú)

21 Nhƣ Biểu thị hành vi chứng minh, minh hoạ, cụ thể hoá nội dung nói đến trong câu.

Trên bản đồ thành phố tƣơng lai, màu xanh là khu nhà ở cho công nhân, màu đỏ là khu vực xây những công trình nhƣ nhà máy có khí, nhà máy bê - tông, bến

cảng…(“Cô thợ gạch trên công trƣờng sông Đà”, Ngô Quân Miện) 22 Nhƣng,

Song

Biểu thị nghĩa giữa các vế, các câu, các đoạn văn trái ngƣợc nhau hoặc là những đánh giá bất thƣờng.

Không ai nhớ mặt đặt tên Nhƣng họ đã làm ra Đất nƣớc (“Đất nƣớc” Nguyễn Khoa Điềm) 23 Phỏng Biểu hiện một giả định

hàm ý đề phòng hoặc giả thiết cho một nghi ngờ.

Phỏng từ giờ đến trƣa, cày sao cho xong cái ruộng mẫu hai?

(“Tắt đèn”, Ngô Tất Tố) 24 Rằng, là Biểu thị điều sắp nêu ra là

nội dung thuyết minh điều vừa nói đến.

Mà tôi lại thề với anh rằng lúc ấy tôi ngạc nhiên quá, không còn cƣời đƣợc. (“Đôi mắt”, Nam Cao) 25 Rồi Dùng để nối hai hành

động tiếp tục theo trình tự trƣớc sau.

Rồi Quàng phụ trách quỹ tiết kiệm, em ruột Quềnh, ngồi cu ru đằng kia. Rồi anh em Thanh, Thành. Rồi chú cháu Đệ, Đạo. Rồi Hoạt, Đích, ông Na, ông Bùi… (“Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma”, Nguyễn Khắc Trƣờng).

26 Số là Ở đầu câu, biểu thị nguyên do cho cả câu.

Số là tôi không biết trƣớc nên không kịp ngăn lại.25

27 Sở dĩ … là vì …

Biểu thị mối quan hệ nhân - quả, hoặc quan hệ lí do dẫn đến kết luận nào đó. Vế đầu nêu kết quả, vế sau nêu nguyên nhân tạo ra kết quả đó.

Sở dĩ lúc nãy tôi hỏi anh có thích đọc Tam quốc không là vì mỗi tối trƣớc khi đi ngủ, chúng tôi có cái thú đọc một vài hồi Tam quốc rồi mới đi ngủ.

(“Đôi mắt” Nam Cao) 28 Thà Biểu thị thái độ so sánh,

chọn lựa, khẳng định.

Thƣơng con thì để bụng. Nuông con thà giết con đi.

(“Một đám cƣới” Nam Cao) 29 Thì, là Dùng để nối 2 vế của câu,

hoặc giữa các nhằm đánh dấu ranh giới đề thuyết đối với câu ghép, hoặc giữa các ý.

Kẻ sĩ lăn lộn tìm kiếm cái cao siêu thì đƣợc nhận một đời sống nghèo nàn.

(Ma Văn Kháng, Truyện ngắn hay 97, trang 173)

30 Tuy … nhƣng … Mặc dù… song

Dùng để nối trong câu ghép biểu hiện quan hệ nhƣợng bộ tăng tiến thể hiện sự khác biệt về mặt ý nghĩa giữa hai vế.

Và đứa trẻ tuy mới chín tháng, nhƣng đã cảm nhận ngay đƣợc thái độ dằn hắt của bà nội, liền xệch miệng hệ hệ mếu.

(Ma Văn Kháng, Truyện ngắn hay 97, trang 170)

25

31 Tựu trung Chỉ ra quan hệ khái quát, nói chung, về điều vừa nói đến.

Mỗi ngƣời một ý khác nhau, tựu trung có mấy điểm thống nhất nhƣ dƣới đây:…26

32 Và Biểu hiện mối quan hệ

tƣơng đồng, cùng phạm trù của đối tƣợng, hiện t- ƣợng ... trong một câu và giữa các câu, các đoạn văn.

Của yến anh này đây khúc tình si. Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

(“Thơ duyên” Xuân Diệu)

33 Vả, Vả lại Biểu hiện ý nói thêm tiếp theo để khẳng định điều vừa nói đến, biểu thị nghĩa thuyết minh thêm, bổ sung thêm để khẳng định ý kiến câu trƣớc và biểu thị quan hệ đồng hƣớng, bổ sung.

Lão thì già, con đi vắng, vả lại nó còn dại lắm, nếu không có ngƣời trông nom cho thì khó mà giữ đƣợc vƣờn đất để làm ăn ở làng này.

(“Lão Hạc” Nam Cao) 34 Vì … nên Dùng để nối câu ghép

chính phụ theo quan hệ nguyên nhân - kết quả. Một vế chỉ nguyên nhân, một vế chỉ kết quả. Một vế là căn nguyên để vế kia phát triển.

Vì hai nhà ở gần nhau nên anh rất hay đến thăm cô.

(Hoàng Kim Dung, Truyện ngắn hay 95, trang 129).

35 Ví Biểu thị nghĩa giả thiết, giả định.

Ví đây đổi phận là trai đƣợc Thì sự anh hùng há bấy nhiêu. (Bà Huyện Thanh Quan, “Qua đèo Ngang)

36 Vì vậy, vì thế

Dùng để liên kết giữa hai câu hoặc hai đoạn văn có tác dụng thuyết minh quan hệ nhân quả.

Dãy núi Bình Ba cùng những hòn đảo nhỏ nhấp nhô tạo thành bức bình phong chắn sóng Biển Đông. Vì thế quanh năm lúc nào Cam Ranh cũng bình yên êm ả.

(“Cảnh Cam Ranh”, Đắc Trung)

Một phần của tài liệu kết từ tiếng việt trong một số sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài và vấn đề giảng dạy kết từ tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)