XU HƢỚNG NHÂN HÓA MỞ RỘNG

Một phần của tài liệu từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu (Trang 99 - 131)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

3.4.XU HƢỚNG NHÂN HÓA MỞ RỘNG

Trong nền thơ ca cách mạng, Tố Hữu là cây bút có sức sáng tạo khá dài hơi. Thơ ông bình dị nhƣ không có gì thế mà bên trong nhƣ có sức mạnh núi không lay, thành không chuyển. Cái bình dị lớn cũng dễ thấy mà cũng không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phải dễ cảm cho hết đƣợc. Bởi thơ ông “ít thích những hình ảnh lấy “giá trị họa” đập vào con mắt làm chính… ít thích những hình ảnh lấy “giá trị nghĩ” đập vào trí tuệ làm chính”. Hình ảnh của ông là “một phƣơng tiện để diễn đạt tình cảm”. Ông “không phải là nhà thơ chạy theo hình ảnh, săn hình ảnh”. Ông “lấy việc diễn đạt là mục đích chính” [24;211]. Có khi không có hình ảnh, Tố Hữu chỉ nói trần mà xúc động. Với nhà thơ, dƣờng nhƣ trƣớc mắt ông lúc nào cũng có ngƣời đọc. Những bà bầm, bà bủ… là lí do chiến đấu của đời ông, là lí do sáng tác của thơ ông. Bởi vậy, thơ Tố Hữu là thơ đi thẳng từ quả tim mình đến quả tim muôn triệu ngƣời bằng con đƣờng ngắn nhất. Hình ảnh của ông là để nói với lòng ngƣời. Chính vì lẽ đó, trong sáng tác của mình Tố Hữu rất chú trọng đến vấn đề sử dụng từ ngữ mà đặc biệt là các từ ngữ xƣng gọi.

Hệ thống từ ngữ xƣng gọi trong thơ Tố Hữu khi sử dụng đƣợc chọn lọc khá kĩ càng. Ông “đãi chữ” trên một miền từ ngữ đã tạo nên thành công lớn cho thơ ông. Trong các sáng tác của Tố Hữu, ngoài ba xu hƣớng nổi bật kể trên trong thơ ông còn có một xu hƣớng sử dụng từ ngữ xƣng gọi khá mới đó là xu hƣớng nhân hóa mở rộng. Đây là xu hƣớng lấy các từ ngữ vốn có nguồn gốc là các danh từ chỉ sự vật, sự việc, địa danh... nhƣng đƣợc nhân hóa, gọi thành tên và lâm thời trở thành từ ngữ xƣng gọi. Các từ ngữ này tuy không có chức năng chính, chủ yếu là xƣng gọi nhƣng qua tài năng sử dụng ngôn ngữ của Tố Hữu, chúng đã trở thành một nhóm từ có giá trị lớn trong việc phản ánh nội dung tƣ tƣởng của thơ ông trong các giai đoạn sáng tác.

Trong thơ Tố Hữu sử dụng một số lƣợng lớn các từ ngữ xƣng gọi theo xu hƣớng nhân hóa mở rộng. Trong tổng số 180 từ ngữ xƣng gọi thì nhóm từ này có 45 từ ngữ, với 124 lƣợt sử dụng. Các từ ngữ thuộc nhóm từ này bao gồm: Hà Nội, Huế, tim, sao, chim, tháng năm, phà...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ:

- Trƣa nay cầu vút qua sông Chợt nghe ai gọi bên lòng: Phà ơi!

(Sông Gianh)

- Gió ơigió, chimơi có biết Một ngƣời tù cất cánh bay cao?

(Theo chân Bác)

- Vàng vàng bay, đẹp quá, saosao ơi

(Huế tháng tám)

Nhìn chung, nhóm từ ngữ này có số lƣợng lớn nhƣng phần nhiều chúng chỉ xuất hiện một lần và không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ các danh từ chỉ sự vật, hiện tƣợng mà còn mở rộng ra ở cả các danh từ chỉ địa danh. Điều này chứng tỏ, Tố Hữu không khuôn mình trong một lối cũ và sử dụng các từ ngữ quen thuộc mà ông luôn có thiên hƣớng làm mới mình trong cuộc sống và ngay cả trong thơ.

Thông thƣờng, biện pháp tu từ nhân hóa là gán cho sự vật, hiện tƣợng, hình dáng, tính cách và ngôn ngữ của con ngƣời. Trong thơ Tố Hữu, biện pháp này đã đƣợc mở rộng. Các sự vật, hiện tƣợng trong thơ Tố Hữu không chỉ đƣợc gán cho những đặc điểm giống con ngƣời mà còn trở thành những đối tƣợng giao tiếp, những thực thể đối thoại đƣợc gọi tên.

Trong các sáng tác văn học, khi sử dụng biện pháp nhân hóa, các tác giả thƣờng biến thế giới sự vật thành thế giới con ngƣời với suy nghĩ, cử chỉ, hành động của con ngƣời. Ở thơ Tố Hữu, ông không xây dựng một thế giới hội thoại là các sự vật, hiện tƣợng đƣợc nhân cách hóa mà bên cạnh việc gán cho sự vật những đặc tính của con ngƣời thì đồng thời ông biến chúng thành các nhân vật hội thoại. Vì vậy, trong thơ Tố Hữu luôn có sự đối thoại giữa một bên là nhân vật trữ tình và một bên là các sự vật đƣợc gọi tên. Nhƣng nhân vật trữ tình – tác giả thƣờng ẩn mình trong vai xƣng còn các sự vật đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gọi tên thì đảm nhận vai gọi. Và vì thế, giữa nhà thơ và các sự vật đƣợc nhân hóa khi giao tiếp đã tạo thành các cặp xƣng gọi:

Có thể là tôi – thơ:

Thơơi thơsẽ hát ca gì

Tôi muốn dắt thơ đi

Tôi muốn cùng thơbay Mùa xuân nay

Đến tận cùng đất nƣớc

(Với Đảng, mùa xuân)

Có thể là ta – lòng:

Vui sƣớng thật! Ta muốn cao tiếng hát

Lòng ơi, sao khắc khoải mãi lo âu?

(Cho xuân hạnh phúc đến muôn người)

Có thể là đất – ta:

Để cho bố khóc mẹ sầu

Đất ơi trả lại con đầu cho ta! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Cho đời tự do)

Có thể là ta – tim:

- Ta biết em rất khoẻ, tim ơi

Không khóc đấy. Nhƣng sao mà nóng bỏng

(Bài ca mùa xuân năm 1961)

Hoặc khi viết về các vùng địa phƣơng thì Tố Hữu đã lấy ngay tên của địa phƣơng làm từ xƣng gọi và tạo thành những cặp xƣng gọi hết sức độc đáo.

Có thể là ta – Huế:

Huế ơi, quê mẹ của ta ơi

Nhớ tự ngày xƣa, tuổi chín mƣời Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng Mƣa nguồn gió biển, nắng xa khơi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Quê mẹ) Có thể là tôi – Miền Nam:

Gửi miền Nam thƣơng yêu

Tôi muốn viết những dòng thơ tƣơi xanh Và nóng viết những dòng thơ lửa cháy Có thể nào yên? Miền Nam ơi, máu chảy Tám năm rồi. Sáng dậy, giữa bình minh Tim lại đau, nhức nhối nửa thân mình

(Có thể nào yên?) Có thể là ta – Hà Nội:

Hà Nội ơi Hà Nội

Cay đắng tám năm ròng Quê ta thành đất giặc Ôi ngàn năm Thăng Long

(Lại về)

Nhƣ vậy, việc sử dụng các danh từ chỉ sự vật, địa danh kết hợp với các đại từ xƣng hô thực thụ tạo thành những cặp từ ngữ xƣng gọi đã đem đến cho thơ Tố Hữu giá trị kép: một mặt phản ánh đƣợc một cách sắc nét hiện thực sinh động của đời sống xung quanh; một mặt thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc nhất là hệ thống từ ngữ xƣng gọi của Tố Hữu. Các từ ngữ này tuy không xuất hiện với tần số cao nhƣ các nhóm từ có chức năng chính là xƣng gọi nhƣ đại từ nhân xƣng, danh từ thân tộc... nhƣng lại có giá trị trong việc góp phần tạo nên sự phong phú nội dung thể hiện của thơ Tố Hữu. Sử dụng chúng làm phƣơng tiện xƣng gọi, thực tế Tố Hữu đã tạo đƣợc hiệu ứng lớn trong việc tái hiện hiện thực. Hiện thực trong thơ Tố Hữu là cây cỏ, hoa lá, là những mảng cuộc đời gắn với những nhân vật thực tế đƣợc phản ánh trong thơ. Và thực tế nếu thiếu lớp từ ngữ này có lẽ thơ Tố Hữu sẽ không đa dạng sắc màu đến thế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiểu kết chương 3

Nghiên cứu vấn đề sử dụng từ ngữ xƣng gọi trong thơ Tố Hữu, điều dễ nhận thấy là, cùng với việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ dân tộc, Tố Hữu đã đƣa vào thơ mình một hệ thống từ ngữ xƣng gọi phong phú, đa dạng. Bằng tài năng “đãi chữ” của một ngƣời nghệ sĩ đa tài, Tố Hữu đã đem đến cho từ ngữ xƣng gọi những giá trị mới trong việc thể hiện nội dung tƣ tƣởng và nghệ thuật của tác phẩm. Trong giới hạn của đề tài, trong chƣơng này chúng tôi tập trung làm rõ những vấn đề sau:

1. Tố Hữu là nhà thơ của quần chúng nhân dân, nhà thơ của những kiếp bần hàn, cơ cực. Bởi vậy, trong mối quan hệ giữa nhà thơ và quần chúng là mối quan hệ “ngƣời nhà”. Do đó, trong thơ ông, thay vì sử dụng các từ ngữ các đại từ xƣng gọi, Tố Hữu dùng các danh từ thân tộc để biểu thị mối quan hệ này. Việc sử dụng lớp từ ngữ này làm phƣơng tiện để xƣng gọi trong thơ Tố Hữu hoàn toàn phù hợp với quy luật vận động chung của tiếng Việt văn hóa. Đây chính là xu hƣớng “gia đình hóa” trong xƣng gọi.

2. Tố Hữu là một tài năng trong việc sử dụng từ ngữ. Vì vậy, để đảm bảo tính chân thực khi phản ánh đời sống sinh động của quần chúng, ông đã sử dụng hệ thống từ ngữ xƣng gọi địa phƣơng. Với việc sử dụng lớp từ ngữ xƣng gọi theo xu hƣớng “địa phƣơng hóa”, hiệu quả không chỉ ở chỗ tái hiện đƣợc rõ nét hiện thực cuộc sống của nhân dân trên các cùng miền mà còn có giá trị lớn trong việc phản ánh dấu ấn văn hóa địa phƣơng.

3. Là ngƣời nắm rõ hiệu quả mà ngôn ngữ đem lại cho thơ, trong các sáng tác, Tố Hữu đã triệt để sử dụng lớp từ ngữ xƣng gọi trong tiếng Việt văn hóa. Bởi vậy mà, trong bảy tập thơ của ông, hệ thống từ ngữ này vô cùng phong phú, đa dạng với nhiều nhóm, nhiều kiểu loại. Bên cạnh các từ ngữ có chức năng chính, chủ yếu là xƣng gọi, trong thơ Tố Hữu còn có một số lƣợng lớn các từ ngữ không có chức năng xƣng hô nhƣng lâm thời đƣợc sử dụng làm phƣơng tiện xƣng gọi. Điều này không chỉ chứng tỏ sự tài năng của nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thơ trong việc sử dụng ngôn ngữ mà còn tạo đƣợc hiệu quả cao trong việc phản ánh nội dung tƣ tƣởng của thơ Tố Hữu.

4. Tố Hữu là nhà thơ cả cuộc đời hiến mình cho dân tộc. “Tâm hồn nhà thơ khi đi tìm lí tƣởng đã đƣa dòng thơ đi về phía cuộc đời, gắn bó với những ngƣời anh em lao khổ và tiếp nhận đƣợc sinh lực mới không bao giờ vơi cạn. Thơ Tố Hữu ngay từ những dòng đầu đã hòa nhập đƣợc với cuộc đời chung. Cái tôi trữ tình ấy trên hành trình thơ không qua một chặng đƣờng nào đơn độc, kể cả những ngày tù đày phải trải qua những phút cô đơn, xa cách cuộc đời” [24;269].

Sử dụng từ ngữ xƣng gọi trong các tác phẩm nghệ thuật không còn là vấn đề quá mới mẻ. Tuy nhiên, để vận dụng đƣợc một cách hiệu quả lớp từ ngữ này trong việc phản ánh nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm không phải tác giả nào cũng thành công. Vƣợt lên trên những nhà thơ bậc thầy, cái thành công của Tố Hữu không ở chỗ dùng những từ ngữ mới, với cách dùng lạ mà ở sự chọn lọc chuẩn xác phù hợp với những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Ông đã “đãi chữ” thành ông vốn ngôn ngữ của dân tộc khi sử dụng lớp từ ngữ xƣng gọi để tạo nên cái riêng, cái độc đáo cho thơ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Trên bầu trời của văn học Việt Nam hiện đại, Tố Hữu luôn đƣợc coi là một ngôi sao sáng, là ngƣời mở đƣờng và dẫn đầu tiêu biểu cho nền thơ ca cách mạng. Thành công của ngòi bút thơ Tố Hữu không chỉ dừng lại ở chỗ đạt đến đỉnh cao về giá trị tƣ tƣởng với những trang thơ thấm đẫm tinh thần nhiệt thành cách mạng của ngƣời chiến sĩ cộng sản, những câu thơ nóng hổi về tình đồng chí, tình quân dân và tình đồng loại, mà còn thể hiện sự điêu luyện đến độ tinh luyện về mặt ngôn ngữ, nhất là việc sử dụng hệ thống các từ ngữ xƣng gọi.

2. Từ ngữ xƣng gọi đƣợc nhà thơ Tố Hữu sử dụng đa dạng, phong phú và sáng tạo. Bảy tập thơ của Tố Hữu có 285 bài thơ, trong đó có 231 bài có từ ngữ xƣng gọi. Hệ thống từ ngữ xƣng gọi trong thơ Tố Hữu có số lƣợng tƣơng đối lớn với 180 từ ngữ và 2141 lần xuất hiện. Hầu hết các từ ngữ xƣng gọi trong hệ thống từ ngữ xƣng gọi của tiếng Việt đã đƣợc nhà thơ vận dụng một cách linh hoạt, tinh tế tạo nên những sắc thái, phong vị riêng.

2.1. Xét về mặt nhóm loại, từ ngữ xƣng gọi trong thơ Tố Hữu có ở đầy đủ ở cả năm nhóm: đại từ nhân xƣng; danh từ thân tộc; từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp; tên riêng và các từ ngữ xƣng gọi khác. Ở mỗi nhóm loại, với cách vận dụng riêng độc đáo, Tố Hữu đã tạo nên màu sắc riêng cho thơ và đạt đến trình độ cao trong việc thể hiện những giá trị tƣ tƣởng của các tác phẩm.

2.2. Xét về mặt cấu tạo, hệ thống từ ngữ này trong thơ Tố Hữu bao gồm cả từ xƣng gọi và ngữ xƣng gọi. Trong đó, từ xƣng gọi đƣợc sử dụng phổ biến hơn cả. Điều này không chỉ phản ánh đúng quy luật xƣng gọi của các cộng đồng ngôn ngữ (từ thƣờng ngắn gọn, dễ phát âm, dễ nhớ) mà còn cho thấy khả năng thông hiểu về ngôn ngữ dân tộc của nhà thơ.

2.3. Xét về chức năng xƣng gọi, từ ngữ xƣng gọi trong thơ Tố Hữu bao gồm: từ ngữ xƣng gọi chuyên biệt và từ ngữ xƣng gọi lâm thời. Trong đó, các từ ngữ xƣng gọi lâm thời đƣợc sử dụng với tần số cao và đa dạng về kiểu loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hơn hẳn so với từ ngữ xƣng gọi chuyên biệt. Điều này không nằm ngoài xu hƣớng xƣng gọi chung của tiếng Việt, đó là: các từ ngữ xƣng gọi chuyên biệt bao giờ cũng đƣợc sử dụng ít hơn so với các từ ngữ xƣng gọi lâm thời. Bởi lẽ, các từ ngữ xƣng gọi chuyên biệt chỉ đƣợc dùng với sắc thái biểu cảm (thân mật hay thô tục, khinh thƣờng…) còn từ ngữ xƣng gọi chuyên biệt thì lại đƣợc sử dụng với nhiều sắc thái nhƣ: lịch sự; trung hòa, vừa phải; thân mật, suồng sã…

2.4. Xét về vai giao tiếp, từ ngữ xƣng gọi sử dụng trong thơ Tố Hữu bao gồm cả hai vai: vai xƣng và vai gọi. Trong đó, tác giả xƣng ít mà gọi nhiều. Điểm đặc biệt là, xƣng gọi trong thơ Tố Hữu có sự kiêm vai. Một số từ ngữ xƣng gọi vừa đƣợc dùng ở vai xƣng vừa đƣợc dùng ở vai gọi nhƣ: anh, em, mình... Điều này phản ánh đúng quy luật sử dụng từ ngữ xƣng gọi của tiếng Việt, đó là: các từ ngữ xƣng gọi có thể đƣợc sử dụng chuyển vai, khi là vai nói khi là vai nghe.

2.5. Xét về phạm vi sử dụng, từ ngữ xƣng gọi trong thơ Tố Hữu đƣợc dùng cả trong gia đình và ngoài xã hội. Tuy nhiên, lớp từ đƣợc sử dụng để xƣng gọi ngoài xã hội chiếm đa số so với lớp từ xƣng gọi trong gia đình. Bởi điều mà Tố Hữu muốn hƣớng tới phản ánh không phải là cá nhân đơn lẻ mà là cái đại đồng, hƣớng tới đại đa số quần chúng.

3. Hệ thống từ ngữ xƣng gọi trong thơ Tố Hữu khi sử dụng đƣợc chọn lọc khá kĩ càng. Nó không chỉ độc đáo ở sự bắt nhịp chuẩn xác các xu hƣớng phát triển của từ ngữ xƣng gọi trong tiếng Việt toàn dân mà còn ở sự phản ánh tinh tế phong cách của một ngòi bút thơ. Với cách sử dụng phong phú, đa dang, nhiều lớp, nhiều nhóm từ, hệ thống từ ngữ xƣng gọi trong thơ Tố Hữu đã phản ánh đƣợc những xu hƣớng sử dụng từ ngữ xƣng gọi chung nhƣ: xu hƣớng “gia đình hóa”, xu hƣớng “địa phƣơng hóa”, xu hƣớng từ riêng đến chung hóa, xu hƣớng nhân hóa mở rộng và cho thấy một phong cách thơ độc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đáo. Tố Hữu đã “đãi chữ” trên một miền từ ngữ để tiếng thơ bắt rễ khởi nguồn

Một phần của tài liệu từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu (Trang 99 - 131)