Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân

Một phần của tài liệu từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu (Trang 32 - 35)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

1.3.2.Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân

Giao tiếp hội thoại là hoạt động thƣờng xuyên và cơ bản của con ngƣời trong xã hội. Tuy nhiên, các cuộc thoại không diễn ra một cách tùy tiện mà tuân theo những quy tắc quy định nhƣ: quy tắc điều hành sự luân phiên lƣợt lời, quy tắc điều hành nội dung cuộc thoại, quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại và quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự. Trong các quy tắc hội thoại thì quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân hay phép lịch sự có ảnh hƣởng lớn đến nội dung cuộc thoại và việc lựa chọn các phƣơng tiện xƣng hô của các nhân vật hội thoại.

Trong giao tiếp xã hội, lịch sự là một nhân tố quan trọng. Nó là “hệ thống những phương thức mà người nói đưa vào hoạt động nhằm điều hòa và gia tăng giá trị của đối tác với mình” [6;280]

Lịch sự là những nguyên tắc chung trong tương tác xã hội của mỗi nền văn hóa. Khi nói đến phép lịch sự cần quan tâm đến các khái niệm: thể diện,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hành vi đe dọa thể diện, chiến lược lịch sự… vì đây là những yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc hội thoại.

1.3.2.1. Thể diện

Trong giao tiếp, phép lịch sự có thể đƣợc định nghĩa là phƣơng tiện đƣợc dùng để thể hiện hiểu biết về thể diện của ngƣời khác. Thể diện (face) hình ảnh bản thân trước công chúng của một cá nhân, nó liên quan đến ý thức xã hội và tình cảm mà mỗi cá nhân có và mong muốn người khác tri nhận [15;104].

Khi đề cập đến vấn đề thể diện các nhà nghiên cứu thƣờng chú ý đến

thể diện âm tính thể hiện dương tính.

Thể diện âm tính là “mong muốn không bị can thiệp , mong muốn được hành động tự do theo như cách mình đã lựa chọn ... là nhu cầu được độc lập , tự do trong hành động , không bị người khác áp đặt”. Thể diện âm tính tƣơng ứng với “lãnh địa của cái tôi” [dẫn theo 6;264]. Nói đơn giản thể diện âm tính là nhu cầu được độc lập.

Thể diện dƣơng tính là “cái nhu cầu được chấp nhận, thậm chí được yêu thích bởi người khác, được đối xử như là thành viên của cùng một nhóm xã hội và nhu cầu được biết rằng mong muốn của mình cũng được người khác chia sẻ”. Thể diện dƣơng tính “tương ứng với tính quá tự mê,… tự đề cao giá trị của mình… và cố gắng áp đặt cho người khác trong tương tác” [dẫn theo 6; 264]. Hay nói cách khác, thể diện dƣơng tính là nhu cầu được liên thông với người khác.

Nhƣ vậy, hành động giữ thể diện hƣớng vào thể diện âm tính sẽ phải thể hiện sự tôn trọng, nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian và quan hệ của ngƣời khác. Hành động này đƣợc gọi là phép lịch sự âm tính. Một hành động giữ thể diện hƣớng vào thể diện dƣơng tính sẽ phải thể hiện tính đoàn kết, nhấn mạnh nguyện vọng chung, mục đích chung của những ngƣời tham gia hội thoại. Đây đƣợc gọi là phép lịch sự dƣơng tính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.3.2.2. Hành vi đe dọa thể diện

Trong giao tiếp hàng ngày, con ngƣời cƣ xử y nhƣ mong muốn của họ về nhu cầu thể diện sẽ đƣợc tôn trọng. Nếu một ngƣời nói cái gì đó có biểu hiện đe dọa sự mong đời của ngƣời khác về mặt thể diện thì đó là hành động đe dọa thể diện (face threatening act). Đại bộ phận các hành vi ngôn ngữ đều tiềm ẩn khả năng làm tổn hại đến thể diện. Tƣơng ứng với các thể diện sẽ xuất hiện các hành vi đe dọa thể diện nhƣ sau:

- Hành vi đe dọa thể diện âm tính của ngƣời thực hiện nhƣ: biếu, tặng.. - Hành vi đe dọa thể diện dƣơng tính của ngƣời thực hiện nhƣ: cảm ơn, xin lỗi…

- Hành vi đe dọa thể diện âm tính của ngƣời tiếp nhận nhƣ: khuyên nhủ, dặn dò…

- Hành vi đe dọa thể diện dƣơng tính của ngƣời tiếp nhận nhƣ: phê bình, mắng mỏ…

Trong hội thoại, những ngƣời tham gia cuộc thoại đều mong muốn đƣợc giữ thể diện. Mong muốn giữ thể diện là thể hiện cách xử sự sao cho “hình ảnh - về - ta” công cộng đƣợc tôn trọng. Hoạt động giữ thể diện là hoạt động của ngƣời tham gia hội thoại nhằm không làm mất thể diện của ai kể cả thể diện của chính mình.

1.3.2.3. Chiến lược lịch sự

Phép lịch sự trong giao tiếp hội thoại để đạt đƣợc hiệu quả cần có những chiến lƣợc cụ thể. Chiến lƣợc lịch sự là phƣơng châm và các biện pháp sử dụng các hành vi ngôn ngữ nhằm giữ thể diện của những ngƣời tham gia cuộc thoại. Việc lựa chọn, sử dụng chiến lƣợc lịch sự nhƣ thế nào sẽ có tác dụng quyết định đến nội dung, mục đích của cuộc thoại. Khi hội thoại, ngƣời tham gia cuộc thoại có thể lựa chọn cách nói thẳng hay nói vòng là tùy thuộc vào tình huống giao tiếp và đặc trƣng văn hóa của từng dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khi giao tiếp hội thoại, đại đa số các hành vi ngôn ngữ đều tiềm ẩn khả năng đe dọa thể diện. Tránh hành động đe dọa thể diện bằng cách sử dụng hành động giữ thể diện. Để giữ thể diện, ngƣời tham gia hội thoại thƣờng sử dụng chiến lƣợc lịch sự dƣơng tính và chiến lƣợc lịch sự âm tính.

Chiến lƣợc lịch sự dƣơng tính hƣớng vào mục đích chung, đến tình thân hữu. Còn chiến lƣợc lịch sự âm tính nhấn mạnh quyền tự do của ngƣời nghe, có thể coi là chiến lƣợc tôn trọng.

Nhƣ vậy, nói đến lịch sự là nói đến vấn đề văn hóa, là mang tính đặc thù của từng nền văn hóa. Tuy nhiên, mức độ biểu hiện của phép lịch sự trong giao tiếp không phải khi nào cũng nhất quán mặc dù phép lịch sự là một quy tắc quan trọng trong giao tiếp hội thoại. Tuy vậy, trong hội thoại, phép lịch sự vẫn là lựa chọn tối ƣu của ngƣời tham gia hội thoại nhằm hƣớng tới những đích giao tiếp nhất định đáp ứng những nhu cầu của cá nhân ngƣời hội thoại.

Một phần của tài liệu từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu (Trang 32 - 35)