LÝ THUYẾT HỘI THOẠI

Một phần của tài liệu từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu (Trang 29 - 131)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

1.3.LÝ THUYẾT HỘI THOẠI

1.3.1. Khái niệm hội thoại

Ở Việt Nam, những vấn đề về hội thoại đã đƣợc đề cập nghiên cứu trong nhiều công trình của các nhà Việt ngữ. Các tác giả, dƣới mỗi góc độ nghiên cứu của mình đã đƣa ra những định nghĩa hội thoại.

Theo “Từ điển Hán Việt” của Đào Duy Anh, “hội” có nghĩa là họp lại với nhau, gặp nhau; “thoại” là lời nói, nói chuyện. Nhƣ vậy, theo cách hiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thông thƣờng, hội thoại là hai hay nhiều ngƣời nói chuyện với nhau, tác động đến nhau bằng lời nói.

Trong “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”, Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên) định nghĩa: “Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời, ở dạng nói, giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo đích được đặt ra” [39;122]

Nguyễn Thiện Giáp: “Giao tiếp hội thoại là hoạt động cơ bản của ngôn ngữ. Trong giao tiếp hội thoại luôn luôn có sự hồi đáp giữa người nói và người nghe, chẳng những người nói và người nghe tác động lẫn nhau mà lời nói của từng người cũng tác động lẫn nhau” [15;63].

Nhà ngôn ngữ học Xô Viết M.Bakhtin khi nghiên cứu về hội thoại nhấn mạnh: “Đối thoại là bản chất của ý thức, bản chất của cuộc sống con người… Sống tức là tham gia và đối thoại: hỏi, nghe, trả lời, đồng ý… Con người tham gia vào cuộc đối thoại ấy bằng toàn bộ con người mình và toàn bộ cuộc đời mình, bằng mắt, tay, tâm hồn, tinh thần và hành vi. Nó trút hết con người nó vào lời nói và tiếng nói của nó gia nhập dàn đối thoại của cuộc sống con người, gia nhập cuộc hội thảo thế giới… Bản ngã không chết, cái chết chỉ là sự ra đi. Con người ra đi khi đã nói lời của mình, nhưng bản thân lời nói ấy còn lại mãi mãi trong cuộc thoại không bao giờ kết thúc… Đối thoại là một phương diện tồn tại con người, nó cho thấy có cả bộ mặt tự nhiên sinh động của hiện thực” [dẫn theo, 13;9].

Trong hƣớng nghiên cứu của đề tài, tác giả luận văn lựa chọn cách định nghĩa của Đỗ Hữu Châu trong “Đại cương ngôn ngữ học – tập 2 – Ngữ dụng học”: “hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác” [6;201].

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, hội thoại là hoạt động giao tiếp thƣờng xuyên và căn bản nhất của con ngƣời. Một cuộc thoại sẽ chịu sự chi phối của các yếu tố:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thoại trường là khoảng thời gian, không gian diễn ra cuộc hội thoại. Thoại trƣờng có thể mang tính công cộng nhƣ trong hội nghị, hội thảo, trên giảng đƣờng, trong lớp học, ngoài chợ, trong quán ăn… Thoại trƣờng cũng có thể mang tính riêng tƣ nhƣ trong phòng ngủ giữa vợ và chồng, trong nhà giữa bố và con… Trong thoại trƣờng, thời gian, không gian không mang nghĩa tuyệt đối mà ngoài hai yếu tố này, đặc điểm của thoại trƣờng còn gắn với khả năng can thiệp của “người thứ ba”. Sự hiện diện của “người thứ ba” sẽ có ảnh hƣởng nhiều ít đến nội dung và hình thức của một cuộc hội thoại. Chẳng hạn, trong cuộc thoại của đôi nam nữ yêu nhau trong công viên là một cuộc thoại riêng tƣ, nhƣng khi có sự xuất hiện của ngƣời thứ ba (những ngƣời trong công viên) thì nội dung và hình thức của cuộc thoại sẽ thay đổi, dù những ngƣời này không hề tham gia vào cuộc thoại của đôi nam nữ đó.

Người tham gia hội thoại: trong mỗi một cuộc thoại, số lƣợng ngƣời tham gia không giống nhau. Có cuộc thoại chỉ có một ngƣời tham gia (độc thoại); có cuộc thoại có hai ngƣời tham gia (song thoại); có cuộc thoại có ba ngƣời tham gia (tam thoại); có cuộc thoại có từ ba ngƣời tham gia trở lên (đa thoại)… Trong đó, song thoại là hình thức hội thoại cơ bản và phổ biến nhất. Trong hội thoại, số lƣợng ngƣời tham gia có ảnh hƣởng lớn đến nội dung cuộc thoại. Bởi, cùng với số lƣợng sẽ kéo theo cƣơng vị và tƣ cách của ngƣời tham gia hội thoại. Có cuộc thoại chủ động khi cả hai vai (vai nói và vai nghe) đều giữ quyền chủ động tham gia hội thoại; có cuộc thoại thụ động khi chỉ một ngƣời giữ cƣơng vị vai nói, còn ngƣời kia (những ngƣời kia), không tham gia hoặc tham gia rất hạn chế vào cuộc thoại; có ngƣời ở vị thế giao tiếp mạnh, có những ngƣời giữ vị thế giao tiếp yếu…

Đích giao tiếp: bất kì một cuộc giao tiếp nào cũng mang một đích nhất định và trong hội thoại, đích giao tiếp là mục tiêu hƣớng tới và là điều quan trọng nhất. Thực tế, nói đến đích của hội thoại là nói đến đặc tính nội dung của cuộc hội thoại. Đích giao tiếp của hội thoại có thể đƣợc định trƣớc với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những nội dung xác định rõ ràng hoặc tự phát, không đƣợc định trƣớc nảy sinh trong quá trình hội thoại. Trong hội thoại có những cuộc hội thoại ngẫu hứng tự do nhƣ: đôi bạn nói chuyện với nhau, cuộc nói chuyện của các bà bán hàng ngoài chợ… Có những cuộc hội thoại có nội dung nghiêm túc nhƣ cuộc hội thảo, mít tinh. Có những cuộc hội thoại nói những chuyện tào lao nhƣ cuộc tán gẫu của bạn bè. Có những cuộc hội thoại về những nỗi niềm riêng tƣ nhƣ cuộc thoại của đôi nam nữ yêu nhau…

Hình thức cuộc thoại: Một cuộc thoại bao giờ cũng đƣợc tiến hành theo những hình thức nhất định. Trong hội thoại, hình thức cuộc thoại không giống nhau. Ở các cuộc hội thảo, mít tinh, đại hội… thƣờng có hình thức cố định, chặt chẽ mang tính nghi thức và diễn ra theo những tuần tự quy định. Ở những cuộc thoại trong giao tiếp đời thƣờng thì ngƣợc lại không có tính quy thức, không bị bó buộc trong các nghi thức bắt buộc và nhìn chung những cuộc thoại này thƣờng diễn ra tự do không theo hình thức nào.

1.3.2. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân

Giao tiếp hội thoại là hoạt động thƣờng xuyên và cơ bản của con ngƣời trong xã hội. Tuy nhiên, các cuộc thoại không diễn ra một cách tùy tiện mà tuân theo những quy tắc quy định nhƣ: quy tắc điều hành sự luân phiên lƣợt lời, quy tắc điều hành nội dung cuộc thoại, quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại và quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự. Trong các quy tắc hội thoại thì quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân hay phép lịch sự có ảnh hƣởng lớn đến nội dung cuộc thoại và việc lựa chọn các phƣơng tiện xƣng hô của các nhân vật hội thoại.

Trong giao tiếp xã hội, lịch sự là một nhân tố quan trọng. Nó là “hệ thống những phương thức mà người nói đưa vào hoạt động nhằm điều hòa và gia tăng giá trị của đối tác với mình” [6;280]

Lịch sự là những nguyên tắc chung trong tương tác xã hội của mỗi nền văn hóa. Khi nói đến phép lịch sự cần quan tâm đến các khái niệm: thể diện,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hành vi đe dọa thể diện, chiến lược lịch sự… vì đây là những yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc hội thoại.

1.3.2.1. Thể diện

Trong giao tiếp, phép lịch sự có thể đƣợc định nghĩa là phƣơng tiện đƣợc dùng để thể hiện hiểu biết về thể diện của ngƣời khác. Thể diện (face) hình ảnh bản thân trước công chúng của một cá nhân, nó liên quan đến ý thức xã hội và tình cảm mà mỗi cá nhân có và mong muốn người khác tri nhận [15;104].

Khi đề cập đến vấn đề thể diện các nhà nghiên cứu thƣờng chú ý đến

thể diện âm tính thể hiện dương tính.

Thể diện âm tính là “mong muốn không bị can thiệp , mong muốn được hành động tự do theo như cách mình đã lựa chọn ... là nhu cầu được độc lập , tự do trong hành động , không bị người khác áp đặt”. Thể diện âm tính tƣơng ứng với “lãnh địa của cái tôi” [dẫn theo 6;264]. Nói đơn giản thể diện âm tính là nhu cầu được độc lập.

Thể diện dƣơng tính là “cái nhu cầu được chấp nhận, thậm chí được yêu thích bởi người khác, được đối xử như là thành viên của cùng một nhóm xã hội và nhu cầu được biết rằng mong muốn của mình cũng được người khác chia sẻ”. Thể diện dƣơng tính “tương ứng với tính quá tự mê,… tự đề cao giá trị của mình… và cố gắng áp đặt cho người khác trong tương tác” [dẫn theo 6; 264]. Hay nói cách khác, thể diện dƣơng tính là nhu cầu được liên thông với người khác.

Nhƣ vậy, hành động giữ thể diện hƣớng vào thể diện âm tính sẽ phải thể hiện sự tôn trọng, nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian và quan hệ của ngƣời khác. Hành động này đƣợc gọi là phép lịch sự âm tính. Một hành động giữ thể diện hƣớng vào thể diện dƣơng tính sẽ phải thể hiện tính đoàn kết, nhấn mạnh nguyện vọng chung, mục đích chung của những ngƣời tham gia hội thoại. Đây đƣợc gọi là phép lịch sự dƣơng tính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.3.2.2. Hành vi đe dọa thể diện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giao tiếp hàng ngày, con ngƣời cƣ xử y nhƣ mong muốn của họ về nhu cầu thể diện sẽ đƣợc tôn trọng. Nếu một ngƣời nói cái gì đó có biểu hiện đe dọa sự mong đời của ngƣời khác về mặt thể diện thì đó là hành động đe dọa thể diện (face threatening act). Đại bộ phận các hành vi ngôn ngữ đều tiềm ẩn khả năng làm tổn hại đến thể diện. Tƣơng ứng với các thể diện sẽ xuất hiện các hành vi đe dọa thể diện nhƣ sau:

- Hành vi đe dọa thể diện âm tính của ngƣời thực hiện nhƣ: biếu, tặng.. - Hành vi đe dọa thể diện dƣơng tính của ngƣời thực hiện nhƣ: cảm ơn, xin lỗi…

- Hành vi đe dọa thể diện âm tính của ngƣời tiếp nhận nhƣ: khuyên nhủ, dặn dò…

- Hành vi đe dọa thể diện dƣơng tính của ngƣời tiếp nhận nhƣ: phê bình, mắng mỏ…

Trong hội thoại, những ngƣời tham gia cuộc thoại đều mong muốn đƣợc giữ thể diện. Mong muốn giữ thể diện là thể hiện cách xử sự sao cho “hình ảnh - về - ta” công cộng đƣợc tôn trọng. Hoạt động giữ thể diện là hoạt động của ngƣời tham gia hội thoại nhằm không làm mất thể diện của ai kể cả thể diện của chính mình.

1.3.2.3. Chiến lược lịch sự

Phép lịch sự trong giao tiếp hội thoại để đạt đƣợc hiệu quả cần có những chiến lƣợc cụ thể. Chiến lƣợc lịch sự là phƣơng châm và các biện pháp sử dụng các hành vi ngôn ngữ nhằm giữ thể diện của những ngƣời tham gia cuộc thoại. Việc lựa chọn, sử dụng chiến lƣợc lịch sự nhƣ thế nào sẽ có tác dụng quyết định đến nội dung, mục đích của cuộc thoại. Khi hội thoại, ngƣời tham gia cuộc thoại có thể lựa chọn cách nói thẳng hay nói vòng là tùy thuộc vào tình huống giao tiếp và đặc trƣng văn hóa của từng dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khi giao tiếp hội thoại, đại đa số các hành vi ngôn ngữ đều tiềm ẩn khả năng đe dọa thể diện. Tránh hành động đe dọa thể diện bằng cách sử dụng hành động giữ thể diện. Để giữ thể diện, ngƣời tham gia hội thoại thƣờng sử dụng chiến lƣợc lịch sự dƣơng tính và chiến lƣợc lịch sự âm tính.

Chiến lƣợc lịch sự dƣơng tính hƣớng vào mục đích chung, đến tình thân hữu. Còn chiến lƣợc lịch sự âm tính nhấn mạnh quyền tự do của ngƣời nghe, có thể coi là chiến lƣợc tôn trọng.

Nhƣ vậy, nói đến lịch sự là nói đến vấn đề văn hóa, là mang tính đặc thù của từng nền văn hóa. Tuy nhiên, mức độ biểu hiện của phép lịch sự trong giao tiếp không phải khi nào cũng nhất quán mặc dù phép lịch sự là một quy tắc quan trọng trong giao tiếp hội thoại. Tuy vậy, trong hội thoại, phép lịch sự vẫn là lựa chọn tối ƣu của ngƣời tham gia hội thoại nhằm hƣớng tới những đích giao tiếp nhất định đáp ứng những nhu cầu của cá nhân ngƣời hội thoại.

1.4. VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA TỐ HỮU 1.4.1. Cuộc đời nhà thơ Tố Hữu 1.4.1. Cuộc đời nhà thơ Tố Hữu

Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 04 tháng 10 năm 1920 tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, trong một gia đình nhà nho nghèo.

Cha Tố Hữu là một nhà nho “thất cơ lỡ vận” nhƣng lại có cái thú sƣu tầm ca dao, tục ngữ. Mẹ là con gái một cụ Tú ở nhà quê nên thuộc rất nhiều câu hát dân ca. Từ thủa nhỏ, Tố Hữu đã đƣợc cha dạy cho những “phép tắc” làm thơ, đƣợc mẹ truyền cho một nguồn ca dao, tục ngữ phong phú qua tiếng hát ru ngọt êm của ngƣời đàn bà xứ Huế.

Cuộc đời kém may mắn, Tố Hữu sớm phải chịu thiệt thòi, thiếu thồn về tình cảm. Năm 12 tuổi mồ côi mẹ và một năm sau (năm 13 tuổi) lại rời gia đình vào học trƣờng Quốc học Huế. Tại đây, đƣợc trực tiếp tiếp xúc với tƣ tƣởng của Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Ilyich Lenin, Maxim Gorky,... qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Đăng Lƣu, Nguyễn Chí Diểu), Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tƣởng cộng sản.

Xứ Huế mộng mơ tuy là đất kinh kì nhƣng phong cảnh lại nên thơ hữu tình, nổi tiếng là một vùng văn hóa độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc, không chỉ có nền văn hóa dân gian với những điệu hát, câu hò mà còn có nền văn hóa cung đình đặc sắc.

Có thể nói, truyền thống gia đình cùng với bản sắc quê hƣơng đã góp phần quan trọng trong sự hình thành hồn thơ Tố Hữu.

Tố Hữu vào đời giữa một thời kì lịch sử đen tối và sục sôi cách mạng của dân tộc, của xã hội Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX, khi phong trào Mặt trận Dân chủ do Đảng cộng sản Đông Dƣơng lãnh đạo đang phát triển trong cả nƣớc và Huế cũng là một tâm điểm. Ông sớm đƣợc giác ngộ cách mạng rồi trong niềm say mê lí tƣởng, ông đã trở thành ngƣời lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế.

Năm 1937, ông đã bắt đầu có thơ đăng trên các báo cách mạng ở Huế và Sài Gòn. Năm 1938, Tố Hữu đón nhận vinh dự đƣợc đứng vào hàng ngũ của Đảng cộng sản Đông Dƣơng. Từ đó, ông nguyện hiến dâng trọn vẹn cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng giai cấp cần lao, giải phóng dân tộc.

Đầu năm 1939, thực dân Pháp trở lại xâm lƣợc Đông Dƣơng và đàn áp dã man các phong trào cách mạng. Cùng năm ấy (tháng 04 năm 1939), Tố Hữu bị bắt giam tại nhà lao Thừa Thiên, rồi lần lƣợt bị giam giữ trong nhiều nhà lao ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 03 năm 1942, Tố Hữu vƣợt ngục Đắc Lay (Kom Tum), trải qua bao nhiêu hiểm nguy, tìm bắt liên lạc với tổ chức, gây dựng lại cơ sở và hoạt động bí mật tại Thanh Hóa. Trong khoảng thời gian bị tù đày, ông đã đƣợc rèn rũa ý chí, tinh thần của ngƣời chiến sĩ cộng sản. Đồng thời đây cũng là thời gian ông sáng tác nhiều thơ ca cách mạng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong cách mạng tháng Tám năm 1945, Tố Hữu là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa ở Huế, cùng với quần chúng đứng lên giành chính quyền cho quê hƣơng.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (năm 1946), Tố Hữu trở lại Thanh Hóa

Một phần của tài liệu từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu (Trang 29 - 131)