Số lượng các kết từ trong các sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

Một phần của tài liệu kết từ tiếng việt trong một số sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài và vấn đề giảng dạy kết từ tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 101 - 106)

KẾT TỪ TRONG CÁC SÁCH DẠY TIẾNG VIỆT NHƢ MỘT NGOẠI NGỮ

3.2.1.Số lượng các kết từ trong các sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

ngoài.

3.2.1. Số lượng các kết từ trong các sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. ngoài.

Ở đây chúng tôi chỉ nêu ra và xem xét các sách thực hành tiếng Việt chứ không đề cập đến các sách xây dựng trên các yếu tố khác (nghề nghiệp, quốc tịch, mục đích cấp tốc,…). Với đề xuất sách dạy đƣợc chia thành 3 cấp độ trên thì việc dạy kết từ ở mỗi cấp độ cần dạy nhƣ thế nào?

Thực tế đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề này và có những kết luận cho rằng: Đối với bất kỳ ngôn ngữ nào, ngƣời học ở trình độ cơ sở

phải nắm vững và sử dụng khoảng 1000 từ bản là có thể giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày và khoảng 3000 từ có thể đọc sách, báo ở mức độ trung bình và khó. Cùng với những luận điểm nhƣ vậy, Khoa Tiếng Việt từ đầu những năm 70 đã biên soạn “Bảng từ cơ bản” (Đặng Ngọc Cừ, Trần Khang, Đặng Văn Đạm) đến năm 2001 “Từ vựng cơ bản Việt - Anh qua tranh” để định hƣớng ngƣời học cũng nhƣ ngƣời biên soạn giáo trình lựa chọn và sử dụng từ vựng. Tuy nhiên, cuốn sách của Đặng Văn Đạm biên soạn gần đây chỉ đề cập đến những thực từ chứ chƣa có hƣ từ trong công trình này. Vậy cần dạy cho ngƣời nƣớc ngoài bao nhiêu kết từ tƣơng đƣơng với mỗi trình độ của ngƣời học? Đây là một trong những mục đích mà chúng tôi cần rút ra kết luận sau khi nghiên cứu. Trong tƣơng quan giữa những cuốn sách ở 2 trình độ khác nhau mà chúng tôi đã phân chia, chúng tôi cũng thống nhất với quan điểm của các tác giả đã soạn sách là số lƣợng kết từ của sách ở trình độ khác nhau thì khác nhau. Trong đó số lƣợng kết từ ở trình độ cơ sở thấp hơn so với số lƣợng kết từ của những cuốn sách ở trình độ nâng cao. Và sau khi nghiên cứu thì số lƣợng trung bình mà các tác giả thƣờng lựa chọn có độ chênh lệch khá gần nhau. Sự nhiều hơn về mặt số lƣợng kết từ giữa sách ở trình độ nâng cao với sách ở trình độ cơ sở dao động ở số lƣợng là trên 20 đến 30 đơn vị.

Trong phần này, chúng tôi khảo sát và dựa trên tƣ liệu đã khảo sát của một số tác phẩm truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Đồng thời khảo sát những bài báo trong tháng 1và tháng 2 năm 2003 của báo “Lao động” và “Nhân dân”. Cụ thể là báo “Lao động” chúng tôi khảo sát những tác phẩm phóng sự và báo “Nhân dân” chúng tôi khảo sát các tác phẩm xã luận. Qua đó để tìm ra sự thích hợp hay không của sách tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài với hiện trạng sử dụng ngôn ngữ của ngƣời bản ngữ hiện nay.

Qua việc phân định trình độ, những phóng sự đƣợc khảo sát để dùng cho giáo trình, chƣơng trình ở trình độ trung bình. Đây là thể loại mà ngƣời

ở trình độ trung bình có thể đọc đƣợc. Còn những bài xã luận đƣợc sử dụng để phân định cho những sinh viên ở trình độ nâng cao.

3.2.1.1. Tương quan về số lượng kết từ giữa sách tiếng Việt cho người n- ước ngoài hiện hành với các tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại.

Trong phần này chúng tôi khảo sát tiểu thuyết “Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trƣờng, một tác phẩm văn học hiện đại. Đồng thời sử dụng tƣ liệu đã khảo sát để làm tƣ liệu so sánh. Sau khi so sánh số lƣợng kết từ trong sách dạy tiếng Việt với các truyện ngắn Việt Nam hiện đại, chúng tôi cố gắng đƣa ra đƣợc mối tƣơng quan của sách dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài với các truyện ngắn. Qua đó, có thể thấy đƣợc sự t- ƣơng thích trong hai dạng văn bản này.

Trong tiểu thuyết “Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trƣờng, chúng tôi thống kê đƣợc 11085 kết từ trong đó toàn bộ truyện có 8667 câu. Nhƣ vậy, trung bình cứ 1,29 kết từ trong một câu trong tiểu thuyết này.

Với kết quả này, chúng tôi đƣa ra so sánh với kết quả thu đƣợc trung bình trong một câu của trong bài đọc của sách tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài là 1,4 kết từ/ câu. Nhƣ vậy, số lƣợng kết từ trong các bài đọc của sách tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài sử dụng có mật độ lớn hơn tác phẩm văn học “Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trƣờng. Nếu ta lấy con số bình quân lƣợng kết từ của các sách dạy tiếng Việt ở trình độ cơ sở (1,1 kết từ trong một câu) để so sánh thì số lƣợng kết từ trong tiểu thuyết đƣợc khảo sát lớn hơn 0,19 đơn vị. Và khi so sánh với những cuốn sách ở trình độ nâng cao (1,59) thì con số kết từ bình quân của truyện ngắn này thấp hơn 0,3 đơn vị.

Theo số liệu đã đƣợc thống kê32

, trong các truyện ngắn Việt Nam hiện đại, số lƣợng câu sử dụng liên từ “Tuy …nhƣng …” là khá lớn. Trong 1500

32

câu ghép có quan hệ chính phụ thì dạng câu ghép có quan hệ nhƣợng bộ tăng tiến chiếm đến 23,4%. Tiếp theo là câu có sử dụng liên từ có quan hệ thời gian “Khi …thì…” chiếm 23%. Câu sử dụng liên từ chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả “Vì…nên…” chiếm 13,47%. Câu sử dụng liên từ giả thiết, điều kiện “Nếu…thì…” có số lƣợng chiếm 8,47%. Câu sử dụng liên từ so sánh “ A nhƣ B” có số lƣợng chiếm 8,6%. Câu có sử dụng liên từ t- ƣơng phản “còn” chiếm 3,33%.

So sánh với số lƣợng thực tế của sách tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài hiện đại đã sử dụng, chúng tôi đƣa ra bảng sau:

Bảng 9: So sánh một số kết từ giữa sách tiếng Việt cho người nước ngoài ở trình độ cơ sở với một số truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

Số TT Cấu trúc Truyện ngắn Việt Nam

hiện đại 33

Sách tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài ở trình độ cơ sở 34 1 Tuy…nhƣ- ng… 23,4% 13,97% 2 Khi…thì… 23% 5,06% 3 Vì…nên… 13,47% 5,57% 4 A nhƣ B 8,6% 2,91% 5 Nếu…thì… 8,47% 2,8% 6 Còn 3,33% 5,89% Nhận xét:

- Liên từ “Tuy…nhƣng…” đƣợc sử dụng với số lƣợng lớn nhất nên có sự phù hợp giữa việc sử dụng liên từ này của sách dạy tiếng Việt ở trình độ cơ sở với thực tế của các truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

33

Ngoài những thống kê về câu có sử dụng liên từ trên, khoá luận mà chúng tôi sử dụng còn thống kê một số liên từ khác nhƣng chúng tôi chỉ lựa chọn những liên từ mà có tính chất phổ biến và cơ bản trên. Tuy nhiên, trong khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi xét cả những trƣờng hợp câu ghép “Khi …thì…” và câu ghép “Nếu … thì…” mà khuyết “khi” hoặc khuyết “nếu”. Nghĩa là trong những thống kê này đã có những cấu trúc kiểu “A thì B” nằm trong thống kê của câu ghép “Khi … thì…” và “Nếu … thì…”. Trong khi đó trong luận văn này, chúng tôi tách riêng phần cấu trúc “A thì B” thành một loại.

34

Chúng tôi chỉ đƣa ra số lƣợng liên từ mà các sách dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài sử dụng nhằm so sánh cách dùng về mặt số lƣợng giữa các liên từ có hợp lý hay không với thực tế sử dụng ngôn ngữ hiện nay của ngƣời bản ngữ. Bên cạnh đó về mặt cấu trúc của 2 kiểu câu “Khi … thì …” và “Nếu ..thì..”, chúng tôi thống kê cả dạng cấu trúc khuyết “thì”. Tức là những cấu trúc “A nhƣng B” và “A tuy B”, “Khi A thì B” và “A khi B”, “Nếu A thì B” và “A nếu B”.

- Liên từ “Khi…thì…” và “Vì…nên…” có sự trái ngƣợc nhau giữa sách dạy tiếng Việt và các truyện ngắn đã đƣợc khảo sát. Trong các truyện ngắn Việt Nam, số lƣợng câu sử dụng liên từ “Khi…thì…” nhiều hơn câu sử dụng liên từ “Vì…nên…” còn trong sách tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài ở trình độ cơ sở thì ngƣợc lại.

- Liên từ “A nhƣ B” và “Nếu…thì…” trong sách dạy tiếng Việt ở trình độ cơ sở và các truyện ngắn Việt Nam hiện đại có số lƣợng nhiều ít hợp lý. Cấu trúc câu sử dụng liên từ “A nhƣ B” nhiều hơn số câu sử dụng liên từ “Nếu…thì…” ở cả hai dạng văn bản trên.

- Câu sử dụng liên từ “còn” có số lƣợng đứng hàng thứ 6 trong các truyện ngắn Việt Nam hiện đại nhƣng lại đứng hàng thứ 2 trong các sách dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ ở trình độ cơ sở. Nhƣ vậy số lƣợng câu có sử dụng cấu trúc “A còn B” ở trƣờng hợp sách tiếng Việt nhiều hơn số lƣợng câu kiểu này ở các truyện ngắn Việt Nam hiện đại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 10: So sánh một số kết từ giữa sách tiếng Việt cho người nước ngoài ở trình độ nâng cao với một số truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

Số TT Cấu trúc Truyện ngắn Việt Nam

hiện đại Sách tiếng Việt cho ngƣời nớc ngoài ở trình độ nâng cao

1 Tuy…nh- ƣng… 23,4% 11,14% 2 Khi…thì… 23% 7,9% 3 Vì…nên… 13,47% 6% 4 A nhƣ B 8,6% 6,52% 5 Nếu…thì… 8,47% 3,36% 6 Còn 3,33% 2,1% Nhận xét:

- Có sự hợp lý hơn trong việc sử dụng 3 liên từ “Tuy…nhƣng…”, “Khi…thì..”, “Vì…nên…”, “còn” giữa 2 kiểu văn bản đƣợc khảo sát.

- Có sự trái ngƣợc giữa 2 liên từ “Nếu…thì…” và liên từ “nhƣ”. Trong sách dạy tiếng Việt ở trình độ nâng cao, liên từ “Nếu…thì…” đƣợc sử dụng

với số lƣợng cao hơn liên từ “nhƣ”. Còn trong những truyện ngắn Việt Nam thì số lƣợng câu sử dụng liên từ “Nếu…thì…” lại ít hơn.

3.2.1.2. Tương quan về số lượng kết từ giữa sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện hành với những ấn phẩm báo chí Việt Nam hiện nay.

Qua thống kê các số báo tháng 1, tháng 2 của báo “Lao động”, mật độ kết từ là 1,63 kết từ/ câu

Số lƣợng kết từ trong các tác phẩm Xã luận đƣợc đăng tải trên các số tháng 1, tháng 2, báo “Nhân dân”, năm 2003, cho chúng ta một con số tƣơng đối cao về mật độ kết từ: 3,59 kết từ/ câu.

Nhận xét:

- Số lƣợng kết từ sử dụng trong các sách dạy tiếng Việt ở trình độ cơ sở tƣơng đƣơng với số lƣợng kết từ sử dụng trong các bài phóng sự đăng trên báo. Số lƣợng kết từ của sách dạy tiếng Việt ở trình độ cơ sở đƣợc thống kê là 1,1 kết từ/ câu. Còn sách dạy tiếng Việt ở trình độ nâng cao là 1,59 kết từ/ câu. Nhƣ vậy với mật độ là 1,63 kết từ/ câu ở các bài phóng sự và 3,59 kết từ/ câu ở các bài xã luận thì mật độ kết từ trong các sách dạy tiếng Việt ở trình độ nâng cao có con số tƣơng đƣơng với mật độ kết từ của các bài phóng sự.

Một phần của tài liệu kết từ tiếng việt trong một số sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài và vấn đề giảng dạy kết từ tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 101 - 106)