1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ CẦN CHÚ Ý_2 pps

7 846 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 125,94 KB

Nội dung

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ CẦN CHÚ Ý Vần là sự lặp lại những âm thanh tương tự để tạo chỗ dựa cho nhạc tính.. Thơ tự do ngày nay không bó buộc về hiệp vần, nhưng các nhà thơ vẫn sử dụn

Trang 1

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ

THƠ CẦN CHÚ Ý

Vần là sự lặp lại những âm thanh tương tự để tạo chỗ dựa cho nhạc tính Thơ có vần chính và vần thông Vần chính là vần cùng một khuôn âm, vần thông là theo một khuôn âm tương tự Xét về vị trí vần, còn chia ra vần chân và vần lưng Thơ tự do ngày nay không bó buộc về hiệp vần, nhưng các nhà thơ vẫn sử dụng vần như một yếu tố biểu cảm làm tăng

vẻ đẹp của thơ:

Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan

Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn

Tố Hữu lặp lại vần ngay trong một dòng thơ khiến câu thơ như ngân lên điệu nhạc du dương, man mác

Nếu ngôn ngữ và hình ảnh là những yếu tố song hành thì âm điệu cũng

là yếu tố đồng hành với tính nhạc Nói một cách hình ảnh, nếu ngôn ngữ

là sợi dây đàn thì nhạc tính và âm điệu là những cung bậc thanh âm ngân lên từ sợi dây đàn ấy Việc kiến tạo âm điệu trong thơ cũng chính là kiến tạo nhạc tính Và âm điệu cũng là chiếc cầu nối thơ với người đọc, dẫn

dụ người đọc đi vào thế giới màu nhiệm của thơ ca Các câu thơ sau sở

Trang 2

dĩ “đầy nhạc” chính vì sự tập trung dày đặc các nguyên âm mở và phụ

âm vang tạo âm điệu cho thơ:

Long lanh tiếng sỏi vang vang hận (Nguyệt cầm – Xuân Diệu)

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang (Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)

Nam đình nghe động trống chầu đai doanh (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Nhạc thơ chủ yếu còn do các thanh điệu tạo nên Xuân Diệu viết hai dòng toàn bằng để gợ tả điệu nhạc du dương đưa tâm hồn phiêu diêu bay bổng khi nghe Nhị Hồ:

Sương nương theo trăng ngừng lưng trời

Tương tư nâng lòng lên chơi vơi

Câu thơ của Bích Khê sở dĩ đầy nhạc tính như ta cảm thấy chính là vì đã tập trung được các thanh bằng một cách dày đặc nhất:

Ô hay buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông…

(Tỳ bà)

Trang 3

Tản Đà trong hai câu thơ:

Tài cao phận thấp chí khí uất

Giang hồ mê chơi quên quê hương

Đã sử dụng một nhịp điệu đặc biệt trên cơ sở tương phản về thanh điệu như hai vế đối lập Câu trên là một tình thế bất công, một cảnh ngộ uất

ức Câu thơ bị dồn chặt, đóng chặt bởi những từ ngắn mang thanh trắc giống như uất ức bị nén lại Câu thơ sau là một hướng giải quyết tiêu cực

và buông xuôi, toàn bộ câu thơ trôi đi trên thanh bằng như một sự buông tỏa, giải thoát, không có phương hướng, không có gì níu giữ lại Câu thơ thứ nhất với chủ âm thanh trắc, câu thơ thứ hai chủ âm thanh bằng diễn đạt được trạng thái buông xuôi của nhà thơ, chính âm thanh của chữ nghĩa đã tạo nên những điều mà chữ nghĩa không nói hết

Nói đến yếu tố tạo tính nhạc cho thơ phải kể đến vai trò của nhịp điệu Maiacovki từng khẳng định: “Nhịp điệu là sức mạnh cơ bản, năng lượng

cơ bản của câu thơ” Câu thơ và vần có một cái duyên mà thậm chí khi lời, ý dở, nhà thơ vẫn quyến rũ người nghe bằng nhịp điệu và sự cân đối.” (Isokrate) Theo giáo sư Hà Minh Đức: “Nhịp điệu là kết quả của một sự chuyển động nhịp nhàng, sự lặp lại đều đặn những âm thanh nào

đó ở trong thơ.” Nhịp thơ có thể dài, ngắn, đọc lên có thể nhanh hay chậm phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc:

Trang 4

Nhiều đấy ư em/ mấy tuổi rồi?

- Hai mươi

- ờ nhỉ/ tháng năm trôi

Sóg bồi thêm bãi / thuyền thêm bến

Gió lộng đường khơ/ rộng đất trời!

(Tố Hữu)

ở ba dòng đầu bị cắt ra nhiều nhịp như sự dừng lại sững sờ ngạc nhiên trước sự đổi thay của thời đại Dòng 4,5 nhịp dài ra như niềm vui trải rộng

Tóm lại, có thể khẳng định rằng, tính nhạc là một đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ thơ ca Chính vì đặc điểm này mà rất nhiều trường hợp các nhạc sĩ sử dụng ngay những bài thơ có sẵn làm chất liệu sáng tác cho bài hát của mình Vô số những bài thơ phổ nhạc được nhiều người yêu thích

và có sức sống khá bền lâu như: Vàm cỏ đông (Thơ Hoài Vũ), Tình ca Tây Bắc ( thơ Cẩm Giàng), Tiếng đàn bầu ( Thơ Lữ Giang), Bóng cây kơnia ( dịch thơ dân tộc Hrê)…

Khác với văn xuôi, thơ ca chỉ dùng một lượng hữu hạn các đơn vị ngôn ngữ để biểu hiện cái vô hạn của cuộc sống bao gồm các sự kiện tự nhiên

và xã hội cũng như những điều thầm kín trong tâm linh con người (Hữu

Trang 5

Đạt) Dovậy, ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ biểu hiện tập trung nhất tính hàm súc phong phú của ngôn ngữ

Thơ là thể loại “ý tại ngôn ngoại” Việc kiệm lời, kiệm chữ là một yêu cầu tối quan trọng đối với nhà thơ “Thơ cốt ở ý, ý cốt sâu sa thì thơ mới hay Không phải bất cứ điều gì phải nói ra bằng lời thì mới là thơ có giá trị Ý hết mà lời dừng là cái lời hết mực song lời dừng mà ý chưa hết thì lại càng hay tuyệt” (Hải Thượng Lãn Ông)

Mỗi từ ngữ trong câu thơ phải diễn tả được đúng điều mà nhà thơ nhìn thấy, cảm thấy và những điều sẽ thấy Lựa chọn được một từ ngữ “đắt”

để diễn đạt một ý không phải lúc nào cũng suôn sẻ Nói như

Maiacôpxki, quá trình sáng tạo ngôn ngữ thơ ca cũng giống như người lọc quặng radium:

Lấy một gam phải mất hàng năm lao lực

Lấy một chữ phải mất hàng tấn quặng ngôn từ

Trong một trường liên tưởng của từ ngữ có nhiều từ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa , người viết cần liệt kê vài từ để chọn Tản Đà đã suy nghĩ rất nhiều khi chọn từ “khô” để đưa vào câu thơ: Non cao những ngóng cùng trông/ Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày (Thề non nước) Nếu thay từ khô bằng từ tuôn, hay từ trôi thì hiệu quả sẽ như thế

Trang 6

nào?

Hay từ “ép” trong câu: Tuổi già hạt lệ như sương/ Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan là một “nhãn tự” (mắt chữ) trong bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến Ta bắt gặp trong Nguyễn Du, một bậc thầy về

ngôn ngữ thơ ca, những sáng tạo kỳ diệu Chỉ trong một câu thơ ngắn Ghế trên ngồi tót sỗ sàng, với chỉ một từ tót thôi, Nguyễn Du đã giết chết tên Giám Sinh họ Mã (Hoài Thanh) Hay Rẽ song đã thấy Sở

Khanh lẻn vào Với một từ lẻn, Nguyễn Du đã lột trần bản chất con

người Sở Khanh

Hàm súc và giàu sức biểu hiện, ngôn ngữ thơ ca cô đúc, chặt chẽ với sỗ

từ rất hạn định nhưng năng lực biểu hiện lại rất lớn Vấn đề đặt ra với mỗi nhà thơ là phải chọn một cách nói tốt nhất đến mức đô người ta cảm thấy không thể khác được

Thơ hay bao giờ cũng là cuộc hôn phối kỳ diệu giữa âm thanh và ý

nghĩa, hình ảnh Chữ và nghĩa trong ngôn ngữ thi ca hòa quyện với nhau như hình với bóng, như xác với hồn nên việc tách rời chúng ra khỏi nhau

sẽ làm tổn hại đến bình diện ngôn ngữ và thẫm mỹ của câu thơ.Thơ

không phải là một mớ lý thuyết mà là một thực thể ngôn ngữ, Và thơ ca

ám ảnh người đọc phải chăng cũng vì vẻ đẹp toát ra từ “thực thể ngôn ngữ” ấy Vũ trụ tâm hồn thi nhân có hòa điệu với tâm hồn người đọc

Trang 7

không, có “tri âm” với người tiếp nhận hay không, tất cả phải thông qua chiếc cầu ngôn ngữ, nói như Bùi Giáng “thi ca vẫn có sức đưa dẫn người

ta vào giữa huyền nhiệm của cuộc sống Ngôn ngữ thơ bao giờ cũng là hóa công của người nghệ sĩ Mỗi chữ trong thơ đều là sự vang vọng từ tâm hồn thi nhân Vì “Thực chất của thơ là cái linh hồn, là sự sống của những chữ ta dùng Làm văn xuôi, chữ không có sức mạnh ma quái như vậy (…) thi nhân là một thần linh nói một thứ chữ riêng mà thế nhân phải diễn tả dài dòng thô lậu” (Nguyên Sa)

Ngày đăng: 25/07/2014, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w