Phân biệt kết từ với các loại hư từ khác.

Một phần của tài liệu kết từ tiếng việt trong một số sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài và vấn đề giảng dạy kết từ tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 28 - 31)

Để phân biệt đƣợc kết từ với các loại hƣ từ khác. Trƣớc hết, chúng tôi xin xác định những loại hƣ từ đƣợc đƣa ra xem xét trong phần này. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về số lƣợng và tên gọi của các loại hƣ từ. Ngoài một số loại hƣ từ đặc trƣng nhƣ: Liên từ, giới từ, tình thái từ, phụ từ. Một số các tác giả còn mở rộng số lƣợng các loại hƣ từ nhƣ: quán ngữ17

Trong phần này, để tiện cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng quan điểm của Diệp Quang Ban về số lƣợng và tên gọi của các loại hƣ từ tƣơng đƣơng với kết từ để nghiên cứu sơ đồ nhƣ sau:

Để hiểu rõ hơn về kết từ, chúng tôi xin đƣa ra vị trí và vai trò của kết từ trong tƣơng quan với các hƣ từ khác. Kết từ cũng giống các loại: phụ từ và tiểu từ chúng cùng là hƣ từ. Vì thế, ngoài những đặc điểm chung (đặc điểm của hƣ từ) mỗi loại còn có đặc điểm riêng khác nhau. Phần này, chúng tôi trình bày đặc điểm và kiểu loại của phụ từ và tiểu từ để làm rõ hơn cho phần đặc điểm của kết từ ở phần sau.

17

“Cách dùng hƣ từ tiếng Việt hiện đại”, Hoàng Trọng Phiến, NXB Nghệ An, 2003.

Hư từ Phụ từ Kết từ Tiểu từ Phó từ Định từ Tình thái từ Thán từ

1.3.2.1.Phụ từ bao gồm: định từ và phó từ.

Định từ là những từ biểu thị quan hệ về số lƣợng18

với sự vật đƣợc nêu ở danh từ, chuyên đƣợc dùng kèm với danh từ với chức năng làm thành tố phụ trong kết hợp từ có trung tâm ngữ nghĩa - ngữ pháp là danh từ (cụm danh từ).

Định từ bao gồm các loại sau: -Nhóm: những, các, một19 -Nhóm: mỗi, từng, mọi -Nhóm: cái, mấy

Phó từ là những hƣ từ thƣờng dùng kèm với vị từ20

(động từ, tính từ). Chúng biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa quá trình và đặc trƣng với thực tại, đồng thời cũng biểu hiện ý nghĩa về cách thức nhận thức và phản ánh các quá trình và đặc trƣng trong hiện thực.

Phó từ bao gồm các loại sau:

-Nhóm phó từ chỉ thời gian: đã, từng, mới, sẽ, sắp…

-Nhóm phó từ so sánh và phó từ chỉ tiếp diễn - tƣơng tự: cũng, đều, vẫn, cứ, còn, nữa, cùng…

-Nhóm phó từ chỉ trình độ: rất, lắm, cực kì, hơi, khí, khá… -Nhóm phó từ phủ định, khẳng định: không, chƣa, chẳng, có… -Nhóm phó từ sai khiến: hãy, đừng, chớ.

-Nhóm phó từ chỉ kết quả: mất, đƣợc, ra21, thấy…

-Nhóm phó từ chỉ tần số: thƣờng, năng, ít, hiếm, luôn… -Phó từ tác động: cho22

-Nhóm phó từ chỉ các ý nghĩa tình thái chủ quan hoặc khách quan: vụt, thốt, chợt, bỗng, bỗng dƣng, thình lình,…

18

Chúng tôi thống nhất với quan điểm về các định từ dùng kèm danh từ biểu thị quan hệ về số lƣợng (bao gồm các số từ không xác định). Còn những số từ xác định đƣợc xếp vào lớp thực từ .

19

Theo Đinh Văn Đức, “Ngữ pháp tiếng Việt” (Từ loại), trƣờng hợp này có ý nghĩa bất định. 20

Tác giả Diệp Quang Ban gọi động từ và tính từ là “thực từ” nhƣng vì dễ nhầm với khái niệm thực từ chúng tôi đã sử dụng trong luận văn nên ở đây chúng tôi xin đổi tên gọi là “vị từ”.

21

Chúng tôi nhất trí với Diệp Quang Ban “ra” là phó từ trong trƣờng hợp sau: Hồi này Hà béo ra và rất khoẻ. 22

1.3.2.2. Tiểu từ bao gồm: trợ từ và tình thái từ.

Trợ từ dùng trong câu biểu thị ý nghĩa tình thái, bằng cách nhấn mạnh vào từ, kết hợp từ…có nội dung phản ánh liên quan với thực tại mà ngƣời nói muốn lƣu ý ngƣời nghe.

Trợ từ bao gồm23

:

- Trợ từ với sắc thái khẳng định chủ thể hoặc khẳng định quan hệ giữa các sự vật hay sự kiện đƣợc nêu trong câu: thì

- Trợ từ với sắc thái khẳng định là không bình thƣờng: ngay, ngay cả. - Trợ từ với sắc thái xác nhận: đúng, đúng là.

- Trợ từ với sắc thái không bình thƣờng về số lƣợng: những. - Trợ từ với sắc thái xác nhận: chính, đích.

- Trợ từ với sắc thái khẳng định có giới hạn: chỉ, chỉ là. - Trợ từ với sắc thái khẳng định tuyệt đối: nhất là.

- Trợ từ với sắc thái khẳng định bản chất: thật, thật ra, thực ra. - Trợ từ với sắc thái khiên cƣỡng: đến, đến cả, đến nỗi.

- Trợ từ với sắc thái khẳng định ý chí chủ quan: tự.

Tình thái từ là tiểu từ chuyên dùng biểu thị ý nghĩa tình thái trong quan hệ của chủ thể phát ngôn với ngƣời nghe hay với nội dung phản ánh; hoặc ý nghĩa tình thái gắn với mục đích phát ngôn.

Tình thái từ bao gồm:

- Tình thái từ góp phần thể hiện mục đích phát ngôn:

+ Tình thái từ để hỏi: à, ƣ, chứ, chăng, hử, không, phỏng…

+ Tình thái từ mệnh lệnh hoặc cầu khiến: đi, với, nhé, mà, nào, thôi… - Tình thái từ biểu thị cảm xúc chủ quan hoặc khách quan: à, á, vậy kia, mà, cơ, cơ mà, hứ, ôi, ối, ái chà, ôi dào…

- Tình thái từ dùng để gọi đáp: ơi, hỡi, ạ, vâng, dạ, ừ,…

23

Chúng tôi không hoàn toàn nhất trí với quan điểm của Diệp Quang Ban về 2 trƣờng hợp của trợ từ: Trợ từ với sắc thái không bình thƣờng “mà” và trợ từ với sắc thái nhấn mạnh. Ở phần sau, chúng tôi sẽ trình bày quan điểm của mình để lí giải cho 2 trƣờng hợp trên.

Trên đây là những khái quát về các từ loại hƣ từ. Để thấy rõ sự khác biệt giữa kết từ và các từ loại hƣ từ trên, chúng tôi xin bàn sâu vào kết từ ở phần dƣới đây.

Một phần của tài liệu kết từ tiếng việt trong một số sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài và vấn đề giảng dạy kết từ tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)