7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
3.2. XU HƢỚNG ĐỊA PHƢƠNG HÓA
Trong giao tiếp nói chung, ngƣời sử dụng ngôn ngữ thƣờng dùng các từ ngữ xƣng gọi toàn dân nhằm hƣớng tới sự chuẩn hóa ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong một dân tộc lại tồn tại nhiều phƣơng ngữ. Chính các vùng phƣơng ngữ này đã chi phối ít nhiều đến cách xƣng gọi của ngƣời bản ngữ. Thông thƣờng, ở các vùng phƣơng ngữ, khi xƣng gọi thƣờng sử dụng lớp từ địa phƣơng. Bởi vì cách dùng này, một mặt thể hiện thói quen sử dụng ngôn ngữ địa phƣơng của ngƣời dân bản địa, một mặt phản ánh đặc trƣng văn hóa vùng và tâm lí giao tiếp của ngƣời địa phƣơng.
Trong sáng tác nghệ thuật, để đạt đƣợc hiệu quả cao, khi phản ánh về các vùng miền cụ thể, các tác giả thƣờng sử dụng các từ ngữ địa phƣơng nhất là lớp từ xƣng gọi. Sở dĩ có hiện tƣợng này trong sáng tác văn học là bởi thói quen sử dụng từ địa phƣơng khi tác giả là ngƣời địa phƣơng hoặc bởi giá trị của từ địa phƣơng với yêu cầu của ngôn ngữ nghệ thuật.
Thơ Tố Hữu là thơ ghi lại dòng lịch sử trên mọi miền Tổ quốc. Bởi vậy, thơ ông thƣờng phản ánh về nhiều địa phƣơng. Vì thế, để đảm bảo tính chân thực, sinh động của các sáng tác, nhà thơ thƣờng sử dụng các từ ngữ xƣng gọi phƣơng ngữ. Và thực tế, việc sử dụng lớp từ này trong thơ Tố Hữu đã đạt đƣợc hiệu quả cao. Đọc thơ ông, thấy thấp thoáng bóng dáng sắc màu đa dạng của các vùng miền Tổ quốc với xu hƣớng “địa phƣơng hóa” trong xƣng gọi. Hay nói cách khác, khi viết về các vùng miền nhà thơ đã triệt để sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dụng lớp từ ngữ xƣng gọi trong các vùng phƣơng ngữ để tạo nên sự đa dạng, sinh động và chân thực hiện thực đƣợc phản ánh.
Thực tế, thơ Tố Hữu không màu mè kiểu cách, không đi tìm cách nói mới, hình ảnh lạ mà nhằm diễn đạt những rung cảm thật sự trong lòng mình. Bởi vậy, những hình ảnh đƣợc thể hiện trong thơ ông là những hình ảnh thật của cuộc đời, đó là những bà mẹ “chân lội dƣới bùn tay cấy mạ non”, là những chú bé đi đánh giặc “thích hơn ở nhà”, là hình ảnh những ngƣời chiến sĩ sống và chiến đấu trong những thắng ngày ngủ rừng “mƣa dầm cơm vắt”… Đó là những hình ảnh chân thực, hồn nhiên nhất của cuộc sống đi thẳng vào thơ ông. Thực tế ấy cơ hồ nói rõ quan điểm: thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của con ngƣời của Tố Hữu, và cái hồn nhiên ấy để chân thực chỉ có thể đƣợc thể hiện bằng chính ngôn từ hay từ ngữ ở nơi nó khởi phát.
Từ ngữ mà Tố Hữu sử dụng để xƣng gọi trong thơ là những từ ngữ mang xu hƣớng “địa phƣơng hóa”. Tức là, khi viết về một địa phƣơng cụ thể, tác giả đã sử dụng trực tiếp các từ ngữ xƣng gọi phƣơng ngữ trong thơ. Những từ ngữ này không chỉ là chữ “a”, chữ “b” mà còn là cái tiếng vang lên trong chữ, tiếng vang của cả khoảng cách của những dòng thơ. So với các từ ngữ xƣng gọi toàn dân, những từ ngữ xƣng gọi phƣơng ngữ có sức nặng đặc biệt trong việc thể hiện cái hiện thực trong trẻo, sinh động của đời sống.
Khi sáng tác, Tố Hữu sử dụng khá nhiều từ ngữ địa phƣơng trong đó có lớp từ xƣng gọi. Trong bảy tập thơ của Tố Hữu có 11 từ xƣng gọi địa phƣơng với 92 lần xuất hiện. Các từ ngữ xƣng gọi địa phƣơng đƣợc dùng trong thơ Tố Hữu rất đa dạng và phong phú, phản ánh đƣợc đặc trƣng văn hóa của địa phƣơng thông qua ngôn ngữ. Mặc dù, số lƣợng các từ ngữ này đƣơc sử dụng không nhiều nhƣng đã đem đến hiệu quả cao trong việc truyền tải nội dung tƣ tƣởng mà nhà thơ muốn thể hiện. Giá trị nghệ thuật của thơ ông chính là ở các từ xƣng gọi phƣơng ngữ: tui, choa, mụ, hĩm, bay, bầm, mé, má...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong đoạn đối thoại giữa vợ chồng mẹ Suốt Tố Hữu đã sử dụng những từ: tui, mụ - kiểu xƣng gọi đặc trƣng của vùng Trung Bộ
Mẹ cƣời: nói cứng phải xiêu
Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông Nghe ra ông cũng vui lòng
Tui đi còn chạy ra song dặn dò “Coi chừng sóng lớn gió to Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình”
(Mẹ Suốt)
Với cách sử dụng các từ ngữ xƣng gọi tui, mụ của Tố Hữu, ngƣời đọc dễ dàng nhận diện đƣợc đối tƣợng đang đƣợc phản ánh trong thơ là những con ngƣời ở vùng Trung Bộ. Ở đây tác giả đã thể hiện đƣợc chân thực cảnh vợ chồng mẹ Suốt trong chiến tranh. Nhìn vào cách quan tâm săn sóc nhau ân cần chu đáo với một vẻ rất riêng giữa “ông” và “mụ”, ta cảm nhận đƣợc tình cảm gắn bó sâu nặng của vợ chồng mẹ. Điều đặc biệt là tình cảm ấy lại đƣợc lồng vào tình yêu quê hƣơng đất nƣớc trong chiến tranh để trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp lạ thƣờng. Và hình ảnh vợ chồng mẹ Suốt trong thơ Tố Hữu đƣợc thể hiện với màu sắc riêng của vùng đất miền Trung nắng gió trong chiến tranh vừa bình dị, vừa sâu đậm với cách nói cách gọi mộc mạc, chân thành nhƣ chính cuộc sống đời thƣờng.
Khi viết về cuộc sống của con ngƣời ở vùng đất Nam Trung Bộ, Nam Bộ, Tố Hữu đã sử dụng từ xƣng gọi choa, bay
Chém cha ba đứa đánh phu
Choa đói choa rét bay thù gì choa Bay xem Tây – Nhật là cha Sƣớng chi bay hại nƣớc nhà bà con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bay, choa là những từ ngữ xƣng gọi đƣợc dùng khá phổ biến ở một số địa phƣơng. Trong cách nói mộc mạc của câu thơ, các từ ngữ này đã trở thành chất liệu chính làm toát lên dấu ấn văn hóa vùng. Với cách sử dụng không gọt giũa câu từ của nhà thơ cặp xƣng gọi choa – bay là điểm nhấn cho cả đoạn thơ. Nó không chỉ truyền tải đƣợc nội dung ý nghĩa tác giả gửi gắm mà còn thể hiện đƣợc sâu sắc cái màu sắc địa phƣơng. Choa, bay không phải là từ xƣng gọi toàn dân mà chỉ là từ xƣng gọi phƣơng ngữ. Choa là từ “đặc sản” trong văn hóa xƣng gọi ở vùng Thanh – Nghệ Tĩnh. Còn bay là từ xƣng gọi đặc trƣng, là dấu ấn văn hóa của một số địa phƣơng Bắc Bộ và Thanh Hóa. Với cách sử dụng từ ngữ xƣng gọi đặc trƣng vùng này, thái độ tình cảm của con ngƣời ở vùng phƣơng ngữ ấy đã đƣợc tác giả thể hiện một cách cụ thể, chân thực và sinh động.
Và khi viết về mẹ ở mỗi vùng địa phƣơng, Tố Hữu cũng sử dụng những từ ngữ chỉ ngƣời mẹ khác nhau. Đó có thể là mẹ, là má, là mé, là bủ, là bầm…
Phên nan gió lạt lạnh lung
Ngọn lửa bập bùng mé khóc rƣng rƣng (Bà mẹ Việt Bắc)
Bà bủ nằm ổ chuối khô
Bà bủ không ngủ bà lo bời bời (Bà bủ)
Với cách sử dụng những từ ngữ xƣng gọi địa phƣơng lời thơ đƣợc thể hiện thật giản dị nhƣng cũng đầy hiệu quả. Những từ bầm, bủ, má, mé… là những cách gọi riêng để thay thế từ mẹ trong tiếng Việt văn hóa. Cũng mang ý nghĩa chỉ những ngƣời mẹ nói chung nhƣng rõ ràng với cách sử dụng bằng các từ phƣơng ngữ này đã tạo ra cho ngƣời đọc cảm giác gần gũi, thân thiết chứ không trung tính nhƣ từ mẹ trong tiếng Việt văn hóa.
Trong cuộc đối thoại giữa Tố Hữu và cô gái tên Nhiều – cháu gái của mẹ Tơm tác giả đã lựa chọn từ địa phƣơng hĩm để xƣng gọi:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ô kìa cô bé nói hay sao Nhà của tôi ai lại hỏi chào Nhƣ thể khách đƣờng xa ghé lại Bố đi đâu, hĩm, mẹ đâu nào?
(Mẹ Suốt)
Ở Thanh Hóa và một số vùng khác nữa, ngƣời ta gọi cháu gái còn nhỏ là hĩm và chỉ sử dụng trong trạng thái vui vẻ, thân mật. Với từ hĩm sắc thái biểu hiện rõ ràng là thân mật, gần gũi, nó không chỉ xóa bỏ đi khoảng cách xa lạ giữa nhà thơ với cô bé Nhiều mà còn thể hiện đƣợc đậm nét văn hóa xƣng gọi của ngƣời xứ Thanh. Một tiếng gọi hĩm của nhà thơ cơ hồ đã khẳng định đƣợc nhiều điều: không chỉ đƣa Nhiều từ một cô gái 20 tuổi trở về với thời còn thơ bé mà còn chuyển Nhiều từ vai chủ nhà trong mối quan hệ ngang hàng với ông khách Tố Hữu xuống thành “con cháu trong nhà”; đƣa nhà thơ từ vị trí một ông cán bộ cấp cao, khách lạ thành một thành viên bình thƣờng trong gia đình có vị trí; đƣa hiện tại vui vẻ, sáng tƣơi về thời tăm tối đau thƣơng mà anh dũng, giản dị mà cao cả, đẫm lệ và thắm đƣợm tình cảm, mở đầu cho dòng hồi tƣởng dạt dào cảm xúc về mẹ của nhà thơ. Trong câu thơ thật khó có thể thay thế từ xƣng gọi hĩm bằng một từ nào khác. Bởi với một từ
hĩm thôi sức nặng của câu thơ đã đƣợc nhân lên thể hiện đậm nét văn hóa gọi của ngƣời xứ Thanh khó trộn lẫn với các vùng miền khác.
Có tác giả đã nhận định rằng, việc đƣa các yếu tố phƣơng ngữ vào trong thơ không hề làm giảm giá trị của bài thơ mà trái lại còn làm cho bài thơ có màu sắc riêng, biểu hiện một cách rõ rệt. Mặt khác nó còn có tác dụng làm cho ngôn ngữ thơ trở nên sinh động, bình dị, gần gũi với mọi ngƣời… Đọc thơ Tố Hữu chúng ta càng thấy rõ điều này. Trong thơ Tố Hữu, số lƣợng các từ ngữ xƣng gọi phƣơng ngữ đƣợc sử dụng không thật nhiều nhƣng với từng ấy từ ngữ ngƣời đọc nhận thấy rõ xu hƣớng địa phƣơng hóa trong xƣng gọi trong thơ ông. Bởi vậy, khi sáng tác, để đảm bảo tính chân thực, khi tái hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cuộc sống vào trong thơ, Tố Hữu thƣờng sử dụng lớp từ ngữ xƣng gọi đặc trƣng của vùng. Chẳng hạn, khi viết về ngƣời mẹ miền Bắc nhà thơ sử dụng các từ mé, bầm bủ; khi viết về ngƣời mẹ miền Nam tác giả sử dụng từ má; còn khi viết về ngƣời mẹ miền Trung ông lại sử dụng từ mẹ… Hay nhƣ viết về cách xƣng gọi của miền Trung, miền Nam, Tố Hữu lại sử dụng các từ phƣơng ngữ đặc trƣng nhƣ: choa, hĩm, tui, mụ… Việc sử dụng các từ ngữ này không làm thay đổi ý nghĩa phản ánh hiện thực mà còn mang lại hiệu quả cao trong việc thể hiện sâu sắc màu sắc địa phƣơng. Bởi vậy, sẽ là không sai nếu khẳng định Tố Hữu là “ngƣời đãi chữ vào một miền từ ngữ còn ít đƣợc ngƣời ta khai thác nhƣ một chỗ mạnh và chỉ rõ hết cái ƣu của chúng một cách khá thành công với một bút pháp già dặn”.
Có thể thấy rằng, việc am hiểu ngôn ngữ và nếp sống của ngƣời dân ở từng vùng miền và đƣa những đặc điểm đó vào thơ đã khiến cho thơ Tố Hữu gần gũi với đời sống tinh thần của nhân dân. Với cách xƣng gọi địa phƣơng tự nhiên, sinh động, thơ Tố Hữu đã làm phong phú thêm hình thức biểu hiện của thơ trữ tình. Khi đọc thơ ông, chúng ta nhƣ thấy hiện ra trƣớc mắt những nhân vật, những câu chuyện, những mảnh đời thực trong cuộc sống xung quanh ta… Sự tài tình, khéo léo và tinh tế của ngòi bút Tố Hữu là đã sử dụng lớp từ ngữ xƣng gọi theo xu hƣớng “địa phƣơng hóa” mang đến sức sống lâu bền, bắt rễ vào lòng ngƣời và nở hoa nơi từ ngữ.